HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ 2 MAY 2006 - 1 - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN BỀN VỮNG Đặt vấn đề Khái niệm "phát triển bền vững" chính thức xuất hiện năm 1987 trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) như là “sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau". Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Điều đó đã được khẳng định qua Tuyên bố Rio de Janeiro (1992) về môi trường và phát triển, bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (2002) ở Johannesburg, các nguyên tắc trên và Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững đã được khẳng định lại và cam kết thực hiện đầy đủ. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) theo Quyết định HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ 2 MAY 2006 - 2 - 153/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương, trong đó có ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đánh giá tình hình phát triển bền vững ngành Nông nghiệp & PTNT Trong suốt quá trình đổi mới, cơ cấu công-nông-dịch vụ cả nước chuyển dịch đúng qui luật, nông nghiệp luôn làm tròn vai trò nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ phát triển. Giá trị sản lượng nông, lâm, ngư nghiệp liên tục tăng trưởng, với tốc độ bình quân 5,55%/năm và tăng GDP là 3,63%/năm. Thắng lợi to lớn của ngành Nông nghiệp và PTNT trong những năm đổi mới là đã đáp ứng đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong nước với mức tăng dân số 1,2 triệu người/năm và xuất khẩu nông sản ngày càng tăng. Nếu như kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 1985 chỉ đạt khoảng 400 triệu USD thì đến năm 2003 đã đạt khoảng 3 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trên thị trường thế giới, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đứng thứ nhất về hồ tiêu (chiếm 14,3 % thị phần) và cà phê vối (chiếm 40% thị phần), thứ hai về lúa gạo (chiếm 12 % thị phần) và hạt điều (chiếm 9.5 % thị phần). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm 2005 đạt 5,8 tỉ USD, tăng 29% so với năm 2004. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, hạt tiêu, điều nhân, sản phẩm gỗ góp phần tiếp tục khẳng định được vị thế của nông, lâm sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc cũng không ngừng tăng lên, từ 27,2% năm 1990 lên 36,7% năm 2004, góp phần đáng kể vào việc tăng cường năng lực phòng hộ quốc gia và bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo an ninh môi trường. Một trong những thành công đáng ghi nhận là tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong khoảng thời gian 5 năm từ 17,2% (với 2,8 triệu hộ) năm 2001, xuống còn 8,3% (với 1,44 triệu hộ) năm 2004 và dưới 7% (với 1,1 triệu hộ) đến cuối năm 2005. “Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004" của Ngân hàng Thế giới đã khẳng định: "Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế". Như vậy, trong 20 năm đổi mới, thắng lợi rõ rệt nhất của Nông nghiệp Việt Nam là tạo ra và duy trì quá trình tăng trưởng sản xuất với tốc độ nhanh, trong thời gian dài. Đây là tiền đề hết sức quan trọng cho một nền kinh tế nông nghiệp bắt đầu công nghiệp hoá. Nhờ đó, nâng cao thu nhập cho đa số cư dân nông thôn, tạo nền tảng vững chắc cho đổi mới kinh tế. Trong các giai đoạn khủng hoảng trong và ngoài nước, sự tăng trưởng của nông nghiệp như một tấm đệm che đỡ những biến động, tạo thăng bằng cho nền kinh tế. Giải quyết HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ 2 MAY 2006 - 3 - được vấn đề an ninh lương thực là bước đột phá quan trọng của quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, mở đường cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển các ngành phi nông nghiệp, góp phần quan trọng bảo đảm ổn định xã hội và chính trị đất nước. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức đối với sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn cũng không phải là ít. Việt Nam vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp với 74% dân sống ở nông thôn, chiếm hơn 60% lực lượng lao động không có tay nghề cao. Ruộng đất ở nông thôn bị chia nhỏ, manh mún, không phù hợp với yêu cầu của việc sản xuất hàng hoá lớn, tập trung. Quá trình cơ giới hoá nông nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến còn diễn ra chậm chạp, dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp rất thấp. Công nghiệp tác động còn yếu vào nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản. Thị trường nông sản không ổn định, giá cả thay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với nông dân. Tình trạng giảm sút đa dạng gen ở giống cây trồng, vật nuôi do trào lưu thay thế giống truyền thống bằng giống mới đang làm cho việc phòng chống sâu bệnh khó khăn hơn. Việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng một cách tuỳ tiện đã có dấu hiệu vượt quá giới hạn cho phép của môi trường sinh thái, dẫn đến thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn nước và gây hại cho sức khoẻ con người. Công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tuy phát triển mạnh ở nhiều vùng nông thôn, thu hút khoảng 2 triệu lao động, song công nghệ sản xuất lạc hậu, sức cạnh tranh kém, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế, môi trường bị ô nhiễm đang là những nguyên nhân cản trở sự phát triển ổn định của khu vực này. Tình trạng bóc lột đất đai và tài nguyên thiên nhiên vẫn tiếp tục diễn ra trên diện rộng. Tài nguyên rừng vẫn tiếp tục bị chặt phá, ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực phòng hộ quốc gia và bảo tồn đa dạng sinh học. Phương hướng phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt nam đã xác định rõ Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010) của nước ta là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Trong thập niên tới, ngành Nông nghiệp và PTNT thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong môi trường hội nhập kinh tế và thương mại thế giới. Chiến lược sẽ tập trung vào tăng năng lực cạnh tranh nông sản Việt Nam, lấy khoa học và công nghệ làm động lực chính trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên, phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn và tăng cường hạ tầng cơ sở. HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ 2 MAY 2006 - 4 - Mục tiêu phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là tiếp tục giữ vững an ninh lương thực quốc gia trên cơ sở duy trì quy mô sản xuất lương thực ổn định; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng nông sản để tăng khả năng cạnh tranh. Gắn sản xuất nguyên liệu với mở rộng chế biến bằng công nghệ thích hợp, tăng cường xúc tiến thương mại, thông tin thị trường nông sản để tăng khả năng tiêu thụ. Tạo nhiều việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn để thu hút lao động mới chưa có việc làm, lao động nhàn rỗi thời vụ có thêm nguồn thu nhập góp phần giảm nhanh nghèo đói. Tăng cường phúc lợi cho người dân nông thôn trên cơ sở mở rộng hệ thống dịch vụ xã hội để người dân tiếp cận với các dịch vụ, đồng thời nâng cao dân trí cho dân cư đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp và PTNT sẽ tập trung vào các lĩnh vực then chốt sau đây: Về kinh tế Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún, phân tán bằng biện pháp dồn điền đổi thửa; tiến tới xây dựng các mô hình sản xuất có quy mô lớn hơn phù hợp với yêu câu sản xuất hàng hoá, phù hợp cho chuyển giao kỹ thuật công nghệ. Phát triển sản xuất gắn với tăng cường hệ thống chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ nông-lâm-thuỷ sản; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Giải quyết tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch bố trí khu công nghiệp và phát triển ngành nghề, bố trí cấp nước và xử lý chất thải sản xuất và chất thải sinh hoạt ở nông thôn để ngăn chặn ô nhiểm. Về xã hội Tiếp tục tăng cường hệ thống hạ tầng nông thôn, tập trung củng cố hệ thống tưới tiêu, tăng cường hệ thống đê sông, đê biển và các công trình phòng chống thiên tai. Nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thông tin và các dịch vụ xã hội khác đáp ứng nhu cầu tiếp cận đến các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hôi của người dân nông thôn. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, trước hết tăng cường đào tạo cán bộ quản lí và cán bộ chuyên môn kỹ thuật, kinh tế cho vùng nông thôn có đủ năng lực đáp ứng cho tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế. HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ 2 MAY 2006 - 5 - Về môi trường Tăng cường biện pháp chống suy thoái đất; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất trên cơ sở áp dụng các mô hình canh tác hợp lý trên từng loại địa hình, loại đất và từng vùng sinh thái. Rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng: phòng hộ, đặc dụng và sản xuất cho từng địa phương và cho cả nước theo hướng phát triển bền vững. Tăng cường biện pháp bảo vệ và phát triển rừng để đảm bảo tăng độ che phủ lên 43% vào năm 2010. Nâng cao nhận thức về giá trị đầy đủ của rừng bao gồm lợi ích kinh tế, lợi ích sinh thái và các giá trị phi sử dụng khác. Bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước, có biên pháp khai thác và quản lý các nguồn nước hợp lý để hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí cũng như nguy cơ ô nhiểm và cạn kiệt nguồn nước. Tăng cường công tác nghiên cứu thu thập và bảo tồn nguồn gen giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các vật nuôi ở các địa phương nhằm tăng tính đa dạng sinh học. Tập trung thay đổi chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để hạn chế dư lượng các hoá chất nông nghiệp, thuốc phòng trừ sâu bệnh trong sản phẩm nông nghiệp và trong môi trường đất, nước. Kết luận Trong giai đoạn tới, phát triển nông thôn bền vững ở Việt nam là một nhu cầu cấp thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hóa. Phát triển nông thôn bền vững nói chung cần được thực hiện trên cơ sở quy hoạch phát triển dài hạn, có căn cứ khoa học và xuất phát từ lợi thế so sánh của nông nghiệp Việt nam. Mục tiêu phát triển nông thôn bền vững phải gắn với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát triển bền vững đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, như Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt nam đã khẳng định. . NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ 2 MAY 2006 - 1 - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN BỀN VỮNG Đặt vấn đề Khái niệm " ;phát triển bền vững& quot;. phát triển nông thôn bền vững phải gắn với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát triển bền vững đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, . giới về Phát triển bền vững (2002) ở Johannesburg, các nguyên tắc trên và Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững đã được khẳng định lại và cam kết thực hiện đầy đủ. Phát triển bền vững