SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

5 1.4K 4
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN Tuần 25: 21/02/2011 – 27/02/2011 Tiết 35 Tên bài – Bài 33: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT Họ và tên sinh viên: Nguyễn Xuân Bình MSSV: DSB071086 Giáo viên hướng dẫn: Lê Phước Dững Ngày 22 Tháng 02 Năm 2011 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này học sinh cần phải biết được: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm hóa thạch và sự hình thành hóa thạch, từ đó rút ra ý nghĩa của hóa thạch trong việc nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật và lịch sử vỏ quả đất. - Giải thích được những biến đổi về địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên Trái đất như thế nào? - Trình bày được đặc điểm địa lí, khí hậu của Trái đất qua các kỉ địa chất và những đặc điểm của các loài sinh vật điển hình của các kỉ và đại địa chất. - Biết được các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và ảnh hưởng của chúng đến sự tiến hóa của sinh giới 2. Kỹ năng: - Kĩ năng hình thành thiết lập mối quan hệ nhân quả thông qua việc chứng minh tiến hóa sinh giới có quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi các điều kiện vô cơ, hữu cơ trên Trái đất. - Khai thác kiến thức trong hình vẽ, nghiên cứu SGK, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn sự đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên và ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường, tránh sự tuyệt chủng của các loài sinh vật. - Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: - Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ lớp. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, sơ đồ. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp - Trực quan - Vấn đáp – tìm tòi - Làm việc độc lập với SGK 2. Phương tiện - Tranh, ảnh minh họa các sinh vật trong các đại, hóa thạch. - Sách giáo khoa - Bảng phụ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu các hợp chất đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học từ đơn giản đến phức tạp? - Ngày nay sự sống có còn được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học nữa hay không? Tại sao? - Trình bày các sự kiện chính trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học? 3. Vào bài: - Ở bài trước chúng ta đã khám phá về sự phát sinh sự sống trên trái đất. Tuy nhiên, sự sống khi đó chỉ là những mầm mống đầu tiên. Hôm nay, chúng ta sẽ khám phá toàn cảnh quá trình hình thành và phát triển của trái đất từ xưa tới nay dựa vào các bằng chứng trực tiếp. 4. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: I. HOÁ THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC HOÁ THẠCH TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức GV: cho học sinh quan sát tranh và nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi sau: - Hóa thạch là gì? Thường gặp những loại hóa thạch nào? - GV mở rộng: Bình thường, sau khi thực vật, động vật chết thì phần mềm của cơ thể liền bị vi khuẩn phân huỷ, chỉ các phần cứng như xương, vỏ đá vôi được giữ lại trong đất, trong những điều kiện nhất định có thể hóa đá. Di tích thường là từng phần cơ thể. Xác sinh vật chìm xuống nước bị cát, bùn, đất sét bao phủ, về sau phần mềm tan dần để lại 1 khoảng trống trong đất. Nếu có những chất khoáng như oxit silic tới lấp đầy khoảng trống thì sẽ đúc thành 1 sinh vật bằng đá giống như với sinh vật trước kia. GV: Sau khi nghiên cứu phần 1 chúng ta đã biết, hoá thạch chỉ là di tích của các sinh vật sống trước đó để lại trong các lớp đất đá. Vậy người ta nghiên cứu hoá I. Hoá thạch và vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới: 1. Hoá thạch là gì? - Là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. - Hoá thạch thường gặp là: + Các sinh vật bằng đá : toàn bộ cơ thể hoặc một phần cơ thể. + Các mảnh xương, mảnh vỏ của sinh vật hoá đá. + Xác sinh vật được bảo quản trong băng tuyết, trong hổ phách. + Một số sinh vật hiện nay rất ít hoặc không biến đổi so với trước đây được coi là dạng hoá thạch sống. 2. Vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới: - Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp để biết được lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức thạch để làm gì? GV: Để biết được điều đó, chúng ta qua phần 2: vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới. GV: - Em hãy cho biết, khủng long diệt vong trước hay sau khi loài người xuất hiện? HS: trước loài người. - Dựa vào đâu em biết được điều đó? HS: dựa vào hóa thạch. Vậy: hoá thạch của vai trò gì trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới? - Nếu biết được tuổi của hoá thạch, chúng ta có thể biết được điều gì? - Dựa vào các vai trò đã nêu ra, em có thể