Ai cũng biết rõ về tính quan trọng của Tiếng Anh, nhất là thời đại của công nghệ ngày nay, nhưng lại không biết học hiệu quả thì phải học ở đâu và như thế nào. Khi học xong chương trình anh văn hệ 7 năm mà vẫn có rất nhiều bạn không thể giao tiếp được với người nước ngoài. Đó là sự thật ở đại đa số sinh viên hiện nay, vì vậy cuốn sách tổng hợp những mẹo học tiếng anh cũng như nghe lời khuyên của nhiều người. Hi vọng quyển sách nhỏ này sẽ có ích cho nhiều bạn.
Table of Contents I. Thảo luận về tiếng anh 3 1. Vì sao bạn vẫn chưa học tốt tiếng anh? 3 2. Nguồn gốc của tiếng anh? 3 3. Chọn nơi nào để học tiếng anh? 4 4. Học Anh văn thời USD! 6 5. Kém ngoại ngữ, sinh viên Việt Nam mãi tụt hậu 6 6. Sợ vì học! 8 1. Bức thư của tổng thống Lincoln 10 2. Sự học tiếng Anh ở Mỹ 11 3. Anh văn chuyên ngành không đơn thuần là ngoại ngữ 13 4. Chất lượng dạy và học Anh văn trong trường phổ thông: Đối phó với thi cử 14 5. Chuẩn bị Tiếng Anh trước khi đi du học 15 6. Tiếng Anh - nỗi hãi hùng của sinh viên Nhân văn 16 7. Thần đồng 8 tuổi sắp lên truyền hình. 17 II. Hướng dẫn học anh văn 19 1. "Bí kíp" học Anh văn 19 2. Kinh nghiệm học Ngoại Ngữ tốt! 21 3. 15 lời khuyên học tiếng anh 22 4. How To Learn English 23 How to learn LISTENING 26 How to learn SPEAKING and pronunciation 26 How to learn READING and vocabulary 27 How to learn WRITING and spelling 28 5. Speaking to Yourself can be Dangerous! 30 At School 31 Conversation Clubs 31 Shopping 31 Anglo-Saxon Pubs and Bars 31 Language is all around You 31 Songs and Video 31 6. Study English 32 7. Pronunciation Tips 33 I. Thảo luận về tiếng anh 1. Vì sao bạn vẫn chưa học tốt tiếng anh? Ai cũng biết rõ về tính quan trọng của Tiếng Anh, nhất là thời đại của công nghệ ngày nay, nhưng lại không biết học hiệu quả thì phải học ở đâu và như thế nào. Khi học xong chương trình anh văn hệ 7 năm mà vẫn có rất nhiều bạn không thể giao tiếp được với người nước ngoài. Đó là sự thật ở đại đa số sinh viên hiện nay, vì vậy mình đã tìm những mẹo học tiếng anh cũng như nghe lời khuyên của nhiều người và gộp lại thành quyển Ebook này đây. Hi vọng quyển sách nhỏ này sẽ có ích cho nhiều bạn. Theo mình, bạn chỉ học anh văn giỏi khi mà thực sự thích thú và biết được học anh văn để làm gì, biết học đúng cách. 2. Nguồn gốc của tiếng anh? Lịch sử hình thành Tiếng Anh bắt đầu từ những chuyến du cư của 3 bộ tộc người Đức, họ là những người đã xâm chiếm nước Anh trong thế kỷ thứ 5 sau công nguyên. Ba bộ tộc (đó là Angles, Saxons và Jutes, hiện nay nơi đó ở Đan Mạch và phía bắc Đức) đã băng qua Biển Bắc. Lúc đó những người bản địa ở Anh đang nói tiếng Xen-Tơ. Hầu hết họ bị những kẻ xâm lược dồn về phía Tây và Bắc - chủ yếu ở nơi bây giờ là xứ Wale, Scotland và Ireland. Bọn Angles đến từ England và ngôn ngữ của họ được gọi là Englisc—đó là nguồn gốc của từ England và English. 3. Chọn nơi nào để học tiếng anh? Đây là thời đại bùng nổ thông tin và hội nhập, do đó việc thông thạo ngoại ngữ (mà đặc biệt là Anh ngữ) đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ một người dân nào, đặc biệt là đối với các bạn trẻ. Thế nhưng, trong tình hình các trung tâm ngoại ngữ thi nhau mọc lên như nấm sau mưa, với hàng loạt các chương trình học đa dạng, từ cao cấp đến bình dân, làm sao để chọn được một nơi học tập vừa ý? Để xác định được nơi học hợp lý, hiệu quả bạn cần xem xét các vấn đề sau: 1- Học cái gì nhỉ? Lựa chọn một khóa học phù hợp với mình thật ra không phải là chuyện quá khó như một số bạn thường nghĩ. Nếu bạn có ý định du học: khóa học IELTS hoặc TOEFL (hay TOEFL iBT) là phù hợp với bạn. Nếu bạn chỉ muốn học để giao tiếp, hãy học TOEIC. Các công ty khi tuyển