RA SỨC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC, KIÊN CƯỜNG BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu LICH SU DOAN TNCS HO CHI MINH (4 ) (Trang 102)

- Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh.

RA SỨC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC, KIÊN CƯỜNG BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Hậu quả của cuộc chiến tranh ở Việt Nam là vô cùng nặng nề. Đế quốc Mỹ đã ném xuống đất nước ta 6 triệu tấn bom đạn, gấp 4 lần tổng số bom Mỹ đã ném xuống tất cả các chiến trường trong Đại chiến thế giới lần thứ hai. Hơn 1.500 thành phố, thị xã, thị trấn, điểm tập trung dân cư bị huỷ diệt; trên 3.000 thành phố, thị xã, thị trấn, làng mạc bị thiệt hại nặng; hàng triệu người mang thương tật, mất khả năng lao động; hàng triệu người mất nhà cửa, tài sản. Đế quốc Mỹ đã rải hơn 100.000 tấn chất độc hóa học xuống 13.000 km2 rừng, 70% diện tích trồng dừa, 60% diện tích trồng cao su, 110.000 hécta trồng phi lao và 150.000 hécta rừng đước bảo hộ ven biển. Những chất độc hoá học đã tàn phá môi trường sinh thái, hủy hoại sức khoẻ con người và những hậu quả nặng nề của nó gây ra đối với môi trường và con người còn tiếp tục kéo dài hàng vài chục năm sau.

Nền kinh tế của miền Nam Việt Nam để lại là nền kinh tế què quặt, phục vụ chiến tranh và phụ thuộc vào viện trợ Mỹ. Theo số liệu của ngụy quyền Sài Gòn, năm 1973, riêng ở Sài Gòn đã có tới 300 nghìn người thất nghiệp, 500 nghìn người bán thất nghiệp. Sau ngày giải phóng, số người thất nghiệp ở miền Nam lên tới trên một triệu người. ở miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ cũng đã gây ra những tổn thất to lớn về kinh tế; đặc biệt, hệ thống giao thông vận tải và các cơ sở kinh tế quan trọng bị phá hoại nặng nề.

Hậu quả về mặt xã hội của cuộc chiến tranh cũng hết sức to lớn. Tệ nạn xã hội ở miền Nam với trên 500 nghìn gái mại dâm, 300 nghìn lưu manh, trộm cắp, du đãng, nạn nghiện hút ma túy… đã làm băng hoại thuần phong mỹ tục, đạo đức của một bộ phận lớp trẻ. Ngoài ra, trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, hàng triệu liệt sỹ, thương binh; hàng triệu nạn nhân chiến tranh; hàng chục nghìn người mất tích…, để lại những tổn thất không gì bù đắp được.

Với tinh thần phấn khởi và tin tưởng, toàn thể nhân dân Việt Nam phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, tiến hành cải tạo

XHCN ở các tỉnh mới giải phóng và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Vượt qua những khó khăn chồng chất do hậu quả chiến tranh, nhân dân ta đã phấn đấu hết sức kiên cường thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ hai và đã đạt được những kết quả to lớn về các mặt ổn định xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục.

Lo sợ trước sự lớn mạnh của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế ra sức phá hoại công cuộc hoà bình xây dựng đất nước của nhân dân ta. Chúng thực hiện cấm vận, bao vây kinh tế và gây ra hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc. Tình hình quốc tế cũng có diễn biến không thuận lợi, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa gặp khó khăn trong phát triển kinh tế, viện trợ bên ngoài đối với nước ta giảm sút. Cuối những năm 70, thời tiết thay đổi bất thường, thiên tai xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi gây ra lụt lội, mất mùa. Những sai lầm, thiếu sót chủ quan trong quản lý kinh tế, xã hội đã làm tăng thêm những khó khăn khách quan vốn có.

Trong bối cảnh đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã đánh giá đúng những thành tích to lớn mà nhân dân ta đã đạt được, vạch ra những vấn đề gay gắt trong tình hình kinh tế xã hội và chỉ ra các thiếu sót trong việc tổ chức thực hiện đường lối. Đồng thời xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, nội dung, bước đi ban đầu trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và đề ra phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội trong 5 năm 1981-1985 và những năm 80. Với sức mạnh mới của cả nước thống nhất, toàn Đảng, toàn dân ta đã tập trung trí tuệ, sức lực để vượt qua khó khăn, ra sức phấn đấu, sáng tạo thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội V đề ra, đưa đất nước tiến lên.

