1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BT SỰ ĐIỆN LI - AXIT-BAZƠ

5 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 109 KB

Nội dung

Bài tập Hoá 11 nâng cao Gv Nguy ễn Minh Th ông SỰ ĐIỆN LY – AXIT – BAZ 1 Thế nào là chất điện ly? Chất không điện ly? Thế nào là hiện tượng điện ly? Cho thí dụ 2 Độ điện ly là gì? Thế nào là chất điện ly mạnh? Chất điện ly yếu? Cho thí dụ 3 Viết phương trình điện ly của các chất sau khi cho vào nước: a/ NaCl, K 2 SO 4 , Mg(NO 3 ) 2 , FeCl 2 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , Zn(NO 3 ) 2 , Al 2 (SO 4 ) 3 , NH 4 Cl, NH 4 NO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 b/ HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 , CH 3 COOH, H 2 S, H 2 SO 3 , H 2 CO 3 , H 3 PO 4 , HBr, HI, HClO 3 , HClO 4 , H 2 C 2 O 4 c/ NaOH, KOH, Ba(OH) 2 , KHSO 4 , NaHCO 3 , NaH 2 PO 4 , NH 4 H 2 PO 4 , Ca(HCO 3 ) 2 , KHSO 3 , Na 2 CO 3 4 Tính nồng độ mol/l các ion trong dung dịch sau: a/ 400 ml dung dịch có hòa tan 51,3 gam Al 2 (SO 4 ) 3 b/ Hòa tan 35,5 gam Na 2 SO 4 và 26,1 gam K 2 SO 4 vào nước để được 500 ml dung dịch. 5 Trộn lẫn 200 ml dung dịch CuSO 4 0,15M với 300 ml dung dịch MgCl 2 0,2M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch A. 6 Trộn lẫn 400 ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 0,2M với 100 ml dung dịch BaCl 2 0,4M thì thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch A (coi như thể tích dung dịch không thay đổi) 7 Dung dịch A là dung dịch HNO 3 12% (d = 1,05 g/ml). Dung dịch B là dung dịch HCl 0,2M. a/ Tính số mol H + có trong 100 ml dung dịch A và trong 100 ml dung dịch B. b/ Cần lấy bao nhiêu ml dd A để có được số mol H + bằng số mol H + có trong 400 ml dd B. c/ Trộn lẫn 50 ml dung dịch A với 150 ml dung dịch B thu được dung dịch C. Tính nồng độ mol của ion H + trong dung dịch C. 8 Độ điện ly của axit axetic trong dung dịch 0,1M là 1,34% và trong dung dịch 0,01M là 4,25%. Tính nồng độ mol của ion H + trong 2 dung dịch trên. 9 Trong 1 lít dung dịch CH 3 COOH 0,01M có 6,26 × 10 21 phân tử chưa phân ly và ion. Tính độ điện ly của CH 3 COOH ở nồng độ đó. 10 Có 2 dung dịch A và B mỗi dung dịch chứa 2 loại cation và 2 loại anion trong số các ion sau: K + (0,15 mol) Mg 2+ (0,1 mol), NH 4 + (0,25 mol), H + (0,2 mol), Cl - (0,1 mol), SO 4 2- (0,075 mol), NO 3 - (0,25 mol), CO 3 2- (0,15 mol). Xác định thành phần dung dịch A và dung dịch B. 11 Tính pH của các dung dịch A, B, C biết rằng: - Dung dịch A là dung dịch H 2 SO 4 0,01M. Dung dịch B là dung dịch NaOH 0,01M. Dung dịch C được tạo thành khi trộn lẫn dung dịch A với dung dịch B theo tỉ lệ về thể tích 2 1 = B A V V . 