Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
641,5 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ BÙ SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 1.1 Tụ điện Thuật ngữ tụ công suất chủ yếu dùng cho các tụ có tần số 50 hoặc 60 Hz để bù công suất phản kháng ở những điểm tiêu thụ nhiều trong lưới dân dụng và công nghiệp. Nó cũng gồm các tụ dùng cho lò nung và tụ trung tần để cung cấp công suất phản kháng cho các lò nung chảy và cuộn dây đốt nóng bằng cảm ứng, tụ máy hàn, tụ dùng cho đèn huỳnh quang được sử dụng để bù công suất phản kháng cho máy hàn và cuộn chấn lưu của đèn huỳnh quang. Công suất phản kháng của tụ điện được xác định bởi dung kháng của nó, trị số điện áp làm việc hiệu dụng và tần số hệ thống: Q c = U 2 .ω.C Trong lưới điện ba pha, các tụ điện luôn có cùng thông số và được nối hình sao hoặc hình tam giác. Nếu C 1 là điện dung một pha nối hình sao và C 12 là điện dung một pha nối hình tam giác thì đối với cùng công suất phản kháng: C 1 = 3C 12 Tăng điện áp, tăng tần số và các điều hòa chứa trong điện áp hoặc dòng điện làm tăng phụ tải dòng điện. Các tụ điện có dòng điện phụ tải lớn có thể vận hành với công suất phản kháng ở U r và f r 1,35 lần công suất phản kháng: ( ) 2 2 m v v 2 r r r m Q t V V . . 1 v 1 . 1,35 Q t v V ∞ = = + − ≤ ÷ ÷ ∑ Nếu quá các điều kiện giới hạn kể trên, tụ lựa chọn phải được thay bằng tụ điện khác có điện áp định mức và công suất định mức cao hơn theo phương trình: ( ) 2 r2 r2 r2 r1 Q Q V / V= Trong công thức, v là số thứ tự các dao động riêng, Uv là trị số hiệu dụng của dao động riêng thứ v của điện áp hệ thống,Um là trị số hiệu dụng của điện áp làm việc cực đại của hệ thống, fr là tần số cơ bản của điện áp hệ thống, còn U r , Q r , f r là các số liệu trên nhãn tụ điện. Nếu điện áp có dạng không sin, công suất phản kháng do tụ điện tiêu thụ không thể đo bằng tích của điện áp và dòng điện hiệu dụng hoặc bằng oát kế thông thường. Để có thể xác định điều kiện của tụ điện bằng phương trình đã cho thì cần phải phân tích điện áp bằng bộ phân tích điều hòa. Nên làm nhiều phép đo với các điều kiện phụ tải khác nhau. 1.2 Kháng điện Kháng điện là các điện kháng được sử dụng để hạn chế dòng ngắn mạch. Chúng được sử dụng khi muốn giảm công suất mạch của lưới hay của thiết bị tới giá trị chấp nhận theo quan điểm cường độ ngắn mạch của thiết bị hoặc khả năng cắt của máy cắt. Vì điện kháng của kháng điện mắc nối tiếp phải duy trì không thay đổi khi xảy ra ngắn mạch nên chỉ có cuộn kháng lõi không khí là thích hợp ( các kháng điện lõi không khí có thể gây ra tần số rất cao từ 150 đến 250kHz, bằng cách mắc tụ điện có thể giảm các tần số quá độ này đến giá trị cho phép). Nếu dụng lõi sắt thì khi có sự bão hòa của lõi sắt do dòng ngắn mạch tạo nên sẽ làm giảm điện kháng của cuộn dây, do đó làm giảm tác dụng bảo vệ chống ngắn mạch đi rất nhiều. Điện áp rơi và biến thiên điện áp: Tổng trở định mức là tổng trở một pha ở tần số định mức. Điện trở của kháng điện hạn chế dòng có thể bỏ qua và thường không quá 3% điện kháng X L . Điện áp rơi định mức ΔU r là điện áp cảm ứng trên kháng điện khi làm việc với dòng điện định mức và điện kháng định mức: r r L V I .X∆ = Khi quy về điện áp định mức của hệ thống, điện áp rơi định mức được ký hiệu là Δu r và thường tính theo %: r r n V : 3 V .100% V ∆ ∆ = Với các giá trị điện kháng và dòng điện đã cho, độ biến thiên điện áp ΔU φ trong lưới, nghĩa là hiệu điện áp lưới phía trước và phía sau kháng điện cũng còn phụ thuộc vào cosφ. Trên hình 12-6, khi hiệu điện áp ΔU φ qua điện kháng là nhỏ trong điều kiện vận hành bình thường và tăng khi xảy ra sự cố ngắn mạch. Theo tỉ lệ với dòng ngắn mạch và với mức tăng theo góc lệch pha ở điều kiện sự cố. Theo hình 12-6, ở một tải đã cho a = I/I và với hệ số công suất cosφ cho trước, ta có: u φ = a.Δu φ .cos(90 0 – φ) hoặc u φ = a.Δu φ .sin φ Công suất tiêu thụ và công suất truyền qua: Công suất tiêu thụ của kháng điện là tích của điẹn áp rơi ΔU r và dòng định mức L f : S E =3. ΔU r .I r (ba pha) Công suất truyền qua kháng điện là tích của điện áp pha Un/ căn 3 và dòng đinh mức L r : D n r S 3 V I= ∆ (ba pha) Chọn kháng điện hạn chế dòng điện: Nếu S là công suất ngắn mạch đã cho của lưới được giảm tới giá trị S’’ do đặt kháng điện thì điện áp rơi tính theo phần trăm cần thiết là: k1 k 2 r D k1 k2 S'' S'' V 1,1x100% S S'' S'' − ∆ = 1.3 Máy bù đồng bộ: Máy bù đồng bộ thực chất là động cơ điện đồng bộ làm việc không tải với dòng điện kích từ được điều chỉnh để phát hoặc tiêu thụ công suất phản kháng, do đó duy trì được điện áp qui định của lưới điện ở khu vực tập trung hộ dùng điện. Chế độ làm việc bình thường của máy bù đồng bộ là chế độ quá kích thích phát công suất điện cảm vào lưới điện hay nói khác đi, tiêu thụ công suất điện dung của lưới điện. Ở trường hợp này, máy bù đồng bộ có tác dụng như một bộ tụ điện và được gọi là máy phát công suất phản kháng. Khi tải của các hộ dùng điện giảm, ví dụ về đêm hoặc vào những giờ không cao điểm, điện áp của lưới tăng thì máy bù đồng bộ làm việc ở chế độ thiếu kích thích, tiêu thụ công suất phản kháng ( điện cảm ) của lưới điện và gây thêm điện áp rơi trên đường dây để duy trì điện áp khỏi tăng quá mức quy định. Việc điều chỉnh dòng điện kích thích it để duy trì điện áp của lưới ( ở đầu cực của máy bù đồng bộ) không đổi, thường được tiến hành tự động. Máy bù đồng bộ tiêu thụ rất ít công xuất tác dụng vì công suất đó chỉ dùng để bù vào các tổn hao trong nó. Máy bù đồng bộ thường có cấu tạo theo kiểu cực lõi. Để dễ mở máy, mặt cực được chế tạo bằng thép nguyên khối trên có đặt dây quấn mở máy. Trong trường hợp mở máy trực tiếp gặp khó khăn thì phải hạ điện áp mở máy, hoặc dùng động cơ không đồng bộ rôto dây quấn để kéo máy bù đồng bộ đến tốc độ đồng bộ. Trục của máy bù đồng bộ có thể nhỏ vì không kéo tải cơ. Cũng do momen cản trên trục nhỏ ( chủ yếu chỉ do mà sát của ổ trục và quạt gió) nên yêu cầu làm việc ổn định với lưới điện không bức thiết, do đố có thể thiết kế cho xd lớn, nghĩa là khe hở có thể nhỏ, kết quả có thể làm giảm suất điện động và dây quấn kích từ khiến cho kích thước máy nhỏ hơn. Công suất định mức của máy bù đồng bộ được quy định ứng với chế độ làm việc quá kích thích có trị số: S đm = mU đm I đm’ Khi làm việc ở chế độ thiếu kích thích tối đa, nghĩa là ứng với khi i 1 = 0 và E 0 = 0, công suất máy bằng: S’ = mU đm I’ Nếu bỏ qua công hao phí thì: 0 dm dm xd d E V V I' j j x − = = Vậy: 2 dm d V S' m x = So sánh công suất đó với