dụng thường đòi hỏi bằng TOEIC. Thậm chí có những công ty buộc bạn phải thi TOEIC mặc dù bạn đã có trong tay bằng IELTS hay TOEFL. Điều này có thể lý giải là do Anh văn sử dụng trong các công ty là Anh văn giao tiếp văn phòng, giao tiếp bình thường, trong khi Anh văn giao tiếp mà bạn được trang bị khi học IELTS hay TOEFL lại mang tính học thuật (Academy) rất cao, không phù hợp với môi trường văn phòng. Nếu bạn không có dự định làm việc cho một công ty hay tổ chức nước ngoài, có thể bạn chỉ cần học chứng chỉ quốc gia là đủ. Thông thường các nhà tuyển dụng chỉ cần bạn có trong tay bằng B CCQG là đạt yêu cầu. Nếu bạn muốn trau dồi 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà không đủ khả năng theo học các khóa học cao cấp, bạn có thể đăng ký một khóa Anh văn tổng quát (General English). Sau đó, bạn có thể tham gia thêm một khóa luyện nghe - nói để tăng khả năng giao tiếp của mình. Nếu bạn dự định tương lai mình sẽ là một nhà kinh doanh thì khóa học Anh văn thương mại (English for business) rất cần thiết đối với bạn. Khóa học sẽ trang bị cho bạn những kiến thức bổ ích về kinh doanh, như cách viết một bức thư trong kinh doanh, cách soạn thảo hợp đồng kinh tế bằng tiếng Anh… Tóm lại, bạn cần xác định rõ mục đích bạn học Anh văn để làm gì, thì bạn mới có thể lựa chọn cho mình khóa học phù hợp nhất. Bạn nên tránh tình trạng “chạy theo số đông”, thấy người ta học gì thì mình học nấy, mà không hề để ý đến khả năng của mình (bao gồm khả năng tài chính, khả năng nắm bắt kiến thức…) 2- Thế học ở đâu bây giờ? Sau khi lựa chọn được cho mình một khóa học phù hợp, vấn đề tiếp theo đặt ra là: Học ở đâu. Hiện nay, các trung tâm Anh ngữ ở Hà Nội nhiều như…nấm mọc sau mưa, với chất lượng và giá cả từ “thượng vàng” đến “hạ cám”. Rất nhiều bạn tuổi tím tỏ ra lúng túng khi được hỏi: “Nếu đi học Anh văn, bạn sẽ học ở đâu?”. Và hiện nay có rất nhiều trung tâm lập chương trình online đào tạo tiếng anh. Với hình thức này thì kinh phí học tiếng rất rẻ nếu bạn biết cách học. Một cuộc phỏng vấn các bạn trẻ về tiếng anh, có bạn nói rằng: “Mình không tự tin lắm vào trình độ Anh văn của mình. Mình muốn nắm lại những kỹ năng cơ bản trước đã, rồi mới học nâng cao sau. Mẹ bắt mình học ở ILA, nhưng ILA thì học phí mắc quá, với lại mình nghe nói ILA chỉ chuyên đào tạo IELTS và TOEFL thôi, học cơ bản ở đó, liệu giáo viên có nhiệt tình chỉ dạy không…” Có bạn lại muốn học ở trung tâm nào có giáo viên chất lượng: “Mình đăng ký học ở trung tâm Ngoại ngữ Đại học Sư phạm vì nghe nói ở đó dạy rất tốt. Nhưng mình chán ngay sau đó. Giáo viên dạy mình hoàn toàn không có kinh nghiệm, cô không đưa ra được những ví dụ đa dạng, quanh đi quẩn lại chỉ toàn những câu ví dụ rất bình thường…”. Có bạn tâm sự: “Mình không có đủ điều kiện theo học những trung tâm cao cấp như Hội Việt Mỹ hay ILA, chủ yếu là tự luyện thôi, chỗ nào không hiểu thì hỏi bạn bè. Mình cũng thử đi học, nhưng rồi lại thấy chán vì vào lớp cũng chỉ ngồi làm bài tập (trắc nghiệm) mà thôi. Không khí lớp học chẳng sôi động chút nào…” Có bạn tâm sự: “Mình không có đủ điều kiện theo học các trung tâm cao cấp, nên mình chọn phương án học online bằng cách mua tài khoản của ECE, Ajhope, Tiếng anh 123,… Sau vài tháng quyết tâm và kiên trì học theo lịch của trung tâm lập cho, mình đã tự tin với khả năng tiếng anh của mình”. Rõ ràng, lựa chọn một trung tâm Anh ngữ chất lượng và phù hợp với điều kiện của mình thật không phải là điều dễ dàng gì. Dạo qua các forum trên Internet bàn bạc về vấn đề này, bạn có thể choáng ngợp bởi những thông tin rất khác nhau từ các thành viên. Có cuộc khảo sát đã đánh giá một loạt các trung tâm Ngoại ngữ tại Hà Nội như sau: chia thành 3 nhóm: Nhóm các trường chất lượng cao (Hội Việt Mỹ, ILA, SEAMEO…), nhóm trung bình (elite, Iwep, Á Âu, …) và nhóm bình dân (các trung tâm ngoại ngữ tại các trường Phổ thông). Theo kết quả khảo sát thì tốt nhất vẫn là chọn các trường chất lượng cao (nếu bạn có đủ điều kiện), còn nếu chọn học tại các trường ở cấp trung bình thì còn tuỳ thuộc vào yếu tố…may mắn. Nếu bạn gặp được một giáo viên giỏi thì sẽ rất tốt cho bạn. Ngoài ra, không nên theo học các trung tâm “bình dân”, vì “trình độ Anh văn của bạn sẽ khó mà tiến triển”. Một vấn đề khác thường được quan tâm khi chọn trung tâm là vấn đề giáo trình. Các trường khác nhau thường dạy theo những giáo trình khác nhau, thông thường được photo lại từ các sách học Anh văn của nước ngoài. Các giáo trình này có một điểm chung là luôn mở đầu bằng các bài rất dễ, kiểu như: Hello, Greeting… Kết quả là chỉ vài buổi đầu tiên theo học, các bạn đã cảm thấy cực kỳ chán. Có bạn tâm sự: “Học với giáo viên nước ngoài, thầy thường lướt qua giáo trình rất nhanh, rồi tự đưa ra một đề tài cho cả lớp thảo luận. Các đề tài của thầy thường rất hay, mình rất thích học theo kiểu này, không phải bó buộc theo một giáo trình cụ thể nào, mà vẫn thu được những kiến thức rất bổ ích…”. Nhiều bạn khác cũng cho biết: “Mình muốn học 1 chương trình tự do, không bó buộc theo giáo trình nào cả, giáo viên tự đưa ra những vấn đề để thảo luận, trong quá trình đó, giáo viên sẽ phát hiện và sửa chữa lỗi của các học viên. Học như vậy sẽ tránh sự gò bó theo khuôn mẫu và kích thích sự sáng tạo của học viên hơn. Tiếc là chưa thấy trung tâm nào dạy theo cách đó”. Thật ra, nếu muốn học Anh ngữ theo phương pháp như vậy, các bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ Anh văn (thường tổ chức tại các Nhà văn hóa), tuy nhiên, trình độ thành viên trong các CLB rất khác nhau, đôi khi lại tạo tâm lý không tốt cho người mới tham gia, hoặc người có trình độ thấp. Có bạn tâm sự: “Mình thử tham gia sinh hoạt vài lần ở NVH Thanh Niên, nhưng chỉ được vài lần rồi thôi.Có nhiều bạn quá giỏi khiến mình đâm ra ngại…” Như vậy, việc lựa chọn một trung tâm Anh ngữ phù hợp với sở thích và khả năng của mình xem ra là một điều vô cùng khó khăn. Đứng trước quá nhiều sự lựa chọn, nhiều người đã tiêu một số tiền không nhỏ mà vẫn không đạt được yêu cầu do chính mình đặt ra. Có nhiều nguyên nhân, nhưng giải pháp chỉ có một: hãy xác định đúng nhu cầu của mình, và kiên trì đi theo sự lựa chọn của mình. Hãy cố gắng vượt qua những chán nản ban đầu để tiếp tục theo đuổi mục đích, bạn nhé. 4. Học Anh văn thời USD! Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng Hà Nội hiện nay mỗi năm có khoảng 150 Trung tâm Anh ngữ ra đời và cũng ngần ấy trung tâm tự đào thải. Thế nhưng, danh sách các trung tâm vẫn ngày càng dài ra và đang có chiều hướng gia tăng với con số hơn 400. Một tâm lý chung không tránh khỏi của đa phần các bạn trẻ hiện nay là muốn chọn những trường hiện đại, học phí tính bằng…USD là có thể yên tâm về khả năng sử dụng tiếng Anh của mình trong tương lai. Tuy xuất hiện nhiều nhưng số trường, trung tâm dạy Anh ngữ uy tín, chất lượng không quá 20. Ở top này, học viên đang phải trả 117, 125 130, 180USD hoặc cao hơn nữa cho mỗi khoá học…Và các trung tâm cũng đua nhau cạnh tranh bằng chi phí, phương pháp dạy học và cả các… khẩu hiệu (slogan) làm phương châm cho chính trung tâm mình. Đối với các trung tâm Anh ngữ cao cấp (tạm gọi như thế khi học phí được tính bằng USD), có thể phân biệt thành hai loại: trường trong nước và trường quốc tế. Trong nước, có thể điểm danh một số trường như NNKG, Anh Văn Hội Việt Mỹ, Trường Đào tạo Việt Mỹ, Clever learn, Anh