Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
9,6 MB
Nội dung
CHƯƠNG 12 : VẼ QUY ƯỚC CÁC CHI TIẾT VÀ MỐI GHÉP MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU Sau khi học xong phần này, sinh viên có khả năng: - Biết được cách hình thành ren, biết cách vẽ ren theo quy ước và biết được các ký hiệu của ren. - Vẽ được các chi tiết ghép theo quy ước như : bulông, đai ốc, then, đinh tán - Vẽ được mối ghép hàn. - Vẽ được các chi tiết : bánh răng, bánh vít, lò xo theo tiêu chuẩn. NỘI DUNG ( 8 tiết ) 2.1. Vẽ quy ước ren 2.1.1. Các yếu tố cơ bản của ren 2.1.2. Các loại ren tiêu chuẩn thường dùng 2.1.3. Vẽ quy ước ren 2.1.4. Cách ghi ký hiệu ren 2.1.5. Vẽ quy ước các chi tiết ghép có ren 2.2. Vẽ quy ước các bánh răng 2.2.1. Khái niệm 2.2.2. Vẽ quy ước bánh răng trụ răng thẳng 2.2.3. Vẽ quy ước bánh răng côn 2.2.4. Vẽ quy ước thanh răng 2.3. Vẽ bộ truyền bánh răng 2.3.1. Vẽ quy ước bộ truyền bánh răng trụ 2.3.2. Vẽ quy ước bộ truyền bánh răng côn 2.3.3. Vẽ quy ước bộ truyền trục vít - bánh vít 2.4. Vẽ quy ước lò xo 2.5. Mối ghép bằng ren 2.5.1. Mối ghép bulông 2.5.2. Mối ghép vít cấy 2.5.3. Mối ghép đinh vít 2.6. Mối ghép then – then hoa 2.6.1. Then bằng 2.6.2. Then bán nguyệt 2.6.3. Then hoa 2.7. Mối ghép đinh tán 2.7.1. Các loại đinh tán thông dụng 2.7.2. Cách vẽ đinh tán theo quy ước 2.8. Mối ghép hàn 2.8.1. Phân loại mối hàn 2.8.2. Ký hiệu quy ước của mối ghép bằng hàn 2.8.3. Cách ghi ký hiệu của mối ghép bằng hàn 2.9. Câu hỏi và bài tập 25 CHƯƠNG 12 : VẼ QUY ƯỚC CÁC CHI TIẾT VÀ MỐI GHÉP 2.1. VẼ QUY ƯỚC REN Ren (tiếng Pháp: Filet, tiếng Anh: Thread) được hình thành khi một tiết diện phẳng có chuyển động tựa trên đường xoắn ốc trụ hay đường xoắn ốc nón, tiết diện này phải chứa trục của mặt trụ hay mặt nón và có thể có hình tam giác, thang, vuông, thân khai, tròn với các công dụng khác nhau. Sự hình thành đường xoắn ốc trụ được trình bày như hình vẽ 2.1 sau đây: Hình 2.1. Đường xoắn ốc 2.1.1. Các yếu tố cơ bản của ren Ren ngoài và ren trong ăn khớp được với nhau, nếu các yếu tố: profin (profile) ren, đường kính ren, bước ren, số đầu mối, hướng xoắn của chúng giống nhau. a) b) c) d) e) Hình 2.2. Profile ren a) Ren cung tròn b) Ren vuông c) Ren hình thang vuông d) Ren hình thang e) Ren tam giác a) Profin ren : Là đường bao mặt cắt ren khi mặt phẳng cắt chứa trục ren. Prôfin ren có dạng tam giác đều, tam giác cân, hình vuông, hình thang, cung tròn … (hình 2.2) 26 Trong các bản vẽ kỹ thuật, biểu diễn nguyên dạng ren (hình 2.3) chỉ dùng khi thật cần thiết và trong mọi trường hợp, đường cong là hình chiếu của đường xoắn ốc được vẽ bằng nét thẳng. Hình 2.3 b) Đường kính ren : ( hình 2.4 ) - Đường kính ngoài : Kí hiệu: d Là đường kính lớn nhất của ren. Với ren trục đường kính đo được tính từ đường đỉnh ren. Với ren trong lỗ đường kính đó được đo từ đáy ren. Đường kính ngoài tiêu biểu cho kích thước của ren còn gọi là đường kính danh nghĩa. - Đường kính trong : Kí hiệu: d 1 . Với ren trục, đường kính trong được đo từ đáy ren, với ren trong lỗ, đường kính này đo từ đỉnh ren. - Đường kính trung bình, kí hiệu là d 2 : Là đường kính của mặt trụ có đường sinh cắt Profin ren ở các điểm chia đều bước ren. Hình 2.4 c) Số đầu mối : Ký hiệu : n Là số dường xoắn ốc tạo thành ren, mỗi đường xoắn ốc là một đầu mối(hình 2.5). d) Bước ren : Ký hiệu: P Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren (đáy ren) kề nhau (hình 2.5). Như vậy đối với ren có nhiều đầu mối thì bước xoắn là tích của số đầu mối với bước ren. P h = n × P 27 a) Ren hai đầu mối b) Ren ba đầu mối c) Ren tám đầu mối e) Hướng xoắn : Hướng xoắn của ren là hướng của đường xoắn ốc tạo thành ren đó. Có 2 loại : hướng xoắn phải và hướng xoắn trái (hình 2.6). Người ta thường dùng loại ren có hướng xoắn phải một đầu mối. Đa phần ren vít được chế tạo theo chiều thuận gọi là ren phải, khi chế tạo ren phải bằng cách tiện thì trục phôi phải quay theo chiều thuận (từ trên xuống hay ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào mặt đầu mâm cặp), còn bàn xa dao chạy thuận từ phải sang trái. Tiện ren trái thì có một chuyển động ngược lại. Phân biệt: Để biết ren trái hay phải, ta đặt trục vít thẳng đứng, nhìn thấy đường ren chuyển động xoắn ốc lên theo chiều phải là ren phải còn đường ren lên theo chiều trái là ren trái. Ren phải (thường gặp) vặn siết chặt vào theo chiều kim đồng hồ, còn ren trái ngược lại. Hình 2.5. Bước ren và bước xoắn Hình 2.6. Hướng xoắn của ren 2.1.2. Các loại ren tiêu chuẩn thường dùng Để tiện cho việc thiết kế, chế tạo và sử dụng ren được tiêu chuẩn hoá. Ren tiêu chuẩn là ren mà các yếu tố cơ bản của nó đã được quy định trong tiêu chuẩn thống nhất. a) Ren hệ mét: 28 Hình 2.7. Ren hệ mét Ren hệ mét dùng trong mối ghép thông thường, profin ren là một tam giác đều, ký hiệu: M, đường kính và bước ren được tính bằng mm (hình 2.7). Ren hệ mét chia làm 2 loại : ren bước lớn và ren bước nhỏ. Hai loại ren này có đường kính giống nhau, nhưng bước khác nhau. b) Ren ống : Hình 2.8. Ren ống Dùng trong mối ghép các ống, profin của ren ống là tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 55 0 (hình 2.8), kích thước của ren ống lấy insơ (inch) làm đơn vị, kí hiệu của insơ: " (1"=25,4 mm). Ren ống có 2 loại: - Ren ống hình trụ, kí hiệu: G. 29 - Ren ống hình côn, kí hiệu: R. c) Ren hình thang : Dùng để truyền lực, profin của ren hình thang là một hình thang cân có góc giữa hai cạnh bên bằng 30 0 , ký hiệu: Tr. Kích thước cơ bản của ren hình thang tính bằng mm.Để truyền lực còn có ren tựa, profin của ren là một hình thang vuông, ký hiệu : S. Ngoài ren tiêu chuẩn còn có ren không tiêu chuẩn là ren có profin không theo tiêu chuẩn quy định như ren vuông, ký hiệu: S q . 2.1.3. Vẽ quy ước ren Ren được vẽ đơn giản theo TCVN 5907 :1995 phù hợp ISO 6410/1 :1993 (Tiêu chuẩn về vẽ quy ước cho ren và các chi tiết ghép có ren). a) Ren thấy: (Ren trục và hình cắt của ren lỗ) được vẽ như sau (Hình 2.9) : - Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm. - Đường đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh. Trên hình biểu diễn vuông góc với trục ren, cung tròn đáy ren được vẽ hở khoảng 1/4 đường tròn ở vị trí góc trên bên phải. - Đường giới hạn ren (của đoạn ren đầy) vẽ bằng nét liền đậm. Hình 2.9. Cách vẽ ren trục và mép vát đầu ren b) Ren khuất: Tất cả các đường, đỉnh ren, đáy ren và giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt ( Hình 2.10b): Trường hợp cần biểu diễn đoạn ren cạn dùng nét liền mảnh để vẽ (Hình 2.11b): Nếu không có ý nghĩa gì về kết cấu đặc biệt, cho phép không vẽ mép vát đầu ren ở trên hình chiếu vuông góc với trục ren ( Hình 2.9). c) Vẽ mối ghép ren: Quy định ưu tiên vẽ ren ngoài (ren trên trục) còn ren trong chỉ vẽ phần chưa bị ghép ( Hình 2.12 ) 30 Hình 2.10 a. Cách vẽ ren lỗ b. Cách vẽ ren bị che khuất Hình 2.11. Cách vẽ phần ren cạn Hình 2.12 Cách vẽ mối ghép ren 2.1.4. Cách ghi ký hiệu ren : (Hình 2.13) Ren được vẽ theo quy ước, nên trên hình biểu diễn không thể hiện được các yếu tố của ren. Do đó, trên các bản vẽ, quy định dùng cách ký hiệu để thể hiện các yếu tố đó của ren. Cách ký hiệu các loại ren được qui định theo TCVN 204:1993 như sau: 31 - Ký hiệu ren được ghi theo hình thức ghi kích thước và đặt trên đường kích thước của đường kính ngoài của ren. - Nếu ren có hướng xoắn trái thì ghi chữ "LH" ở cuối ký hiệu ren. Nếu ren có nhiều đầu mối thì ghi bước ren P trong ngoặc đơn đặt sau bước xoắn. Ví dụ: Tr20 x 2LH; M20 x 2(P1); Tr24 x 3(P1)LH. Hình 2.13 Cách ký hiệu ren + Tr20 x 2LH : Ren hình thang, đường kính danh nghĩa d = 20, bước ren P=2, hướng xoắn trái. + M20 x 2(P1) : Ren hệ mét, bước nhỏ, đường kính d = 20, bước xoắn P h = 2, bước ren P = 1. + Tr24 x 3(P1)LH : Ren hình thang, đường kính danh nghĩa d = 24, bước xoắn P h = 3, bước ren P = 1, hướng xoắn trái. -Trong kí hiệu ren, nếu không ghi hướng xoắn và số đầu mối thì có nghĩa là ren có hướng xoắn phải và một đầu mối. - Ví dụ về cách ghi ren một đầu mối, hướng xoắn phải như bảng 2.1 như sau : Bảng 2.1 Tên gọi loại ren Prôfin ren Ký hiệu Ví dụ cách ghi Ý nghĩa Ren hệ mét M Ren hệ mét bước lớn đường kính 16mm (bước ren tra bảng tiêu chuẩn phụ lục 1). Ren hệ mét bước nhỏ P=1mm, đường kính 16mm Hình thang Tr Ren hình thang, đường kính d=22mm, P=2mm Ren ống trụ G Ren ống trụ, đường kính danh nghĩa bằng 1 insơ 6 0 ° 32 Tr36x3 M16M16x1 3 0 ° Tr20x2 5 5 ° G1 3 0 ° Ren ống côn R Ren ống côn, đường kính danh nghĩa bằng 1 insơ Ren tựa S Ren tựa, đường kính ngoài d=5mm, bước P=8mm Ren vuông Sq Ren vuông, đường kính ngoài d=40mm, P=10mm *REN PHẢI VÀ REN TRÁI: CÔNG DỤNG VÀ CÁCH PHÂN BIỆT Để phân biệt ren trái thường trên đầu vít người ta tiện một rãnh vòng thành các hình quả trám như trên hình 2.14 hay ghi kích thước có phụ chú: Ví dụ: M10×1, 5LH Hình 2.14. Đánh dấu ren trái Công dụng: Ren trái có thể dùng để tendeur trong bộ tăng giảm lực căng dây cáp, kẹp ép (bản kẹp dùng ép khi