Giáo án Tin 10 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết 2 Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU Ngày soạn: 20/08/2009 Lớp dạy: 10/6,7,11 Thời lượng: 2 Tiết Tiết: 1 I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: - Biết các khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin; - Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính; - Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit 2. Về thái độ: - Hs hình dung rõ hơn về cách nhận biết, lưu trữ, xử lí thông tin của máy tính. II. Phương tiện hỗ trợ 1. Giáo viên - Giáo án, Sách giáo khoa, bảng phụ chứa hình ảnh minh họa, 2. Học sinh - Sách giáo khoa, dụng cụ học tập: bút, thước, - Những kiến thức đã học ở bài 1 và đọc trước bài 2. III.Phương pháp - Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp. IV.Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ - Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu sự hình thành và phát triển của Tin học. - Tin học được định nghĩa như thế nào? Đáp án: * Sự hình thành và phát triển của Tin học - Sự ra đời và phát triển của Tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người. - Ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu riêng. - Đặc thù của ngành Tin học là đó là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụnh không tách rời việc phát triển và sử dụng một công cụ lao động mới – Máy tính điện tử. * Định nghĩa Tin học: Sgk/6 3. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm thông tin và dữ liệu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung trọng tâm GV cho 1 số ví dụ về thông tin. - Thực ra giữa khái niệm thông tin được hiểu trong đời sống XH và khái niệm thông tin trong Tin học không có sự khác biệt nhiều. Dẫn dắt và đưa ra khái niệm về thông tin. - Vậy muốn đưa thông tin vào máy tính, con người phải làm như thế nào? Hoàn chỉnh câu trả lời của Lắng nghe, ghi bài. - Phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lí được. 1. Khái niệm thông tin và dữ liệu. - Những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó được gọi là thông tin về thực thể đó. - Trong Tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính. GV: Nguyễn Thị Anh Thư Trường THPT Phạm Phú Thứ Giáo án Tin 10 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Hs, từ đó đưa ra khái niệm dữ liệu. Hoạt động 2: Tìm hiểu các đơn vị đo lượng thông tin Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung trọng tâm - Mỗi sự vật hay sự kiện đều hàm chứa 1 lượng thông tin. Vậy đơn vị đo lượng thông tin là gì? Nêu ví dụ về việc tung ngẫu nhiên đồng xu và biếu diễn trạng thái tắt sáng của bóng đèn (Minh họa bằng bảng phụ) Lắng nghe, ghi bài Đọc các bit để hiển thị thông tin về 8 bóng đèn trên. 01101001 2. Đơn vị đo lượng thông tin - Mỗi sự vật hay sự kiện đều hàm chứa 1 lượng thông tin. - Đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin là bit. Ví dụ: Nếu ta sử dụng kí hiệu 0: biểu diễn tương ứng trạng thái tắt của bóng đèn. 1: biểu diễn tương ứng trạng thái sáng của bóng đèn. Khi đó thông tin về dãy 8 bóng đèn trên được biểu diễn bằng 8 bit 01101001 - Ngoài đơn vị bit, đơn vị đo thông tin thường dùng là byte ( 1 byte=8bit) - Các đơn vị bội của byte: 1KB = 2 10 byte = 1024 byte 1MB = 2 10 KB = 1024 KB 1GB = 2 10 MB= 1024 MB Hoạt động 3: Tìm hiểu các dạng thông tin Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung trọng tâm Có nhiều dạng thông tin khác nhau, mỗi dạng có một số cách thể hiện khác nhau. Yêu cầu Hs đọc Sgk trong 3 phút. - Có thể phân loại TT thành các loại nào? Cho ví dụ Yêu cầu Hs về nhà tìm thêm các ví dụ. Đọc sách và trả lời câu hỏi 3. Các dạng thông tin 2 loại thông tin: - Số (Số nguyên, số thực,…) - Phi số (Văn bản, hình ảnh, âm thanh, ) Hoạt động 4: Tìm hiểu việc mã hóa thông tin trong máy tính Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung trọng tâm Để máy tính có thể trợ giúp con người trong nhiều lĩnh vực liên quan đến thông tin thì thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp. Đối với các máy tính hiện nay, dạng biểu diễn ấy là dãy bit. Nói cách khác muốn máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy được gọi là một cách mã hóa thông Lắng nghe, ghi bài. 4. Mã hóa thông tin trong máy tính - Muốn máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy được gọi là một cách mã hóa thông tin. - Để mã hóa thông tin dạng văn bản, ta chỉ cần mã hóa các kí tự. - Bộ mã ASCII sử dụng 8 bit để mã hóa kí tự, chỉ mã hóa được 2 8 = 256 kí tự. - Bộ mã Uncode sử dụng 16 bit để mã hóa kí tự, chỉ mã hóa được 2 16 = 65536 kí tự. GV: Nguyễn Thị Anh Thư Trường THPT Phạm Phú Thứ Giáo án Tin 10 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC tin. Chẳng hạn, thông tin về trạng thái tám bóng đèn trong ví dụ trước được biểu diễn thành dãy tám bit là mã hóa thông tin đó trong máy tính. 01101001 Giới thiệu bộ mã ASCII và bộ mã Unicode. Hiện nay nước ta chính thức sử dụng bộ mã Unicode như một bộ mã chung để thể hiện các văn bản hành chính. Lắng nghe, ghi bài. 4. Củng cố, dặn dò: a. Củng cố: - Yêu cầu Hs nhắc lại các đơn vị đo thông tin, so sánh 2 bộ mã ASCII và UNICODE b. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2 trang 17 Sgk và đọc trước mục 5 bài 2. V. Rút kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Anh Thư Trường THPT Phạm Phú Thứ