Ngữ languagelink… Ở những trường này, ngoài học phí được tính bằng đôla thì mỗi trường có một phương pháp dạy khác nhau. Có thể nói học Anh ngữ thời nay thật…tốn tiền! Ở những trung tâm ngoại ngữ có chương trình Anh ngữ du học, luyện thi IELTS, TOEFL thì học phí lên tận mây xanh, có lớp lên đến gần ngàn đô! Có người nói muốn thăng tiến và mở rộng tầm nhìn ra thế giới thì phải học tiếng Anh. Nhưng học tiếng Anh với học phí như thế thì chỉ thích hợp với… con nhà giàu. 5. Kém ngoại ngữ, sinh viên Việt Nam mãi tụt hậu “Nhất tiếng Anh, nhì tin học” vẫn luôn là câu “thần chú” tâm niệm của sinh viên khi ra trường. Rõ ràng, giới trẻ Việt Nam ý thức rất rõ vai trò quan trọng của ngoại ngữ. Tuy nhiên, không ít các tân cử nhân vẫn sớm bị loại khỏi các cuộc tuyển dụng chì vì vốn tiếng Anh nghèo nàn… Mất cơ hội chỉ vì tiếng Anh Ngay từ năm thứ nhất đại học, M.Trang (SV ĐHKTQD) đã xin tiền bố mẹ đăng ký lớp học tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ gần trường. Sau bốn năm học đại học và 3 năm “cày cuốc tiếng Anh” ở trung tâm, đến khi tốt nghiệp, không hiểu sao M.Trang vẫn nhận được những cái lắc đầu từ phía nhà tuyển dụng. Hỏi ra mới biết thì ra tấm bằng C tiếng Anh ở trung tâm chỉ là “đi học đóng tiền thì người ta cấp cho” chứ thực tế “trung tâm không kiểm tra sĩ số, lực học cũng không đánh giá qua điểm nên dần mình chán rồi bỏ học suốt…”. Việc làm không thiếu, nhưng nhiều sinh viên đành tự loại mình từ "vòng gửi xe" do không có kỹ năng ngoại ngữ, vi tính. Cũng thế, Vân - sinh viên năm cuối khoa Xã hội học - Học viện Báo chí Tuyên truyền bộc bạch: “Sinh viên năm cuối bọn em ngoài việc học trên giảng đường, đi làm thêm còn phải chuẩn bị cho khóa luận tốt nghiệp nên ai cũng bận, làm gì có thời gian đầu tư cho tiếng Anh. Hơn nữa, bằng A, B, C tiếng Anh bây giờ nhan nhản, chỉ cần 300.000đ là có ngay một tấm bằng mới tinh, đóng dấu đỏ do trung tâm ngoại ngữ cấp đàng hoàng. Chỉ sợ nhất là họ thi tuyển, chứ xét bằng thì chẳng lo”. Quả thật, không ít bạn trẻ đã may mắn trót lọt qua cửa tuyển dụng vì không phải qua khâu thi tuyển ngoại ngữ. Tuy nhiên, khi vào thực tế công việc, với “chứng chỉ tiếng Anh đi mua”, có ai đảm bảo rằng họ sẽ hoàn thành tốt công việc và trách nhiệm được giao? Ông Nguyễn Vĩnh Hiệp - Giám đốc Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Tân Việt cho biết: “Công ty chúng tôi rất cần một người có khả năng làm việc văn phòng và kiêm giao dịch mua bản quyền sách vẫn chưa tuyển được người ưng ý. Công việc không quá khó nhưng cần người có khả năng giao tiếp tiếng Anh bằng email tốt và biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng. Nhiều sinh viên đến xin việc có khả năng làm việc văn phòng nhưng không kiêm được công việc này nên hiện tại chúng tôi vẫn phải nhờ những cộng tác viên…” Hiện nay, số sinh viên thất nghiệp hàng năm đang ngày một tăng, số hồ sơ bị loại khỏi các cuộc tuyển dụng trực tiếp hay gián tiếp do trình độ tiếng Anh yếu kém cũng không hiếm. Thị trường lao động “hậu WTO” mở ra nhiều cơ hội cho giới trẻ nhưng cũng không ít thách thức.Nếu không đủ sức cạnh tranh, lao động trẻ Việt Nam sẽ sớm bị đào thải, cơ hội việc làm chỉ thực sự dành cho những bạn trẻ chủ động, tự tin nắm bắt lấy tri thức, giỏi công nghệ và thành thạo ngoại ngữ. Trung tâm ngoại ngữ có thực sự là giải pháp tối ưu? Để đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh của nhiều bạn trẻ, hàng loạt các trung tâm Anh ngữ “nội” và “ngoại” thi nhau mọc lên. Hiện nay, các trung tâm ngoại ngữ “nội” đa phần là do các trường ĐH, CĐ mở ra, thuê địa điểm tại các trường tiểu học, phổ thông. Các trung tâm này số đông thường không áp dụng hình thức thi xếp lớp hoặc nếu có cũng chỉ làm cho “có lệ”. Nhìn chung, các trung tâm “nội” thường làm ăn theo kiểu “đem con bỏ chợ”. Học viên chỉ cần ghi danh, đóng tiền đầy đủ rồi “muốn học ra sao thì học”. Thậm chí có lớp học đã gần quá nửa chương trình, nhưng vẫn “cố nhét thêm” vài “lính mới” có nhu cầu học. Trên thực tế, không ít lớp học tiếng Anh do các trung tâm mở ra trở thành “vườn yêu” cho các đôi bạn trẻ tha hồ tâm sự, chuyện trò. Thầy Trung - giáo viên một trung tâm ngoại ngữ thuộc ĐH Sư phạm cho biết: “Ban đầu các khóa học còn đông, sau thì thưa dần. Có học viên đóng tiền cả khóa nhưng hầu như không đi học hoặc đi học “buổi đực buổi cái”, lớp học nào cũng có những học viên vào lớp chỉ để yêu”. T. Khánh (SV ĐH Công Đoàn), người đã từng “bôn ba” qua nhiều trung tâm ngoại ngữ nhưng vẫn chưa học xong bộ giáo trình Lifelines cho biết: “Để tìm được một trung tâm ngoại ngữ ưng ý không hề đơn giản, các trung tâm đều chạy theo lợi nhuận, quảng Các bạn sinh viên có thể tự học ngoại ngữ thông qua việc nghiên cứu, online, tìm kiếm các đề tài chuyên ngành thông qua các tạp chí nước ngoài hoặc mạng Internet. Ngoài ra, vào những ngày cuối tuần, các bạn trẻ nên bớt chút thời gian tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh nhằm trau dồi khả năng phản xạ và giao tiếp bằng tiếng Anh. Đây là những bí kíp học ngoại ngữ vừa “rẻ tiền” song cũng hiệu quả và hữu ích mà bạn trẻ nào cũng có thể áp dụng cho mình. cáo rầm rộ nhưng chất lượng thì yếu kém. Mình cũng được nhiều người cảnh báo trước nhưng kệ cứ học thôi, chỗ nào học chán, thấy không hợp thì bỏ…”. Còn Đăng Sơn (nhà ở số 5 Dã Tượng, Hà Nội) vừa tốt nghiệp Cao đẳng Bách khoa bức xúc khi đến học tại Trung tâm Ngoại ngữ tại Trường tiểu học Cát Linh: “Học chỉ được 3 buổi đầu là cô giáo ưng ý sau bị thay người khác. Lớp phản đối và yêu cầu giáo viên cũ nhưng không được nên nửa lớp đã chọn cách bảo lưu thẻ học”. Trong một vài năm trở lại đây, sự xuất hiện của một số các trung tâm, tổ chức giáo dục nước ngoài tại Hà Nội và TPHCM như Hội đồng Anh (British Council), Language Link, trường đào tạo Việt - Mỹ… đang góp phần khiến cho thị trường dạy và học ngoại ngữ thêm sôi động. Thế mạnh của các trung tâm Anh ngữ “ngoại” là cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại (phòng lab, phòng học có gắn máy lạnh ), đội ngũ giảng dạy giàu kinh nghiệm, có bằng cấp quốc tế…Tuy vậy, điều thu hút học viên đến với các trung tâm này thực chất vẫn là cái mác “giáo viên nước ngoài”. Bích Diệp sinh viên năm cuối trường ĐH Ngoại thương vốn “kinh qua” nhiều trung tâm từ ngày còn học cấp 3 nên vốn tiếng Anh của Diệp vào loại khá, được làm trợ giảng của Language Link và đỗ IETLS được 7,5 (trên thang điểm 9), tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện được học những chỗ “xịn” như Bích Diệp. Trung tâm “xịn” nên giá cũng “xịn”. Một khóa học năm tuần với giáo viên người Việt tại trường đào tạo Việt - Mỹ là 40USD, học phí sẽ tăng dần theo cấp độ lớp và số lượng thời gian học với giáo viên bản xứ. Ở Hội đồng Anh (một trung tâm “ngoại” nổi tiếng đắt đỏ) học phí cho một khóa học tiếng Anh giao tiếp quốc tế (gồm 4 phần) là 1.080USD (tính ra hơn 17 triệu VND). Với mức học phí “trên trời” như vậy, chỉ có một bộ phận rất nhỏ sinh viên thuộc các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả may ra mới có cơ hội theo học. Còn phần lớn sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh thì đành “ngậm ngùi” bám trụ các trung tâm nội, “chất lượng thì kém thật nhưng được cái giá cả phải chăng, sinh viên nghèo như bọn em còn theo được…” - T.Khánh tâm sự. 6. Sợ vì học! N.T.T, học sinh trường THCS (Hà nội) có đến 3 chiếc cặp đi học: học thêm ở nhà cô, học ở trường và học ngoại ngữ ban đêm. Mới lớp 6, nhưng N.T.T có 3 năm học Anh văn và 1 năm học tiếng Hoa. Không chỉ học sinh N.T.T, nhiều HS hiện đang là "nạn nhân" của chính bố mẹ với cách học nhồi nhét, học ép buộc. 1. Thấy tôi đứng gần lớp học tiếng Hoa của em, N.T.T lại bắt chuyện: "Chị cũng học tiếng Hoa à? Chị học lớp nào để khoá sau em xin mẹ đăng ký vô học chung. Lớp em toàn là các cô lớn tuổi và ni cô. Đi học không biết chơi với ai hết, buồn ơi là buồn". Lịch học của N.T.T kín bưng từ thứ 2 đến thứ 7: sáng học thêm ở nhà cô. Trưa mẹ tới chở lên trường. Chiều mẹ đón từ trường Phú Mỹ về trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) để học ngoại ngữ. Hai, bốn, sáu học tiếng Hoa; ba, năm, bảy học tiếng Anh. Kể chuyện với chúng tôi sau buổi học, T.T lo lắng: "Chắc mẹ em không biết ở đây có dạy tiếng Nhật, chứ không là bắt em đi học nữa rồi. Vì em nghe bố mẹ nói chuẩn bị cho em đi học tiếng Đức nữa! Học thế chắc em chết chị ha?" Nói rồi, cậu bé thành thật: "Tiếng Anh em còn biết sơ sơ còn tiếng Hoa thì không biết chữ nào. Em học gần 6 khoá rồi mà mới biết có 6 chữ. Chữ tiếng Hoa viết toàn râu ria, em không thích học. Em cũng không biết học nó để làm gì. Trong lớp em nhỏ nhất nên không bao giờ cô giáo khảo bài cả. Ngồi trong lớp em thường mang bộ xếp hình ra xếp, không thì mang truyện tranh theo đọc". Chúng tôi phải bật cười khi cậu bé tỏ ra sợ sệt theo kiểu trẻ con: "Chắc ba mẹ em bắt em học đến già quá! Có lần em xem tivi thấy có ông cụ già như ông em vẫn còn đi học. Năm nào cũng thế, đến mùa trung thu là em sợ. Vì nhà em làm bánh trung thu. Khi nào mẹ chở bánh đi bỏ hết mới về đón em. Mùa trung thu là chờ mẹ đến khuya mới được về". Vừa quen được một người "bạn" mới. T.T giới thiệu ngay tôi với mẹ khi mẹ em đến đón, và nũng nịu: "Lớp tiếng Hoa buồn lắm, không ai nói chuyện với con cả. Hay mẹ chuyển cho con học chung tiếng Nhật với chị này đi. Nhưng mẹ hứa là không bắt con học cả tiếng Hoa và tiếng Nhật". Không biết cậu bé có được mẹ chiều theo ý không? Cũng không biết cậu bé có phải đi học thêm tiếng Đức như ba mẹ cậu đã bàn tính không? Nhưng biết chắc một điều mà cậu bé tâm sự: "Mỗi tuần em thích nhất là chủ nhật. Được nghỉ cả buổi chiều và buổi tối. Mà em không biết mẹ em bắt em học nhiều thế để làm gì nhỉ? Mai mốt học lớp lớn hơn có phải học tiếng Hoa không chị? Chắc là có thì mẹ em mới bắt em học nhỉ?" 2. Đầu năm học, nhân dịp đi họp phụ huynh tại trường THCS, khi vừa ra khỏi phòng, một cậu bé chạy tới hỏi: "Tụi cháu có phải học thêm không cô?" Chưa kịp nói gì, cậu bé đã tiếp: "Cháu nghe nói lên lớp 6, họp phụ huynh xong là phải đi học thêm nữa". Em là P.T.N vừa lên lớp 6. Tuy là chủ nhật, nhưng em vẫn mang theo một cái cặp bự đựng dụng cụ học vẽ. Bình thường em học vẽ vào 9 sáng chủ nhật. Vì hôm nay mẹ phải đi họp phụ huynh nên chở em đi sớm hơn. Cậu bé, P.T.N học lớp 6 cười tươi khi nhận được cái lắc đầu ở tôi. Em cho biết: "Còn có mỗi chiều chủ nhật là cháu không phải học gì thôi! Thường là được bố mẹ dẫn đi nhà sách, siêu thị". Những ngày khác trong tuần, P.T.N phải "chạy sô" giữa trường và các khoá ngoại ngữ. N vừa học Anh văn ở 1 trung tâm ngoại ngữ vừa phải học thêm với một gia sư ngoại ngữ ở nhà. Tối chủ nhật được ưu ái nên em chỉ học có 1 tiếng rưỡi tại nhà. Có một quán ăn gần chỗ học Anh văn, khi nào đói hoặc chờ bố mẹ lâu thì N có thể ghé vào đó ăn và bố mẹ lên tính tiền sau. N bảo: "Có hôm cháu ăn hết mấy chục ngàn tiền quà mà vẫn chưa thấy ai lên đón cả. Cô chủ quán thương cháu lắm, lúc nào vắng khách là nói chuyện với cháu. Như thế là hết buồn". Ngày nào cũng thế, P.T.N có 3 bữa ăn ngoài quán và chỉ ăn cơm tối ở nhà. Hỏi về trình độ Anh văn, P.T.N trả lời tôi: "Cháu đi học cho bố mẹ vui thôi mà. Cháu học từ nhỏ mà không nhớ gì nhiều cả". Thầy Nguyễn Tất Thắng, giáo viên dạy Anh văn ở một trung tâm ngoại ngữ nhận xét: "Thường các em nhỏ tuổi thì ít tập trung vào bài học. Các em đi học khi mà chưa có mục đích rõ ràng nên vô lớp như để cho hết thời gian. Có nhiều giáo viên cũng không chú tâm đến các em lắm khi mà trong một lớp có nhiều người lớn theo học". Cũng là thầy Thắng cho biết: "Có nhiều phụ huynh ép con mình học từ lớp này qua lớp khác. Có nhiều em phải học đến 2 ca cùng 1 buổi. Sức người lớn còn không chịu nổi huống gì trẻ con. Học như thế vừa mệt các em mà vừa tốn kém cho gia đình". 1. Bức thư của tổng thống Lincoln Bức thư của Tổng thống Lincoln gửi cho thầy hiệu trưởng trường học nơi con trai ông theo học từ lâu đã được biết đến. Bức thư được dịch sang tiếng Việt và ngày càng trở nên rất phổ biến. Please to teach my son: XIN THẦY HÃY DẠY CON TÔI He will have to learn. I know that all men are not just, all men are not true. But teach him also that for every scoundrel, there is a hero; that for every selfish politician, there is a dedicated teacher. Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Teach him also that for every enemy, there is a friend. It will take time, I know; but teach him if you can, that a dollar is of far more value than five found… Dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ thù thì sẽ có một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quí giá hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố Teach him to learn to lose and also to enjoy winning. Steer him away from envy if you can. Teach him the secret of quiet laughter. Let him learn early that the bullies are the easiest to lick… Xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất Teach him, if you can, the wonder of books…but also give him the quiet time to ponder over the eternal mystery of birds in the sky, bees in the sun and the flowers on a green hill-side. Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh. In school, teach him it’s far more honorable to fail than to cheat. Teach him to have faith in his own ideas, even if everybody tells him they are wrong… Ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi. Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm Teach him to be gentle with the gentle and tough with tough. Try to give my son the strength not to follow the crowd when everyone is getting on the bandwagon. [...]... sao nhiều người yếu tiếng Anh, cách học tiếng Anh nhanh và hiệu quả, đặc biệt với những người đã đi làm, đã học nhiều năm nhưng không tiến bộ Vì sao không tiến bộ? Môn gì chán ngấy! Có nhiều lý do làm bạn yếu tiếng Anh, trong đó quan trọng nhất là do chán Con người khó làm được cái gì mà họ không thích nên để có sự đam mê, bạn hãy tìm lý do tại sao bạn ghét Anh văn Ví dụ bạn chán nản vì học hoài học. .. 2 Sự học tiếng Anh ở Mỹ Để có thể học tập và làm việc trên đất Mỹ, chắc chắn một điều là bạn phải sử dụng tiếng Anh một cách thật thành thạo Nhưng điều đó không phải là đơn giản Nhưng trước tiên hãy nhớ lại chúng ta đã học những gì tại Việt Nam? Tôi không biết bây giờ việc học tiếng Anh ra sao nhưng thời tôi đi học hiếm khi nào giáo viên dạy môn tiếng Anh sử dụng tiếng Anh trong suốt một buổi học Thật... dụng? 5 Chuẩn bị Tiếng Anh trước khi đi du học Rất nhiều sinh viên học sinh, sinh viên và kể cả "người lớn" đều có nhu cầu ra nước ngoài để du học hay vì một vấn đề nào đó Đa phần trong số đó đều tự nhận xét là mình kô đủ khả năng Anh Văn để hội nhập Ngay cả, có người đã ra nước ngoài rồi mà vẫn không tự tin khi giao tiếp bằng Tiếng Anh Vì sao vậy? Đó là do các bạn vẫn chưa trang bị tốt Anh Văn ngay từ... đạt danh hiệu học sinh xuất sắc Do học bán trú nên các môn học bằng tiếng Việt em đều cố gắng nghe, thuộc và làm các bài tập tại trường Hầu hết thời gian còn lại ở nhà, em đều dành để học Anh văn Nam Anh rất thích nghe nhạc tiếng Anh, em hát nhạc tiếng Anh rất hay và chuẩn Những lúc thư giãn Nam Anh thường học đàn Piano và đọc truyện tranh nước ngoài để nâng cao kiến thức Lúc mới lên ba tuổi, Nam Anh. .. khích bạn bè trao đổi với bạn bằng tiếng Anh, không có gì phải ngại ngùng cả Nếu bạn làm đúng những gì tôi đã trình bày ở trên, chỉ một khoảng thời gian không lâu khả năng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt Và nếu như bạn may mắn có điều kiện sinh sống tại nước ngoài sau đó, bạn sẽ nghĩ sao? Chắc chắn bạn sẽ hòa nhập ngay một cách dễ dàng mà không phải tốn nhiều thời gian học Anh Ngữ nữa Hoặc nếu bạn. .. khả năng học Anh Ngữ của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều một khi việc xem các kênh truyền hình như CNN, Fox News… trở thành thói quen của bạn Tham gia các Website và thảo luận bằng Tiếng Anh cũng là một cách học rất hay, ngoài ra nó cũng giúp bạn có thêm kiến thức ở những lĩnh vực khác nữa Đặc biệt hãy cố gắng sử dụng Tiếng Anh trong công việc hàng ngày của bạn mọi nơi mọi lúc Trong các giờ học Anh Văn trên... ngoại quốc nói tiếng Anh, phải đọc dịch tài liệu bằng tiếng Anh và phải giao dịch trên mail hay điện thoại với họ Nhưng vẫn có thể tạo ra một môi trường tốt để thực tập "Văn ôn võ luyện" mà! Bạn hãy tham gia các câu lạc bộ để thực tập nói và nghe người khác nói Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận Gửi mail tiếng Anh với các học viên khác để thực tập viết Học từ vựng Nếu đây là điều bạn quan ngại... chuyện học Anh Ngữ tôi có vài kinh nghiệm muốn chia sẻ cho các bạn Đầu tiên hãy dẹp bỏ ngay ý nghĩ rằng ở Việt Nam là bạn không có điều kiện học Anh Ngữ Để giỏi Anh Ngữ, bạn phải giỏi từ vựng và nắm vững ngữ pháp, với vốn kiến thức vững chắc bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp Trong giờ rảnh rỗi bạn cố gắng tập thói quen đọc một số cuốn sách như tạp chí, tiểu thuyết bằng Tiếng Anh, mới đầu bạn có... lớn lên phải biết nhiều, học Nam Anh với những thành nhiều, được đi khắp thế giới để biết văn hoá các nước và giúp ích cho nước quả của mình mình Sau này cháu mong sẽ trở thành bác sĩ như ba " II Hướng dẫn học anh văn 1 "Bí kíp" học Anh văn Ra trường, với 7 năm học Anh văn từ cấp 2, thêm gần 5 năm ở trường đại học và học chui ở các trung tâm ngoại ngữ nổi tiếng, trình độ tiếng Anh của tôi có thể tóm... khăn khi sử dụng tiếng Anh vì đó là thứ ngôn ngữ họ không sử dụng hàng ngày, và kèm theo đó là việc học Anh Ngữ của học sinh cũng trở nên thật tệ Một điều mà tôi vẫn thắc mắc là tại sao Việt Nam lại sử dụng sách dạy tiếng Anh do chính người Việt biên soạn cách nay cả chục năm để giảng dạy Những giáo trình đó đã quá lỗi thời và không phù hợp, rất nhiều chỗ sai sót Đáng lẽ học tiếng Anh thì phải sử dụng . of Contents I. Thảo luận về tiếng anh 3 1. Vì sao bạn vẫn chưa học tốt tiếng anh? 3 2. Nguồn gốc của tiếng anh? 3 3. Chọn nơi nào để học tiếng anh? 4 4. Học Anh văn thời USD! 6 5. Kém ngoại. về tiếng anh 1. Vì sao bạn vẫn chưa học tốt tiếng anh? Ai cũng biết rõ về tính quan trọng của Tiếng Anh, nhất là thời đại của công nghệ ngày nay, nhưng lại không biết học hiệu quả thì phải học. vì học! N.T.T, học sinh trường THCS (Hà nội) có đến 3 chiếc cặp đi học: học thêm ở nhà cô, học ở trường và học ngoại ngữ ban đêm. Mới lớp 6, nhưng N.T.T có 3 năm học Anh văn và 1 năm học tiếng