1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tho ve nha giao

7 393 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 109,5 KB

Nội dung

NHỮNG VẦN THƠ ĐẰM THẮM VỀ THẦY GIÁO VÀ MÁI TRƯỜNG Có lẽ không một ngành nào có liên quan đến toàn xã hội như ngành giáo dục, bởi từ lúc trẻ cho đến lúc già, người ít, người nhiều ai cũng phải qua các trương học. Nếu như aị đó có số phận "hẩm hiu" không được tới trường thì thế nào cũng có con em họ được cắp sách tới lớp. Cho nên thời nào cũng thế, người thầy giáo có một vị trí xã hội quan trọng và một vị trí tình cảm đẹp đẽ trong lòng người. "Tôn sư trọng đạo", đó là đạo lý truyền thống của dân tộc. Trong nền thơ ca cách mạng của ta, thơ viết về thầy giáo và nhà trường chiếm một số lượng không nhỏ, nhưng đây là một đề tài khó viết nên những bài thơ hay đọng lại không nhiều. Nhà thơ Vũ Đình Minh tốt nghiệp Đai học sư phạm lên day học ở Cao Bằng. Hình ảnh các em hoc sinh miền núi ngày ngày bǎng đèo vượt suối đến lớp đã làm anh nghĩ ngợi, bút dứt trong bài thơ "ý nghĩ ngày mưa": Thấm lòng tôi những gương mặt trẻ thơ Mối sớm dạy mưa nhòa đèo Khau Cút Các em tôi đang bước lầy bước trượt Tôi ra vào như người thừa chân tay Trước những khó nhọc của học trò, anh biết trách nhiệm của người thầy rất nặng nề: Trống đánh bảy giờ vào lớp lúc đang mưa Tôi lên lớp áo em nào cũng ướt Mái tóc lấm dở từng trang vở học Tôi biết tôi không thể nói những lời thừa. Sau này anh chuyển về trung du dạy học rồi một bước nữa chuyển đi làm vǎn nghệ, một bựớc nữa chuyển về công tác ở Đài phát thanh Hà Nội nhưng nỗi niềm về một mái trường xưa vẫn xôn xao lòng anh: Tôi đã thành người lạ của trường xây Người lạ của các em đang đến lớp Có sao đâu - học trò mườị nǎm trước Đã mang đi thương nhớ của tôi rồi. (Về thǎm trường cũ) Thầy trò sau 3 tháng nghỉ hè lại bồi hồi gặp nhau trong ngày khai giảng. Ngọc Huyến nói lên niềm vui ấy trong bài "Vào thu": Bè bạn gặp nhau tay bắt mặt mừng Quấn quýt bên em những đàn chim nhỏ Muốn kê hết bao nỗi niềm thương nhớ. Dẫu chỉ là xa cách một hè thôi. Để giữ vững được vị trí "đứng lớp" của mình, người giáo viên có lúc cũng phải cố gắng vượt qua những khó khǎn trong đời sống, đối mặt với "cơm áo" mà vẫn phải bằng mọi giá giữ gìn nhân cách. Phan Hữu Hưởng nói với người bạn đời thân thiết của mình những điều gan ruột: Có lẽ nào em lại không tin Như tôi nói ngày mai sẽ khác Người thầy giáo yên tâm đến lớp Nói nhẹ nhàng, thanh thản những điều hay Cơm áo bây giờ là thứ gắt gay Đâu phải riêng ta mà là đất nước Người thầygiáo dù ở cǎn nhà thấp Vẫn luôn cần có một tâm cao (Nói với em) Anh Công Phương Điệp, cán bộ công đoàn xí nghiệp Bao bì xuất khẩu Hà Nội tỏ ra rất thông cảm với nhà giáo: Tiền lương như sợi dây diều Mỏng manh mà giữ mọi chiều đều cân Theo kỳ mỗi tháng một lần Biết là như vậy vẫn tần ngần mong Anh nói đến cả việc sử dụng, việc đối nhân xử thế qua đồng lương khiêm tốn ấy: Như đồng hồ chỉ phút giây Tiền lương nhắc nhớ những ngày về quê Nhớ câu "giấy rách giữ lề" Có trên có dưới mọi bề trước sau Tiền lương tuy chẳng nhiều đâu 1 Vẫn khuyên con nối nhip cầu mà đi (Tiền lương thầy giáo - Công Phương Điệp) Mỗi một giáo viên trong nhà trường đều ghi lòng tạc dạ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: dù khó khǎn gian khổ đến mấy cũng phải thi đua dạy tốt học thật tốt Có nơi nào gian khổ bằng các giáo viên ở miền núi. Nhà giáo dạy toán Nguyên Cảnh Tuấn đã xúc động trước cảnh buổi sáng sa mù bay vào lớp học thành những mảng dày trắng xóa như mưa, các em học sinh trực nhật lớp phải đến sớm đốt lửa cho ấm lớp học, cầm giẻ lau bàn ghế, lau khô lại ướt lại lau cho đến chín giờ sáng sa mù tan, mới bắt đầu bụỗi học: Cời than lửa khói đan dày Khǎn lau bàn ghế em lau mấy lần Mơ hồ sưởi ấm bàn chân Mỏng tang giọt nắng tần ngần liếp đan Chín giờ trang vở trắng bàn Mình tôi học trước trò ngoan một gìơ (Tiết học không có giáo án) Không có thầy giáo, cô giáo nào yêu nghề mà lại không mến trẻ. Cô giáo chuyên vǎn Kim Như Yên tìm thấy tuổi thơ của mình trong hình ảnh các em: Trống vào lớp đã từ lâu Bé ngồi nức nở phía sau góc bàn Má hồng mực tím quệt ngan Hai dòng lệ vẫn chảy tràn không thôi Trong toàn cảnh ấy chỉ có cô giáo là người mẹ hiền thứ hai an ủi được em thôi: Nín đi tôi lựa lời ru Nép đầu tin tưởng em thưa chuyện buồn Ai ngờ trong buổi hoàng hôn Tôi vừa gặp lại tuổi hồng chính tôi (Gặp lại tuổi hồng) Dù vất vả mệt nhọc, những ánh mắt trong sáng của học trò bao giờ cũng là niềm động viên, an ủi các thầy giáo, cô giáo: Tuổi thơ ơi tuổi thơ Đã đi vào ký ữc Những cặp mắt tròn xoe Niềm tin yêu rạo rực Đi suốt cả tháng nǎm Lớn lên cùng lớp học Những ánh mắt đợí chờ Giục tôi lên phía trước (Minh Láng-giáo viên trường tiểu học Lý Nhân Vĩnh Tường Vĩnh Phú) Minh Quang ở Hội vǎn nghệ Bình Thuận trước đây đã có một số nǎm dạy phổ thông và sư phạm nhớ về một thời còn đi học phổ thông, đi đò qua sông Kiến Giang để đến trường cấp II Lệ thủy (Quảng Bình). Ông lái đò không còn nữa nhưng tiếng gọi đò tuổi thơ vẫn thao thức trong hồn anh Ríu ran trên bến đò đầy Trò sau, trò trước vững tay ông chèo Đời vui theo nhip nước reo tiếng "đò ơi" mãi sớm chiều gọi ông Mênh mông trời nước mênh mông Ông như trẻ lại theo dòng tuổi thơ (Nhớ ông lái đò) Nhiều người coi người thầy giáo cũng như ông lái đò đưa khách đi đến muôn nơi còn mình lại ở nguyên bến cũ. Sự so sánh ấy chỉ đúng vể mǎt hình thức vì ông lái đò trên sông không cần biết khách là ai còn người thầy giáo lại lấy sự trưởng thành của học trò làm mục đích sống của mình, hóa thân vào từng em, chǎm chút cho từng em, xứng đáng nhận những tình cảm và lòng biết ơn của mọi người. Thơ viêt về nhà trường còn một mảng quan trọng là viết trực tiếp về đờì sống và tâm tình người thày giáo. Nhà thơ Lê Đình Cánh viết về những cô giáo miền xuôi lên dạy học ở miền núi, chịu đựng bao khó khǎn vất vả, thiếu thốn thiệt thòi vẫn không nản lòng, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Giọng thơ không ca ngợi cũng không bi lụy, viết đúng như cuộc sống khó khǎn của người giáo viên miền núi, đọc lên thêm nặng lòng yêu thương: ở rừng, tự hát ru nhau Lá trầu chị héo quả cau em già Ước ao có một gian nhà Có trưa đưa võng đón bà lên chơi. (Em đi) Bạn Nguyễn Đại Nghĩa công nhân xí nghiệp gạch ngói Hà Tu, Quảng Ninh "thǎm lại trường xưa" với một nỗi bâng khuâng xao xuyến: Đâu rồi bè bạn tri âm Tới trường thủa trời mưa dầm ướt vai Đâu rồi khóm trúc nhành mai Những hàng cây ấy tay ai vun trồng Quyện trong hương nội gió đồng. Trường xưa thắm lại mà không bạn thầy Chỉ bao cặp mắt thơ ngây Tán bàng xanh biếc đan dày tiếng ve Có thể dẫn ra nhiều bài thơ nữa viết về thầy giáo và nhà trường. Mỗi bài thơ một vẻ nhưng hầu thư bài nào cũng chân thành, cũng cảm động 2 Đất nước đổi mới, ngành giáo dục ngày càng được quan tâm, chú ý hơn, đời sống giáo viên ngày càng được cải thiện không ngừng. Làm bệ phóng cho đất nước cất cánh, ngành giáo dục nhận trách nhiệm nặng nề mà cũng hêt sức vẻ vang trước nhân dân, tổ quốu mình. Và những bước đi lên, những bước chuyển mình không dễ dàng ấy, thơ ca vẫn là sự tiếp sức, sự động viên không ngừng. Nguyễn Bùi Vợi Khi thầy về nghỉ hưu Cây phượng già treo mùa hạ trên cao Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp: "Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…" Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao. Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào Con nao nức bước vào trường trung học Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao. Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau? Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi? Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau? Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao Vai áo bạc như màu trang vở cũ Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi! Lá Me (Xin ghi rõ: “Nguồn: thotre.com” khi sử dụng lại bài viết này) Không đề Cầm bút lên định viết một bài thơ Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người. Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ Đâu là cha, là mẹ, là thầy… Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt… Biết bao giờ con lớn được, Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen” Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”… Những con chữ đều đều xếp thẳng Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người . Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh Cửa sổ xe ù ù gió mạnh Con đường trôi về phía chẳng là nhà… Mơ màng nghe tiếng cũ ê a Thầy gần lại thành bóng hình rất thực Có những điều vô cùng giản dị Sao mãi giờ con mới nhận ra. GỬI VỀ CÔ GIÁO DẠY VĂN Có thể bây giờ cô đã quên em Học trò quá nhiều, làm sao cô nhớ hết Xa trường rồi, em cũng đi biền biệt Vẫn nhớ lời tự nhủ: sẽ về thăm. Có thể bây giờ chiếc lá bàng non Của ngày em đi đã úa màu nâu thẫm Ai sẽ nhặt dùm em xác lá Như em thuở nào ép lá giữa trang thơ ? 3 Ước gì Hiện tại chỉ là mơ Cho em được trở về chốn ấy Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái Được vui-buồn-cười-khóc hồn nhiên Em nhớ hoài tiết học đầu tiên Lời cô dạy: "Văn học là nhân học" Và chẳng ai học xong bài học làm người! Chúng em nhìn nhau khúc khích tiếng cười Len lén chuyền tay gói me dầm cuối lớp Rồi giờ đây theo dòng đời xuôi ngược Vị chua cay thuở nào cứ thấm đẫm bờ môi Những lúc buồn em nhớ quá - Cô ơi! Bài học cũ chẳng bao giờ xưa cũ Nguyễn Thụy Diễm Chi THẦY Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại Mái chèo đó là những viên phấn trắng Và thầy là người đưa đò cần mẫn Cho chúng con định hướng tương lai Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu LỜI CỦA THẦY Rồi các em một ngày sẽ lớn Sẽ bay xa đến tận cùng trời Có bao giờ nhớ lại các em ơi Mái trường xưa một thời em đã sống Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao Thủa học về cái nắng xôn xao Lòng thơm nguyên như mùi mực mới Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới Thầy trò mình cũng có lúc chia xa Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ Một lời khuyên biết thế nào cho đủ Các em mang theo mỗi bước hành trình Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên: Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ Tạ Nghi Lễ Từ ngày Quốc tế Hiến