GIAO TIẾP với NGƯỜI nước NGOÀI

9 1.2K 12
GIAO TIẾP với NGƯỜI nước NGOÀI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mục Lục I. Khái niệm giao tiếp, giao tiếp bằng tiếng anh: 2 1.1. Khái niệm giao tiếp: 2 1.2. Giao tiếp bằng tiếng anh: 3 II. Các hình thức giao tiếp: 3 2.1. Phân loại theo tính chất của tiếp xúc, giao tiếp được phân ra thành hai loại: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. 3 2.1.1. Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp trong các chủ đề gặp gỡ trao đổi với nhau : 3 2.1.2. Phân loại giao tiếp theo quy cách của giao tiếp: 4 2.1.3. Phân loại giao tiếp theo vị thế: 4 2.1.4. Phân loại theo số lượng người tham gia giao tiếp và tính chất mối quan hệ giữa họ 4 III. Tình hình giao tiếp giữa người Việt Nam và người nước ngoài: 5 3.1. Sơ lược về việc học tiếng anh của sinh viên hiện nay 5 3.2. Cải thiện vốn tiếng anh 5 3.3. Khi bắt đầu một cuộc nói chuyện với người nước ngoài 7

Mục Lục GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như du khách quốc tế đang và sẽ lựa chọn Việt Nam là điểm đến của họ. Trong khi đó, đã có nhiều bài nghiên cứu và bài báo từ năm năm trở lại đây cho thấy có một thực tế đáng buồn là giới trẻ Việt Nam mặc dù được học tiếng Anh như một môn học chính thức ở nhà trường nhưng hầu như vẫn tỏ ra rất thiếu tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài. Nhiều sinh viên tốt nghiệp phổ thông trung học mà khi gặp người nước ngoài vẫn không thể nói gì hơn những câu đơn giản như chào hỏi, giới thiệu bản thân. Điều này khiến chúng ta đặt ra một dấu hỏi về chất lượng đào tạo ngoại ngữ của hệ thống giáo dục Việt Nam. Việc giao tiếp ngoại ngữ kém, đặc biệt là giao tiếp tiếng Anh -ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong các giao dịch thương mại và các văn bản mang tính quốc tế, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công và kĩ năng cạnh tranh của các bạn khi làm việc trong môi trường hội nhập, chuyên nghiệp và đa văn hóa sau này. Tuy nhiên cũng không thể phủ định rằng có những trường phổ thông và đại học ở Việt nam có chất lượng đào tạo Anh ngữ tốt hơn nhiều so với mặt bằng chung vì các trường đại học do có đội ngũ giáo viên khá hơn, sinh viên đầu vào cao hơn và có cơ sở vật chất khá hoàn thiện. Như vậy liệu ta có thể trông đợi vào một đội ngũ những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học như vậy sẽ là những người có kĩ năng giao tiếp tiếng Anh tốt, đủ tự tin và năng lực để trở thành những người dẫn dắt vận mệnh của cả đất nước sau này? NỘI DUNG: Khái niệm giao tiếp, giao tiếp bằng tiếng anh: 1.1. Khái niệm giao tiếp: Với những góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp. Một số quan niệm về giao tiếp như sau: “Giao tiếp là nói một điều gì đó với ai đó”. “Giao tiếp là việc chuyển tải các ý tưởng giữa loài người”. “Giao tiếp là sự trao đổi thông tin”. “Giao tiếp là sự chia sẻ thông tin và tạo quan hệ”. “Giao tiếp là việc truyền đạt hướng dẫn, chỉ dẫn giữa người này và người khác, có dẫn đến hành động.”