12 Trộn 3 dung dịch: H 2 SO 4 0,1M, HNO 3 0,3M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A cho tác dụng với dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M. Tính thể tích dung dịch B cần dùng để sau khi tác dụng với 300 ml dung dịch A thu được dung dịch có pH = 2. ÐS : V B = 154 ml 13 X là dung dịch H 2 SO 4 0,02M. Y là dung dịch NaOH 0,035M. Hỏi phải trộn dung dịch X và dung dịch Y theo tỉ lệ thể tích như thế nào để thu được dung dịch Z có pH = 2. ÐS : V X :V Y = 3:2 14 Hòa tan m gam Ba vào nước thu được 1,5 lít dung dịch X có pH = 13. Tính m. ÐS : m = 10,275 g 15 A là dung dịch H 2 SO 4 0,5M. B là dung dịch NaOH 0,6M. Cần trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ thể tích như thế nào để được dung dịch có pH = 1 và dung dịch có pH = 13. 16 Dung dịch A là dung dịch axit mạnh có pH = 5. Dung dịch B là dung dịch baz mạnh có pH = 9. Hỏi phải trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ thể tích như thế nào để được dung dịch có pH = 8. 17 Dung dịch A là dung dịch Ba(OH) 2 có pH = 13. Dung dịch B là dung dịch HCl có pH = 1. a/ Tính nồng độ mol của dung dịch A và dung dịch B. b/ Trộn 2,75 lít dung dịch A với 2,25 lít dung dịch B. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch tạo thành và pH của dung dịch này. (coi như thể tích dung dịch không đổi sau khi pha trộn). 18 Trong các dung dịch: NaCl, NaHSO 4 , NH 4 Cl, Na 2 CO 3 , C 6 H 5 ONa, K 2 S, Ba(HCO 3 ) 2 , Al 2 (SO 4 ) 3 , BaCl 2 , K 2 SO 4 , CuCl 2 , Fe(NO 3 ) 3 , dung dịch nào có pH > 7, pH < 7, pH = 7 ? Giải thích. Trang 1 Bài tập Hoá 11 nâng cao Gv Nguy ễn Minh Th ông 19 Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chứa 1 cation và 1 anion. Các loại ion trong cả 4 dung dịch gồm: Na + , Mg 2+ , Pb 2+ , Ba 2+ , Cl - , NO 3 - , CO 3 2- , SO 4 2- a/ Đó là 4 dung dịch gì ? Gọi tên. b/ Phân biệt các dung dịch trên bằng phương pháp hóa học. 20 Theo thuyết Bronsted các phân tử và ion sau đây trong dung dịch nước là axit, baz, lưỡng tính hay trung tính : NH 4 + , HSO 4 - , Na + , Cl - , HCO 3 - , C 6 H 5 O - , C 2 H 5 O - , S 2- , HSO 3 - , Cu 2+ (H 2 O), Al 3+ (H 2 O), CO 3 2- , HPO 3 2- , CH 3 COO - , NH 3 . Viết các phương trình phản ứng giải thích. 21 Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn trong các trường hợp sau: a/ Cho dd H 2 SO 4 tác dụng với dd NaOH b/ Cho dd KHCO 3 tác dụng với dd HCl c/ Cho dd NaHCO 3 tác dụng với dd NaOH d/ Cho dd Ca(HCO 3 ) 2 tác dụng với dd Ba(OH) 2 e/ Cho dd NaHCO 3 tác dụng với dd KOH f/ Cho dd NaOH tác dụng với dd FeCl 3 g/ Cho dd NaOH từ từ đến dư vào dd Al 2 (SO 4 ) 3 h/ Cho dd KOH từ từ đến dư vào dd Zn(NO 3 ) 2 i/ Cho dd Na 2 CO 3 tác dụng với dd AlCl 3 k/ Cho dd K 2 CO 3 tác dụng với dd FeCl 3 22 Viết phương trình dưới dạng phân tử và ion thu gọn chứng tỏ rằng các phân tử và ion sau có tính lưỡng tính : Al(OH) 3 , Zn(OH) 2 , HCO 3 - , HS - , HSO 3 - . 23 Viết phương trình phân tử của các phản ứng có phương trình ion thu gọn sau: a/ Ag + + Cl -  AgCl b/ Ba 2+ + SO 4 2-  BaSO 4 c/ Fe 2+ + 2OH -  Fe(OH) 2 d/ 2H + + CO 3 2-  H 2 O + CO 2 e/ CaCO 3 + 2H +  Ca 2+ + H 2 O + CO 2 f/ Al 3+ + 3OH -  Al(OH) 3 g/ Al 3+ + 4OH -  AlO 2 - + 2H 2 O h/ CO 2 + 2OH -  CO 3 2- + H 2 O i/ NH 4 + + OH -  NH 3 + H 2 O k/ Cu 2+ + 2OH -  Cu(OH) 2 24 Dung dịch HCl có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch này bằng nước bao nhiêu lần để được dung dịch có pH = 4 25 Cho a mol NO 2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. Dung dịch thu được có pH lớn hơn 7, nhỏ hơn 7 hay bằng 7? Tại sao? 26 Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO 3 và dung dịch KOH biết rằng: - 20 ml dung dịch HNO 3 được trung hòa hết bởi 60 ml dung dịch KOH. - 20 ml dung dịch HNO 3 sau khi tác dụng với 2 gam CuO thì được trung hòa hết bởi 10 ml dung dịch KOH. 27 Để trung hòa 20 ml dung dịch chứa Na 2 CO 3 và NaHCO 3 đã dùng hết 5 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 2,86 gam tinh thể Na 2 CO 3 .10H 2 O. Tính nồng độ mol các muối trong dung dịch ban đầu 28 Một dung dịch A chứa HCl và H 2 SO 4 theo tỉ lệ mol 3:1. Biết rằng 100 ml dung dịch A được trung hòa bởi 50 ml dung dịch NaOH có chứa 20 gam NaOH trong 1 lít dung dịch. a/ Tính nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch A. b/ 200 ml dung dịch A phản ứng vừa đủ với bao nhiêu ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,1M ? c/ Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng giữa 2 dung dịch A và B. ĐS : a. [HCl] = 0,15M [H 2 SO 4 ] = 0,05M b. 125 ml c. 4,3125 gam 29 Dung dịch A chứa a mol Na + , b mol NH 4 + , c mol HCO 3 - , d mol CO 3 2- , e mol SO 4 2- (không kể các ion H + và OH - của nước). a/ Thêm (c + d + e) mol Ba(OH) 2 vào dung dịch A, đun nóng thu được kết tủa B, dung dịch X và khí Y. Tính số mol mỗi chất trong B, khí Y duy nhất có mùi khai và mỗi ion trong dung dịch X theo a, b, c, d, e. b/ Chỉ có quỳ tím và các dung dịch HCl, Ba(OH) 2 có thể nhận biết được các ion nào trong dung dịch A ? 30 Cho 1 lít dung dịch X chứa Na 2 CO 3 0,1M và (NH 4 ) 2 CO 3 0,25M. Cho 43 gam hỗn hợp gồm BaCl 2 và CaCl 2 vào dung dịch X, sau khi phản ứng kết thúc thu được 39,7 gam kết tủa A. Tính % khối lượng các chất trong A. ĐS : BaCO 3 = 49,62% CaCO 3 = 50,38% Trang 2 Bài tập Hoá 11 nâng cao Gv Nguy ễn Minh Th ông 31 Một dd X có chứa 2 cation Fe 2+ (0,1 mol), Al 3+ (0,2 mol) và 2 anion Cl - (x mol), SO 4 2- (y mol). Khi cô cạn dd X thì thu được 46,9 gam chất rắn khan. a. Tính x và y b. Cần lấy muối mào với số mol là bao nhiêu để pha chế dd X 32 Cho 100 ml dd A có chứa Mg 2+ , Al 3+ , SO 4 2- . Nếu cho 200 ml dd NaOH 2M vào dd A thì thu được kết tủa có khối lượng nhỏ nhất, còn nếu cho vào dd A 175 ml dd BaCl 2 1M thì thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất. Tính nồng độ mol các ion trong dd A. ĐS: [Mg 2+ ] = 1M, [Al 3+ ] = 0,5M, [SO 4 2- ] = 1,75M 33 Có một dd axit sunfuhidric H 2 S 0,1M. a. Tính nồng độ mol ion H + và suy ra độ pH của dung dịch, biết dd H 2 S có K 1 = 10 -7 và K 2 = 1,3.10 -13 b. Tính nồng độ mol của ion HS - và S 2- trong dd ĐS: a. pH = 4 b. [HS - ] = 10 -4 M, [S 2- ] = 1,3.10 -13 M 34 Một dung dịch A chứa HNO 3 và HCl theo tỉ lệ mol 2:1 a/ Khi cho 200 ml dung dịch A tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M thì lượng axit dư trong A tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M. Tính nồng độ mol của mỗi axit trong dd A. b/ Nếu trộn 500 ml dung dịch A với 100 ml dung dịch B chứa NaOH 1M và Ba(OH) 2 0,5M thì dung dịch C thu được có môi trường axit, trung tính hay baz ? c/ Phải thêm vào dd C bao nhiêu ml dd A hoặc dd B để có được dd D có môi trường trung tính? d/ Cô cạn dung dịch D. Tính khối lượng muối khan thu được. ĐS : a. [HCl] = 0,2M [HNO 3 ] = 0,4M b. mt axit c. 50 ml dd B d. 29,675 gam 35 Cho 100 ml dung dịch X chứa H 2 SO 4 và HCl theo tỉ lệ mol 1:1. Để trung hòa 100 ml dd X cần 400 ml dd NaOH 5% (d = 1,2 g/ml). a/ Tính nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch X. b/ Nếu nồng độ % của NaCl trong dung dịch thu được sau phản ứng là 1,95%, tính khối lượng riêng của dung dịch X và nồng độ % của mỗi axit trong dung dịch X. c/ Một dung dịch Y chứa NaOH và Ba(OH) 2 , biết rằng 100 ml dd X trung hòa 100 ml dd Y đồng thời tạo ra 23,3 gam kết tủa. Tính nồng độ mol mỗi baz trong dung dịch Y. ĐS : a. 2M b. 1,2 g/ml H 2 SO 4 = 16,33% HCl = 6,08% c. Ba(OH) 2 = 1M NaOH = 4M 36 Cho 2 dung dịch : dung dịch A là dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 và dung dịch B là dung dịch NaOH. Người ta thực hiện 2 thí nghiệm sau : - TN 1 : Trộn 100 ml dd A với 120 ml dd B thu được kết tủa, sau khi nung kết tủa thu được 2,04 gam chất rắn. - TN 2 : Trộn 100 ml dd A với 200 ml dd B thu được kết tủa, sau khi nung kết tủa thu được 2,04 gam chất rắn. a/ Chứng tỏ rằng trong TN 1 Al(OH) 3 chưa tan trở lại. Tính nồng độ mol của dd A và dd B. b/ Phải thêm vào 100 ml dd A bao nhiêu ml dd B để cho chất rắn thu được sau khi nung kết tủa có khối lượng 1,36 gam. ĐS : a. 0,3M 0,1M b. 80 ml hoặc 213,33 ml 37 Dung dịch AB(SO 4 ) 2 bão hòa ở 20 0 C có nồng độ 5,5% (A, B là kí hiệu của 2 nguyên tố khác nhau trong hợp chất muối sunfat kép). Lấy 640 gam dung dịch bão hòa trên đem làm bay hơi đến khi thu được 320 gam nước thì ngừng lại. a/ Xác định khối lượng muối AB(SO 4 ) 2 .12H 2 O kết tinh lại ở 20 0 C, biết rằng hợp chất AB(SO 4 ) 2 có khối lượng mol phân tử là 258. b/ Xác định công thức muối AB(SO 4 ) 2 biết rằng khi phân tích hợp chất oxit và hidroxit của nguyên tố B người ta thấy tỉ số thành phần phần trăm về khối lượng của oxi (trong oxit) và của nhóm – OH (trong hidroxit) là 208:289. Nguyên tử B đều có hóa trị như nhau trong các hợp chất. ĐS : a. 35,92 gam b. KAl(SO 4 ) 2 38 Cho dung dịch NH 3 1M, biết độ điện li α = 0,43% a. Tính K b b. Tính pH của dung dịch ĐS: K b = 1,85.10 -5 pH = 11,64 Trang 3 Bài tập Hoá 11 nâng cao Gv Nguy ễn Minh Th ông 39 Có hai dung dịch NaOH có nồng độ mol khác nhau và một dung dịch H 2 SO 4 . - Trộn 2 dung dịch NaOH theo thể tích bằng nhau được dung dịch A. Lấy dung dịch A trung hòa hoàn toàn bằng dung dịch H 2 SO 4 thì thể tích dung dịch H 2 SO 4 cũng bằng thể tích dung dịch A. - Trộn 2 dung dịch NaOH theo tỉ lệ 2:1 về thể tích được dung dịch B. Lấy 30 ml dung dịch B trung hòa vừa đủ bởi dung dịch H 2 SO 4 thì cần 32,5 ml dung dịch H 2 SO 4 . Hỏi phải trộn 2 dung dịch NaOH theo tỉ lệ nào về thể tích để 70 ml dung dịch đã pha trộn trung hòa hết 67,5 ml dung dịch H 2 SO 4 nói trên. ĐS : 3:4 