chương đến ngày nhà giáo Việt Nam - Tác giả Trần Hữu Trừ Tháng 7-1946 có một tổ chức Quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) đã lấy tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Nǎm 1949 tại hội nghị Vacsxava (Varsovie- thủ đô Ba Lan) tổ chức FISE xâu dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ" bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo. 4 Trong những nǎm kháng hiến chống thực dân Pháp xâm lược, công đoàn giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của giáo giới trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Sau khi thành lập một thời gian ngắn (thành lập ngày 22-7-1951) Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên của FISE và được mời dự hội nghị của FISE ở Vienne (thủ đô nước áo) mùa xuân nǎm 1953. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn. Từ 26 đến 30-8-1957 tại thủ đô Vacxava, hội nghị FISE có 57 nước dự. Công đoàn giáo dục Việt Nam có tham gia quyết định lấy ngày 20-11-1958 ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo" lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những nǎm sau đó còn được tổ chức ở các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20-11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chụi đựng gian khổ của anh chị em, giáo viên kháng chiến. Sau ngày đất nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ý nghĩa của quốc tế hiến chương các nhà giáo đã hoàn thành sứ mạng lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20-11 đã trở thành truyền thống với mọi nội dung của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam. Chính vì thế theo đề nghị của ngành giáo dục ngày 28-9-1982 Hội đồng bộ trưởng (nay thuộc chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT về ngày nhà giáo Việt Nam. Nội dung quyết định có những điều khoản sau: Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình. Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Uỷ ban Nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh. Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được gnhỉ và thǎm gia các sinh hoạt của trường và địa phương. Tóm lại: Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo là một hoạt động quốc tế của công đoàn giáo dục Việt Nam. Nó hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó. Ngày nhà giáo Việt Nam là ngày của toàn dân do nhà nước ban hành vǎn bản quy phạm pháp luật quy định chủ trì tổ chức kỷ niệm là chính quyền và hội đồng giáo dục các cấp. Chúng ta cần phải tuyên truyền cho mọi người hiểu đúng ý nghĩa ngànhà giáo Việt Nam và tổ chức thực hiện tốt. TỰ NGẪM Ngả nghiêng vòng xoáy thị trường Người ta vẫn nói phi thương không giàu Bán mua phố sá nát nhàu Sảy chân vấp ngã, gục đầu đỏ đen Nửa đời không biết bon chen Đường đi không biết giẫm lên chân người Đã quen nét đẹp cao vời Bảng đen phấn trắng nhen ngời ánh mai Gieo mầm mơ ước tương lai Thật lòng con chữ dẫu ai chê nghèo Vườn ươm mắt trẻ trong veo Tâm tư không vướng bọt bèo nổi trôi Bao niềm trăn trở khôn nguôi Âm thầm mạch đất mà khơi mùa vàng Rách - thơm, lành - sạch ta mang Chống chèo giữa chốn nhân gian ồn ào Nghề thầy - hai chữ thanh cao Bạc tiền cũng chẳng thể nào bán mua ! 5 Ấp iu mưa nắng bốn mùa Vững vàng tay lái người đưa con đò Sóng che chở mọi âu lo Đếm tháng năm nhớ học trò thân yêu Ai khôn ai dại trăm chiều Ta giàu có bởi bao nhiêu tâm hồn ! THĂM THẦY Chớm đông em đến thăm thầy Bồi hồi một dáng cao gầy tóc sương Bẵng đi mấy chục năm trường Lại nghe giọng nói thân thương thuở nào Một đời dạy học thanh cao Cầu kiều thầy bắc đường vào nhân gian Phấn bao nhiêu bụi quá giang Vở bao nhiêu chữ hành trang con người Một đời tâm huyết buồn vui Vườn ươm nhân thế đơm chồi nở hoa Con thuyền bến lỡ khách qua Sóng to gió cả gần xa vẫn chờ Một đời rút ruột nhả tơ Lặng thầm dậy sớm thức khuya mỗi ngày Nắng mưa năm tháng vơi đầy Làm sao trả được công thầy , thầy ơi ! Bốn mươi năm ấy qua rồi Học trò giờ cũng qua thời tóc xanh Còn nghe vang vọng vĩ thanh Nảy gieo đều những tốt lành tình thâm Hương Đêm buông xuống vũ trụ chìm giấc ngủ Chỉ còn hoa thức với trời sao Hút từ đất và khí trời tươi mát Dâng cho đời ngào ngạt những sắc hương Em là Em.! Tuổi đôi mươi em vừa tan lớp Bước vào giảng đường ở tận nơi xa Gởi lại cho thầy những tháng ngày qua Với kỷ niệm một thời nông nỗi Và đến nay, em còn chưa dám nói Vì mỗi chuyện này em dấu mãi trong tim Thầy là thầy của chúng em Em là em cũng học trò ngoan của thầy .! Rất may mắn bởi vì ta khờ dại Biết bỏ qua những dấu cộng dấu trừ Để ấm áp giữa vòng tay bè bạn Dẫu cuộc đời bao khốn khó cay chua ! Đợi Thầy về Mặt trời bé thơ khi con Ve vào Hạ Em đau đáu nhìn phương đỏ ven đê Sóng nước rì rào khi nắng chiều rãi xuống Ngọn dừa xanh lấp lánh ánh chiều hôm Em nhớ thầy da diết Vì thầy đi xa tính đã bốn năm rồi. Trường làng vẫn thế Ngọn cây xưa cao vượt mái đầu em Thầy vẫn chưa về con nước đắng Em chờ thầy,sau rặng phượng ven đê! Bụi phấn ! Bao ngày xa thầy trong khỏang cách 6 Có cái vô hình níu kéo giấc mơ em Bởi cái buổi thầy về em tan lớp Chia tay nhau xa mãi cánh chim trời. Dáng thầy đi bóng hắt xuống chân người Không nâng thẳng vai gầy xiêu xiêu bóng Mái tóc bạc thì bóng thầy đen sáng Vì ước mơ em,bóng nắng cũng xanh xao Thầy đã buông viên phấn thuở nào Sao em chỉ nghĩ thầy còn đâu đó Em vẫn nhớ buổi em trèo lấp ló Canh cửa ra vào vì đi muộn thầy ơi Sắp đến ngày Thầy của chúng con yêu ! Bảng đen lặng mài mòn tình phấn trắng Gió bum bê bay hết tóc nhau rồi Sao nụ cười răng khểnh vẫn chờ ai Vẫn níu kéo tình cỏ may vụng dại ? Thơ đường Bài Xướng 1: Nụ cười Nhà Giáo Thấm thoát bao năm đã nghỉ rồi Nụ cười Nhà Giáo vẫn trên môi Đề cương, Giáo àn còn nguyên đó Rượu Đế, thơ Đường lại muốn khơi Thao thức sân trường hồi trống giục Chênh chao mùa phượng xác ve phơi! Đời Sư tu mãi nghe còn Phạm Bút cạn, nghiên mòn thơ vẫn vơi! (Vũ Thi) Bài Xướng 2: Em Gái môi trường Ràn rạt đêm đông xao xác -nghe Tay ai -tiếng chổi miết trên hè Đèn soi một bóng mòn thân gái Sương táp đôi vai -buốt cán tre! Lầm lũi chổi xua bầy rác rưởi Miệt mài tay quét lũ rồi ve ? Phòng văn tôi viết từng câu chữ Thấp thoáng áo em sáng lập loè./ (Vũ Thi) 7 . cũ) Thầy trò sau 3 tháng nghỉ hè lại bồi hồi gặp nhau trong ngày khai giảng. Ngọc Huyến nói lên niềm vui ấy trong bài "Vào thu": Bè bạn gặp nhau tay bắt mặt mừng Quấn quýt bên em những. bạn Dẫu cuộc đời bao khốn khó cay chua ! Đợi Thầy về Mặt trời bé thơ khi con Ve vào Hạ Em đau đáu nhìn phương đỏ ven đê Sóng nước rì rào khi nắng chiều rãi xuống Ngọn dừa xanh lấp lánh ánh. Em chờ thầy,sau rặng phượng ven đê! Bụi phấn ! Bao ngày xa thầy trong khỏang cách 6 Có cái vô hình níu kéo giấc mơ em Bởi cái buổi thầy về em tan lớp Chia tay nhau xa mãi cánh chim trời. Dáng

Ngày đăng: 07/05/2015, 21:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w