… Nếu hiểu theo nghĩa rộng “Giao tiếp là sự chia sẻ thông tin và tạo quan hệ”, hiện tượng này không chỉ có ở xã hội loài người, mà còn tồn tại khách quan, xuất hiện ở muôn loài trên thế gian. Tuy nhiện, ở góc độ một Tổ chức, Công ty, Doanh nghiệp, “giao tiếp” được hiểu là hành động xác lập mối quan hệ và sự tiếp xúc giữa con người với con người, nhằm thoả mãn nhu cầu nhất định về thông tin. Trên cơ sở thu nhận thông tin, hai bên giao tiếp sẽ xây dựng, điều chỉnh mục tiêu, hành vi qua sự tương tác lẫn nhau để cùng hiểu biết về một tình huống, có cùng tiếng nói, thu được lợi ích nhiều nhất có thể. Ngoài ra, giao tiếp còn là giao lưu tình cảm, tư tưởng để phát triển và hoàn chính nhân cách con người. Ở một phạm vi rộng hơn, chúng ta cũng có thể hiểu giao tiếp là: “việc trao đổi thông tin giữa con người và thường dẫn tới hành động”. Tóm lại, với rất nhiều quan niệm khác nhau nhưng những quan niệm này đều có chung một cách hiểu: “Giao tiếp là quá trình chuyển giao, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa người này với người khác để đạt được mục tiêu”. 1.2. Giao tiếp bằng tiếng anh: Giao tiếp bằng tiếng anh là một cụm từ mà ta nghe thấy thường xuyên trong các cuộc trò chuyện với bạn bè hoặc qua thông tin đại chúng . Giao tiếp bằng tiếng anh hiểu một cách đầy đủ là tiếp xúc, trò chuyện bày tỏ quan điểm khiến đối phương hiểu rõ ý của mình và nắm bắt tốt và hiểu rõ ý của đối phương, trao đổi thông tin nhằm đạt mục đích cuối cùng của mình và quan trọng là ngôn ngữ được dùng để đạt được mục đích cuối cùng đó phải là tiếng anh. Các hình thức giao tiếp: 2.1. Phân loại theo tính chất của tiếp xúc, giao tiếp được phân ra thành hai loại: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. 1.1.1. Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp trong các chủ đề gặp gỡ trao đổi với nhau : • Có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như:ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, ăn mặt, trang điểm… • Có thể nhanh chóng biết được ý kiến của người đối thoại. • Có thể điều chỉnh quá trình giao tiếp một cách kịp thời để đạt được mục đích. • Giao tiếp gián tiếp là laoij giao tiếp trực tiếp bị hạn chế về mặt không gian, hơn nữa khi tiếp xúc trực tiếp chúng ta dễ bị chi phối về ngoại cảnh. 1.1.2.Phân loại giao tiếp theo quy cách của giao tiếp: • Giao tiếp chính thức: là giao tiếp mang tính chất công cụ, theo chức trách, quy định, thể chế như hội họp, mít tinh, đàm phán … các vấn đề trong giao tiếp thường được xác đinh trước, thông tin cũng được các chủ thể cân nhắc trước , vì vậy thông tin có độ chính xác cao. • Giao tiếp không chính thức: là loại giao tiếp mang tính chất cá nhân, không câu nệ hình thức, chủ yếu dựa trên hiểu biết về nhau, ví dụ như bạn bè gặp nhau, trò chuyện, người lãnh đạo trò chuyện riêng tư với nhân viên. Hình thức này có ưu điểm là cởi mở,thân tình, hiểu biết lẫn nhau. 1.1.3.Phân loại giao tiếp theo vị thế: • Vị thế biểu hiện mối tương quan giữa những người trong giao tiếp với nhau, nó nói ai nhanh hơn ai, ai cần phụ thuộc ai trong giao tiếp. • Theo vị thế giao tiếp, giao tiếp được chia ra thành: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế cân bằng, giao tiếp ở thế yếu… • Vị thế của một người so với người khác chi phối hành động, ứng xử của họ trong giao tiếp. Chẳng hạn như trước mặt bạn bè, lời nói, cử chỉ, điệu bộ, tư thế của chúng ta khác so với khi trước mặt là cấp trên của chúng 1.1.4.Phân loại theo số lượng người tham gia giao tiếp và tính chất mối quan hệ giữa họ • Giao tiếp giữa 2 cá nhân, ví dụ như 2 người bạn giao tiếp với nhau. • Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm ví dụ như thầy giáo giảng bài trên lớp, giám đốc tại hội nghị khách hàng. • Giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm, ví dụ như sinh viên thảo luận nhóm… • Giao tiếp giữa các nhóm với nhau, ví dụ như cuộc đàm phán giữa 2 hay nhiều phái đoàn, đàm phán song phương, đa phương. Tình hình giao tiếp giữa người Việt Nam và người nước ngoài: 3.1. Sơ lược về việc học tiếng anh của sinh viên hiện nay Từ khi còn học tiểu học, học sinh Việt Nam đã được tiếp cận với tiếng Anh như một bộ môn chính và bắt buộc của nhà trường trong chương trình đào tạo. Bắt đầu với những từ, những câu giao tiếp rất căn bản như “hello”, “goodbye”, “how are you”, “what’s your name?”…, dần dần khi học nâng cao lên phổ thông, học sinh được tiếp xúc với những tình huống với cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn và vốn từ vựng đòi hỏi phải tăng lên rất nhiều. Lên đại học, đặc biệt đối với những sinh viên tiếp tục học môn tiếng Anh như một môn học chính trên lớp thì tổng thời lượng tiếp xúc với tiếng Anh kể từ khi bắt đầu học ở tiểu học là tương đối dài (khoảng từ trên 3 năm tới 10 năm). Thế nhưng, theo thực trạng điều tra của các năm về trước1 cho thấy vẫn có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học không thể nói nhiều hơn những câu chào hỏi căn bản khi tiếp xúc với người nước ngoài. Thực trạng này có thể được giải thích bởi chất lượng giáo dục chưa đồng bộ từ các cấp dưới đại học về bộ môn tiếng Anh, khiến cho nhiều sinh viên khi vào đại học, đặc biệt là các trường đại học khối kỹ thuật, có nền tảng ngoại ngữ còn yếu và bị hổng kiến thức ngoại ngữ từ trước đó. Vì thế khi họ tiếp tục được giảng dạy tiếng Anh ở đại học, phần lớn trong số họ không thể theo kịp tốc độ và vì thế mà hiệu quả tiếp thu giờ học trên lớp rất thấp, dẫn tới kiến thức ngày càng hổng nặng hơn. Hơn nữa, do thời lượng giảng dạy môn tiếng Anh ở Đại học là có hạn, ví dụ một số trường đại học chỉ đưa môn tiếng Anh vào chương trình giảng dạy trong 1 – 2 năm đầu tiên. Và đặc biệt đối với các trường đại học ở xa trung tâm thành phố hay ở các khu vực kinh tế kém phát triển, chất lượng giảng dạy và trang thiết bị phục vụ cho môn học này còn kém hoặc chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy mà không tạo ra được sức bật hoặc gây hứng thú đối với môn học cho sinh viên nên sinh viên càng ít quan tâm tới bộ môn này. 3.2. Cải thiện vốn tiếng anh Đừng lo lắng về âm thanh có giống người bản ngữ hay không, điều quan trọng la nói rõ ràng và dễ nghe hơn là cố phát âm giống nữ hoàng Anh – thậm chí cả nữ hoàng Anh cũng phát âm cũng không giống như mọi khi. Điều quan trọng nhất là nghĩ về việc liệu mọi người có hiểu bạn nói gì hay không? Cải thiện tiếng Anh nói và kĩ năng phát âm tiếng Anh. Lời khuyên đầu tiên là không nên vội vã cố gắng nói được như người bản xứ. Liệu bạn có muốn bắt đầu học piano mà giống được như Mozart không? Nguyên tắc đầu tiên trong nói tiếng Anh đó là học để nói rõ ràng và xúc tích và nhớ là bạn sẽ không chỉ nói chuyện với người bản ngữ không: Có khoảng 380 người bản ngữ nhưng có tới 1 tỉ người nóitiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, bạn hãy thử làm phép tính nhé. Tránh sử dụng thành ngữ hoặc tiếng lóng (Bạn có thể học nhưng không sử dụng). có thể là thông minh khi nói “You’re barking up the wrong tree,” nhưng nếu bạn sử dụng sai