công suất định mức ta có: dm dm dm d d S' U 1 S I x x = = Thông thường đối với máy bù đồng bộ x d* = 1,5 + 2,2 . S’/S đm = 0,45 đến 0,67 và các trị số này có thể đáp ứng yêu cầu về vận hành. Trong một số trường hợp cần tăng trị số của S’ thì phải giảm x d* , bằng cách tăng khe hở và điều này khiến cho giá thành của máy cao hơn. Để được kinh tế hơn, có thể thực hiện chế độ kích thích âm, khi đó E 0 = 0, kết quả là I’ sẽ tăng khiến cho S’’ lớn lên. 1.4 SVC(Static Var Conpensator) SVC là nguồn phát hoặc bộ tiêu thụ công suất phản kháng có thể thay đổi được, có thể điều chỉnh để trao đổi dòng điện cảm hoặc điện dung để duy trì hoặc điều khiển các thông số cụ thể của hệ thống điện tại điểm kết nối ( điển hình là điện áp nút). SVC bao gồm điện cảm và tụ điện ( reactor hoặc capactor) đóng mở hoặc điều khiển bằng thyristor. SVC dùng các thyristor điều khiển không hoàn toàn thông thường, nghĩa là có thể điều khiển mở bằng cực điều khiển nhưng khóa lại một cách tự nhiên khi dòng điện qua nó bằng 0. Điện kháng được đóng mở hoặc điều khiển bằng thyristor dùng để tiêu thụ công suất phản kháng và tụ điện đóng mở bằng thyristor để cung cấp công suất phản kháng. Hình 4: Cấu tạo chung của SVC Trong trường hợp chung, SVC được cấu tạo từ các phần tử cơ bản, như thể hiện trên hình 4 . TCR( Thyristor Controlled Reactor), TSR ( Thyristor Switched Reactor), TSC ( Thyristor Switch Capacitor), một hay nhiều bộ LC được hiệu chỉnh cho các sóng hài bậc 3,5,7. - TCR ( Thyristor Controlled Reactor – Cuộn kháng điều chỉnh bằng thyristor) là cuộn cảm được điều khiển bằng thyristor, mắc song song, điện kháng của nó thay đổi liên tục bằng cách điều chỉnh góc của van thyristor( thiết bị kháng có tham số được điều chỉnh trơn) - TSR ( Thyristor Switched Reactor – cuộn kháng đóng mở bằng thyristor) là cuộn cảm đóng mở bằng thyristor, nối song song, mà điện kháng của nó được thay đổi theo bậc theo trạng thái dẫn dòng hoặc không dẫn dòng của van thyristor. - TSC ( Thyristor Switched Capacitor – tụ đóng cắt bằng thyristor) là tụ điện đóng cắt bằng thyristor, mắc song song, điện dung của nó có thể thay đổi dạng bậc thang bằng cách đóng hoặc khóa các thyristor Phối hợp ba loại phần tử trên cho phép tạo ra những kháng bù ngang thay đổi liên tục thông số ( điện kháng, công suất ) trong phạm vi đủ rộng ( dấu âm và dấu dương ) với giá thành hạ. Các chức năng của SVC bao gồm: - Ổn định điện áp trong những hệ thống có biến động lớn, nhanh của phụ tải, nhờ đó chất lượng điện áp được nâng cao đáng kể. - Điều khiển dòng công suất phản kháng tại nút được bù. - Giảm quá điện áp khi xảy ra sự cố ngắn mạch trong hệ thống. - Điều khiển quá trình quá độ, nâng cao tính ổn định của hệ thống. - Giảm dao động công suất khi xảy ra sự cố trong hệ thống như ngắn mạch, mất tải đột ngột… - Nâng cao giới hạn truyền tải của đường dây theo điều kiển ổn định tĩnh. - Giảm tổn thất công suất và điện năng. 1.5 STATCOM(Static Synchronows Compensator – Bộ bù đồng bộ tĩnh) STATCOM giống như một máy phát đồng bộ tĩnh, hoạt động như một bộ bù tĩnh mắc song song, dòng điện cảm hoặc dòng điện dung có thể điều khiển độc lập đối với điện áp hệ thống. Khác với SVC, dòng điện hay công suất phản kháng phụ thuộc và mức điện áp tại điểm kết nối, dòng và công suất của STATCOM có thể được điều khiển độc lập với điện áp, nhờ đó khả năng của STATCOM cao hơn nhiều so với SVC. Hình Cấu tạo của STATCOM STATCOM được xây dựng trên cơ sở bộ nghịch lưu nguồn áp (VSI) hoặc nguồn dòng (CSI), như minh họa trên hình . Về giá thành các VSI có thể xây dựng trên các module mạch lực có sẵn nên được dùng nhiều hơn. Với bộ nghịch lưu nguồn áp, điện áp đầu ra xoay chiều của nó có thể được điều chỉnh về biên độ và về góc pha sao cho phù hợp với dòng công suất phản kháng theo yêu cầu tương ứng với điện áp tại điểm kết nối, điện áp phía một chiều trên tụ sẽ được điều chỉnh tự động theo yêu cầu để hoạt động như nguồn áp cho bộ biến đổi. STATCOM cũng có thể được thiết kế cùng hoạt động như một bộ lọc tích cực để lọc sóng hài. STATCOM là một tập hợp các bộ điều khiển nối song song bao gồm các nguồn công suất tác dụng hoặc nguồn dự trữ ở phía bên chiều sao cho dòng điện bơm vào có thể chứa công suất tác dụng. Những bộ điều khiển như vậy bao gồm: - SSG (Static Synchronous Generator – Máy phát đồng bộ tĩnh) là bộ chuyển đổi công suất có khóa bán dẫn hai chiều được cung cấp từ một nguồn năng lượng phù hợp, có thể tạo ra một loạt các điện áp đầu ra nhiều pha có thể điều chỉnh được, kết hợp cùng hệ thống điện xoay chiều cho một mục đích trao đổi công suất tác dụng và phản kháng một cách độc lập. Rõ ràng SSG là sự kết hợp của STATCOM và một nguồn năng lượng mới để cung cấp hoặc tiêu thụ công suất, như minh họa trên hình Nói chung SSG được liên kết với bất kỳ một nguồn năng lượng nào đó, có thể là acqui, tụ điện một chiều công suất lớn, các bộ biến đổi, chỉnh lưu khác… Một bộ biến đổi DC – DC đóng vai trò là giao diện giữa nguồn năng lượng và bộ nghịch lưu DC – AC. Đối với bộ nghịch lưu nguồn áp VSI nguồn năng lượng nạp điện cho tụ thông qua giao diện điện tử này và duy trì điện áp tụ điện theo yêu cầu. Hình 5:Hệ thống BESS - BESS ( Battery Enery Storage System – hệ thống dự trữ năng lượng acquy) là một hệ thống dự trữ năng lượng dưới dạng hóa năng, sử dụng bộ nghịch lưu nguồn áp nối song song có khả năng điều chỉnh nhanh chóng năng lượng điện năng cung cấp hoặc tiêu thụ từ hệ thống. Đối với ứng dụng truyền tải, kích cỡ của bộ dự trữ của BESS có xu hướng nhỏ (hàng chục MWh) và nếu công suất bộ biến đổi đủ lớn, nó có thể phân phối công suất tác dụng với tỉ lệ MW/MWh cho ổn định quá độ. - Bộ biến đổi có thể tiêu thụ hoặc phát công suất phản kháng trong khả năng dung lượng MWA của bộ biến đổi. Khi không cung cấp công suất tác dụng cho hệ thống, bộ biến đổi thường được sử dụng để nạp accqui với tốc độ có thể chấp nhận được. Các chức năng chính của STATCOM cũng giống của SVC nhưng khả năng điều chỉnh, điều khiển các thông số của STATCOM ở mức cao hơn, bao bao gồm các chức năng sau: - Điều khiển điện áp tại nút kết nối STATCOM để ổn định điện áp, nhờ đó chất lượng điện áp được nâng cao. - Điều khiển dòng công suất phản kháng tại nút được bù. - Giảm quá điện áp khi xảy ra sự cố ( ngắn mạch, mất tải đột ngột… ) - Nâng cao giới hạn truyền tải của đường dây theo điều kiện ổn định tĩnh. - Giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng. CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA SVC. 2.1 Cấu tạo SVC ( Static Var Compensator - thiết bị bù công suất phản kháng kiểu ngang) là thiết bị bù ngang có khả năng tiêu thụ hay phát công suất phản kháng có thể điều chỉnh liên tục bằng cách tăng hay giảm góc mở của các Thyristor. SVC thường được kết hợp giữa các phần tử TCR ( Thyristor controlled reactor) và TSC ( Thyristor Switched Capacitor). Sự phối hợp điều chỉnh công suất phản kháng giữa hai phần tử này có thể làm cho SVC vận hành khá linh hoạt và hiệu quả trong các chế độ vận hành khác nhau. - Thành phần cảm kháng và dung kháng có tác dụng tiêu thụ hoặc phát công suất phản kháng tùy theo chế độ vận hành. - Thành phần điều khiển bao gồm các thiết bị điện tử như: Thyristor, các của đóng mở (GTO – Gate turn off)… Về cơ bản SVC được cấu tạo từ 3 phần tử chính sau: - TCR ( Thyristor Controlled Reactor – Cuộn kháng điều chỉnh bằng thyristor) là cuộn cảm được điều khiển bằng thyristor, mắc song song, điện kháng của nó thay đổi liên tục bằng cách điều chỉnh góc của van thyristor( thiết bị kháng có tham số được điều chỉnh trơn) - TSR ( Thyristor Switched Reactor – cuộn kháng đóng mở bằng thyristor) là cuộn cảm đóng mở bằng thyristor, nối song song, mà điện kháng của nó được thay đổi theo bậc theo trạng thái dẫn dòng hoặc không dẫn dòng của van thyristor. - TSC ( Thyristor Switched Capacitor – tụ đóng cắt bằng thyristor) là tụ điện đóng cắt bằng thyristor, mắc song song, điện dung của nó có thể thay đổi dạng bậc thang bằng cách đóng hoặc khóa các thyristor Hiện nay thyristor sử dụng trong TCR, TSC của SVC được đấu nối tiếp thành các bộ van có các đặc tính kỹ thuật sau: - Điện áp ngược của mỗi thyristor là: 5,5 kV - Dòng điện định mức của mỗi thyristor là: 3500A [...]... từ ba phần tử chính sau: -L: cuộn điện kháng chính -LH: cuộn điện kháng hãm, có chức năng giới hạn dòng đi qua thyristor và chống lại sự cộng hưởng với hệ thống điện -Thyristor: thyristor đấu song song, ngược chiều có chức năng điều chỉnh dòng điện đi qua TCR TCR có nhiều ưu điểm khi tham gia vào các thiết bị bù dọc và bù ngang trong hệ thống điện bao gồm: - Điều chỉnh liên tục được dòng điện I nên... khiển, thiết bị kiểm tra, thiết bị đo lường… -Thư viện máy điện (Machines) có chứa các mô hình máy điện dị bộ, máy điện đồng bộ, máy điện một chiều, các cơ cấu truyền động của máy phát ( tuabin hơi và tuabin nước với các hệ thống điều khiển)v.v… - Thư viện đo lường (Measurements) gồm có các khối đo nhiều chức năng, đo dòng, đo áp trong mạng điện bap ha, đo điện trở, và thiết bị đo đa năng cho phép đo... Simulink trong quá trình tính toán 3.1.2 Thư viện Hệ thống điện (SimPowerSystems) Thư viện SimPowerSystems có tất cả 7 thư viện con là: - Thư viện ứng dụng ( Application Libraries) - Thư viện nguồn điện ( Electrical Sources) bao gồm các nguồn dòng và áp có và không có điều khiển -Thư viện ngoại ( Extra Library) có chứa các thiết bị phụ trợ khác đa dạng và phong phú như thiết bị điều khiển, thiết bị kiểm... MATLAB cho phép biểu thị các hàm toán học, các quá trình và các hệ thống dưới dạng sơ đồ khối, nhằm mô phỏng quá trình hoạt động của các hệ thống này Simulink đặc biệt hiệu quả đối với sự khảo sát các hệ thống động, tuyến tính hoặc phi tuyến Để mô phỏng các hệ thống, Simulink được trang bị một thư viện