Hiệu quả kinh tế tài chính

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỐT BDANPHA XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT (Trang 46 - 49)

 Dự trù lỗ - lãi

- Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

- Thuế thu nhập doanh Thuế TNDN được miễn 4 năm đầu và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo, các năm sau là 10% đối với dự án đầu tư xử lý môi trường (Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)

(Xem phần phụ lục 8: Hiệu quả kinh tế của Dự án)

 Thời gian hoàn vốn đầu tư Nguồn hoàn vốn đầu tư bao gồm:

- Trích 100% khấu hao tài sản cố định trong vòng 06 năm; - Trích 100% lợi nhuận thuần;

(Xem phần phụ lục 4: Chi phí khấu hao)

 Hiện giá thuần (NPV) của Dự án

- Hiện giá thuần (NPV) là cách xem xét Dự án trên cơ sở tất cả các dòng tiền trong tương lai được chiết khấu về hiện tại với hệ số chiết khấu bằng chi phí lãi vay vốn đầu tư.

- Để tính NPV, áp dụng công thức:

NPV = ∑CFt/(1+r)t ; t= (0,n) Trong đó:

+ CFt: là dòng tiền tại thời điểm t;

+ r: hệ số chiết khấu vốn đầu tư (lãi suất ngân hàng 5,5%/năm); + n: 06 năm;

Theo tính toán, NPV của giai đoạn I là: 49.798.607 VNĐ > 0;

(Xem phụ lục 8: Bảng tính toán hiệu quả kinh quả kinh tế)

Hệ số IRR là cách tìm một tỷ lệ chiết khấu sao cho tổng chi phí bằng tổng doanh thu khi :

Tính tổng chi phí đầu tư trong hiện tại (vốn cố định) và trong tương lai (vốn lưu động) về thời điểm hiện tại;

Tính tổng doanh thu thuần hàng năm về thời điểm hiện tại; Nếu IRR > r=5,5% (lãi suất vay) thì Dự án có tính khả thi Để tính IRR ta áp dụng công thức:

IRR = ∑CFt/(1+IRR)t = 0 ; t = (0,n) Trong đó:

+ IRR: hệ số chiết khấu; + CFt: dòng tiền ở thời điểm t; + n: 06 năm;

Dự án đầu tư với công suất xử lý 50 tấn/ngày (02 lò đốt), IRR = 12,86% > 5,5% → Dự án có hiệu quả kinh tế cao (Xem phần phụ lục 8: Bảng tính hiệu quả kinh tế);

5.2.2. Hiệu quả về kinh tế xã hội của dự án

Như đã phân tích ở trên, đây là một dự án mang tính xã hội hóa cao, nó mang lại nhiều lợi ích xã hội về cả phương diện ngắn hạn và dài hạn. Khi dự án đi vào hoạt động, nó không những giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra mà còn tạo thêm công ăn việc làm ngay tại địa phương (sử dụng 22 lao động), tăng thu nhập cho người dân.

Với tính năng ưu việt của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, công nghệ BD- ANPHA, chất thải rắn sinh hoạt không những được xử lý một cách triệt để mà việc tiêu thụ năng lượng cũng như chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với các công nghệ khác. Điều này góp phần rất lớn vào việc giảm áp lực cho ngành điện, giữ vững an ninh năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói chung và phát thải CO2 nói riêng.

Hơn nữa, dự án được xây dựng có cần diện tích đất nhỏ hơn nhiều so với phương pháp chôn lấp thông thường. Theo bảng so sánh, nếu chôn lấp, cần có vị trí xa dân cư, cần có các biện pháp xử lý nước rỉ rác, hệ thống lót đáy, phương tiện vận chuyển đường dài và rất nhiều yếu tố liên quan khác. Trong khi, sử dụng lò đốt

rác BD-ANPHA này không chỉ giải quết được tất cả những bài toán trên, mà còn mang lại lợi ích kinh tế từ sản phẩm sau xử lý.

Nhìn chung, dự án mang lại rất nhiều lợi ích về mặt xã hội và môi trường. Khi dự án này được áp dụng, nó không những giải quyết được nỗi bức xúc bao lâu nay của người dân các xã của huyện Tĩnh Gia, mà còn là mô hình điểm để nhân rộng ra toàn tỉnh Thanh Hóa.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Khi Dự án được triển khai, rác thải rắn sinh hoạt sẽ được xử lý triệt để trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Qua đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho nhân dân. Đồng thời, nó sẽ giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người dân về bảo vệ môi trường. Thực hiện đúng đắn mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Với các kết quả đã đạt được của công nghệ, Lò đốt rác thải rắn sinh hoạt BD- ANPHA Do công ty TNNHH MTV Đức Minh sản xuất và Công ty CP Đầu tư Công nghệ Tài nguyên Môi trường Việt Nam phân phối sẽ là lựa chọn công nghệ đúng đắn và phù hợp nhất trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Điều này vừa giúp các dự án có tính chủ động rất cao trong công nghệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt được xây dựng với công tác quản lý đơn giản, vận hành dễ dàng, dễ triển khai và nhân rộng. Đây sẽ là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội rất cao, nhất là các khu vực nông thôn.

Kiến nghị UBND huyện Tĩnh Gia báo cáo thường trực HĐND và UBND tỉnh Thanh Hóa cho ý kiến tham gia và chỉ đạo để hoàn thiện Dự án.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỐT BDANPHA XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT (Trang 46 - 49)