1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỐT BDANPHA XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

49 847 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

Thu thập, phân tích và tổng hợp các số liệu, tài liệu và bản đồ hiện có liên quan đến chất thải rắn tại khu vực. Khảo sát, phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và hiện trạng thu gom chất thải rắn, công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại khu vực. Phân tích các quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch phát triển ngành tại địa phương. Dự báo diễn biến phát thải chất thải rắn trên cơ sở phân tích xu hướng gia tăng dân số và phát triển các hoạt động kinh tế theo các quy hoạch. Lựa chọn phương án tối ưu từ đó thiết kế hệ thống quản lý chất thải rắn cho khu vực nghiên cứu. Điều tra nghiên cứu chọn vị trí bãi tập kết rác thải; Xây dựng phương án xử lý tại bãi tập kết. Điều tra nghiên cứu xây dựng các tuyến thu gom, các vị trí trung chuyển rác thải; Tính toán các yêu cầu về thiết bị, vật liệu cho cho thu gom, vận chuyển rác thải xử lý rác thải (Tính toán số lượng và chủng loại các thiết bị). Đề xuất các phương án quản lý rác thải tại khu vực và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của các phương án. Nhiệm vụ 2. Xây dựng khu xử lý tập trung theo công nghệ đã lựa chọn trong nhiệm vụ 1 Chọn vị trí bãi tập kết rác thải Xây dựng, lắp đặt thiết bị

1 | P a g e CHƯƠNG 1 THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN VÀ QUY MÔ Tên Dự án: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỐT BD-ANPHA XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Quy mô dự án: xây dựng khu xử lý với diện tích 1,0 ha. Công suất xử lý khoảng 50 tấn/ngày. 1.2. CHỦ ĐẦU TƯ Công ty TNHH Xuân Thành Công Trụ sở: thôn Tân Vinh, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa Điện thoại: 0373 616 278 Giám đốc: Lê Văn Xuân 1.3. ĐƠN VỊ TƯ VẤN, LẬP DỰ ÁN Công ty CP Đầu tư Công nghệ Tài nguyên Môi trường Việt Nam Trụ sở: tòa nhà D9/D6 – đường số 3 – Trần Thái Tông – Cầu Giấy – Hà Nội Điện thoại: 046 327 5999 Giám đốc: Hoàng Trung Dũng 1.6. THỜI GIAN DỰ KIẾN THỰC HIỆN DỰ ÁN Dự kiến trong vòng 6 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư 1.7. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN Chân Núi Am thuộc xã Ninh Hải và Hải Nhân, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa 1.8. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN Tổng mức đầu tư dự kiến: 31.650.000.00 VNĐ 1.9. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN Nguồn vốn vốn đầu tư ban đầu để thực hiện Dự án bao gồm: - Nguồn vốn đầu tư của công ty TNHH Xuân Thành Công; - Nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng, Quỹ Bảo vệ Môi trường tỉnh Thanh Hóa và các tổ chức tín dụng khác ; 1 - Nguồn vốn nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của huyện Tính Gia, tỉnh Thanh Hóa; 1.10. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 1.10.1. Mục tiêu của Dự án Xây dựng phương án thu gom và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, trên cơ sở đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải của khu vực. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường bởi CTR, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 1.10.2. Nhiệm vụ cụ thể Nhiệm vụ 1. Xác lập luận cứ khoa học cho xây dựng mô hình thu gom rác thải sinh hoạt - Thu thập, phân tích và tổng hợp các số liệu, tài liệu và bản đồ hiện có liên quan đến chất thải rắn tại khu vực. - Khảo sát, phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và hiện trạng thu gom chất thải rắn, công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại khu vực. - Phân tích các quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch phát triển ngành tại địa phương. - Dự báo diễn biến phát thải chất thải rắn trên cơ sở phân tích xu hướng gia tăng dân số và phát triển các hoạt động kinh tế theo các quy hoạch. - Lựa chọn phương án tối ưu từ đó thiết kế hệ thống quản lý chất thải rắn cho khu vực nghiên cứu. - Điều tra nghiên cứu chọn vị trí bãi tập kết rác thải; Xây dựng phương án xử lý tại bãi tập kết. - Điều tra nghiên cứu xây dựng các tuyến thu gom, các vị trí trung chuyển rác thải; - Tính toán các yêu cầu về thiết bị, vật liệu cho cho thu gom, vận chuyển rác thải xử lý rác thải (Tính toán số lượng và chủng loại các thiết bị). - Đề xuất các phương án quản lý rác thải tại khu vực và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các phương án. Nhiệm vụ 2. Xây dựng khu xử lý tập trung theo công nghệ đã lựa chọn trong nhiệm vụ 1 - Chọn vị trí bãi tập kết rác thải - Xây dựng, lắp đặt thiết bị CHƯƠNG 2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN 2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ Hiện nay, do sự phát triển kinh tế - xã hội nên lượng rác thải phát sinh trên địa bàn huyện Tĩnh Gia ngày càng gia tăng, đặc biệt là tốc độ đô thị hóa nhanh của khu kinh tế Nghi Sơn. Trong khi đó, huyện Tĩnh Gia lại chưa có bãi chứa rác tập trung, nên lượng rác thải từ nhiều khu dân cư và các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện chưa được xử lý hiệu quả. Với phương pháp xử lý thô sơ dẫn đến gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân sống gần khu vực. Hiện nay biện pháp xử lý rác thải truyền thống, phổ biến của nhiều địa phương ở Việt Nam hiện nay là biện pháp chôn lấp đã không còn phù hợp: cần thời gian dài để phân hủy mà lượng rác thải ra ngày càng nhiều, cần một diện tích đất lớn, trong khi đó quỹ đất ngày càng hạn hẹp. Bên cạnh đó, nếu không xử lý đúng quy cách thì nó còn gây ô nhiễm nguồn không khí, nguồn nước ngầm nơi chôn lấp bởi nước rỉ rác. Chính vì vậy, để xử lý triệt để và hiệu quả lượng CTR trên địa bàn huyện, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân, Dự án “Xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa” là rất cần thiết và cấp bách. 2.2. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP DỰ ÁN - Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội khóa 12 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây công trình; - Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây công trình; - Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 209/2004/NĐ-CP; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển; - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ quy định về chất thải rắn; - Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư 05/2008/TT0BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư 28/2011/TT-BTNMT ngày 1/8/2011 của Bộ tài nguyên môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn; - Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí Quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; - Quyết định số 322/QĐ-BXD ngày 06/4/2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 8/12/2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và bãi bỏ áp dụng một số tiêu chuẩn đã được quy định theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT. - Quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và môi trường về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của thủ tướng Chính Phủ Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 136/QĐ-BXD của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng ký ngày 31/01/2013 về việc thành lập hội đồng khoa học kỹ thuật đánh giá lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-ANPHA. - Quyết định số 396/QĐ-BXD của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng ký ngày 18/04/2013 về việc cấp giấy chứng nhận thiết bị đốt chất thải rắn sinh hoạt phù hợp. - Quyết định số 832/QĐ-BTNMT của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ký ngày 31/5/2013 về việc công nhận giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2013. - Quyết định số 833/QĐ-BTNMT của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ký ngày 31/5/2013. về việc trao tặng bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Các kết quả đo kiểm phân tích nồng độ khí thải của lò đốt đạt QCVN 30:2010/BTNMT năm 2012 và đạt QCVN 30:2012/BTNMT năm 2013 của Trung Tâm Công nghệ xử lý môi trường, Bộ Tư Lệnh Hóa học. * Quy chuẩn và tiêu chuẩn của Việt Nam - QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn về kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 02:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; - QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; - QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; - QCVN 08:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; - QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; - QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và một số chất vô cơ; - QCVN 30:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp. - QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và một số chất hữu cơ; - QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; - QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn; - Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD); - TCVN 5949-1999: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương); - TCVN 3985-1999: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực lao động (theo mức âm tương đương); - TCVN 6772: Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt; - TCVN 5502: Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt; - TCXDVN 175:2005: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép; CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN CỦA CÁC CỤM XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1.1. Vị trí địa lý Tĩnh Gia là một huyện cực Nam của tỉnh Thanh Hóa, với tổng diện tích tự nhiên là 45.733,61ha, phía nam giáp tỉnh Nghệ An có khe nước lạnh (Lãnh Khê) trên đường quốc lộ 1A, phía Đông giáp biển, phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, phía Tây giáp huyện Nông Cống và Như Thành. Những mô tả về vị trí địa lý nói trên cho thấy ở Tĩnh Gia có sự hội tụ đồng thời cả 3 vùng sinh thái: vùng biển và ven biển, cùng đồng bằng và vùng trung du miền núi. Đây chính là điều kiện để Tĩnh Gia trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh với sự phát triển đa dạng, tổng hợp của kinh tế nông nghiệp, kinh tế miền núi bán sơn địa và kinh tế biển. Quốc lộ 1A từ tỉnh lụ Thanh Hóa qua huyện lỵ Tĩnh Gia chia huyện Tĩnh Gia thành hai theo hướng Bắc Nam, nửa phía Tây thuộc đồng bằng ruộng còn nửa phía Đông thuộc biển. Vị trí này đã tạo cho huyện có một thế “mở” khá rộng, đặc biệt là về phía Nam,tạo cơ hội cho sự hình thành các mô hình kinh tế liên tỉnh và thực hiện các dự án kiên kết kinh tế. Trên thực tế khu kinh tế Nam Thanh – Bắc Nghệ đã được ra đời và hoàn toàn có cơ sở để phát triển trở thành một khu vực sầm uất, thịnh vượng. Về vị trí địa lý, một thuận lợi lớn mà không phải ở đâu cũng có đó là sự hội tụ phần lớn các loại hình giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy trên địa bàn Tĩnh Gia. Tuyến đường sắt Bắc – Nam xuyên suốt chiều dài của huyện. Hệ thống đường bộ rất thuận lợi, ngoài đường quốc lộ 1A chạy qua địa phận, còn có đường quốc lộ 15B từ xa Tân Dân đi ngược về phía Tây đến huyện lỵ Nông Cống, tỉnh lộ 4 từ cầu Hổ đi đảo Nghi Sơn, đường 7 liên huyện đi Thanh Sơn qua cầu Trạp để lên huyện Nông Cống, có đường lớn đi từ huyện lỵ Tĩnh Gia xuống vùng biển Ba Làng, Du Xuyên. Cảng biển nước sâu Nghi Sơn trong tương lai sẽ trở thành một trong những cửa ngõ quan trọng thông thương với các tỉnh trong nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tính chất đa dạng hóa của hệ thống giao thông là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược mở của, phát triển kinh tế thị trường của huyện hiện tại và trong tương lai. 3.1.2. Thời tiết, khí hậu. Bị bao bọc bên trong của hệ thống núi dốc cao ở phía Tây, với bề ngang rất hẹp làm cho Tĩnh Gia trở thành “cái rốn” của miền Trung và điều kiện thời tiết khí hậu trở nên khắc nghiệt so với các vùng khác. Cụ thể là: Vào mùa mưa, lượng mưa ở Tĩnh Gia thường lớn hơn các địa phương khác của tỉnh. Theo số liệu thống kê năm 2003, nếu lượng mưa cả năm của Thanh Hóa là 1334,3mm (bao gồm 27 huyện, thị, thành phố) thì lượng mưa của Tĩnh Gia lên tới 1800mm, có năm lên tới 2800mm. Mưa liên tục, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 với lượng mưa chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Mưa nhiều kết hợp với các long song hẹo làm khả năng gây úng rất lớn. Vào mùa nóng, nhiệt độ trung bình của Tĩnh Gia cũng cao hơn các địa phương khác. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Thanh Hóa theo số liệu thống kê năm 2003 là 24,4 0 C, trong đó các tháng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 là 29 0 C thì của Tĩnh Gia khoảng 31 C. Theo số liệu từ năm 2000 đến nay, nhiệt độ trung bình trong các tháng nóng của Tĩnh Gia có xu hướng tăng bình quân mỗi năm khoảng 0,3 C, có ngày nắng nóng, nhiệt độ lên đến 41 C. Thời gian nóng ở Tĩnh Gia thường kéo dài hơn lại kèm theo gió Lào rất khó chịu. Nằm trong khu vực núi, địa hình hẹp lại có khu vực phía Đông giáp biển nên ở Tĩnh Gia thường xuyên xảy ra bão, những cơn bão thường kéo dài và lớn hơn so với các khu vực khác của tỉnh. Tóm lại bão – lụt – hạn hán là những đặc trưng của khí hậu và thời tiết ở Tĩnh Gia và đây là một bất lợi rất lớn cho đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp trong việc chủ động tưới tiêu, phòng chống sâu bệnh. Vấn đề phòng chống bão lụt, xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp và dân sinh là công tác hàng đầu đặt ra cho huyện. 3.1.3. Địa hình Địa hình của huyện Tĩnh Gia khá phức tạp và đa dạng, và có thể chia làm 3 khu vực: - Phía Tây Nam huyện địa thế khá cao, được bao trùm bởi một số dãy núi chạy dài, tạo nên địa hình bán sơn địa rất rõ nét. Vùng núi và bán sơn địa trải rộng trên địa phận khoảng 13 xã, trong đó có 6 xã địa hình núi non hiểm trở là : Tùng Lâm, Phú Lâm, Phú Sơn, Định Hải, Tân Trường, Trường Lâm và 7 xã có địa hình bán sơn địa – rừng là: Hải Nhân, Nguyên Bình, Các Sơn, Anh Sơn, Hùng Sơn, Mai Lâm, Trúc Lâm. Vùng địa hình núi bán sơn địa cho phép Tĩnh Gia có thể sử dụng để phát triển các ngành kinh tế đặc trưng như: lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác tài nguyên khoáng sản, đất đá. - Độ cao của huyện có xu hướng thấp dần về phía Đông Bắc. Tại đây, địa hình khá bằng phẳng và hình thành khu vực địa hình đồng bằng đất đai mầu mỡ với nhiều song rạch chạy qua, rất thích hợp cho việc trồng cấy lúa, cây lương thực thực phẩm(LTTP) cũng như cây công nghiệp, cây ăn quả cũng như chăn nuôi gia súc, gia cầm phong phú. Khu vực địa hình đồng bằng bao gồm địa phận của một số xã giáp với vùng bán sơn địa có khả năng phát triển trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: Hải Ninh, Triêu Dương, Ngọc Lĩnh, Hải Hòa v.v… Một số xã khác thuộc khu vực phía Bắc huyện như: Các Sơn, Anh Sơn, Thanh Sơn, Hùng Sơn, Thanh Thủy đất đai màu mỡ, lại có hệ thống kênh rạch chảy qua, rất thích hợp với việc trồng cây lúa. - Khu vực phía Đông của huyện bao gồm khoảng 15 xã có địa thế giáp biển, trong đó một số xã có của lạch chảy qua, tạo ra một kiểu dáng khác hẳn so với hai vùng trên, địa hình thấp và có xu hướng nghiêng ra biển tạo ra khả năng hình thành và phát triển khu vực kinh tế biển nuôi trồng thủy sản cũng như đánh bắt cá xa và gần bờ. - Địa hình khác biệt tạo điều kiện thuận lợi cho Tĩnh Gia có thể xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp. Tuy vậy, trong khuôn khổ hành chính của mooyj huyện, điều đó cũng tạo nên những nét riêng biệt về kinh tế, xã hội, dân cư, tập quán dân tộc, văn hóa, đòi hỏi chính quyền địa phương phải có sự khác biệt hóa trong xác định hướng đầu tư và sự vận dụng linh hoạt các chính sách phát triển thích ứng cho từng khu vực. 3.1.4. Tài nguyên và môi trường a.Tài nguyên đất Tổng diện tích đất nông nghiệp chiểm tỷ lệ khoảng 68% tài nguyên đất của huyện, trong đó: - Dành cho sản xuất nông nghiệp là 11.519,18 ha, với diện tích trồng lúa khoảng 7.562,21ha (chiếm 65% tổng quỹ đất nông nghiệp), tập trung chủ yếu ở các xã Các Sơn, Anh Sơn, Hùng Sơn, Thanh Thủy, Ngọc Lĩnh, Trúc Lâm, Hải Nhân, Định Hải, Nguyên Bình. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch vùng lúa tập trung của huyện và đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) kỹ thuật phục vụ phát triển khu vực trồng lúa cao sản, bảo đảm lương thực cho toàn huyện và phục vụ cho phát triển công nghiệp chế biến và chăn nuôi. Đất trồng màu, tập trung chủ yếu vào địa phận của một số xã Hải Ninh, Triều Dương, Ngọc Lĩnh, Hải Nhân, Nguyên Bình, Xuân Lâm, Tùng Lâm, An Hải, Tân Dân, Hải Bình, Ninh Hải, Hải Hòa, Bình Minh, Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm, Phú Lâm, Phú Sơn. Tính chất đất đai thích hợp cho việc trồng chủ yếu là lạc, ngô xen, vừng, khoai tây, đậu tương, các loại dưa, khoai lang, và rau sạch. [...]... nhiên, sinh thái và du lịch lịch sử, và các hoạt động văn hóa rất phong phú của Tĩnh Gia CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT BẰNG CÔNG NGHỆ ĐỐT BD-ANPHA 4.1 QUY TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT BẰNG CÔNG NGHỆ ĐỐT BD-ANPHA Sơ đồ chung của công nghệ xử lý được mô tả như sau: Hình 1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt Thuyết minh sơ đồ công nghệ: • Tập kết rác thải: sau... Với lò đốt chất thải y tế: các công nghệ lò đốt đều có quy mô công suất nhỏ, tiêu hao dầu và điện lớn, không phù hợp để đốt chất thải sinh hoạt, chất thải làng nghề Với lò đốt chất thải công nghiệp và nguy hại: Các mô hình lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại đều sử dụng đến dầu đốt kèm, mặc dù có công suất nhỏ từ 50 đến 1.000 kg/giờ nhưng khi đốt chất thải sinh hoạt đều làm tăng lượng tiêu hao nhiên... tiêu hao ít nhiên liệu, sử dụng ít lao động cho việc quản lý và vận hành 4.3 KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT SỬ DỤNG LÒ ĐỐT BDANPHA 4.3.1 Bố trí mặt bằng khu xử lý Cơ sở hạ tầng khu xử lý rác thải thường được lựa chọn cách xa các khu dân cư sinh sống, tối thiểu là 500m Điều này vừa đảm bảo cảnh quan môi trường cho khu dân cư, vừa giảm chi phí vận chuyển và rác thải được xử lý ngay trong ngày một cách... hiệu quả kinh tế là rào cản rất lớn Với lò đốt chất thải sinh hoạt: Các công nghệ lò đốt rác trong nước và nước ngoài nhập khẩu về Việt Nam hiện nay hầu hết đều chưa phù hợp để xử lý rác thải sinh hoạt một cách triệt để và hiệu quả Những mô hình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung, quy mô lớn khi vận hành phải sử dụng thêm dầu đốt kèm, và điện 3 pha công suất lớn Hơn nữa hệ thống yêu cầu... công nghệ đốt rác thải sinh hoạt điển hình 19 | P a g e Bảng 1 Các công nghệ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt phổ biến TT 1 2 Tên công nghệ Công nghệ đốt ENSERCO Xe chở rác vào nhà máy sẽ đổ rác vào các bể tiếp nhận khoảng 1000 m3, bể này được thiết kế có hệ thống thu hồi nước rỉ rác và đưa về khu xử lý tập trung Bể tiếp nhận được đặt trong một tòa nhà kín không khí được hút ra đưa vào lò đốt để xử lý. .. Deodoroxid Công nghệ lò đốt rác NFi-05 Đây là công nghệ xử lý chất thải mới xuất hiện tại Việt Nam trong mấy năm gần đây Công nghệ này có nguồn gốc từ Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỷ trước và sản xuất tại Thái Lan, sau đó nhập khẩu về Việt Nam máy được xây dựng tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng, công suất xử lý 300tấn/ngày Chủ đầu tư là Công ty CP Xây dựng Công nghiệp và Thương mại Thành Quang nghệ này... quá trình đốt của công Plasma JMI là công nghệ lò đốt plasma đa hợp – công suất lớn chỉ thíc hợp khi công suất từ 50 tấn 19 3 4 nghệ PJMI sẽ gồm có 4 loc chủ lực: 1 Lò đốt tích hợp Plasma PGM 2 Hệ thống xử lý khói thải hoàn hảo, công nghệ Nhật (KemiFast) 3 Hệ thống xử lý nước thải và nước rỉ rác BIOFAST ATC 4 Hệ thống thu gom khép kín và xử lý triệt để mùi hôi cho toàn nhà máy, bằng công nghệ Ozone... động: Công nghệ đốt rác BD - Anpha có kiểm soát nhiệt là công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp đốt. Lượng nhiệt duy trì quá trình cháy trong lò do bản thân chất thải tạo ra trên cơ sở tận dụng tối đa lượng nhiệt bức xạ, lượng nhiệt trong quá trình phản ứng hóa học phân hủy rác mà không cần dùng đến bất kỳ nguồn nhiên liệu bổ sung đốt kèm nào từ bên ngoài tại chế độ định mức Công nghệ lò đốt chất thải. .. Đặc biệt công Chi phí đầu tư và chi nghệ đốt Plasma – phí vận hành cao PJMI có thể xử lý được tất cả các loại rác Không tốn đất để chôn lấp Địa chỉ áp dụng: Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; xã Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Công suất nhỏ, phù hợp với quy mô địa phương như làng, xã, khu du lịch, trị trấn, hải đảo, … Công nghệ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-ANPHA, công suất nhỏ Công nghệ được... các hạng mục chính của khu xử lý CTR sinh hoạt với công suất khoảng 50 tấn rác/ngày: - Khu đặt nhà lò đốt rác cùng các thiết bị phụ trợ và khu chứa rác khô có mái che: diện tích 850m2 - Nhà chứa rác tươi có diện tích 1.400 m2, xung quanh có hệ thống rãnh thoát nước rỉ rác và được thu gom xử lý tại khu xử lý nước thải đã được xây dựng tại khu vực dự án - Sân phơi rác sơ bộ để tận dụng năng lượng mặt trời, . án: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỐT BD-ANPHA XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Quy mô dự án: xây dựng khu xử lý với diện tích 1,0 ha. Công suất xử lý khoảng 50 tấn/ngày. 1.2. CHỦ ĐẦU TƯ Công. CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT BẰNG CÔNG NGHỆ ĐỐT BD-ANPHA Sơ đồ chung của công nghệ xử lý được mô tả như sau: Hình 1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt Thuyết minh sơ đồ công. nhiên, sinh thái và du lịch lịch sử, và các hoạt động văn hóa rất phong phú của Tĩnh Gia. CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT BẰNG CÔNG NGHỆ ĐỐT BD-ANPHA 4.1. QUY TRÌNH XỬ LÝ CHẤT

Ngày đăng: 09/05/2015, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w