cho biết hoá thạch có vai trò như thế nào trong quá trình nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất. - HS: vai trò quan trọng. GV : nhận xét, bổ sung. Gọi học sinh phát biểu lại vai trò của hoá thạch. * GV giới thiệu phương pháp xác định tuổi của hoá thạch HOẠT ĐỘNG 2: II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT GV : Phiến kiến tạo là gì ? - Cho HS quan sát tranh và tham khảo SGK GV : Em hãy cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trôi dạt lục địa và thế nào là hiện tượng trôi dạt lục địa ? - Hiện tượng trôi dạt lục địa đã dẫn tới điều gì ? - Lịch sử Trái đất được phân chia như thế nào? - Dựa vào bảng 33 : Em hãy trả lời các câu hỏi sau ? - Từ tuổi của hóa thạch chứa trong các lớp đất đá, có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của sinh vật và mối quan hệ giữa các loài. - Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất. II. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất: 1. Hiện tượng trôi dạt lục địa: - Phiến kiến tạo là các vùng riêng biệt của lớp vỏ Trái đất. - Phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động. - Hiện tượng di chuyển của các lục địa như vậy được gọi là trôi dạt lục địa. 2. Sinh vật trong các đại địa chất: - Đại Thái cổ: + 4600: trái đất hình thành + 3500: hoá thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức + Sinh vật điển hình trong các đại ? + Loài nào mới phát sinh trong các đại ? - Khí hậu Trái đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới? - Đại Nguyên sinh: 2500 + Sinh vật nhân sơ cổ nhất + Động vật cổ nhất + Động vật không xương sống bậc thấp ở biển. Tảo - Đại Cổ sinh: 542 + Kỉ Cambri: khí quyển nhiều CO 2  phân hoá tảo, phát sinh các ngành động vật. + Kỉ Ocđôvic: mực nước biển giảm, khí hậu khô  tảo biển ngự trị, phát sinh thực vật. + Kỉ Sillua: hình thành đại lục, mực nước biển dâng, khí hậu nóng ẩm  cây có mạch và động vật lên cạn. + Kỉ Đêvôn: hình thành sa mạc  phân hoá cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng. + Kỉ Than đá: đầu kỉ ẩm nóng, cuối kỉ lạnh khô  dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát. + Kỉ Pecmi: băng hà, khí hậu lạnh khô  phân hoá bò sát, phân hoá côn trùng. Động vật biển bị tiêu diệt. - Đại Trung sinh: 250 + Kỉ Tam Điệp: đại lục chiếm ưu thế, khí hậu khô  cây hạt trần ngự trị, phân hoá bò sát cổ, cá xương phát triển, phát sinh thú và chim. + Kỉ Jura: biển tiến vào lục địa, khí hậu ấm áp  cây hạt trần ngự trị, bò sát cổ ngự trị, phân hoá chim. + Kỉ Phấn trắng: đại lục bắc liên kết nhau, biển thu hẹp, khí hậu khô  xuất hiện thực vật có hoa, tiến hoá động vật có vú. Bò sát cổ bị tiêu diệt. - Đại Tân sinh: 65 + Kỉ Đệ tam: đầu kỉ ấm, cuối kỉ lạnh  phát sinh linh trưởng, cây có hoa ngự trị, phân hoá thú, chim, côm trùng. + Kỉ Đệ tứ: băng hà, khí hậu lạnh, khô  xuất hiện loài người - Khí hậu Trái đất đang bị nóng lên do 1 số hoạt Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - HS nói riêng và con người nói chung cần phải làm gì để ngăn chặn đại diệt chủng có thể xảy ra do chính con người gây nên? động của con người như sau: Chặt phá rừng, chất thải vào không khí, chất thải từ sinh hoạt vào đất, nước - Các quốc gia cần có quy định chặt chẽ về vấn đề bảo vệ môi trường. → Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lí → HS cần bảo vệ môi trường sống, trường học, tham gia tích cực các hoạt động: Trồng cây, bảo vệ động vật. → Xây dựng, gìn giữ, bảo vệ môi trường bền vững. IV.Củng cố: Câu 1: Sắp xếp các loài thực vật theo đúng thứ tự lịch sử phát triển của sự sống: 1.Dương xỉ 2. Tảo biển 3. Cây hạt trần 4. Cây có hoa hạt kín 5. Cây có mạch Đáp án đúng : A. 1,2,3,4,5. B. 1,2,5,3,4. C. 2,5,1,3,4 D. 2,1,5,3,4. Câu 2 : Loài người xuất hiện cách đây: A. 5 triệu năm B. 7 triêu năm C. 65 triệu năm D. 1,8 triệu năm Câu 3: Thực vật có hoa xuất hiện vào đại : A. Đại tiền Cambri. B. Trung sinh. C. Tân sinh. D. Cổ sinh. - ĐÁP ÁN: 1.C, 2.D, 3.B V. Dặn dò: - Học bài cũ - Trả lời các câu hỏi trong SGK - Chuẩn bị bài mới, bài 34: Sự phát sinh loài người Giáo viên hướng dẫn giảng dạy duyệt Ngày soạn 15/02/2011 Người soạn Lê Phước Dững Nguyễn Xuân Bình . địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên Trái đất như thế nào? - Trình bày được đặc điểm địa lí, khí hậu của Trái đất qua các kỉ địa chất và những đặc điểm của. 2. Vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới: - Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp để biết được lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống. Hoạt động của GV và. vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới: 1. Hoá thạch là gì? - Là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá của vỏ

Ngày đăng: 05/05/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan