1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ám ảnh "Bão Mặt Trời"

2 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 52 KB

Nội dung

Ám ảnh bão mặt trời Ám ảnh bão mặt trời Mức độ tàn phá của bão mặt trời có thể tương đương siêu bão khét tiếng Katrina, với tổn thất lên đến 2.000 tỉ USD cho ngành viễn thông và năng lượng. Trái đất vừa thoát khỏi một cuộc tấn công từ mặt trời vào ngày 14.2, với đỉnh điểm vào hôm 17.2, mạnh nhất trong 4 năm qua. Khi đó, các đợt bùng nổ trên khí quyển mặt trời đã phun ra hàng tỉ tấn vật chất di chuyển với vận tốc trên 1.000 km/giây về hướng Trái đất. Lúc chạm vào lá chắn tự nhiên của địa cầu, chúng biến thành những cơn bão từ khủng khiếp có thể làm gián đoạn liên lạc viễn thông và ngưng trệ hoạt động hàng không dân dụng. Vệ tinh dễ bị ảnh hưởng bởi các cơn bão mặt trời - Ảnh: NASA Tuy nhiên, cơn bão vừa qua mới chỉ là sự khởi đầu. Nói một cách hình tượng, những đợt gió mặt trời vừa qua chỉ là viên đạn nhỏ, và cơn bão thật sự vẫn chưa nổi lên, mà đây không phải dạng bão bình thường. Theo AFP dẫn ước tính của giới chuyên gia, sức phá hủy của bão mặt trời trong tương lai có thể tương đương với siêu bão Katrina, một trong những cơn bão gây ra sự tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử thiên tai Mỹ, nhưng với quy mô khủng khiếp hơn nhiều. Để dễ hình dung, cứ thử tưởng tượng bão Katrina ụp xuống từ trời cao trên phạm vi toàn cầu, mang theo sức tấn công cỡ bom nguyên tử. Các cố vấn kỳ cựu của chính phủ Mỹ, Anh cảnh báo một cơn bão mặt trời đủ mạnh có thể phá hỏng vệ tinh, đánh sập các thị trường chứng khoán và gây nên tình trạng thiết hụt năng lượng kéo dài, theo giới chuyên gia tại hội nghị hằng năm của tổ chức khoa học Mỹ. Tình hình sẽ càng trầm trọng thêm vì chu kỳ mặt trời đang xoay đến giai đoạn bùng nổ hoạt động trong 11 năm tới. "Đây không phải là chuyện có xảy ra hay không, mà là khi nào và quy mô ra sao”, AFP dẫn lời Jane Lubchenco, Giám đốc Cục Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA). Báo The Independent dẫn lời giáo sư John Beddington, cố vấn chính về khoa học của Chính phủ Anh, cảnh báo giai đoạn tạm gọi là ngủ đông của thời tiết không gian sắp kết thúc. Dự đoán mặt trời sẽ hoạt động dữ dội nhất vào năm 2013, khi đó Trái đất sẽ hứng chịu liên tiếp nhiều cơn bão từ với ảnh hưởng khôn lường. Theo bà Lubchenco, cơn bão tuần qua đã buộc các hãng máy bay chuyển hướng một số đường bay khỏi khu vực gần hai cực để tránh khả năng liên lạc viễn thông bị đứt đoạn. Trong khi đó, các chuyến bay từ Hawaii đến phía nam California lâm vào tình trạng gián đoạn liên lạc, và cơn bão đã làm ngưng trệ hoạt động viễn thông tại một phần khu vực phía tây Thái Bình Dương và châu Á. Thomas Bogdan, Giám đốc Trung tâm dự báo thời tiết không gian tại Colorado, dự báo trong tình huống xấu nhất, phần ban ngày trên Trái đất sẽ bị cắt đứt với GPS, gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho ngành giao thông trên toàn thế giới mà còn ảnh hưởng đến các giao dịch thương mại do máy tính chạy sai giờ. Nguy hiểm là vậy, thế nhưng giới chuyên gia buộc phải thừa nhận rằng vẫn chưa có biện pháp nào tránh được bão mặt trời ngoài việc trân mình chịu trận. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa đến nỗi quá bi quan. Trong khoảng từ 10 đến 20 giờ sau vụ nổ ban đầu trong khí quyển mặt trời, một đợt bùng phát năng lượng thứ hai sẽ thẳng tiến đến Trái đất. Lợi dụng đặc điểm này, các chuyên gia đặt mọi kỳ vọng vào vệ tinh cảnh báo sớm đang hiện diện trên quỹ đạo địa tĩnh. Bất kỳ cơn bão nào xuất phát từ mặt trời đều phải qua vệ tinh này. Nếu bão mặt trời mất 20 giờ mới đến Trái đất, khoảng cách từ vệ tinh đó đến địa cầu là 20 phút. Như vậy, thế giới có thể chuẩn bị trước trong vòng 20 phút để giảm tác hại khủng khiếp của bão mặt trời, như tắt hệ thống điện tại một số nơi cho đến khi nguy hiểm đã qua. Vấn đề là vệ tinh trên hơi già cỗi, đã được phóng lên không gian cách đây 14 năm và chưa biết lúc nào sẽ gia nhập “đội quân thây ma” trên quỹ đạo. Thụy Miên . Ám ảnh bão mặt trời Ám ảnh bão mặt trời Mức độ tàn phá của bão mặt trời có thể tương đương siêu bão khét tiếng Katrina, với tổn. không dân dụng. Vệ tinh dễ bị ảnh hưởng bởi các cơn bão mặt trời - Ảnh: NASA Tuy nhiên, cơn bão vừa qua mới chỉ là sự khởi đầu. Nói một cách hình tượng, những đợt gió mặt trời vừa qua chỉ là viên. vừa thoát khỏi một cuộc tấn công từ mặt trời vào ngày 14.2, với đỉnh điểm vào hôm 17.2, mạnh nhất trong 4 năm qua. Khi đó, các đợt bùng nổ trên khí quyển mặt trời đã phun ra hàng tỉ tấn vật

Ngày đăng: 05/05/2015, 07:00

w