Cùng với toàn thể nhân dân, thế hệ trẻ Việt Nam, thông qua các phong trào hành động cách mạng sôi nổi, đã tiếp tục phát huy vai trò xung kích, hăng hái tham gia xây dựng đất nước và kiên cường bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa thống nhất

Thống nhất tổ chức Đoàn trong cả nước. Hăng hái tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

Ngay sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh đã mở đợt tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong đoàn viên, thanh niên về thắng lợi lịch sử vĩ đại của dân tộc, về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong tình hình mới và đề ra 5 mũi công tác trước mắt của Đoàn và phong trào thanh niên cả nước là:

- Tổ chức một đợt tuyên truyền rầm rộ mừng Việt Nam toàn thắng, nhớ ơn Bác Hồ.

- Phát động phong trào thanh niên, thiếu niên múa hát mừng Việt Nam toàn thắng.

- Xây dựng nếp sống mới.

- Vận động phong trào quyên góp “Hai triệu cuốn sách tặng thanh niên, thiếu niên Việt Nam anh hùng”.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Đoàn.

Năm mũi công tác trên được tuổi trẻ cả nước hưởng ứng mạnh mẽ với nhiều hình thức hoạt động phong phú, sáng tạo, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh, thiếu niên tham gia.

Ở các tỉnh phía Nam, trong khí thế phấn khởi chung, tuổi trẻ các địa phương đã hăng hái đi đầu trong việc thực hiện những nhiệm vụ mới ngay sau những ngày quê hương được giải phóng.

Đoàn viên, thanh niên đã tham gia truy lùng tàn binh địch, giữ gìn trật tự an ninh. Tổ chức Đoàn ở các địa phương đã nhanh chóng tập hợp các tầng lớp thanh niên tham gia các đội Thanh niên Xung kích làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Riêng ở Sài Gòn đã có 1.500 đội viên thanh niên xung kích tập trung do Thành Đoàn trực tiếp chỉ đạo và hàng chục nghìn thanh niên xung kích ở các quận huyện. ở Mỹ Tho, Thành Đoàn đã tổ chức mít tinh ngay sáng 1-5-1975 thu hút trên 3.000 thanh niên tham dự và sau cuộc mít tinh đã triển khai hàng trăm đội thanh niên xung kích tham gia truy quét tàn quân địch, bảo vệ trật tự trị an, xoá bỏ văn hoá phẩm đồi trụy. Lực lượng thanh niên xung kích còn tham gia tiếp nhận binh lính, sĩ quan ngụy đến trình diện, thu gom súng đạn và các loại quân trang, quân dụng. Lực lượng thanh niên xung kích đã có vai trò đắc lực trong việc truy quét tàn quân địch, bảo vệ trật tự, trị an và tham gia xây dựng chính quyền cách mạng.

Các cấp bộ Đoàn đã vận động, tổ chức cho thanh niên đi phục hoá, khai hoang, xây dựng các công trình thủy lợi, góp phần khôi phục sản xuất, chuyển dần những người chưa có việc làm đi vào lao động sản xuất, giải quyết nạn thất nghiệp. ở Sài Gòn và các đô thị, tổ chức Đoàn đã vận động thanh niên, dấy lên phong trào thanh niên tình nguyện cùng gia đình trở về quê hương sản xuất, tham gia thanh niên xung phong, tham gia các đội thanh niên làm đường, làm nhà, vỡ hoang…

Đoàn đã tổ chức, động viên Đoàn thanh niên đi đầu trong cuộc đấu tranh bài trừ nọc độc văn hoá nô dịch, đồi trụy của chế độ cũ để lại; tham gia xây dựng cuộc sống mới, xây dựng nếp sống mới vui tươi, lành mạnh. Cùng với các ngành văn hoá, an ninh, quân đội, Đoàn liên tiếp tiến hành những

đợt tuyên truyền vận động thu hồi các loại sách báo băng nhạc phản động đồi trụy, mở các cửa hàng các điểm bán sách báo cách mạng, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, tập các bài hát cách mạng, đọc sách báo cách mạng... Những hoạt động này đã góp phần tạo nên một khí thế sôi nổi, vui tươi trong thanh thiếu niên. ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Mỹ Tho, Cần Thơ và các địa phương khác, Đoàn đã tổ chức hàng trăm cuộc nói chuyện, thi tìm hiểu, đọc sách báo cách mạng… được đông đảo thanh, thiếu niên tham gia.

Thông qua các phong trào hành động cách mạng trong sản xuất, bảo vệ trật tự trị an, xây dựng cuộc sống mới và thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, hàng vạn thanh niên đã trở thành hội viên Hội Liên hiệp thanh niên, hàng nghìn thanh niên được kết nạp vào tổ chức Đoàn. Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong được xây dựng ở các trường học và trên địa bàn dân cư. Nhờ tổ chức Đoàn được phát triển, tổ chức Hội và Đội được mở rộng nên phong trào thanh, thiếu niên miền Nam nhanh chóng lớn mạnh và có những cống hiến xứng đáng.

Ở miền Bắc, hoà chung trong khí thế chiến thắng của cả nước, đoàn viên, thanh niên tiếp tục phát huy vai trò xung kích trong nhiệm vụ khôi phục và đẩy mạnh sản xuất như san lấp hố bom, phục hoá diện tích canh tác trong nông nghiệp, sửa chữa nhà xưởng, thiết bị máy móc bị phá hoại trong chiến tranh, khôi phục lại đường giao thông, cầu cống bị hư hỏng…

Đánh giá phong trào thanh, thiếu niên và công tác Đoàn trong cả nước, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (khoá III) tháng 12-1975 đã nêu rõ: “Năm 1975, được sự giáo dục của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đoàn, trong không khí sôi sục cách mạng và phẩm chất tốt đẹp của đoàn viên và thanh niên ta đã được phát huy mạnh mẽ, thể hiện rõ rệt trên mặt trận chiến đấu, trong lao động sản xuất, học tập và xây dựng cuộc sống mới.

Các mặt công tác của Đoàn đã có nhiều chuyển biến tốt, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn phát động trong cả nước cuộc vận động thi đua thực hiện 4 phong trào lớn:

- Phong trào lao động tình nguyện xây dựng Tổ quốc và lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch trong khu vực sản xuất.

- Phong trào Quyết thắng trong các lực lượng vũ trang.

- Phong trào học tập trong các tầng lớp thanh niên. Riêng trong các trường học là phong trào thi đua xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa.

Ngày 26-3-1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã đến dự và phát biểu ý kiến. Nhân dịp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã giử thư đến toàn thể cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước thể hiện rõ sự tin tưởng vào tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng và quyết tâm phấn đấu, rèn luyện của thế hệ trẻ Việt Nam. Sau khi nêu rõ nhiệm vụ cách mạng cả nước trong giai đoạn mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi: “Toàn thể cán bộ, đoàn viên và thanh niên trong cả nước hãy biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tổ quốc ta, nhân dân ta và Đảng ta rất tin tưởng ở thanh niên, theo dõi từng bước tiến của thanh niên và chờ đón những thành tích mới của các đồng chí.

Tiếp tục nêu cao truyền thống cách mạng vẻ vang của Đoàn, thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh hãy hăng hái tiến lên hàng đầu, ra sức cống hiến nhiều nhất, học tập và rèn luyện tốt nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, viết tiếp những trang sử mới huy hoàng của dân tộc”.

1.200 đại biểu dự lễ kỷ niệm đã thay mặt đoàn viên thanh niên cả nước long trọng hứa với Đảng và dân tộc: “Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu, mỗi đoàn viên, thanh niên sẽ là một chiến sĩ cách mạng kiên cường không sợ hi sinh, gian khổ, hăng hái tiến lên hàng đầu, ra sức lao động, công tác, học tập và rèn luyện để xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa”.

Tại Lễ kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. Tháng 6-1976, Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khoá III) đã quyết định thống nhất sự chỉ đạo của Đoàn trong cả nước. Tháng 9-1976, Đoàn Đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Đoàn Đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Thống nhất Mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên trong cả nước, lấy tên là Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và thông qua Điều lệ mới của Hội.

Việc thống nhất tổ chức, phong trào thanh niên trong cả nước có ý nghĩa lớn lao đối với phong trào thanh niên và công tác Đoàn trong giai đoạn cách mạng mới, có tác dụng to lớn động viên, tổ chức thế hệ trẻ rèn luyện, phấn đấu phát huy vai trò xung kích cách mạng, ra sức cống hiến sức lực, trí tuệ và tài năng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Thể theo nguyện vọng của cán bộ, đoàn viên và thanh niên cả nước, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã quyết định đổi tên Đoàn

Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đại hội Đảng đã đánh giá cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ và những cống hiến xuất sắc của Đoàn và phong trào thanh niên cả nước trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học cộng sản chủ nghĩa của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng. Đoàn phải giáo dục, rèn luyện thanh niên, một cách toàn diện trong thực tế đấu tranh cách mạng; phát huy những truyền thống tốt đẹp của thanh niên, bồi dưỡng thanh niên cả nước thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng cao đẹp, có khí phách anh hùng “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, làm tròn vai trò xung kích trong ba cuộc cách mạng, trong phong trào thi đua lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc, thành lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc”.

Việc đổi tên Đoàn thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là sự kiện có ý nghĩa chính trị to lớn đối với tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên nước ta. Nó thể hiện sự tin tưởng sâu sắc và quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam đi theo con đường cách mạng của Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Sau Đại hội Đảng lần thứ IV, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức cho hàng chục triệu lượt đoàn viên, thanh niên học tập, thảo luận về tình hình, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu LICH SU DOAN TNCS HO CHI MINH (4 ) (Trang 102)