40 Một dung dịch chứa a mol NaHCO 3 và b mol Na 2 CO 3 . a/ Khi thêm (a + b) mol CaCl 2 hoặc (a + b) mol Ca(OH) 2 vào dung dịch trên thì khối lượng kết tủa thu được trong 2 trường hợp có bằng nhau không ? Giải thích. b/ Tính khối lượng mỗi kết tủa thu được trong trường hợp a = 0,1 mol và b = 0,2 mol. ĐS : b. 20 gam (khi thêm CaCl 2 ) 30 gam (khi thêm Ca(OH) 2 ) 41 Một dung dịch A có 3 ion : Zn 2+ , Mg 2+ , Br - . Để làm kết tủa hết Br - trong 100 ml dung dịch A cần 200 ml dung dịch AgNO 3 0,4M. Khi cho 100 ml dung dịch A vào dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 0,4 gam chất rắn. Tính nồng độ mol các ion trong A. ĐS : [Zn 2+ ] = 0,3M, [Mg 2+ ] = 0,1M, [Br - ] = 0,8M 42 Hấp thụ 4,48 lít CO 2 (đkc) vào 0,5 lít dung dịch có hòa tan hai chất NaOH 0,4M và KOH 0,2M thì thu được dung dịch X. Chia X làm 2 phần bằng nhau: a/ Một phần trộn lẫn với 0,5 lít dung dịch Ba(OH) 2 0,1M. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. b/ Một phần trộn lẫn với 0,5 lít dung dịch BaCl 2 0,1M. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng ion. ĐS : a. 9,85 gam b. 9,85 gam 43 Thêm từ từ 1 lít dung dịch HNO 3 0,2M vào 1 lít dung dịch A có hòa tan 2 muối K 2 CO 3 và NH 4 HCO 3 thì thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đkc) và được dung dịch B. Trộn lẫn B với một lượng dư nước vôi trong thấy có 25 gam kết tủa. a/ Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch A và tính tổng khối lượng 2 muối đã hòa tan trong A. b/ Nếu cho 0,1 lít dung dịch A ban đầu trộn lẫn với lượng dư dung dịch CaCl 2 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ? Viết các phương trình phản ứng dưới dạng ion ĐS : a. [K + ] = 0,3M, [NH 4 + ] = 0,15M, [CO 3 2- ] = 0,15M, [HCO 3 - ] = 0,15M 32,55 g b. 1,5 g 44 Một dung dịch A có các ion Al 3+ , Fe 3+ , SO 4 2- , Cl - . - Trộn lẫn 200 ml dung dịch A với dung dịch AgNO 3 dư thu được 43,05 gam kết tủa. - Trộn lẫn 200 ml dung dịch A với dung dịch KOH dư thu được m gam kết tủa B, nung nóng B đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn C. - Trộn lẫn 200 ml dung dịch A vào dung dịch Ba(NO 3 ) 2 dư thu được 69,9 gam kết tủa. a/ Tính nồng độ mol của mỗi ion trong A. b/ Nếu thổi một lượng khí NH 3 vào 200 ml dung dịch A. Sau đó lọc, tách lấy kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ? ĐS : a. [Al 3+ ] = 0,5M, [Fe 3+ ] = 1M, [SO 4 2- ] = 1,5M, [Cl - ] = 1,5M b. 21,1 gam 45 Hợp kim X gồm K, Na, Ba trong đó số mol K bằng số mol Na và gấp đôi số mol Ba. Hòa tan a gam X vào nước dư thì có 6,72 lít khí thoát ra (đo ở đk 27,3 0 C và 1,1 atm) và thu được V lít dung dịch A có pH = 13,301. a/ Tính a và V. b/ Để trung hòa 1/5 dung dịch A cần dùng bao nhiêu ml dung dịch B có hòa tan 2 axit HNO 3 0,2M và HCl 0,1M. c/ Hấp thụ 896 ml khí SO 2 (đkc) vào 1/10 dd A được kết tủa C và dung dịch D. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. Sau khi lọc bỏ kết tủa C còn lại dd D. Cho D tác dụng vừa đủ với dd brôm. Tính khối lượng brôm đã tham gia phản ứng. d/ Lấy 1/10 dd A hòa tan thêm vào đó b gam K được dd E. Trộn lẫn E với 50 ml dd Al 2 (SO 4 ) 3 0,3M. Tính giá trị của b để tạo thành lượng kết tủa ít nhất và lượng kết tủa nhiều nhất. Trang 4 Bài tập Hoá 11 nâng cao Gv Nguy ễn Minh Th ông ĐS : a. a = 26,1 gam V = 3 lít b. 0,4 lít c. 2,17 gam 4,8 gam d. 2,34 gam 1,17 gam 46 Dung dịch X gồm các ion : K + , NH 4 + , CO 3 2- , SO 4 2- a/ Hãy nghĩ cách điều chế X bằng một trong các phương pháp sau: - Từ 2 muối trung hòa. - Từ 2 khí và một muối. b/ Lấy 1/10 dd X trộn lẫn vào dd Ba(OH) 2 dư, đun nóng nhẹ thì thu được 6,45 gam kết tủa và 672 ml khí (đo ở điều kiện 54,6 0 C và 1,2 atm). Lấy 1/10 dd X trộn lẫn với dd HNO 3 dư thì thu được 336 ml khí (đo ở đk 27,3 0 C và 1,1 atm). Tính tổng khối lượng muối tan trong X. c/ Nếu lấy 1/10 dd X và hấp thụ thêm vào đó 246,4 ml khí SO 2 (đo ở đk 27,3 0 C và 1 atm) thì thu được dd Y. Trộn lẫn Y với một lượng dư dd BaCl 2 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? ĐS : b. 40,5 gam c. 6,65 gam 47 Cho V lít CO 2 (đo ở đk 0 0 C và 1 atm) hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch X chứa NaOH 0,5M và Ba(OH) 2 0,375M, sau phản ứng thu được 23,64 gam kết tủa. Tính V. ĐS : V 1 = 2,688 lít V 2 = 8,512 lít 48 Cho dd chứa a mol H 3 PO 4 tác dụng với dd chứa b mol NaOH, sau phản ứng thu được dd A. a/ Biện luận để xác định thành phần các chất tan trong dung dịch A theo a và b. b/ Áp dụng với a = 0,12 mol và b = 0,2 mol. 49 Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính số mol muối tạo thành trong các trường hợp sau: a/ Cho dung dịch chứa 0,12 mol H 3 PO 4 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. b/ Cho từ từ dung dịch chứa 0,12 mol H 3 PO 4 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. c/ Cho từ từ dung dịch chứa 0,2 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,12 mol H 3 PO 4 . 50 Thổi từ từ khí cacbonic vào bình chứa nước vôi trong thì nước vôi trong đục dần đến tối đa, sau đó lại trong dần đến trong suốt. a/ Giải thích hiện tượng quan sát được bằng phản ứng hóa học. b/ Biểu diển sự biến đổi số mol kết tủa theo số mol khí cacbonic thổi vào bằng đồ thị. c/ Nếu hấp thụ hoàn toàn 22,4 ml CO 2 (đkc) vào 2 lít dd Ca(OH) 2 0,01M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? d/ Hấp thụ hoàn toàn V lít CO 2 (đkc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,01M thì thu được 1 gam kết tủa. Tính V. Trang 5 . trung tính : NH 4 + , HSO 4 - , Na + , Cl - , HCO 3 - , C 6 H 5 O - , C 2 H 5 O - , S 2- , HSO 3 - , Cu 2+ (H 2 O), Al 3+ (H 2 O), CO 3 2- , HPO 3 2- , CH 3 COO - , NH 3 . Viết các phương trình. Minh Th ông SỰ ĐIỆN LY – AXIT – BAZ 1 Thế nào là chất điện ly? Chất không điện ly? Thế nào là hiện tượng điện ly? Cho thí dụ 2 Độ điện ly là gì? Thế nào là chất điện ly mạnh? Chất điện ly yếu?. CO 3 2-  H 2 O + CO 2 e/ CaCO 3 + 2H +  Ca 2+ + H 2 O + CO 2 f/ Al 3+ + 3OH -  Al(OH) 3 g/ Al 3+ + 4OH -  AlO 2 - + 2H 2 O h/ CO 2 + 2OH -  CO 3 2- + H 2 O i/ NH 4 + + OH - 

Ngày đăng: 04/05/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w