rất phong phú với nhiều khối chức năng đa dạng Hơn thế nữa, người sử dụng còn có thể tạo thêm các khối... Dòng điện qua TCR không phải là dòng điện hình sin mà nó có dạng hình chu kỳ với tần số bằng với tần số của nguồn áp đặt vào là 50Hz Tùy theo cấu tạo của SVC bao gồm phần tử chính là TCR và có hay không hai phần tử TSR và TSC mà chúng có đặc tính điều chỉnh phát công suất phản kháng và điều chỉnh điện áp khác nhau Cụ thể như hình 9 Hoạt động của hệ thống điều khiển hoạt động của SVC trong hệ thống điện. .. 4.1 Mở đầu 4.1.1 Giới thiệu về HTĐ Việt Nam giai đoạn 2015 4.1.2 Các đường dây và thông số đường dây 4.1.3 Trạm biến áp 4.1.4 Nguồn điện 4.2 Tính toán lắp đặt thiết bị SVC 4.2.1 Phương pháp tính toán lắp đặt SVC 4.2.2 Tính toán lắp đặt SVC cho HTĐ Việt Nam giai đoạn 2015 4.2.2.1 Tính toán phân bố điện áp ở chế độ làm việc bình thường 4.2.2.2 Tính toán phân bố điện áp tại nút trong chế độ vận hành nặng... 3.1.3.1 Khối đo lường điện áp 3.1.3.2 Bộ điều chỉnh điện áp 3.1.3.3 Khối phân phối 3.1.3.4 Khối phát xung 3.2 Khảo sát 3.2.1 Tác dụng của SVC tới tải khi nguồn thay đổi 3.2.2 Tác dụng của SVC với tải cảm có công suất phản kháng lớn khi điện áp nguồn giữ ổn định 3.2.3 Đặc tính động và đặc tính tĩnh của lưới khi sử dụng SVC 3.3 Đánh giá và nhận xét kết quả thu được Chương 4:Ứng dụng của SVC nâng cao... tả như sau: - Công suất phản kháng của SVC được giới hạn Bc.U2ref ≤ QSVC≤BL U2ref Với BL là giá trị dung dẫn khi TSC bị cắt hoàn toàn BC là giá trị dung dẫn khi TCR bị cắt hoàn toàn - Dòng công suất phản kháng của SVC: QSVC = U.(U – Uref) XSL CHƯƠNG 3:SỬ DỤNG PHẦN MỀM MATLAB KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CỦA SVC 3.1 Mô phỏng hệ thống điều khiển SVC trên Simulink 3.1.1 Giới thiệu về Simulink Simulink là chương... nhiều ưu điểm khi tham gia vào các thiết bị bù dọc và bù ngang trong hệ thống điện bao gồm: - Điều chỉnh liên tục được dòng điện I nên giá trị XL hay trị số công suất phản kháng phát ra hay tiêu thụ của các thiết bị bù trong hệ thống điện cũng như điều chỉnh liên tục - Có khả năng làm cân bằng lại phụ tải, vì TCR có thể điều khiển độc lập trên từng pha - Khả năng điều khiển, điều chỉnh các thông số rất... 0: dòng điện qua thyristor là I = Imax và khi α tăng dần thì giá trị của dòng điện này giảm dần, đến khi α = 90 0 thì mạch bị ngắt hoàn toàn và dòng điện qua thyristor I =0 - Nếu ta thay đổi trạng thái đột ngột, giá trị góc α = 0 0 sang α = 900 thì tương ứng với trạng thái đóng hoặc mở mạch 2.2.2 Kháng điều chỉnh bằng thyristor ( Thyristor Controlled Reactor) Sơ đồ nguyên lý hoạt động: Kháng điện điều . MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ BÙ SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 1.1 Tụ điện Thuật ngữ tụ công suất chủ yếu dùng cho các tụ có tần số 50 hoặc 60 Hz để bù công suất phản kháng ở những điểm. của điện áp hệ thống, Um là trị số hiệu dụng của điện áp làm việc cực đại của hệ thống, fr là tần số cơ bản của điện áp hệ thống, còn U r , Q r , f r là các số liệu trên nhãn tụ điện. Nếu điện. chứa các thiết bị phụ trợ khác đa dạng và phong phú như thiết bị điều khiển, thiết bị kiểm tra, thiết bị đo lường… -Thư viện máy điện (Machines) có chứa các mô hình máy điện dị bộ, máy điện đồng