Những thay đổi trong xét NV 2, 3

5 242 0
Những thay đổi trong xét NV 2, 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhiều thay đổi trong xét tuyển NV 2, 3 TT - Chiều 2-3, Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011. Theo đó, bộ yêu cầu các trường thực hiện việc công khai thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT). Đồng thời lần đầu tiên cho phép thí sinh được đề nghị rút lại hồ sơ ĐKXT sau khi nộp. Cụ thể, Bộ GD-ĐT yêu cầu trong thời hạn quy định, hằng ngày các trường nhận hồ sơ ĐKXT của thí sinh và công bố công khai thông tin về hồ sơ ĐKXT nguyện vọng (NV) 2, NV3 của thí sinh trên trang web của trường. Đồng thời bộ nhấn mạnh: “Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: nhận hồ sơ, cập nhật thông tin hồ sơ từng ngày, công bố công khai các thông tin về hồ sơ ĐKXT của thí sinh ”. Đặc biệt, sau khi nộp hồ sơ ĐKXT vào trường, nếu có NV thí sinh được rút hồ sơ để nộp vào trường khác, và yêu cầu các trường phải tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh được rút hồ sơ ĐKXT. Có lợi cho thí sinh? Ngay sau khi nhận được thông tin này, ông Nguyễn Kim Sơn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn (ĐHQG Hà Nội), cho rằng: “Tôi rất ủng hộ việc công khai thông tin xét tuyển. Vì thí sinh có dữ liệu để cân nhắc lựa chọn hợp lý các ngành đào tạo, trường cũng có cơ hội tuyển đúng, đủ những thí sinh có chất lượng, có NV”. Cùng quan điểm với ông Sơn, ông Bùi Xuân Nhàn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại, cho biết: “Việc công khai thông tin và cho phép rút hồ sơ tôi nghĩ là nên làm, tốt cả cho trường, cả cho thí sinh, không những không kéo dài thời gian xét tuyển mà còn khiến việc xét tuyển bớt nặng nề”. Ông Lê Quốc Hạnh, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Hà Nội, khẳng định kể cả các trường tốp đầu chưa từng lo lắng về chất lượng thí sinh cũng nên ủng hộ quy định này, vì như vậy sẽ không bỏ sót những thí sinh có điểm cao nhưng vì e dè nên chỉ dám đăng ký vào trường tốp dưới. Với quy định mới, ông Hạnh cho rằng sẽ khiến các trường phân tốp rõ rệt hơn trước đây. Đó cũng là cơ hội để các trường phải cố gắng, cạnh tranh. Ông Võ Văn Tuấn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Lang - cũng cho rằng việc cho phép thí sinh rút hồ sơ ĐKXT sau khi đã nộp là cần thiết. Việc này có lợi cho phía thí sinh vì tạo thêm cơ hội trúng tuyển cho thí sinh, đồng thời giúp các trường còn chỉ tiêu có thêm cơ hội nhận thí sinh. Phức tạp “nộp vào, rút ra” Trong khi đó, đại diện nhiều trường ĐH cho rằng những quy định mới này sẽ gây khó khăn và tạo áp lực rất lớn cho các trường. Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, những quy định mới này trái với quy định về xét tuyển trước đây (bảo mật đến cuối thời gian xét tuyển - PV). PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho hay: Nếu thực hiện theo quy định mới này, các trường sẽ rất vất vả. Các thí sinh thường tập trung nộp hồ sơ ĐKXT vào những ngày cuối của mỗi đợt xét tuyển. Như vậy, việc công khai thông tin trong những ngày đầu không vấn đề gì nhưng những ngày cuối sẽ rất khó khăn. Đồng quan điểm với ông Hùng, TS Nguyễn Tiến Dũng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho rằng việc Bộ GD-ĐT buộc tất cả các trường phải công khai thông tin xét tuyển là không khả thi. Còn theo cán bộ phòng đào tạo một trường thành viên ĐHQG TP.HCM, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT qua nhiều kênh (bưu điện, trực tiếp tại trường) sẽ không có ai kiểm tra đóng dấu xác nhận thời gian nhận hồ sơ vào giờ nào. Hơn nữa không phải ngày nào bưu điện cũng mang ngay hồ sơ của thí sinh đến trường, có khi một hai ngày sau họ mới mang đến. Rõ ràng yêu cầu công khai thông tin này là không khả thi. Đặc biệt, với quy định cho phép thí sinh rút hồ sơ sau khi đã nộp vào khiến nhiều trường không đồng tình. Việc này chắc chắn sẽ tạo ra sự rối ren, thậm chí dễ tạo cảnh tượng hỗn loạn ở một số trường khi có hàng ngàn thí sinh đến nộp, rút hồ sơ ĐKXT - PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng cảnh báo. Trong khi đó, theo TS Nguyễn Tiến Dũng: Không nên cho phép thí sinh rút lại hồ sơ ĐKXT khi đã nộp. Thí sinh phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, chứ cứ nộp vào rồi rút ra thì người đâu mà phục vụ! Đó là chưa kể hiện Bộ GD-ĐT vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể những quy định, điều kiện những thí sinh nào được phép rút hồ sơ ĐKXT sau khi đã nộp và việc các trường trả lại chi phí xét tuyển này cho thí sinh ra sao. Bà Nguyễn Thị Tĩnh, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng: “Nếu chúng ta có thể thực hiện việc xét tuyển qua mạng như nhiều trường nước ngoài làm thì rất tốt. Nhưng hiện nay, với nhiều trường việc tuyển sinh còn rất nặng nề, cuốn vào đó nhiều nhân lực, thời gian. Việc cho phép thí sinh rút hồ sơ sẽ ít nhiều khiến các trường phải xử lý nhiều việc hơn. Các trường phải có nhân lực thường trực để cập nhật thông tin lên mạng, để tiếp nhận hồ sơ và trả hồ sơ. Vì với một trường, sẽ không chỉ có việc thí sinh rút hồ sơ nhiều lần mà còn có việc thí sinh nộp hồ sơ nhiều lần, chứ không nộp đồng loạt vào một số ngày nhất định như trước. Ông Lê Quốc Hạnh nhận xét: Với những trường quản lý tốt vấn đề tuyển sinh, làm việc chuyên nghiệp, có hệ thống, có điều kiện công nghệ thông tin hiện đại thì việc thực hiện quy định mới của bộ không khó khăn gì. Nhưng ngược lại, trường quản lý theo kiểu cổ lỗ, cán bộ làm việc chủ yếu trên giấy tờ thì sẽ vất vả, cập rập, có thể nhầm lẫn, sai sót . Lúng túng khi thực hiện Chủ trương thì rất tốt nhưng quá trình thực hiện chắc chắn sẽ rất nhiều phức tạp. Những cán bộ làm công tác tuyển sinh lâu năm của các trường dẫn chứng một số khó khăn có thể thấy trước mắt. Về việc công khai số liệu tuyển sinh, tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam lo ngại: “Công khai thông tin thường xuyên về số lượng hồ sơ xét tuyển trên website của trường sẽ tốt nếu TS nộp hồ sơ sớm và đều đặn. Trong trường hợp nhiều TS có tâm lý đợi tới giờ chót mới nộp hồ sơ thì việc thay đổi này sẽ không có giá trị gì. Bởi lẽ, đặt trường hợp có trường nào đó thời gian đầu lượng hồ sơ về quá nhiều khiến tâm lý của thí sinh lo ngại và rút hết hồ sơ hoặc ngược lại ban đầu số hồ sơ quá ít và thời gian cuối sẽ đổ xô về trường đó thì cũng như không”. Trong khi đó, thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, lại cho rằng: “Với các trường khó tuyển sinh thì dù kéo dài thời gian xét tuyển tình hình cũng không khá hơn. Còn việc công khai số liệu hồ sơ hằng ngày là rất khó, bởi hồ sơ có khi nhận trực tiếp tại trường, có khi qua bưu điện. Việc rút hồ sơ lại cực kỳ rối, nên rút thời gian nào cho hợp lý và các TS ở xa gửi qua bưu điện thì cách thức rút thế nào”. Ông Vũ nhấn mạnh: “Nếu quá cởi mở về thông tin sẽ làm cho việc xét tuyển NV2 dễ hơn thi tuyển NV1. Đặc biệt, điều đáng lo ngại nhất với các trường là tỷ lệ ảo sẽ cao”. Theo ông Đinh Việt Hải - Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), thì việc cho TS rút hồ sơ là rất khó thực hiện. Ông Hải cho biết, việc hằng ngày các trường cập nhật và công khai thông tin thì hoàn toàn có thể làm được nhưng việc để cho TS rút hồ sơ sẽ xảy ra tình huống: Đêm đêm, TS phải chờ xem tin hoặc gọi điện cho người thân xem giúp thông tin. Sáng ra lại ào ào đến rút rồi lại ào ào đến nộp trường khác. Đằng đẵng 20 ngày, TS sẽ theo dõi rồi sẽ nộp vào rút ra liên tục thì trường không khác gì “sàn chứng khoán”. Đặc biệt, đến ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ xét tuyển, khi các trường công bố thông tin mà số hồ sơ vượt quá chỉ tiêu một chút là có thể xảy ra tình trạng TS đồng loạt đến rút hồ sơ. Khi ấy nhà trường sẽ lại thiếu chỉ tiêu. Đồng thời, việc cho rút sẽ làm thiệt thòi cho các TS ở xa. Ví dụ những TS nộp hồ sơ qua bưu điện khi muốn rút nhưng ở xa thì bạn đến rút hộ được không? Thủ tục thế nào? Vì vậy, ông Hải đề nghị nên quy định cụ thể có một hay 2 thời điểm để rút nhằm giúp TS chủ động được thời gian và nhà trường bố trí công việc cho phù hợp. Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Bình - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, lo âu: “Việc TS được rút hồ sơ xét tuyển khiến công tác lưu trữ hồ sơ, dữ liệu dễ xảy ra sai sót hơn. Sẽ xảy ra trường hợp TS nộp đơn vào một trường rồi rút ra nộp vào trường khác. Sau đó, khi trường thứ hai công bố số lượng TS điểm cao, thấy mình không đủ khả năng đậu, TS này lại rút hồ sơ nộp lại vào trường thứ nhất. Điều này khiến dữ liệu tuyển sinh sẽ bị lộn xộn. Đáng lưu ý, năm nay Bộ GD-ĐT quy định, TS đã trúng tuyển ĐH, nếu có NV học tại trường CĐ địa phương cùng khối thi và trong vùng tuyển, phải làm đơn kèm Giấy báo trúng tuyển gửi trường CĐ có NV học để trường xét tuyển. Nếu thực hiện quy định này thì trường ĐH sẽ bị mất sinh viên. TS mang giấy báo trúng tuyển đi nơi khác và sử dụng còn trường ĐH lại chờ họ nhập học. Như vậy, các trường buộc phải gọi thừa chỉ tiêu và không biết gọi thế nào cho đúng với chỉ tiêu được giao. Cơ hội cho thí sinh chọn trường phù hợp năng lực Kéo dài thời gian xét tuyển Như vậy, so với các kỳ tuyển sinh năm trước, những thí sinh không trúng tuyển NV1 có thêm thời gian năm ngày cho mỗi đợt ĐKXT NV2 và NV3. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian dành cho công tác tuyển sinh của các trường sẽ kéo dài thêm. Việc xét tuyển được thực hiện trong ba đợt. Đợt 1, các trường công bố điểm trúng tuyển NV1 chậm nhất là ngày 20-8-2011. Đợt 2, các trường tổ chức nhận hồ sơ ĐKXT NV2 từ ngày 25-8 đến 17g ngày 15-9. Đợt 3, các trường nhận hồ sơ ĐKXT NV3 từ ngày 20- 9 đến 17g ngày 10-10. * Cho em hỏi làm thế nào để chọn ngành phù hợp với năng lực và sở thích? - TS Phạm Tấn Hạ: Khi chọn ngành nghề, cái đầu tiên là dựa vào sở thích, thứ hai là năng lực bản thân và thứ ba là nhu cầu xã hội (nhu cầu xã hội có trước mắt và nhu cầu lâu dài, có rất nhiều ngành về lâu dài xã hội sẽ rất cần). Vậy các bạn căn cứ vào những