Sở GDĐT Thành Phố Đà Nẵng Trường THPT Phạm Phú Thứ BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP GVBC : Từ Văn Dương Chủ đề: Tìm Hiểu Về HIV –AIDS HIV là gì? HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus, có nghĩa là virút gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV gây hại gì trong cơ thể người ta? Hệ thống miễn dịch rất quan trọng với cơ thể con người. Nhờ có hệ thống này con người được bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng của môi trường ngoài và kể cả môi trường trong của cơ thể. Hệ thống miễn dịch bao gồm miễn dịch tế bào (các bạch cầu) và miễn dịch dịch thể do các tế bào lymphô tiết ra. Khi bị nhiễm HIV hệ thống miễn dịch đặc biệt là các tế bào lymphô bị virus HIV tấn công và xâm nhập vào bên trong tế bào, phát triển và nhân lên trong tế báo lymphô sau đó phá vỡ các tế bào này gây tình trạng suy giảm miễn dịch ở người. Với tình trạng suy giảm miễn dịch cơ thể chúng ta bị suy yếu và dễ nhiễm các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi do nấm, tiêu chảy kéo dài, lao đồng thời lâm vào tình trạng suy kiệt và có thể dẫn đến chết nếu các bệnh nhiễm trùng và suy kiệt này không được cứu chữa kịp thời và tích cực. Khả năng tồn tại của HIV Trong cơ thể người nhiễm HIV, virus HIV tồn tại suốt đời cho đến khi chết. Sau khi, người nhiễm bị chết thì HIV vẫn tiếp tục tồn tại trong tử thi khoảng 1 – 2 ngày nữa. HIV rất dễ bị tiêu diệt trong điều kiện đun trong nước sôi, hấp, sấy hoặc dưới tác động của các dung dịch sát khuẩn. HIV có thể tồn tại khoảng 72 giờ trong máu khô ở ngoài môi trường. Do vậy, bất kỳ dụng cụ hay bề mặt nào bị nhiễm HIV cũng phải được xử trí bằng nhiệt hoặc hoá chất. HIV lây truyền trong điều kiện nào? Phải có mặt của vi rút HIV: Vi rút HIV không tự sinh ra. Với một người không có vi rút HIV thì người đó có làm gì dính đến máu hay quan hệ tình dục không dùng bao cao su thì người đó cũng không thể có trong mình vi rút HIV được. Nhưng cái khó là thường người ta không thể biết được là người ta có bị nhiễm HIV hay không. Phải có lượng HIV đủ lớn: HIV tồn tại trong rất nhiều chất dịch của cơ thể con người nhưng có những dịch không có chứa HIV hoặc là chứa rất ít không đủ để có thể làm lây nhiễm, chẳng hạn như: dịch nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi HIV có nhiều nhất ở trong máu và trong chất dịch sinh dục (dịch âm đạo và tinh dịch), đây là thủ phạm làm lây nhiễm vi rút HIV lớn nhất. Ngoài ra, sữa mẹ cũng có khả năng làm lây nhiễm HIV tuy nhiên, ít hơn nhiều so với máu và các dịch tiết của cơ thể. Vi rút phải đi vào trong cơ thể: Lớp da bình thường bên ngoài cơ thể là một vỏ bọc chắc chắn, nếu không bị sây sát gì thì HIV không đi qua được. Vi rút HIV đi được vào cơ thể theo kim tiêm đâm vào đường máu. Nó cũng có thể đi vào cơ thể qua vết xước da. Ngoài ra, nó còn đi qua được lớp niêm mạc (da mỏng) trong âm đạo, trong lỗ dương vật, bên trong hậu môn để vào máu. Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) Hiểu biết đầy đủ về khái niệm về hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) sẽ rất quan trọng đối với mỗi chúng ta! Là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, do virút HIV gây ra. AIDS được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Acquired Immuno Deficiency Syndrome. Bệnh này còn được gọi là SIDA (theo tiếng Pháp là Syndrome d'Immuno Deficience Acquise). AIDS là hội chứng vì nó tập hợp nhiều triệu chứng gây ra do suy giảm miễn dịch vì nhiễm virus HIV. Đây là một hội chứng mắc phải vì người bệnh bị nhiễm bệnh này từ người khác mà không do di truyền mà có bệnh. Triệu chứng – các giai đoạn của bệnh Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng HIV được chia theo 4 giai đoạn: Giai đoạn 1. Nhiễm trùng cấp (còn gọi là sơ nhiễm) 2-8 tuần sau khi nhiễm HIV, bất kỳ qua con đường nào, 20% bệnh nhân có biểu hiện của một nhiễm trùng cấp với sốt (38-40 độ C), đau cơ, đau khớp, vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, viêm họng, phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), hạch to, lách to. Một số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh ngoại biên… Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn. Trong giai đoạn này, mới có sự hiện diện của kháng nguyên trong máu. Phải chờ 2- 12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và lúc này mới có thể xác định được bằng các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán nhiễm HIV thông thường (huyết thanh chẩn đoán). Trong thời gian này, do không biết mình nhiễm bệnh, người nhiễm HIV rất dễ truyền bệnh cho những người khác. Giai đoạn 2. Nhiễm virus không triệu chứng Sau thời kỳ nhiễm trùng cấp, bệnh nhân nhiễm HIV rơi vào giai đoạn dài không triệu chứng lâm sàng, nhưng chẩn đoán huyết thanh lại khá dễ dàng, dựa vào sự hiện diện của kháng thể kháng HIV. Giai đoạn 3. Hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài Sau khi huyết thanh dương tính, 50-70% trường hợp xuất hiện hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài. Hội chứng này được chẩn đoán khi có đủ các điều kiện sau: Có ít nhất 2 hạch khác nhau (không kể hạch bẹn). Mỗi hạch thường có đường kính trên 1 cm. Hiện diện kéo dài trên 1 tháng. Không giải thích được lý do nổi hạch (như nổi hạch không do nhiễm trùng tại khu vực đó hoặc viêm hạch ) Hay gặp nhất là hạch cổ, hạch dưới hàm và hạch nách. Một số hạch ít gặp hơn là hạch ở khuỷu tay, trung thất (trong ***g ngực), trong ổ bụng. Giai đoạn 4. Biểu hiện lâm sàng thực sự của AIDS Khi bệnh nhân được chẩn đoán là AIDS nghĩa là nhiễm trùng do HIV đã đến giai đoạn cuối cùng. Thời gian từ lúc xác định bệnh đến lúc chết thường không quá 2 năm, trung bình là 18 tháng. Riêng đối với trẻ em, thời gian này thường ngắn hơn, độ 10- 12 tháng. Biểu hiện lâm sàng chính thường là nhiễm trùng cơ hội (ở phổi, hệ thần kinh, hệ tiêu hoá) hoặc ung thư. Thời gian bắt đầu có biểu hiện lâm sàng từ khi nhiễm HIV là từ 2 năm đến 10 năm. Thông thường nếu cơ thể yếu, có bệnh khác hoặc suy kiệt do sử dụng chất gây nghiện thì giai đoạn này sẽ đến sớm hơn. - Sốt kéo dài trên 1 tháng - Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng - Ho kéo dài trên 1 tháng - Viêm ngứa da toàn thân - Gầy (giảm trêm 10% trọng lượng cơ thể) - Xuất hiện nhiều bệnh như ung thư, lao, … Người bệnh nhanh chóng tử vong tuỳ theo điều kiện chăm sóc và điều trị. - Xét nghiệm HIV dương tính. HIV có thể lây truyền từ người này sang người khác theo ba con đường chính: Đường tình dục Xác suất lây truyền qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV (không sử dụng biện pháp bảo vệ) là 1/1.000 đến 1/100 (được tính trên quần thể). Nhưng với từng cá nhân có hành vi tình dục không bảo vệ thì xác suất lây nhiễm HIV luôn là 1 hoặc 0. Do vậy, cách tự biện minh cho hành vi nguy cơ của mình là 100 lần quan hệ mới có thể nhiễm virus là hoàn toàn sai lầm và nguy hại. Khả năng lây nhiễm này sẽ tăng gấp nhiều lần, nếu một trong hai người bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Lậu, giang mai, sùi mào gà, nấm, Herpes HIV có thể lây truyền qua tất cả các cách giao hợp, nhất là các cách giao hợp gây xây xước hoặc có thương tổn từ trước (qua đường hậu môn, giao hợp dương vật miệng có tổn thương dương vật và chảy máu chân răng). Hướng lây nhiễm trong quan hệ tình dục đường miệng từ tinh dịch, dịch tiết âm đạo đến môi miệng người dùng miệng nếu có tổn thương. Hướng ngược lại cũng có thể xảy ra nhưng ít hơn. Chúng ta không thể biết được một người nào đó có nhiễm HIV hay không bằng mắt thường vì vậy nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng lên đáng kể nếu quan hệ tình dục với nhiều người. Đường máu HIV có thể lây truyền qua truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu bị nhiễm HIV. Dùng chung các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô trùng hoặc không đảm bảo nguyên tắc khi khử trùng hoặc vô trùng như: Bơm kim tiêm, kim châm cứu, kim xăm mình, xăm lỗ tai,… Những người sử dụng chất gây nghiện đường tiêm chung bơm kim tiêm thì nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao. Từ mẹ sang con Người mẹ bị nhiễm HIV có khả năng truyền cho con trong thời kỳ mang thai, trong khi đẻ hoặc cho con bú. Khoảng 30 – 40% trẻ em sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV sẽ bị nhiễm virus này. Trong thời kỳ mang thai, HIV có khả năng di chuyển từ máu người mẹ qua rau thai rồi vào cơ thể bào thai. Trong khi đẻ là do sây sát niêm mạc và da, tạo đường xâm nhập của vi Virus từ người mẹ sang trẻ. Và trong thời gian cho con bú, HIV có thể lây nhiễm cho con qua sữa mẹ hoặc do sây sát. Những trường hợp không lây nhiễm HIV Muỗi đốt: Người ta đã nghiên cứu và thấy vi rút HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi. Khi muỗi đốt người thì máu từ cơ thể người đi vào cơ thể muỗi chứ không đi từ cơ thể muỗi sang cơ thể người. Muỗi chỉ tiết vào cơ thể người một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu để máu chảy được vào cơ thể muỗi. HIV không tồn tại và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó không có trong nước bọt của muỗi, do đó không đi vào cơ thể người. Đây là điểm khác với ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét sống và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó đi vào cơ thể người từ nước bọt của muỗi. Cấu trúc vòi muỗi rất tinh tế phức tạp, khiến cho máu đi vào bên trong cơ thể muỗi mà không bị dính ở ngoài. Do đó, không có chuyện máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau. Các tiếp xúc thông thường như dùng chung các dụng cụ lao động, dùng chung nhà vệ sinh, bồn tắm, bể bơi, khăn tắm, bắt tay, ôm, ho, hắt hơi, ăn chung, dùng chung chén, bát, ly, cốc, ngủ chung không gây lây nhiễm HIV vì muốn nhiễm được vào một người thì vi rút HIV phải đi vào đường máu của người đó. Hôn: Hôn nhau ít khi người ta chỉ hôn bên ngoài. Sẽ rất buồn nếu mỗi lần say đắm lấn sân thì lại thót tim: "Không biết có lây SIDA không nhỉ? Nước bọt trộn lẫn liệu có lây không?" Chúng ta đừng quá lo lắng. Các nhà khoa học đã phân tích thành phần các chất dịch của cơ thể và kết luận rằng nước bọt của người mang vi rút HIV chỉ có một lượng HIV vô cùng nhỏ bé, do đó không thể truyền HIV được. Hôn lưỡi hay còn gọi là "hôn sâu" thì sao? Chỉ có trường hợp hai người cùng bị loét, xước da ở trong miệng hay chảy máu rǎng mà hôn sâu làm tiếp xúc máu thì mới có khả nǎng lây nhiễm. Tiếp xúc khác Muốn nhiễm được vào một người thì vi rút HIV phải đi vào đường máu của người đó. Do đó, mà tiếp xúc thông thường không làm lây HIV. Tất cả các kiểu tiếp xúc như cùng ǎn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, hôn, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không có quan hệ tình dục!), làm việc cùng cơ quan, đi xe đạp mượn, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc đều không làm cho ai bị nhiễm HIV của người khác. Phòng lây nhiễm HIV Các biện pháp phòng nhiễm HIV Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu - Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm hay chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma tuý. - Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích. - Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai, … - Khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoái tai vì những đồ dùng này vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS Phòng nhiễm HIV qua đường tình dục - Khi chưa có đủ điều kiện, không biết rõ về lịch sử của người tình không nên vội vàng có quan hệ tình dục. Việc tránh có quan hệ tình dục là biện pháp phòng tránh HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hiệu quả nhất - Đã có bạn tình hoặc đã lập gia đình, việc sống chung thuỷ đối với cả hai người là cách phòng tránh hữu hiệu nhất cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục - Trong trường hợp có quan hệ với một người mà mình không biết rõ về lịch sử tình dục của họ thì việc dùng bao cao su đúng cách là rất cần thiết. Cần phải dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục kể với tất cả các đường âm đạo, miệng và hậu môn. - Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con - Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai, nếu đã có thai thì không nên sinh con. - Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con. - Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ. . Hôn nhau ít khi người ta chỉ hôn bên ngoài. Sẽ rất buồn nếu mỗi lần say đắm lấn sân thì lại thót tim: "Không biết có lây SIDA không nhỉ? Nước bọt trộn lẫn liệu có lây không?" Chúng ta