1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn tập địa 9 học kì 2

6 319 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 71,5 KB

Nội dung

ĐÔNG NAM BỘ Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác ngắn gọn được người dân Việt Nam thường gọi là Miền Đông. Vùng Đông Nam Bộ có một thành phố và 5 tỉnh: • Thành phố Hồ Chí Minh • Bà Rịa-Vũng Tàu • Bình Dương • Bình Phước • Đồng Nai • Tây Ninh Theo kết quả điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số vùng Đông Nam Bộ là 14.025.387 người, chiếm 16,34% dân số Việt Nam, là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Theo số liệu năm 2011, tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 14.890.800 người trên một diện tích 23.597,9 km², mật độ dân số là 631 người/km². [1] Riêng tài liệu trước đây của Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số ít tài liệu khác dựa theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê) lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (thuộc Nam Trung Bộ) vào miền Đông Nam Bộ. Hiện nay Tổng cục Thống kê đã xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Trung Bộ. Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%. Dưới đây là danh sách các tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ. Đôi lúc, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận được xếp vào vùng Nam Trung Bộ, tỉnh Lâm Đồng được xếp vào vùng Tây Nguyên. Địa lý • Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp với Campuchia. • Phía Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long. • Phía Đông-Đông Nam giáp với biển Đông và Đồng bằng sông Cửu long • Phía Đông giáp Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ Địa hình Đông Nam Bộ nằm giữa Đông Nam Á chỉ đi bằng máy bay trong khoảng 2-3 giờ có thể tới tất cả các thủ đô trong Đông Nam Á. Do vùng này là trung tâm công nghiệp nên rừng và cây công nghiệp ít, ô nhiễm nặng, trong đô thị rất dễ bị lũ lụt do không có cây giữ lại. Đất có 7 loại: đất feralit, đất phù sa (chiếm thấp nhất trong vùng), đất ba dan, đất xám trên phù sa cổ, đất mặn, đất phèn (đất mặn, đất phèn tập trung nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh). Vùng đất này thuộc địa chất giới Kainozoi: Cuội,cát, sét kết và các thành tạo bở rời. Sông ngòi Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải. Bờ biển Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu). Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú Phát triển ngành khai thác va nuôi trồng thủy sản + Gần tuyến đường biển quốc tế suy ra phát triển giao thông vận tải biển + Thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí Các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ Tất cả các tỉnh miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Diện tích, dân số các tỉnh miền Đông Nam Bộ STT Tỉnh Diện tích (km²) Dân số (01/04/2009) Mật độ (người/km²) 1 Thành phố Hồ Chí Minh 2.095 7.162.864 3.419 2 Bà Rịa - Vũng Tàu 1.982,2 996.682 503 3 Bình Dương 2.695,5 1.481.550 550 4 Bình Phước 6.857,3 873.598 127,4 5 Đồng Nai 5.903,940 2.486.154 421 6 Tây Ninh 4.029,6 1.066.513 264,6 TẠI SAO CN ĐNB LẠI PHÁT TRIỂN MẠNH ? Trả Lời : Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất trong các vùng kinh tế của nước, đó là nhờ vùng hội tụ nhiều thế mạnh cả về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng như dân cư, xã hội. * Vùng có vị trí địa lí thuận lợi - Nằm ở vị trí trung tâm: giáp ĐBSCL, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, có mỗi quan hệ hai chiều với các vùng rất thuận lợi, đặc biệt là với ĐBSCL. - Tiếp giáp biển, dễ dàng mở cửa giao lưu. - Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ. - Gần thị trường các nước Đông Nam Á. * Giàu có về tài nguyên để phát triển cả nông nghiệp lẫn công nghiệp, dịch vụ: - Có nhiều diện tích đất badan, đất xám, nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo rất thuận lợi cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là phát triển cây công nghiệp nhịêt đới. - Giáp biển, có ngư trường lớn, nhiều rừng ngập mặn ven bờ, ngư nghiệp có điều kiện để phát triển. - Khoáng sản khá giàu có với dầu khí, đất sét, cao lanh tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, hoá chất, vật liệu xây dựng - Sông Đồng Nai có nguồn nước dồi dào, giao thông vận tải thuận lợi, tiềm năng thuỷ điện lớn - Tài nguyên du lịch phong phú: bãi biển Vũng Tàu, hồ Dầu Tiếng, rừng Cát Tiên , bến Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo * Dân cư và xã hội - Có dân số đông, lao động dồi dào, lành nghề, năng động. Có sức hút mạnh mẽ đối với lao động các vùng khác. - Có cơ sở hạ tầng tốt nên có sức thu hút đầu tư mạnh. TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐNB * Công nghiệp: - Khu vực CN chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu GDP, phát triển nhanh, cơ cấu khá cân đối, đã hình thành một số ngành CN hiện đại. - Tp.HCM, Vũng Tàu, Biên Hoà là các trung tâm KT lớn của vùng. Tp.HCM chiếm hơn 50% giá trị sx CN của vùng. * Nông nghiệp: - ĐNB là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất nước ta (cây lâu năm + cây ngắn ngày). Cây CN lâu năm có cao su, hồ tiêu, điều; Cây CN hằng năm có lạc, đậu tương, mía, - Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản được chú trọng phát triển. Bò sữa nuôi nhiều ở ven Tp.HCM. - Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng đặc biệt, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn đang được quan tâm giữ gìn và phát triển * Dịch vụ: - Hoạt động dịch vụ của vùng rất đa dạng. - Tp.HCM là đầu mối GTVT quan trọng hàng đầu của vùng và cả nước. - ĐNB dẫn đầu về HĐ xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài - Tp.HCM cũng là trung tâm du lịch lớn nhất nước ta, xuất phát nhiều chuyến đi Đà Lạt, Nha Trang, ĐBSCL VÌ SAO ĐNB LẠI CÓ SỨC HÚT MẠNH VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ? Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với đầu tư nước ngoài: - ĐNB có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác. - Vùng phát triển rất năng động có trình độ cao về phát triển kinh tế vượt trội. - Số lao động có kĩ thuật, nhạy bén với các tiến bộ khoa học, tính năng động với nền sản xuất hàng hoá. ĐỒNG BẰNG SCL 1. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL? - Chế biến, bảo quản khối lượng nông sản lớn và tăng giá trị sản phẩm. - Xuất khẩu được nhiều nông sản, ổn định sản xuất. - Chiếm được ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước. - Tăng giá trị sản lượng công nghiệp, dịch vụ - Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng kĩ thuật ở các vùng nông thôn để có thể phục vụ tốt hơn cho sản xuất. 2. Ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. - Là nội dung cơ bản trong việc cải tạo và sử dụng tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. - Hai loại đất này chiếm S lớn (2,5 / 4 tr.ha) nếu cải tạo tốt là một xu hướng đúng và tích cực để mở rộng diện tích đất trồng trọt, tăng sản lượng - Đất đai được cải tạo tốt thì thảm thực vật phát triển tốt => có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái 3. Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất của nước ta. - Diện tích lúa là 3834,8 nghìn ha, chiếm 51,1% diện tích trồng lúa của cả nước. - Năng suất lúa khá cao, cao hơn năng suất bình quân cả nước, đạt 50,4 tạ/ha (cả nước chỉ đạt 48,9 tạ/ha). - Sản lượng lúa của vùng đạt 17,7 triệu tấn trong số 34,4 triệu tấn của cả nước, chiếm 51,5% sản lượng lúa cả nước. - Bình quân lương thực của vùng đạt 1066,3 kg/người, cao gấp 2,3 lần mức bình quân cả nước. - Hằng năm, ĐBSCL cung cấp hàng triệu tấn lương thực cho các vùng khác và đóng góp 80% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, giúp nước ta trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu lúa gạo. 4. Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước. * Về điều kiện tự nhiên: - Là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta: 39734 km2. - Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ (1,2 triệu ha), diện tích trồng lúa lớn: 3834,8 nghìn ha (>51% của cả nước). - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, giàu nhiệt độ và ánh sáng. - Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào, phong phú. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. - Có vị trí địa lí thuận lợi: 3 mặt giáp biển * Về kinh tế - xã hội: - Dân đông, nguồn lao động dồi dào. - Người dân cần cù, năng động, có kinh nghiệm trồng lúa, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Nhà nước đầu tư áp dụng đưa tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => hàng hoá chiếm lĩnh thị trường. ===>> Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực, thực phẩm. Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực và xuất khẩu lúa gạo của nước ta. 5. Cho biết thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp của đồng bằng sông cửu long? + Địa hình đồng bằng, thấp tương đối bằng phẳng , rộng gần 40 nghìn km² + Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm + Nguồn nước dồi dào,phong phú. + Sinh vật đa dạng nguồn cá tôm và hải sản quý, chim thú, dãi rừng tràm, rừng ngập mặn diện tích lớn. + Đất đai có giá trị kinh tế lớn : - Đất phù sa ngọt màu mỡ thích hợp trộng lúa nước, cây công nghiệp. - Đất phèn, đất mặn được cải tạo để nuôi tròng thuỷ sản, phát triển rừng ngập mặn. 6. Phân tích những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội đối với phát triển kinh tế ở Đông Bắc Bộ và ĐB Sông Cửu Long. Về điều kiện tự nhiên: * Thuận lợi: - Địa hình tương đối bằng phẳng và có diện tích lớn (39734km2) Thuận lợi cho việc xây dựng các khu chuyên canh lớn. - Có 3 loại đất chính: + Đất phù sa ngọt (1,2 tr.ha) => Trồng lúa nước, cây công nghiệp. + Đất mặn, đất phèn (2,5 tr.ha) => Nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển rừng ngập mặn. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước dồi dào phong phú giúp cho việc sản xuất quanh năm luôn thuận lợi. - Đồng bằng châu thổ rộng, phì nhiêu . - Nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giữa một khu vực kinh tế năng động nhất cả nước, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. - Bờ biển dài, nhiều đảo, quần đảo, giàu tài nguyên bậc nhất nước ta. - Biển ấm quanh năm, ngư trường lớn. - Sinh vật trên cạn, dưới nước phong phú, đa dạng. - Nguồn nước dồi dào, phong phú, hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt. * Khó khăn: - Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (2,5tr.ha) - Mùa khô kéo dài. - Mùa lũ thù gây ngập úng trên diện tích rộng. - Thiên tai, lũ lụt, hạn hán. - Nước mặn của biển dễ dàng xâm nhập sâu vào đồng bằng. Về dân cư - xã hội: - Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào. - Lao động cần cù, năng động, có kinh nghiệm trong thâm canh lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Vùng có tỉ lệ tăng dân còn cao, tỉ lệ dân thành thị thấp, chất lượng giáo dục chưa cao. . tỉnh miền Đông Nam Bộ STT Tỉnh Diện tích (km²) Dân số (01/04 /20 09) Mật độ (người/km²) 1 Thành phố Hồ Chí Minh 2. 095 7.1 62. 864 3.4 19 2 Bà Rịa - Vũng Tàu 1 .98 2, 2 99 6.6 82 503 3 Bình Dương 2. 695 ,5 1.481.550. 1.481.550 550 4 Bình Phước 6.857,3 873. 598 127 ,4 5 Đồng Nai 5 .90 3 ,94 0 2. 486.154 421 6 Tây Ninh 4.0 29 , 6 1.066.513 26 4,6 TẠI SAO CN ĐNB LẠI PHÁT TRIỂN MẠNH ? Trả Lời : Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát. thuộc địa chất giới Kainozoi: Cuội,cát, sét kết và các thành tạo bở rời. Sông ngòi Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải Sông Sài Gòn và sông

Ngày đăng: 09/05/2015, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w