trường hợp hoặc nếu người khác không hiểu bạn, bạn chỉ trở nên ngốc nghếch khi cố gắng giải thích bạn định nói gì hoặc câu đó thực ra nghĩa là gì thôi. Trong tiếng Anh giao tiếp có câu “Have you swallowed a dictionary?” Câu này có thế áp dụng với những ai sử dụng những từ dài và phức tạp thay vì những từ ngắn hơn. Những câu ngắn thì hay (nếu không nói là hay hơn) những giải thích dài dòng. Giá trị câu nói nằm trong những gì bạn nói ra không phải là bạn trông như thế nào hay nói theo kiểu gì. Vì vậy, bạn hãy sử dụng nguồn từ vựng đơn giản, rõ ràng, KISS – keep it short and simple,  Một số mẹo nói tiếng Anh Vượt qua nỗi sợ hãi khi bạn mắc lỗi vì chắc chắn bạn sẽ mắc lỗi. Hãy kiên nhẫn. học tiếng anh có thế gặp thất bại nhưng thất bại sẽ giúp bạn tiến bộ, vì vậy bạn hãy kiên trì. Tận dụng mọi cơ hội nói tiếng Anh với mọi người. Nói chuyện với những người bạn học tiếng Anh. Đi uống café và chỉ nói tiếng Anh với nhau. Đọc thành tiếng những mẩu chuyện ngắn và cố gắng nhìn, đọc và nghe những từ ngữ để tăng cường trí nhớ. Ghi âm lại và sau đó nghe lại, bạn sẽ thấy thế nào?  Kĩ năng phát âm Giọng điệu ở đây thực sự không quan trọng nữa. Bạn có thể dụng vận may, lãng phí một khoảng thời gian có thoát ra khỏi giọng điệu của mình, thời gian và tiền bạc mà bạn có thể học tiếng Anh. Do đó, trừ khi bạn đóng một vai trong phim thi đừng quá lo lắng về giọng điệu của mình. Điều đó có nghĩa là mọi người cần phải hiểu bạn, do đó phát âm mới là quan trọng. Hãy vui vẻ. Bạn hãy bắt chước những người nổi tiếng, dành thời gian vui chơi với những giọng điệu trong phim. Học bảng kí hiệu phiên âm. Liệt kê những từ có cùng âm tiết và thêm vào danh sách khi bạn học được nhiều từ hơn. Giải quyết một vấn đề về âm thanh trong một khoảng thời gian. Đọc chậm, tập trung vào việc phát âm những từ đặc biệt. Ghi âm giọng của bạn, giữ lại cuộn bang và sau đó ghi âm lại, bạn đã tiến bộ chưa? Đừng xấu hổ và nhờ bạn của mình nghe đoạn băng nữa. Nếu có vẫn đề hãy tìm ai đó nói tiếng Anh rõ ràng và cố bắt chước cách họ nói. Hãy chú ý đến tốc độ và cách phát âm 3.3. Khi bắt đầu một cuộc nói chuyện với người nước ngoài  Bạn nên chủ động đến những nơi có nhiều người nước ngoài hay sinh sống hoặc đi du lịch và làm quen với họ. Sau khi đã tiếp cận và có cơ hội nói chuyện bạn hãy làm tiếp các hướng dẫn dưới đây. Thư giãn và luôn mỉm cười: Đừng cố phải nói những gì quá khó và đừng quá lo nghĩ xem mình phải nói gì tiếp theo. Trước tiên, hãy cứ lắng nghe thấu đáo.  Cố gắng ghi nhớ tên của người nước ngoài và hỏi họ xem mình phát âm tên của họ đã chuẩn chưa. Hãy cố gắng tìm cách ghi nhớ ví dụ: bạn liên tưởng tên người ấy với một người nổi tiếng nào đó hoặc đồng nhất tên người ấy với các từ quen thuộc như (Jen với jewellery hoặc Ben với beard). Thậm chí cả việc bạn đề nghị họ đánh vần tên họ để nhớ. Và rồi khi câu chuyện kết thúc bạn có thể chào họ bằng các câu như: Thanks for chatting, Jen.” hoặc “It was great to meet you Ben.”  Bạn nên hỏi người bản xứ về một ngày hay một tuần của họ trôi qua thế nào? Bạn có thể đặt các câu hỏi như: “Did anything exciting happen today/this week?” “How was your weekend?” Then, describe something memorable or funny about your day or week. “You’ll never guess what happened to me…”  Bàn luận các tin tức thế giới. Bạn có thể mở đầu các câu chuyện theo các cách sau: Ví dụ: “Did you know…” “Did you hear…” “I just heard…” “I just read…” “Is it true…?” “Did you hear about the bus strike?” “I just read that the recession is officially over.” “Is it true that gas prices are going up again?”  