dán đai). Công dụng chính của ren trái là phòng lỏng cho mối ghép ren. Nguyên tắc để mối ghép ren không tháo ra được là chiều quay vít hay đai ốc khi làm việc phải ngược lại chiều ren. Vì vậy ren trái được dùng khi vặn trên vật phải quay theo chiều kim đồng hồ lúc làm việc. Ví dụ, cốt pedal bên phải luôn có ren trái vì pedal phải quay theo chiều kim đồng hồ. Nắp che líp (libre) xe đạp có chiều ren trái, nắp nhựa xiết đầu cốt quạt treo tường đều ren trái vì quạt quay cùng chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên, trong máy mài cầm tay vì ta thường quen với ren phải, lại cần tháo lắp nhiều nên các nhà sản suất luôn thiết kế cho đĩa mài quay ngược chiều kim đồng hồ để có thể dùng ren phải khóa đĩa. Nên hạn chế dùng ren trái vì người sử dụng không quen thao tác siết, mở, dễ nhầm và việc chế tạo khó khăn, hơn nữa giá thành đắt do không có dụng cụ cắt chế sẵn như taraud, bàn ren như ren phải. Bảng 2.2 : Ghi ký hiệu của ren có chỉ rõ cấp chính xác chế tạo và kiểu lắp. 33 5 5 ° R1 S50x8 Sq40x10 2.1.5. Vẽ quy ước các chi tiết ghép có ren Các chi tiết ghép có ren gồm có bulông, đai ốc, vít cấy, đinh vít…Các chi tiết ghép đó đều là những chi tiết được tiêu chuẩn hoá. 34 [...]... Mối ghép vít cấy Trong mối ghép vít cấy, một đầu của vít cấy lắp với lỗ ren của chi tiết bị ghép, còn chi tiết bị ghép kia có lỗ trơn được ghép lồng vào đầu kia của vít cấy 49 Hình 2.36 Mối ghép vít cấy Hình 2.37 Quy trình lắp ghép vít cấy l b H Vít cấy, đai ốc và vòng đệm là bộ chi tiết ghép của mối ghép vít cấy Kích thước của chúng được xác định theo đường kính d của vít cấy Trên bản vẽ mối ghép. .. vít ép chặt chi tiết bị ghép kia mà khơng cần đến đai ốc 50 Hình 2.38 Mối ghép đinh vít - Độ dài của vít : L > b+ l1 –H b : Chi u dày chi tiết có lỗ trơn , l1 : chi u dài của ren H : Chi u cao của rãnh chìm trên chi tiết có lỗ trơn 51 Hình 2.39 2.6 MỐI GHÉP THEN- THEN HOA Ghép bằng then, chốt là các loại lắp ghép tháo được Các chi tiết ghép như then, chốt là những chi tiết tiêu chuẩn Ghép bằng then... theo quy ước (hình 2.37) d: đường kính ngồi d1: đường kính trong của ren do: đường kính của lỗ chi tiết Các thơng số trên bản vẽ tính như trong mối ghép boulon Chi u sâu của lỗ ren bằng : l1 + 0,75d và chi u dài phần ren bằng : l1 + 0,5d l1-0.5d l1-0.3d l1 2.5.3 Mối ghép đinh vít ( Hình 2.38) d Mối ghép vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ Trong mối ghép vít, phần ren vít lắp với chi tiết. .. răng 92: đường kính trong 102: đường kính ngồi 2.7 MỐI GHÉP ĐINH TÁN Mối ghép bằng đinh tán (Hình 2.51) là loại mối ghép khơng tháo được để ghép các tấm kim loại với nhau , nhất là trong các bộ phận bị chấn động mạnh như cầu xe lửa, vỏ máy bay … Theo cơng dụng, có các loại mối ghép : Mối ghép chắc, mối ghép kín, mối ghép chắc kín 58 c) Hình 2.51 2.7.1 Các loại đinh tán thơng dụng ( Hình 2.52) - Gồm đinh... chi u dài và cho phép rút ngắn chi u dài của lò xo - Những lò xo có đường kính hay chi u dài dây lò xo bằng 2mm hay nhỏ hơn thì được vẽ bằng nét liền đậm, mặt cắt của dây lò xo được tơ đen 2.5 MỐI GHÉP BẰNG REN Ghép bằng ren là loại ghép tháo được, dùng rất phổ biến trong các máy móc Mối ghép bằng ren gồm có mối ghép bulơng, mối ghép vít cấy, mối ghép vít v.v… 2.5.1 Mối ghép bulơng rlïn d1 = 0,85d D... giữa các trục Trong mối ghép bằng then, hai chi tiết bị ghép đều có rãnh then và chúng được ghép với nhau bằng then (hình 2.40) a) Then bằng b) Then vát c) Then bán nguyệt Hình 2.40 Ghép bằng then Then (Pháp: Clavette, Anh: Key, Latch, bolt) là chi tiết dùng để truyền chuyển động quay và moment xoắn giữa trục và bộ phận gắn trên như bánh răng, bánh đai… Khi làm việc, mặc dù mối ghép giữa trục và lỗ... 2.35 Mối ghép bulơng d: đường kính ngồi của bulơng d1: đường kính trong của bulơng do: đường kính của lỗ chi tiết L: chi u dài của thân bulơng Hđ: chi u cao của đai ốc lo :chi u dài đoạn ren Hb: chi u cao đầu bulơng b1, b2: là chi u dày hai chi tiết bị ghép S: chi u cao vòng đệm Các kích thước đều được tính theo d : d1=0,85d Hđ = 0,8d d0=1,1d Hb = 0,7d D=2d S=0,15d Dv=2,2d lo=(1,5-2)d a=0,25d 2.5.2 Mối. .. các kích thước rộng (b), cao (h), dài (l) và số hiệu tiêu chuẩn của ren Ví dụ: Ký hiệu quy ước của then bằng có chi u rộng b=18mm, chi u cao h=11mm và chi u dài l=100mm như sau: Then bằng A18 x 11 x 100 TCVN 2261-77 Then bằng B18 x 11 x 100 TCVN 2261-77 Hình 2.43 Mặt cắt của then và rãnh then bằng Chi u dài l của then được xác định theo chi u dài của lỗ L, kích thước mặt cắt của then và rãnh then quy. .. chìm ( c) - Khi vẽ, các kích thước đinh tán tính theo đường kính d của đinh - Ký hiệu quy ước đinh tán gồm có tên gọi loại đinh tán, đường kính d, chi u dài l và số hiệu tiêu chuẩn Ví dụ : Đinh tán mũ chỏm cầu ghép chắc 10x50 TCVN 4220 – 86 a) b) Hình 2.52 c) 2.7.2 Cách vẽ đinh tán theo quy ước - Các loại đinh tán khác nhau được biểu diễn quy ước như bảng 12.3 - Nếu có nhiều mối ghép cùng loại, cho... ít mòn và khi có mòn thì có thể thay vít cấy mới Vít cấy thường dùng khi mối ghép ren thường tháo mở Ví dụ, vít tắc kê (taquet) bánh ơtơ, các cây tige dọc siết block máy, đầu culasse trên xe gắn máy, ơtơ đều là vít cấy là chi tiết hình trụ, 2 đầu có ren, 1 đầu ghép với lỗ ren, 1 đầu ghép với đai ốc Vít cấy chia làm 2 kiểu A, B Với 3 loại chi u dài của đoạn ren cấy Loại 1: L1=1d (ghép các chi tiết bằng . mối hàn 2.8.2. Ký hiệu quy ước của mối ghép bằng hàn 2.8.3. Cách ghi ký hiệu của mối ghép bằng hàn 2.9. Câu hỏi và bài tập 25 CHƯƠNG 12 : VẼ QUY ƯỚC CÁC CHI TIẾT VÀ MỐI GHÉP 2.1. VẼ QUY ƯỚC. tạo và kiểu lắp. 33 5 5 ° R1 S50x8 Sq40x10 2.1.5. Vẽ quy ước các chi tiết ghép có ren Các chi tiết ghép có ren gồm có bulông, đai ốc, vít cấy, đinh vít Các chi tiết ghép đó đều là những chi tiết. 2.3.2. Vẽ quy ước bộ truyền bánh răng côn 2.3.3. Vẽ quy ước bộ truyền trục vít - bánh vít 2.4. Vẽ quy ước lò xo 2.5. Mối ghép bằng ren 2.5.1. Mối ghép bulông 2.5.2. Mối ghép vít cấy 2.5.3. Mối ghép