điều gì để chọn được ngành phù hợp? Các bạn có thể làm các bài trắc nghiệm, tham khảo ý kiến của thầy cô, cha mẹ. Khi đã chọn được ngành, các bạn cần xác định xem ngành nghề mình chọn có phù hợp với năng lực của mình hay không. Khi các bạn thích và năng lực đáp ứng được để theo học ngành đó thì các bạn sẽ học tập tốt hơn. - TS Nguyễn Văn Thư: Một ngành có nhiều trường đào tạo. Các bạn có thể tham khảo điểm chuẩn của nhiều trường khác nhau trong nhiều năm gần đây, xem trường nào có điểm chuẩn phù hợp với năng lực của mình nhất để chọn được trường phù hợp. Cùng một ngành nhưng điểm chuẩn của các trường thường khác nhau. * Sau khi rớt NV1, em nên đăng ký xét tuyển NV2, 3 như thế nào cho dễ đậu nhất? - ThS Lê Đức Thịnh: Trường có xét tuyển NV2 đều đăng thông báo xét tuyển trên trang web của trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các em căn cứ vào điểm thi của mình, xem xét điểm xét tuyển NV2 của các trường cũng như chỉ tiêu của ngành đó để chọn được ngành nhiều cơ hội trúng tuyển nhất. Đặc biệt năm nay các em đã nộp hồ sơ xét tuyển có thể rút hồ sơ để nộp vào trường khác. Như vậy cơ hội của các em cũng đã nhiều hơn. - ThS Lê Văn Hiển: Năm nay thông tin về số lượng hồ sơ xét tuyển NV2 sẽ được các trường công khai. Do đó, các bạn cần theo dõi thông tin trên trang web của các trường để biết rằng với ngành đó, chỉ tiêu đó đã có bao nhiêu hồ sơ nộp vào, số điểm là bao nhiêu. Sau đó các bạn cân nhắc và lựa chọn. * Theo xu hướng hiện nay, nhóm ngành kinh tế được rất nhiều bạn chọn. Liệu 4-5 năm năm nữa nhu cầu nhân lực ngành này có còn không, cơ hội việc làm thế nào? Học trường nổi tiếng sẽ dễ xin việc hơn? - ThS Lâm Tường Thoại: Trong quá trình phát triển có một lúc nào đó nhu cầu nhân lực sẽ chựng lại nhưng chắc chắn sẽ không bão hòa. So sánh giữa các trường là khập khiễng, vấn đề là do nỗ lực của các em. Chương trình đào tạo của các trường giống nhau 70%, bằng cấp có giá trị tương đương và thầy cô cũng đã cố gắng để đào tạo sinh viên có chất lượng tốt nhất. Do đó, vấn đề còn lại là kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng mà các em tích lũy được khi ngồi trên ghế nhà trường. * Thi vào Trường ĐH Giao thông vận tải ngành đường sắt metro có phù hợp với nữ? - TS Nguyễn Văn Thư: Đây là ngành học rất mới, mới đào tạo năm thứ 3. TP.HCM hai tuyến đường sắt đầu tiên đã khởi công nhưng chưa có nguồn nhân lực. Ngành này nam nữ đều học được. Học ngành này các em học kiến thức về địa chất, kỹ thuật xây dựng * Ngành xây dựng đường sắt metro học lực trung bình có thi được không? - TS Nguyễn Văn Thư: Đây là ngành học mới của Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM mới đào tạo 3 năm . Điểm chuẩn không cao lắm. Nếu em nhắm chừng thi được 15 điểm thì có thể trúng tuyển. Ngành này tương lai sẽ rất cần nguồn nhân lực. * Học lực của em trung bình trong khi những nhóm ngành khối B khá cao, em phải làm sao? - PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng: Nhóm ngành khối B có một số ngành về y dược điểm khá cao, nếu học lực trung bình thì khó thi đậu. Em có thể học ở bậc trung cấp, cao đẳng sau đó học liên thông lên đại học * Ngành kỹ thuật môi trường và quản lý môi trường học những gì, ra trường làm việc ở đâu? - PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng: Đây là hai chuyên ngành nhỏ trong ngành môi trường. Ngành kỹ thuật môi trường đi sâu nghiên cứu các thiết bị công nghệ xử lý môi trường, quản lý môi trường đào tạo những kiến thức nguyên nhân xảy ra ô nhiễm môi trường để đưa ra giải pháp phù hợp. Khi tốt nghiệp em có cơ hội làm việc trong các cơ quan nhà nước, các công ty liên quan tới lĩnh vực môi trường… * Trường nào liên thông với Trường ĐH Y dược TP.HCM ngành dược sĩ? - TS Nguyễn Kim Quang: Ngành dược ĐH thông thường điểm chuẩn rất cao. Nếu em tốt nghiệp ngành sinh học, hóa học sau khi tốt nghiệp em có thể thi bằng 2 vào ngành dược Trường ĐH Y dược TP.HCM. - PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Tuy nhiên, nếu học bằng 2 thì phải học hệ ngoài ngân sách nên học phí thường rất cao, khoảng 30-40 triệu đồng/năm. * Ngành công nghệ hóa học ở Trường ĐH Nông lâm TP.HCM học ra trường có triển vọng không? - PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng: Trên cơ sở những thành tựu hóa học ứng dụng vào đời sống: sản xuất hóa chất, công nghệ hóa học phục vụ trong công nghiệp thực phẩm, trong nông nghiệp, trong môi trường, dầu khí… cho thấy hóa học phục vụ rất nhiều ngành khác nhau. Tốt nghiệp ngành này em có thể làm việc ở rất nhiều lĩnh vực: hóa chất, dược phẩm, phân bón, thực phẩm… * Em muốn làm cảnh sát kinh tế và CSGT thì thi vào trường nào? - TS Phạm Tấn Hạ: Để thi vào các trường quân đội, chúng ta phải qua vòng sơ tuyển. Để qua vòng sơ tuyển phải qua các tiêu chí: học lực trung bình, điểm trung bình các môn thi ĐH từ 6 trở lên (đối với nam), đối với nữ học lực phải khá trở lên và điểm trung bình các môn thi ĐH phải từ 7 trở lên. Về chính trị: thông thường phải khai báo thông tin trung thực về bản thân và gia đình, phải khai thật kỹ để cơ quan sơ tuyển xét. Về đạo đức: bậc phổ thông có hạnh kiểm khá tốt, phải là đoàn viên. Sức khỏe: nam cao 1,64m trở lên (nặng từ 48kg trở lên), nữ từ 1,58 trở lên (nặng từ 45kg trở lên). Hai mắt phải bình thường, không nói lắp, nói ngọng, các ngón tay ngón chân phải bình thường, không mắc bệnh về khớp, không được nhuộm tóc, không xăm mình, không nghiện các chất ma túy. Các bạn phải liên hệ công an quận huyện nơi thường trú để nắm thông tin thời gian sơ tuyển. Thường chỉ tiêu tuyển nữ của các trường không quá 10%. Chỉ tiêu bao nhiêu do công an địa phương đề xuất để Bộ Công an duyệt. Tuy nhiên, học những ngành khác cũng có thể làm trong ngành công an, an ninh. Sơ tuyển không đạt vẫn có thể dự thi vào các trường ĐH khác ngoài khối ngành công an. Để chắc ăn các bạn nên nộp nhiều hồ sơ vào các trường ngoài công an để nếu không qua được vòng sơ tuyển chúng ta cũng có thể dự thi ĐH. * Em thi vào trường cảnh sát, nếu không trúng tuyển, làm thế nào để xét tuyển NV2 vào các trường dân sự? Em chỉ nên nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường công an hay nộp song song vào các trường dân sự? - TS Phạm Tấn Hạ: Do các trường thi chung đề, chung đợt nên nếu không trúng tuyển mà điểm thi bằng điểm sàn trở lên thì sẽ được cấp giấy chứng nhận để xét tuyển vào các trường dân sự khác. Tuy nhiên, các bạn nên nộp hồ sơ vào các trường dân sự để đề phòng trường hợp mình sơ tuyển vào trường cảnh sát không đạt. * Em học ngành vật liệu xây dựng của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, sau khi tốt nghiệp em có thể học thêm ngành xây dựng cầu đường? -TS Nguyễn Kim Quang: Ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sau khi tốt nghiệp một ngành nào đó em có thể thi học thêm bằng 2 của một ngành học khác. * Nếu thi vào ngành kiến trúc của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM nhưng không may rớt, em có thể học trường nào khác? - TS Nguyễn Kim Quang: Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM thường lấy điểm chuẩn khá cao. Nếu không may rớt thì em có thể đăng ký xét tuyển NV2 vào ngành học này ở trường khác như Trường ĐH Văn Lang. Tuy nhiên em phải đủ điểm sàn xét tuyển và cũng tùy vào điểm chuẩn xét tuyển của ngành này của trường em đăng xét tuyển. Học trường ngoài công lập học phí sẽ cao hơn nhiều so với trường công lập. * Em thích nhóm ngành xã hội, em có thể thi tuyển vào ngành quan hệ quốc tế hay không? Giữa năng lực và sở thích, phải lựa chọn thì em nên chọn cái nào? - TS Phạm Tấn Hạ: Nếu em có thiên hướng hoạt động xã hội thì phù hợp với ngành quan hệ quốc tế. Ngành này cung cấp kiến thức về công tác đối ngoại ở các lĩnh vực kinh tế văn hóa, xã hội, kiến thức công pháp quốc tế, luật kinh tế quốc tế, kỹ năng đàm phán, kỹ năng ngoại giao Các bạn sẽ được đào tạo tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế. Sinh viên ngành này bắt buộc phải sử dụng tiếng Anh trong quá trình làm việc. Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành này làm PR cho các công ty. * Muốn học hệ trung cấp của trường ĐH Y dược mất bao nhiêu năm để được bằng ĐH? - PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng: Nếu tốt nghiệp bậc trung cấp sau thời gian học 2 năm em tốt nghiệp. Sau đó nếu tốt nghiệp phải làm việc đúng chuyên môn trong thời gian 2 năm và được xác nhận của sở y tế thì em sẽ được dự thi liên thông lên bậc học cao hơn… * Nữ có thể thi vào ngành kỹ thuật ôtô không? - PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Nữ có thể học ngành này. Nhiều sinh viên nữ tốt nghiệp ngành này ra trường dễ kiếm việc làm. Nếu các em nữ học có kiến thức về kỹ thuật ôtô sẽ có thể làm một số việc nhẹ nhàng hơn như tiếp thị ôtô… * Trong khu vực phía Nam, trường nào đào tạo ngành quản lý bất động sản? - PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng: Hiện nay có hai trường đào tạo ngành này là Trường ĐH Nông lâm TP.HCM và Trường ĐH Tài chính marketing. Ở Trường ĐH Nông lâm TP.HCM nếu em thi khoảng 16-17 điểm thì có khả năng trúng tuyển. Sở thích tạo cho mình sự hứng thú và rất dễ thành công. Nếu đam mê, mình sẽ dấn thân và có khả năng sáng tạo tốt. Nếu chọn ngành mình không thích thì làm việc sẽ không hiệu quả. Nếu năng lực của mình không đáp ứng được ngành mình thích có thể chọn đi đường vòng, một ngành tương tự để làm công việc mình yêu thích. . Nhiều thay đổi trong xét tuyển NV 2, 3 TT - Chiều 2 -3, Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển. thường khác nhau. * Sau khi rớt NV1 , em nên đăng ký xét tuyển NV2 , 3 như thế nào cho dễ đậu nhất? - ThS Lê Đức Thịnh: Trường có xét tuyển NV2 đều đăng thông báo xét tuyển trên trang web của trường. lực Kéo dài thời gian xét tuyển Như vậy, so với các kỳ tuyển sinh năm trước, những thí sinh không trúng tuyển NV1 có thêm thời gian năm ngày cho mỗi đợt ĐKXT NV2 và NV3 . Điều này đồng nghĩa

Ngày đăng: 06/05/2015, 00:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan