1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu về Giải Phẫu Hầu

11 2,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 115,64 KB

Nội dung

Tài liệu về Giải Phẫu Hầu

Giải Phẫu Hầu Mục tiêu bài giảng 1. Biết được hình dạng và kích thước của hầu, đối chiếu hầu lên cột sống. 2. Mô tả được hình thể trong của hầu. 3. Mô tả được cấu tạo của hầu. I.Đại cương 1. Vị trí Hầu là một ống cơ mạc không có thành trước, chạy dài từ dưới nền sọ đến ngang mức bờ dưới sụn nhẫn (ngang mức đốt sống cổ thứ sáu), nằm trước cột sống cổ, phía sau ổ mũi, ổ miệng và thanh quản. Hầu là một dạng tiền đình thông nối ổ mũi với thanh quản, ổ miệng với thực quản, hay như một ngã tư giữa đường hô hấp và đường tiêu hoá. Hình 1. Hầu 1. Ổ mũi 2. Ổ miệng 3. Thanh quản 4. Tỵ hầu 5. Khẩu hầu 6. Thanh hầu 7. Lỗ mũi sau 8. Lưỡi gà 9. Nắp thanh mon 10. Vách mũi 11. Ngách hình lê 12. Thực quản 2. Hình dạng và kích thước Hầu có hình phễu, dài 12 - 15cm, dẹt theo chiều trước sau, rộng nhất ở phần dưới nền sọ (đường kính ngang 5cm) và hẹp nhất ở vị trí nối với thực quản (khoảng 2cm) đường kính trước sau 2cm. II. Hình thể trong Hầu được chia làm 3 phần: mũi, miệng và thanh quản. 1. Phần mũi Còn gọi là tỵ hầu, là phần hầu ở sau ổ mũi, trên khẩu cái mềm. - Phía trước: thông với ổ mũi qua lỗ mũi sau. - Thành sau: hơi lõm tương ứng với phần nền xương chẩm đến cung trước đốt sống cổ thứ nhất. - Thành trên: là vòm hầu, nằm dưới thân xương bướm và phần nền xương chẩm. Ở đây có một khối bạch huyết nằm ở niêm mạc, kéo dài đến tận thành sau hầu, gọi là hạnh nhân hầu và ở trẻ em thường bị viêm và khi viêm gây cho trẻ sổ mũi, tắc mũi, khó thở - Thành bên: Ở mỗi bên có một lỗ hầu của vòi tai, nằm sau xoăn mũi dưới khoảng 1cm. Qua vòi tai, hầu thông với tai giữa. Bờ trên và sau của lổ hầu nổi gờ lên gọi là gờ vòi, do sụn vòi tai lồi ra tạo nên. Từ gờ vòi chạy xuống dưới là nếp vòi hầu do cơ cùng tên tạo thành. Sau gờ vòi và nếp vòi hầu là ngách hầu. Một nếp khác chạy từ bờ trước gờ vòi xuống khẩu cái gọi là nếp vòi khẩu cái. Ở bờ dưới của lổ còn có gờ cơ nâng do cơ nâng màn khẩu cái đội niêm mạc lên. Xung quanh lổ hầu vòi tai có nhiều mô bạch huyết gọi là hạnh nhân vòi, mà khi viêm phì đại có thể làm bít lỗ hầu vòi tai, gây rối loạn thính giác. Hình 2. Tỵ hầu 1. Hạnh nhân hầu 2. Lỗ hầu của vòi tai 3. Gờ cơ nâng 4. Nếp vòi hầu 2. Phần miệng hay khẩu hầu Khẩu hầu nằm sau ổ miệng, đi từ bờ sau khẩu cái mềm đến bờ trên nắp thanh môn. - Phía trước: thông với ổ miệng qua eo họng. Eo họng được giới hạn ở trên bởi bờ sau khẩu cái mềm, hai bên là cung khẩu cái lưỡi và phía dưới là rãnh tận cùng. Phần hầu của lưỡi nối với sụn nắp thanh môn bởi các nếp lưỡi nắp và thung lũng nắp thanh môn. - Thành sau: tương ứng ngang mức cung trước đốt sống cổ thứ nhất đến bờ dưới đốt sống cổ thứ ba. - Thành bên: mỗi bên có hai nếp niêm mạc từ khẩu cái mềm chạy xuống. Nếp trước là cung khẩu cái lưỡi do cơ cùng tên tạo thành, chạy xuống chỗ nối 2/3 trước và 1/3 sau lưỡi. Đây là giới hạn bên của eo họng và là ranh giới phân chia giữa ổ miệng và hầu. Nếp sau là cung khẩu cái hầu do cơ cùng tên tạo nên, chạy xuống thành bên hầu, hai cung khẩu cái hầu cùng bờ sau khẩu cái mềm và thành sau hầu giới hạn một lỗ gọi là eo hầu qua đó tỵ hầu thông thương với khẩu hầu. Eo hầu được đóng lại bởi khẩu cái mềm khi nuốt, nói Giữa 2 cung khẩu cái lưỡi và khẩu cái hầu là hố hạnh nhân, chứa hạnh nhân khẩu cái. Hạnh nhân khẩu cái là một tổ chức bạch huyết hình bầu dục cao 2cm, rộng 1,5cm, dày 1,2cm, nặng khoảng 1,5gram. Có cực trên và cực dưới. Mặt trong được phủ bởi niêm mạc, có nhiều hốc. Mặt ngoài dính vào thành bên hầu, ngay trong cơ khít hầu trên. Hạnh nhân khẩu cái chủ yếu được cấp máu từ động mạch mặt, ngoài ra còn có động mạch hầu lên, động mạch khẩu cái xuống và động mạch lưỡi. Ở phần khẩu hầu người ta còn mô tả họng. Là khoang được giới hạn: phía trên là khẩu cái mềm, hai bên là các cung khẩu cái lưỡi, khẩu cái hầu và hố hạnh nhân cùng hạnh nhân khẩu cái, phía dưới là phần hầu của lưỡi. Vùng tỵ hầu và khẩu hầu hình thành một vòng bạch huyết 6 cạnh: trên là hạnh nhân hầu, dưới là hạnh nhân lưỡi, hai bên là hạnh nhân vòi và hạnh nhân khẩu cái, được xem như các đồn tiền tiêu chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Hình 3. Khẩu hầu 1. Khẩu cái mềm 2. Cung khẩu cái lưỡi 3. Nếp vòi hầu 4. Hạnh nhân khẩu cái 5. Cung khẩu cái 6. Lỗ tịt 3. Phần thanh quản hay thanh hầu Thanh hầu nằm sau thanh quản, từ bờ trên sụn nắp thanh môn đến bờ dưới sụn nhẫn, tương ứng từ đốt sống cổ thứ tư đến bờ dưới đốt sống cổ thứ sáu. Hơi rộng ở trên (ngang mức xương móng, đường kính ngang là 4cm), hẹp ở chỗ nối với thực quản (đường kính chỉ 2cm). - Thành sau: liên tục với phần miệng ở trên. - Thành trước: liên hệ mật thiết với thanh quản. + Ở giữa: từ trên xuống dưới là mặt sau nắp thanh môn, lỗ vào thanh quản và mặt sau sụn phễu, sụn nhẫn. + Hai bên là hai ngách hình lê, là hai rãnh dài nằm hai bên lỗ thanh quản, có giới hạn ngoài là màng giáp móng và sụn giáp, giới hạn trong là nếp phễu nắp, sụn phễu và sụn nhẫn. Dị vật nếu có thường mắc lại ở đây. - Thành bên: là niêm mạc lót mặt trong màng giáp móng và mảnh sụn giáp. III. Cấu tạo của hầu Hầu có cấu tạo từ trong ra ngoài bởi các lớp: 1. Lớp niêm mạc Lót mặt trong của hầu, liên tiếp với niêm mạc ổ mũi, ổ miệng, thanh quản và thực quản 2. Tấm dưới niêm mạc Tạo nên mạc trong hầu. Phía trên hơi dày, dính vào mặt dưới nền sọ, gọi là mạc hầu nền. 3. Lớp cơ Gồm hai lớp: lớp cơ vòng và cơ dọc. 3.1. Ba cơ khít hầu Tạo thành lớp cơ vòng bên ngoài: cơ khít hầu trên, cơ khít hầu giữa và cơ khít hầu dưới. Chúng có các đặc điểm: - Nguyên uỷ: ở phía trước, bám vào mỏm chân bướm và xương hàm dưới, xương móng hoặc sụn thanh quản. - Đường đi và bán tận: mỗi cơ có các thớ hình nang quạt, chạy ra sau để bám tận bằng cách đan với cơ bên đối diện ở đường giữa hầu. Bờ trên và bờ dưới các cơ đều lõm. Nhìn từ ngoài vào: cơ dưới chồng lên cơ trên che khuất một phần cơ trên. Dựa vào nguyên uỷ, có thể chia các cơ khít hầu có các phần như sau: - Cơ khít hầu trên: có 4 phần. + Phần chân bướm hầu: bám vào móc của mỏm chân bướm. + Phần má hầu: bám vào vách giữa chân bướm hàm. + Phần hàm hầu: bám ở phần sau của đường hàm móng xương hàm dưới. + Phần lưỡi hầu: bám vào phần trên các cơ lưỡi. - Cơ khít hầu giữa: có hai phần: + Phần sụn hầu: bám ở sừng nhỏ xương móng. + Phần sừng hầu: bám ở sừng lớn xương móng. - Cơ khít hầu dưới: có hai phần: + Phần giáp hầu: bám ở đường chéo mặt ngoài sụn giáp. + Phần nhẫn hầu: bám vào sụn nhẫn. Có nhiều cấu trúc đi qua khe giữa các cơ khít hầu: - Thần kinh quặt ngược thanh quản và động mạch thanh quản dưới đi vào hầu qua khe giữa cơ khít hầu dưới và thực quản. - Nhánh trong của thần kinh thanh quản trên và mạch máu thanh quản trên qua khe giữa cơ khít hầu dưới và cơ khít hầu giữa. - Cơ trâm hầu và thần kinh thiệt hầu (TK IX) qua khe giữa cơ khít hầu giữa và cơ khít hầu trên. -Vòi tai, cơ nâng màng khẩu cái, động mạch khẩu cái lên đi qua khe giữa cơ khít hầu trên và nền sọ. 3.2. Hai cơ trâm hầu và vòi hầu Tạo thành lớp cơ dọc bên trong hầu: - Cơ trâm hầu: từ mỏm trâm, chui qua khe giữa cơ khít hầu trên và cơ khít hầu giữa, đến thành bên hầu. - Cơ vòi hầu: đi từ vòi tai đến thành bên hầu. Các cơ của hầu thực hiện động tác nuốt. Hình 4. Các cơ khít hầu 1. Cơ nhị thân 2. Cơ trâm hầu 3. Cơ khít hầu trên 4. Cơ khít hầu giữa 5. Cơ khít hầu dưới 6. Tuyến giáp 7. Thực quản 4. Mạc má hầu Mạc má hầu liên tục từ má (bao phủ ngoài cơ mút) đến hầu, bao bọc phía ngoài các cơ khít hầu. IV. Liên quan của hầu Phiá sau: hầu liên quan với cột sống, các cơ dài cổ, dài đầu và khoang sau hầu. Khoang sau hầu: là lớp tổ chức liên kết lỏng lẻo phía sau hầu, nằm giữa lá trước cột sống mạc cổ và mạc má hầu, chạy dài từ nền sọ xuống trung thất, hai bên được giới hạn bởi bao cảnh. Do đó một viêm nhiễm ở đây dễ dàng lan xuống trung thất trên. Phía bên: liên quan đến khoang bên hầu và mạch máu, thần kinh vùng cổ. Khoang bên hầu chứa tổ chức liên kết lỏng lẻo từ nền sọ đến ngang xương móng: có giới hạn trong là thành bên hầu, giới hạn trước ngoài là các cơ chân bướm, phía sau ngoài là tuyến nước bọt mang tai, phía sau là mỏm trâm và các cơ bám vào mỏm nà. Khoang bên hầu và khoang sau hầu tạo thành khoang quanh hầu, làm cho hầu di chuyển được dễ dàng trong quá trình nuốt. Phía sau bên hầu còn liên quan với các thần kinh sọ IX, X, XI và XII, thân giao cảm cổ, bao cảnh và các động mạch hầu lên, động mạch khẩu cái lên, động mạch mặt, động mạch lưỡi, động mạch giáp trên và nhánh thần kinh thanh quản trên. V. Mạch máu, thần kinh của hầu 1. Cấp máu cho hầu có các động mạch sau - Động mạch hầu lên và động mạch giáp trên: là các nguồn chính. - Ngoài ra còn có động mạch khẩu cái lên, là nhánh bên của động mạch mặt và động mạch bướm khẩu cái là nhánh bên của động mạch hàm. 2. Thần kinh Thần kinh của hầu phát sinh từ đám rối hầu do nhánh hầu của thần kinh X và thần kinh IX tạo nên cùng với các nhánh giao cảm cổ. Về vận động, thần kinh X chi phối tất cả các cơ, ngoại trừ cơ trâm hầu do thần kinh IX điều khiển. [...]... cương về hoạt động nuốt Nuốt là một hoạt động thần kinh cơ phức tạp, nhờ nó mà thức ăn, thức uống được di chuyển từ miệng qua hầu vào thực quản đến dạ dày Có thể xem như gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn miệng, giai đoạn hầu và giai đoạn thực quản, xãy ra kế tiếp nhau từ trên xuống dưới Khi khối thức ăn được lưỡi đẩy vào hầu, khẩu cái mềm được nâng lên, căng ra và tiếp xúc với thành sau hầu, đóng kín eo hầu. .. khẩu cái mềm được nâng lên, căng ra và tiếp xúc với thành sau hầu, đóng kín eo hầu lại Đồng thời hầu cũng lập tức được nâng lên nhờ các cơ nâng hầu (cơ dọc) Rồi cơ khít hầu trên co lại, vật nuốt được đẩy xuống vùng cơ khít hầu giữa đang giãn ra, kế tiếp cơ khít hầu giữa co lại đẩy tiếp xuống vùng cơ khít hầu dưới Tương tự vật nuốt được đẩy xuống thực quản - See more at: http://yhvn.vn/tai-lieu/giai-phau-hau#sthash.JFWKW9PS.dpuf . vòi hầu Tạo thành lớp cơ dọc bên trong hầu: - Cơ trâm hầu: từ mỏm trâm, chui qua khe giữa cơ khít hầu trên và cơ khít hầu giữa, đến thành bên hầu. - Cơ vòi hầu: đi từ vòi tai đến thành bên hầu. Các. hầu. Nếp sau là cung khẩu cái hầu do cơ cùng tên tạo nên, chạy xuống thành bên hầu, hai cung khẩu cái hầu cùng bờ sau khẩu cái mềm và thành sau hầu giới hạn một lỗ gọi là eo hầu qua đó tỵ hầu. Giải Phẫu Hầu Mục tiêu bài giảng 1. Biết được hình dạng và kích thước của hầu, đối chiếu hầu lên cột sống. 2. Mô tả được hình thể trong của hầu. 3. Mô tả được cấu tạo của hầu. I.Đại

Ngày đăng: 08/05/2015, 23:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w