1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TUYỂN TẬP CÁC BÀI ĐỌC HIỂU VĂN 12

14 5,1K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 116 KB

Nội dung

Tuyển tập đọc hiểu Vợ chồng A Phủ Đề Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị không thấy sợ Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay ”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng chạy vụt ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, 1/ Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2/ Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì? 3/ Các từ láy được gạch chân: rón rén, hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ? 4/ Xác định ý nghĩa nghệ thuật hình ảnh cái cọc và dây mây trong đoạn văn bản. 5/ Tại sao câu văn : “Mị đứng lặng trong bóng tối.” lại được tách thành một dòng riêng? 6/ Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hôm nay. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế” Câu 1: Văn bản trên trích trong tác phẩm nào? của ai? Câu 2: Nội dung của đoạn văn? Câu 3: Nhận xét về cách tính thời gian của tác giả trong đoạn văn? Câu 4: Nếu em rơi vào hoàn cảnh như nhân vật trong tác phẩm em sẽ làm gì? ĐỀ Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : "Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại". 1 (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng nhiều câu ngắn kết hợp với các câu dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh. Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ? 4. Đoạn văn bản trên khiến anh/chị liên tưởng đến hiện tượng nào trong cuộc sống? Nêu ngắn gọn những hiểu biết của anh/chị về hiện tượng và đưa ra một giải pháp mà anh/chị cho là hợp lí nhất để giải quyết hiện tượng này. Đề Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mỵ chết. Nhưng Mỵ cũng không còn nghĩ đến Mỵ có thể ăn lá ngón tự tử. Ở lâu trong cái khổ, Mỵ cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mỵ cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Đến bao giờ chết thì thôi. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng nghệ thuật điệp từ và so sánh. Tác dụng của những hình thức nghệ thuật này là gì ? 4. Câu văn Ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra có ý nghĩa gì? Đề Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Thế là từ đấy A Phủ phải ở trừ nợ cho nhà quan thống lý. Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò chăn ngựa, quanh năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò rừng. A Phủ đương tuổi sức lực. Đi làm hay đi săn cái gì cũng phăng phăng. Không còn có lúc nào trở về làng bên. Nhưng A Phủ cũng chẳng muốn trở về làm gì bên ấy. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 2 3. Xác định các biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò chăn ngựa, quanh năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò rừng.Tác dụng của những hình thức nghệ thuật này là gì ? 4. Từ trích đoạn văn bản trên, nêu nét riêng của nhà văn Tô Hoài khi xây dựng nhân vật A Phủ ? Đề : Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa bùng lên, cùng lúc ấy Mỵ cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng. Mới biết nó còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mỵ vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng chết đấy, cũng thế thôi. Mỵ vẫn trở dậy, vẫn sưởi. Mỵ chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về thấy Mỵ ngồi đấy, A Sử ngứa tay đánh Mỵ ngã xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mỵ vẫn ra sưởi như đêm trước.Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mỵ trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mỵ trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mỵ chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mỵ, Mỵ cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ Mỵ phảng phất nghĩ như vậy. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định từ loại của từ bò trong câu văn một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ. Hiệu quả nghệ thuật của từ đó là gì ? 4. Xác định tâm trạng đối lập giữa đêm nay và đêm sau diễn ra đối với nhân vật Mị. Ý nghĩa của sự đối lập đó là gì? 5. Hai câu văn Chúng nó thật độc ác và Người kia việc gì mà phải chết được sử dụng bằng nghệ thuật gì? có ý nghĩa gì trong việc thể hiện tính cách nhân vật Mị? Đề Đám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biết có người bước lại Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi " rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. 3 Mỵ đứng lặng trong bóng tối. Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Các từ láy được gạch chân: rón rén , hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ ? 4. Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản ? 5. Tại sao câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng? 6. Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻ hôm nay. Đề……….Đọc đoạn văn và trả lời. “Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp. A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.” (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên? 2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? 3. Xác định hình thức trần thuật của đoạn văn trên? 4. Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên? 5. Nêu nội dung chính của đoạn văn? 6. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng? Đề : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ cong biết đợi ngày rũ xương ở đây 4 thôi… người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ … Mị phản phất nghĩ vậy.” (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên? 2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? 3. Xác định hình thức trần thuật của đoạn văn trên? 4. Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên? 5. Nêu nội dung chính của đoạn văn? VỢ NHẶT – KIM LÂN Đề : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Ðịnh, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. (Trích Vợ nhặt – Kim Lân) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Các từ láy: lũ lượt, dắt díu, xanh xám,ngổn ngang,rác rưởi đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi diễn tả cái đói ở xóm ngụ cư ? 4. Xác định biện pháp tu từ về từ trong văn bản ? Ý nghĩa nghệ thuật của biện pháp đó là gì ? Trả lời : Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính. Câu 2 : Đoạn văn kể về cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư, gây ra cái chết thê thảm cho người nông dân Việt Nam. Câu 3 : Các từ láy được gạch chân: lũ lượt, dắt díu, xanh xám, ngổn ngang,rác rưởi đạt hiệu quả nghệ thuật diễn tả gợi hình ảnh cái đói thật khủng khiếp. Đó là bức tranh hiện thực có sức tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít gây ra vào năm Ất Dậu ( 1945) Câu 4 : Biện pháp tu từ về từ trong văn bản là so sánh tu từ : xanh xám như những bóng ma;Người chết như ngả rạ Ý nghĩa nghệ thuật : thể hiện bút pháp tả thực đến trần trụi, tạo ám ảnh khi tả người sống liền kề người chết, hao hao nhau, từa tựa nhau, nhấn mạnh ấn tượng về ranh giới mong manh giữa sống và chết, cõi âm và cõi dương. Đề : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi 5 mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi: - Ai đấy nhỉ? Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên? - Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu. - Quái nhỉ? Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc: - Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để. - Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không? Họ cùng nín lặng. (Trích Vợ nhặt – Kim Lân) 1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Câu văn Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ được sử dụng biện pháp tu từ gì? Ý nghĩa nghệ thuật biện pháp tu từ đó? 4. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình làng nghĩa xóm trong cuộc sống hôm nay ? Trả lời : Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Câu 2 : Đoạn văn kể về những lời bàn tán của dân xóm ngụ cư khi nhân vật Tràng dẫn thị ( người vợ nhặt) về. Câu 3: Câu văn sử dụng biện pháp tu từ đối lập : khuôn mặt hốc hác u tối-rạng rỡ ; đói khát, tăm tối -lạ lùng và tươi mát . Ý nghĩa nghệ thuật: Nhà văn khẳng định: chính khát vọng sống còn và khát vọng hạnh phúc trước mọi ý thức tuyệt vọng và tê liệt vì nạn đói, có tác dụng làm cho tâm hồn của người dân đói khổ, chết chóc đã rạng rỡ hẳn lên. Câu 4 : Đoạn văn cần đảm bảo các ý: -Dẫn ý bằng chính nội dung đoạn trích: người dân xóm ngụ cư kẻ mừng người lo khi thấy nhân vật Tràng dẫn thị về - Tình làng nghĩa xóm là gì? - Ý nghĩa của tình làng nghĩa xóm? - Phê phán lối sống thực dụng đèn nhà ai nhà nấy sáng và nêu hậu quả. - Bài học nhận thức và hành động? Đề : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa 6 từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng. (Trích Vợ nhặt – Kim Lân) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định phép điệp trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó ? 4. Các từ ngữ tình nghĩa, mới mẻ, lạ lắm,ôm ấp, mơn man có hiệu quả diễn đạt như thế nào? 5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ lối sống tình nghĩa của con người. Đề 17: Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định từ loại của các từ giẫy, quét và nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ đó ? 4. Ý nghĩa của từ nên người trong văn bản là gì? 5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về hạnh phúc. Trả lời : Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính . Câu 2 : Đoạn văn diễn tả cảnh tại ngôi nhà của nhân vật Tràng vào buổi sáng, sau đêm tân hôn. Câu 3 : Từ giẫy, quét là động từ. Hiệu quả nghệ thuật của các từ đó : nhà văn tả những việc làm vào sáng sớm của bà cụ Tứ và con dâu. Họ đang xây đắp mái ấm gia đình, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, ngăn nắp. Chính hạnh phúc gia đình đã làm thay đổi không khí ngôi nhà, xua đi sự ám ảnh của cái đói, cái chết đang rình rập. Câu 4 : Ý nghĩa của từ nên người : thể hiện sự trưởng thành của nhân vật Tràng đối với gia đình . Đó là trách nhiệm làm con, làm chồng và tương lai sẽ làm cha của anh khi đã có vợ. Nhà văn thể hiện tấm lòng nhân đạo, hiểu được tâm trạng vui sướng khi được đón nhận hạnh phúc của Tràng. Câu 5 : Đoạn văn cần đảm bảo các ý: - Dẫn ý bằng niềm vui của nhân vật Tràng khi có vợ. - Hạnh phúc gì? Biểu hiện của hạnh phúc? - Ý nghĩa của hạnh phúc nói chung, hạnh phúc gia đình nói riêng? - Phê phán những bất hạnh diễn ra trong gia đình và nêu hậu quả. - Bài học nhận thức và hành động? 7 Đề 18: Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: -Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Các từ ngữ mẹt rách, lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo trong đoạn văn đạt hiệu quả diễn đạt như thế nào? 4. Việc bà cụ Tứ khuyên con mua lấy đôi gà có ý nghĩa gì? 5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về câu nói : gia đình là mái ấm duy nhất của mỗi con người ? Đề : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: - Điêu! Người thế mà điêu! Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. - Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống thế mà mất mặt. À hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười. - Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẳn ngồi xuống ăn miếng giầu đã. - Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu. Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn. - Đấy, muốn ăn gì thì ăn. Hắn vỗ vỗ vào túi. - Rích bố cu (1), hở! Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả: - Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì. Thế là thi ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: - Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố. Hắn cười: - Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ, có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng 8 cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái: - Chậc, kệ!” (Trích Vợ nhặt - Kim Lân) 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên? 2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? 3. Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên? 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn? 5. Đặt tên cho đoạn văn trên? 6. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng? 7. Các từ: sưng sỉa, cong cớn, có tác dụng gì trong việc diễn tả tính cách, thái độ của nhân vật thị lúc này? - Tại sao trong hoàn cảnh đói khát lúc bấy giờ, thậm chí chính bản thân Tràng cũng thừa biết rằng: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng.” Nhưng cuối cùng anh ta cũng “Chậc, kệ!” và quyết định dẫn vợ về. Cái tặc lưỡi đó có ý nghĩa gì? Phần 1: Đọc - hiểu (3 điểm) Cho văn bản sau “…Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. Mấy đứa trẻ đứng dừng lại, nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gào lên: - Anh Tràng ơi! - Tràng quay đầu lại. Nó cong cổ gào lên lần nữa - Chông vợ hài. Tràng bật cười: - Bố ranh ! ” Em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? Câu 3: Tâm trạng của Tràng trong đoạn trích trên? Câu 4: Suy nghĩ của em về cuộc sống của người dân lúc bấy giờ. BÀI 3 RỪNG XÀ NU Đề Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. 9 Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van ” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! ( Trích Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành) Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. 4. Nêu ý nghĩa biểu tượng ngón tay trong văn bản ? 5. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của tuổi trong cuộc sống hôm nay. Đề Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng (Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, đối lập. Xác định biểu hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ? 4. Xác định từ loại của các từ được gạch chân : mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản ? Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó là gì ? 5. Từ văn bản trên, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về những cánh rừng bị tàn phá hiện nay 10 [...]... văn trên được viết theo giọng kể của ai ?? 2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3 Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống 4 Từ văn bản trên , viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về Hà Nội Thầy ( cô ) nào có nhu cầu chia sẻ tuyển tập bài. .. MỘT NGƯỜI HÀ NỘI Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng” (Trích Một người Hà Nội- Nguyễn Khải- Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.82) 1 Đoạn văn trên được viết... chủ yếu của đoạn văn là gì ? 3 Xác định phép điệp trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó 4 Tại sao nhà văn Nguyễn Khải gọi nhân vật bà Hiền là hạt bụi vàng ? Đề Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: 13 Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y... là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…” (Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng) a Hãy xác định nội dung chính của đoạn trích trên? Nếu đặt cho đoạn văn một nhan đề, anh/ chị sẽ đặt là gì? (1đ) b Cụm từ in đậm là thành phần gì trong câu? (1đ) c Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn văn? (1đ) BÀI... cầu chia sẻ tuyển tập bài tập Đọc hiểu của khối 12 3 tập này, xin liên hệ qua địa chỉ Email Tuanquang262002@gmail.com hoặc gọi DĐ Số 0913.486.933 được giải đáp Thầy(cô) vui lòng khi gửi Email ghi rõ Họ và tên: ………… Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh…) , số Di động cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn Cảm ơn quý Thầy/ Cô quan tâm việc giảng dạy Ngữ Văn theo phát triển năng... cháu đã có khả năng gánh vác việc lớn ngoài xã hội, kế tục được truyền thống yêu nước và cách mạng của gia đình mình BÀI … MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN Cho đoạn văn sau: “Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng...11 BÀI NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH Đề Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi), chi tiết hai chị em khiêng bàn thờ má qua nhà chú Năm là một chi tiết độc đáo Việt... tội ác của chúng và trách nhiệm của chính mình: đi trả thù cho ba má vì nó đang đè nặng trên vai - Qua cảm nhận của Việt nhà văn như muốn gởi gắm: thế hệ trẻ cần hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình cảm đất nước; nhiệm vụ của gia đình với nhiệm vụ của đất nước Đề Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề... thoại trên của nhân vật chú Năm 12 + Lời thoại nói về chị em Chiến và Việt, gọi chung theo cách của chú Năm là “nó” – Thái độ đối với người được nói tới (0.5 điểm) - Thương yêu và tự hào trước sự khôn lớn không ngờ của hai cháu, vì thấy chịem Chiến và Việt đã biết thu xếp việc nhà ổn thỏa, chu đáo như những người đã trưởng thành trước khi lên đường nhập ngũ – Tin tưởng các cháu đã có khả năng gánh vác... cụm từ “trong (thực tế) lịch sử”Trong lịch sử chưa có một đội bóng Châu Âu nào chiếm được ngôi vị số một b Câu trên sai ngữ pháp, vị trí từ “cả” và từ “nữa” đặt không đúng chỗ đã làm câu sai Ta có hai cách chữa: + Đổi vị trí từ “ cả” Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất trong nông nghiệp, trong ngành vận tải và cả trong công nghiệp nữa + Bỏ từ “nữa” Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng . củi, mà lại sống. 4. Từ văn bản trên , viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về Hà Nội. Thầy ( cô ) nào có nhu cầu chia sẻ tuyển tập bài tập Đọc hiểu của khối 12 3 tập này, xin liên hệ. phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên? 2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? 3. Xác định hình thức trần thuật của đoạn văn trên? 4. Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn. phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên? 2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? 3. Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên? 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn? 5.

Ngày đăng: 06/05/2015, 08:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w