Phòng GD&ĐT Quận Bình Thủy Đề tham khảo kiểm tra giữa kì 2 Trường THCS Long Tuyền Môn học: Vật lý 8 Năm học ( 2010 – 2011 ) I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: 5 điểm 1. Câu nào phát biểu sau đây là đúng khi nói về các máy cơ đơn giản. A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt hại bấy nhiêu lần về đường đi. B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt hại bấy nhiêu lần về công. C. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi. D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về công. 2. Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất? A. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong thời gian một giây. B. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây. C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t. D. Công suất được xác định bằng công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một mét. 3. Điều nào sau đây là sai khi nói về cơ năng? A. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. B. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng đàn hồi. C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. D. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. 4. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có cả động năng và thế năng? A. Một chiếc máy bay chuyển động trên đường băng của sân bay. B. Một chiếc ô tô đang đỗ trong bến xe. C. Một chiếc máy bay đang bay trên cao. D. Một chiếc ô tô đang chuyển động trên đường. 5. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng. A. Mũi tên bắn đi từ chiếc cung. B. Nước từ trên đập cao chảy xuống. C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc nghiêng xuống dưới. D. Cả ba trường hợp trên. 6. Khi hòa 0,5 lít muối vào 1 lít nước ta được: A. 1,5 lít nước muối. B. Ít hơn 1,5 lít nước muối. C. Nhiều hơn 1,5 lít nước muối. D. Có thể ít hơn, cũng có thể bằng 1,5 lít nước muối. 7. Phát biểu nào sao đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử. B. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hổn độn không ngừng. C. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. D. Các phát biểu A, B và C đều đúng. 8. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. Vì khi mới thổi không khí từ miệng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. 9. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến chuyển động của các nguyên tử? A. Nhiệt độ. B. Thể tích. C. Trọng lượng. D. Khối lượng. 10. Hiện tượng nào sau đây xảy ra do sự khuếch tán của vật chất. A. Giấy thấm hút mực. B. Dòng nước chảy từ trên cao xuống. C. Sức gió làm quay cách quạt. D. Gió làm khô quần áo. II. Bài toán: 5 điểm Bài 1: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Tính chiều dài mặt phẳng nghiêng. Bài 2: Tính công suất của người đi bộ, nếu trong 2 giờ người đó bước đi 10000 bước và mỗi bước cần một công là 40J. Bài 3: Đồng thời bỏ đường vào một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh. Đường trong cốc nước nóng tan nhanh hơn. Tại sao? I. Ma trận: Nội dung kiểm tra Cấp độ nhận thức Tổng cộng Biết Hiểu Vận dụng Định luật về công, công suất 2c( 1 đ ) 2c ( 4đ ) 5,5đ cơ năng, bảo toàn cơ năng 1c ( 0,5đ ) 2c ( 1đ ) 1c ( 1đ ) 2đ Nhiệt học 2c( 1đ ) 3c ( 1,5 đ ) 2,5đ Tổng cộng 2,5đ 2,5đ 5đ 10đ II. Đáp án: 1. Trắc nghiệm: 5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A B B C D B D D A A 2. Tự luận: 5 điểm Bài 1: 2 điểm: m = 50kg => P = 50.10 = 500N 0,5 đ Công của lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng: A 1 = F.l 0,25 đ Công của lực kéo trực tiếp vật theo phương thẳng đứng: A 2 = P.h 0,25 đ Theo định luật về công: A 1 = A 2 Hay F.l = P.h 0,5 đ Chiều dài mặt phẳng nghiêng: 0,25 đ 8m 125 500.2 F P.h l == == 0,25 đ Bài 2: 2 điểm Đổi đơn vị: t = 2.3600 = 7200s 0,5 đ Công thực hiện 10000 bước chân: A = 10000.40 = 400000J 0,5 đ Công suất của người đi bộ: 0,5 đ 55,55W 7200 400000 t A == =P 0,5 đ Bài 3: 1 điểm - Vì nhiệt độ càng cao thì các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh. 0,5đ - Do đó hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh. 0,5 đ *Cách giải khác đúng vẫn tính điểm *Mỗi bài toán sai, thiếu đơn vị trừ 0,25 điẻm . kiểm tra Cấp độ nhận thức Tổng cộng Biết Hiểu Vận dụng Định luật về công, công suất 2c( 1 đ ) 2c ( 4đ ) 5,5đ cơ năng, bảo toàn cơ năng 1c ( 0,5đ ) 2c ( 1 ) 1c ( 1 ) 2đ Nhiệt học 2c( 1 ) 3c ( 1, 5. 2,5đ Tổng cộng 2,5đ 2,5đ 5đ 10 đ II. Đáp án: 1. Trắc nghiệm: 5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A B B C D B D D A A 2. Tự luận: 5 điểm Bài 1: 2 điểm: m = 50kg => P = 50 .10 = 500N 0,5 đ Công của. Bình Thủy Đề tham khảo kiểm tra giữa kì 2 Trường THCS Long Tuyền Môn học: Vật lý 8 Năm học ( 2 010 – 2 011 ) I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: 5 điểm 1. Câu nào phát biểu sau đây