Bàn luận về những thứ xung quanh bạn như các bức tranh vẽ nguệch ngoạc trên đường phố, về lũ trẻ đang chơi đùa ở gần đó, hoặc các chủ đề mang tính tích cực. Ví dụ “The garden is so nice, isn’t it? I wonder who takes care of it.” “I can’t believe how many buses stop here. Is it always like this?” “I can’t believe how many students live around here.” “There sure are a lot of dogs here. Do you have a pet?”  Bàn luận về du lịch: Bạn hãy nói bạn đến từ đâu và hỏi xem họ đã từng đến đấy chưa? Ví dụ: “Where have you travelled?” “Where would you like to travel?” “Have you ever been to…?” “You should go to …” “Have you lived here all your life?”  Đề nghị họ cho vài lời khuyên: Ví dụ: “What is there to do around here?” “Where is a good place to eat/have a coffee?” “Is there anywhere to go swimming in this town?” “I like to watch English movies. Can you recommend a good one?”  Hỏi về sở thích của họ và đồng thời chia sẻ sở thích của mình với họ. Nếu có thể bạn hãy cố gắng tìm được điểm chung giữa hai người ví dụ như các bộ phim, các chương trình truyền hình hay thể thao. Ví dụ: “What do you get up to in your spare time?” “Don’t laugh but…I’m into reality TV shows these days.” “Do you play any sports?”  Hỏi về việc học tiếng Anh Ví dụ: “Can I ask you a question about English? I often hear people at the coffee shop say ‘double double’. What does that mean?” “You said you were ‘crazy busy’ this week. What exactly does that mean?” . hình thức giao tiếp: 2.1. Phân loại theo tính chất của tiếp xúc, giao tiếp được phân ra thành hai loại: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. 1.1.1. Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp trong. giữa những người trong giao tiếp với nhau, nó nói ai nhanh hơn ai, ai cần phụ thuộc ai trong giao tiếp. • Theo vị thế giao tiếp, giao tiếp được chia ra thành: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở. anh: 1.1. Khái niệm giao tiếp: Với những góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp. Một số quan niệm về giao tiếp như sau: Giao tiếp là nói

Ngày đăng: 05/05/2015, 17:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Khái niệm giao tiếp:

  • 1.2. Giao tiếp bằng tiếng anh:

  • 2.1. Phân loại theo tính chất của tiếp xúc, giao tiếp được phân ra thành hai loại: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp.

  • 3.1. Sơ lược về việc học tiếng anh của sinh viên hiện nay

  • 3.2. Cải thiện vốn tiếng anh

  • 3.3. Khi bắt đầu một cuộc nói chuyện với người nước ngoài

  • Ví dụ:

  • “Did you know…”

  • “Did you hear…”

  • “I just heard…”

  • “I just read…”

  • “Is it true…?”

  • “Did you hear about the bus strike?”

  • “I just read that the recession is officially over.”

  • “Is it true that gas prices are going up again?”

  • Ví dụ

  • “The garden is so nice, isn’t it? I wonder who takes care of it.”

  • “I can’t believe how many buses stop here. Is it always like this?”

  • “I can’t believe how many students live around here.”

  • “There sure are a lot of dogs here. Do you have a pet?”

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan