Bài 1: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). M là một điểm thay đổi trên BC không chứa A. Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của A trên MB và MC. a) Chứng minh rằng KH luôn đi qua một điểm cố định khi M thay đổi. b) Gọi P, Q là điểm đối xứng của M qua AB, AC. Chứng minh rằng PQ luôn đi qua một điểm cố định. Bài 2: a) Cho đường tròn (O) và đường thẳng (d) cắt (O). Từ một điểm A thay đổi trên đường thẳng (d) nằm ngoài (O) vẽ hai tiếp tuyến AB và AC (B, C là hai tiếp điểm). Chứng minh rằng khi A thay đổi thì BC luôn đi qua một điểm cố định. b) Giải bài toán trong trường hợp (d) không cắt (O). c) Cho đường tròn (O) và điểm A cố định nằm ngoài đường tròn. Một cát tuyến thay đổi qua A cắt đường tròn tại B và C. Tiếp tuyến của B và C cắt nhau tại điểm P. Chứng minh rằng P luôn thuộc một đường cố định. Bài 3: Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhai tại A và B. Một cát tuyến thay đổi qua A cắt (O) tại C và (O’) tại D. Tiếp tuyến tại C của (O) và tiếp tuyến tại D của (O’) cắt nhau tại P. a) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác PCD đi qua một điểm cố định. b) Gọi H, K là hình chiếu của B lên PC và PD. Chứng minh KH luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định. c) Gọi M là trung điểm của PD. Chứng minh M thuộc một đường tròn cố định. d) Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác PCD. Chứng minh I thuộc một đường tròn cố định. Suy ra đường trung trực của PB luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định. Bài 4: Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). M là một điểm thay đổi trên cạnh BC. Đường tròn tâm I qua M tiếp xúc với AB tại B và đường tròn tâm J qua M tiếp xúc với AC tại C cắt nhau tại P. a) Chứng minh P thuộc một đường cố định. b) Chứng minh trung điểm của IJ luôn đi động trên một đường cố định. Bài 5: Cho đường tròn (O) và điểm I cố định nằm trong đường tròn. Hai dây cung AB và CD thay đổi qua nhưng luôn vuông góc nhau tại I. Gọi M, N là trung điểm của AC và BD. Chứng minh rằng MN luôn đi qua một điểm cố định. Bài 6: Cho tam giác ABC cân tại A. D và E là hai điểm thay đổi trên AB và BC sao cho độ dài hình chiếu của DE trên BC bằng nửa độ dài cạnh BC. Chứng minh rằng đường thẳng qua E vuông góc với DE luôn đi qua một điểm cố định. Bài 7: Cho đường tròn (O) cố định và dây AB không qua tâm cố định của đường tròn (O). C là một điểm chuyển động trên cung nhỏ AB. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng AC tại H. a) Chứng minh rằng đường thẳng MH luôn đi qua một điểm cố định. b) Chứng minh rằng M luôn thuộc một đường cố định khi C di chuyển trên cung nhỏ AB. Bài 8: Cho đường tròn tâm O đường kính AB. T là một điểm cố định trên đoạn OB và một đường thẳng (d) qua T vuông góc với AB. M là một điểm di chuyển trên (O) sao cho MA < MB. MA và MB lần lượt cắt đường thẳng (d) tại P và Q. BP cắt (O) tại N. Chứng minh MN luôn đi qua một điểm cố định. . đường tròn (O). M là một điểm thay đổi trên BC không chứa A. Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của A trên MB và MC. a) Chứng minh rằng KH luôn đi qua một điểm cố định khi M thay đổi. b) Gọi P,. C là hai tiếp điểm). Chứng minh rằng khi A thay đổi thì BC luôn đi qua một điểm cố định. b) Giải bài toán trong trường hợp (d) không cắt (O). c) Cho đường tròn (O) và điểm A cố định nằm ngoài. trung điểm của IJ luôn đi động trên một đường cố định. Bài 5: Cho đường tròn (O) và điểm I cố định nằm trong đường tròn. Hai dây cung AB và CD thay đổi qua nhưng luôn vuông góc nhau tại I. Gọi