DE CƯƠNG ON THI LY 09-10-HKI

8 240 0
DE CƯƠNG ON THI LY 09-10-HKI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT DƯƠNG MINH CHÂU CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2009 – 2010 MÔN: LÝ – LỚP 6 A. PHẦN CẤU TRÚC PHẦN BÀI NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐIỂM TỪNG PHẦN I/LÝ THUYẾT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 - Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam. - Dụng cụ đo độ dài. - Trình bày các bước đo độ dài. - Dụng cụ để đo thể tích chất lỏng. - Dụng cụ để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước. - Em hãy cho biết khối lượng của một vật chỉ gì? - Đơn vị của khối lượng là gì? Để đo khối lượng ta dùng dụng cụ nào? - Khái niệm về lực. Cho ví dụ minh họa. - Khái niệm về hai lực cân bằng. - Cho ví dụ về hai lực cân bằng. - Hai lực cân bằng có độ lớn, phương và chiều ra sao? Hai lực đó tác dụng vào mấy vật? - Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực. - Cho ví dụ minh họa về những kết quả khi lực tác dụng lên một vật? - Khái niệm vê trọng lực. Trọng lực có phương và chiều như thế nào? - Khái niệm về trọng lượng. Đơn vị lực. - Trọng lượng của quả cân 100g là bao nhiêu niutơn? - Tính chất của lò xo. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó như thế nào? - Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực gì lên các vật tiếp xúc với hai đầu của nó? - Mối quan hệ giữa độ biến dạng của lò xo và lực đàn hồi. - Dụng cụ để đo lực. Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật. - Khái niệm về khối lượng riêng. - Đơn vị và kí hiệu của khối lượng riêng. 1 điểm 2 điểm 2 điểm 1 điểm 2 điểm 2 điểm 1 13 - Khái niệm về trọng lượng riêng. - Đơn vị và kí hiệu của trọng lượng riêng. - Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất. - Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất. - Viết công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng. - Kể ra các máy cơ đơn giản thường dùng. - So sánh lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng với trọng lượng của vật. 2 điểm 2 điểm 2 điểm 1điểm 1 điểm II/BÀI TẬP 1 2 3+4 5 6 7 8 9 10 11 13 - Tìm hiểu thước đo trong thực tế đời sống - Biết chọn kết quả đo thể tích phù hợp với bình chia độ - Phân biệt được đơn vị đo về độ dài, thể tích và khối lượng. - Rèn đổi đơn vị - Bài tập về xác định khối lượng của vật bằng cân - Bài tập về lực – Hai lực cân bằng - Bài tập về tìm hiểu kết quả tác dụng của lực - Bài tập về trọng lực – Đơn vị lực - Bài tập về lực đàn hồi - Bài tập về trọng lượng và khối lượng - Bài tập về trọng lượng riêng và khối lượng riêng - Bài tập về máy cơ đơn giản 1 điểm 2 điểm 3 điểm 2 PHÒNG GD&ĐT DƯƠNG MINH CHÂU CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2009 – 2010 MÔN: LÝ – LỚP 6 B. PHẦN CỤ THỂ 1. Lý thuyết: M 1 - Câu 1: ( 1 điểm ) Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là gì? Khi dùng thước đo, em cần biết điều gì? M 1 - Câu 2: ( 1 điểm ) Em hãy trình bày các bước của đo độ dài như thế nào? M 1 - Câu 3: ( 1 điểm ) Dụng cụ để đo thể tích chất lỏng là gì? Để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước ta dùng dụng cụ nào? M 1 - Câu 4: ( 1 điểm ) Em hãy cho biết khối lượng của một vật chỉ gì? M 1 - Câu 5: ( 1 điểm ) Đơn vị của khối lượng là gì? Để đo khối lượng ta dùng dụng cụ nào? M 2 - Câu 6: ( 2 điểm ) Lực là gì? Cho ví dụ minh họa. M 1 - Câu 7: ( 2 điểm ) Thế nào là hai lực cân bằng? M 2 - Câu 8: ( 1 điểm ) Em hãy cho ví dụ về hai lực cân bằng? M 1 - Câu 9: ( 2 điểm ) Hai lực cân bằng có độ lớn, phương và chiều ra sao? Hai lực đó tác dụng vào mấy vật? M 1 - Câu 10: ( 1 điểm ) Khi tác dụng lực lên một vật thì thu được những kết quả nào? M 2 - Câu 11: ( 1 điểm ) Cho ví dụ minh họa về sự biến đổi chuyển động của một vật khi lực tác dụng lên vật đó? M 2 - Câu 12: ( 1 điểm ) Cho ví dụ minh họa về sự biến dạng của một vật khi có lực tác dụng lên vật đó? M 1 - Câ u 13: ( 2 điểm ) Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? M 1 - Câu 14:( 1 điểm ) Trọng lượng là gì? Đơn vị lực là gì? M 1 - Câu 15: ( 1 điểm ) Lực kế dùng để làm gì? Trọng lượng của quả cân 100g là bao nhiêu niutơn? M 1 - Câu 16: ( 1 điểm ) Lò xo là một vật có tính chất ra sao? Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó như thế nào? M 1 - Câu 17: ( 1 điểm ) Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực gì lên các vật tiếp xúc với hai đầu của nó? M 1 - Câu 18: ( 1 điểm ) Khi độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi như thế nào? M 1 - Câu19: ( 1 điểm ) Viết công thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? Nêu rõ các đơn vị của các đại lượng trong công thức. M 1 - Câu 20: ( 1 điểm ) Khái niệm về khối lượng riêng của một chất? M 1 - Câu 21: ( 1 điểm ) Đơn vị và kí hiệu của khối lượng riêng là gì? M 1 - Câu 22: ( 1 điểm ) Khái niệm về trọng lượng riêng của một chất? M 1 - Câu 23: ( 1 điểm ) Đơn vị và kí hiệu của trọng lượng riêng là gì? 3 M 1 - Câu 24: ( 2 điểm ) Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất? Nêu rõ đơn vị trong công thức đó. M 1 - Câu 25: (2 điểm ) Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất? Nêu rõ đơn vị trong công thức đó. M 1 - Câu 26: ( 2 điểm ) Viết công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng? Nêu rõ đơn vị trong công thức đó. M 1 - Câu 27: ( 1 điểm ) Em hãy kể ra các máy cơ đơn giản thường dùng? M 1 - Câu 28: ( 1 điểm ) Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ như thế nào so với trọng lượng của vật? 2. Bài tập: M 1 - Câu 1: ( 1 điểm ) Em hãy kể tên các thước đo trong đời sống mà em thường gặp? M 2 - Câu 2: ( 1 điểm ) Em hiểu các con số sau như thế nào? a) 500ml ( ghi trên vỏ chai nước khoáng ) b) 200g ( ghi trên vỏ gói kẹo ) M 3 - Câu 3: ( 2 điểm ) Đổi đơn vị a) 1,6dm 3 = l b) 1570 cm 3 = l c) 200 ml = l d) 0,2 ml = cm 3 M 2 - Câu 4: ( 1 điểm ) Bình chia độ có ĐCNN là 0,5 m 3 để đo thể tích một chất lỏng và cho kết quả 3,8 m 3 ; 3,6 m 3 ; 3,5 m 3 . Kết quả nào đúng? M 2 - Câu 5: ( 1 điểm ) Trên thùng sơn Bạch Tuyết có ghi 5kg, số đó chỉ gì? M 3 - Câu 6: ( 2 điểm ) Khi cân một túi đậu phộng, ở đĩa bên kia người ta đặt 2 quả cân 2kg, 1 quả 0,5kg, 2 quả cân 200g . Hỏi khối lượng túi đậu phộng là bao nhiêu? M 3 - Câu 7: ( 2 điểm ) Đổi đơn vị a) 0,75 kg = g b) 670 g = kg c) 1782 mg = g d) 5,2 tạ = kg M 2 - Câu 8: ( 1 điểm ) Một đèn chùm được giữ yên bằng hai sợi dây treo có những lực nào tác dụng lên đèn chùm? M 2 - Câu 9: ( 1 điểm ) Hãy giải thích tại sao thuyền được buộc bằng sợi dây với cọc trên bờ nên khi nước sông chảy xiết vẫn không làm thuyền bị trôi đi?. M 2 - Câu 10: ( 1 điểm ) Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra? M 2 - Câu 11: ( 1 điểm ) Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi một người tập thể dục bằng cách kéo các sợi dây cao su co giãn. M 2 - Câu 12: ( 1 điểm ) Treo vật nặng vào sợi dây cao su, dưới tác dụng của trọng lực, tại sao vật không rơi xuống? M 3 - Câu 13: ( 3 điểm ) Dựa vào công thức P = 10.m hãy cho biết: a) Khối lượng của vật là 100g; 500g; 2kg; 5kg sẽ có trọng lượng là bao nhiêu? b) Trọng lượng của vật là 10 N; 50 N; 2000 N sẽ có khối lượng bao nhiêu? 4 M 2 - Câu 14: ( 1 điểm ) Ở đầu một cái cầu có tấm biển ghi 10 T, cho biết ý nghĩa của tấm biển đó. M 3 - Câu 15: ( 2 điểm ) Xác định trọng lượng riêng của vật khi khối lượng riêng của nó là 800 kg/cm 3 . M 3 - Câu 16: ( 2 điểm ) Một khối sắt có khối lượng là 50kg. Xác định trọng lượng của khối sắt đó? M 3 - Câu 17: (2 điểm ) Một thỏi nhôm có trọng lượng 10 N. Xác định khối lượng của nó? M 3 - Câu 18: ( 2 điểm ) Một thùng chứa 50kg dầu hỏa. Tính thể tích của thùng? Cho biết khối lượng riêng của dầu hỏa là 800kg/m 3 . M 3 - Câu 19: (3 điểm ) Một vật có khối lượng 20kg và thể tích là 7,4 dm 3 .Tính khối lượng riêng ra kg / m 3 .Từ đó suy ra vật ấy làm bằng chất gì? M 3 - Câu 20: ( 1 điểm ) Để kéo một kiện hàng có khối lượng 700kg theo phương thẳng đứng người ta phải dùng 1 lực ít nhất bằng bao nhiêu? ĐÁP ÁN MÔN: LÝ 6 NĂM HỌC: 2009 -2010 1. LÝ THUYẾT: M 1 - Câu 1: ( 1 điểm ) Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét. Khi dùng thước đo, em cần biết GHĐ và ĐCNN của thước. M 1 - Câu 2: ( 1 điểm )Trình bày các bước đo độ dài: - Ước lượng độ dài cần đo - Đặt thước và mắt nhìn đúng cách - Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. M 1 - Câu 3: ( 1 điểm ) Dụng cụ để đo thể tích chất lỏng là bình chia độ, ca đong. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước ta dùng dụng cụ là bình chia độ, bình tràn. M 1 - Câu 4: ( 1 điểm ) Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. M 1 - Câu 5: ( 1 điểm ) Đơn vị của khối lượng là kilôgam ( kg ). Để đo khối lượng ta dùng cân. M 2 - Câu 6: (2 điểm ) Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. Cho ví dụ minh họa (Tùy học sinh).Chẳng hạn: Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy. M 1 - Câu 7: (2 điểm ) Hai lực cân bằng là nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên. M 2 - Câu 8: ( 1 điểm ) Cho ví dụ về hai lực cân bằng ( Tùy học sinh ).Chẳng hạn: Một chiếc bè nổi trên dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi, vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. M 1 - Câu 9: ( 2 điểm ) Hai lực cân bằng có độ lớn bằng nhau, cùng phương và chiều ngược nhau. Hai lực đó tác dụng vào cùng một vật. M 1 - Câu 10: ( 1 điểm ) Khi tác dụng lực lên một vật thì thu được những kết quả là sẽ làm vật biến đổi chuyển động hoặc biến dạng. 5 M 2 - Câu 11: ( 1 điểm ) Cho ví dụ minh họa về sự biến đổi chuyển động của một vật khi lực tác dụng lên vật đó: Quả bóng đang chuyển động một cầu thủ nhảy lên đánh đầu làm thay đổi chiều của quả bóng. M 2 - Câu 12: ( 1 điểm ) Cho ví dụ minh họa về sự biến dạng của một vật khi có lực tác dụng lên vật đó: Một học sinh đá quả bóng cao su vào bức tường thì quả bóng sẽ biến dạng. M 1 - Câu 13: ( 2 điểm ) Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. M 1 - Câu 14:( 1 điểm ) Trọng lượng là cường độ của trọng lực. Đơn vị lực là niutơn (N). M 1 - Câu 15: ( 1 điểm ) Lực kế dùng để đo lực. Trọng lượng của quả cân 100g là 1 niutơn(N). M 1 - Câu 16: ( 1 điểm ) Lò xo là một vật có tính chất đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên. M 1 - Câu 17: ( 1 điểm ) Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc với hai đầu của nó. M 1 - Câu 18: ( 1 điểm ) Khi độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn. M 1 - Câu 19: ( 1 điểm ) Công thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P = 10m. Đơn vị của các đại lượng trong công thức:P (trọng lượng) có đơn vị là niutơn(N); m (khối lượng) có đơn vị là kilôgam (kg) M 1 - Câu 20: ( 1 điểm ) Khái niệm về khối lượng riêng của một chất: Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. M 1 - Câu 21: ( 1 điểm ) Đơn vị của khối lượng riêng là Killôgam trên mét khối và kí hiệu của khối lượng riêng là Kg/m 3 . M 1 - Câu 22: ( 1 điểm ) Khái niệm về trọng lượng riêng của một chất: Trọng lượng riêng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. M 1 - Câu 23: ( 1 điểm ) Đơn vị của trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối và kí hiệu của trọng lượng riêng là N/m 3 . M 1 - Câu 24: ( 2 điểm ) Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất: m D V = Đơn vị trong công thức đó: D đơn vị là Kg/m 3 . m đơn vị là Kg, V đơn vị là m 3 M 1 - Câu 25: ( 2 điểm ) Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất: P d V = Đơn vị trong công thức đó: d đơn vị là N/m 3 P đơn vị là N V đơn vị là m 3 M 1 - Câu 26: (2 điểm ) Viết công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng: d = 10D. Đơn vị trong công thức đó: d đơn vị là N/m 3 D đơn vị là Kg/m 3 . M 1 - Câu 27: ( 1 điểm ) Kể ra các máy cơ đơn giản thường dùng là : Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. 6 M 1 - Câu 28: ( 1 điểm ) Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. 2 – BÀI TẬP: M 1 - Câu 1: ( 1 điểm ) Kể tên các thước đo trong đời sống mà em thường gặp: - Thước kẻ, thước mét, thước dây, thước cuộn, thước cặp, … M 2 - Câu 2: ( 1 điểm ) Ý nghĩa các con số sau: a) 500ml ( ghi trên vỏ chai nước khoáng ): Là chỉ thể tích nước trong chai. b) 200g ( ghi trên vỏ gói kẹo ): Là khối lượng kẹo trong gói. M 3 - Câu 3: ( 2 điểm ) Đổi đơn vị: a) 1,6dm 3 = 1,6 lít b) 1570cm 3 = 1,57 lít c) 200 ml = 0,2 lít d) 0,2 ml = 0,2 cm 3 M 2 - Câu 4: ( 1 điểm ) Kết quả 3,5 m 3 vì ĐCNN là 0,5 cm 3 M 2 - Câu 5: ( 1 điểm ) Trên thùng sơn Bạch Tuyết có ghi 5kg, số đó chỉ khối lượng sơn trong thùng sơn. M 3 - Câu 6: ( 2 điểm ) 2 x 2 Kg + 0,5 Kg + 2 x 200g = 4,9 Kg = 4900g. M 3 - Câu 7: ( 2 điểm ) Đổi đơn vị: a) 0,75kg = 750g b) 670g = 0,670kg c) 1782 mg = 1,782 g d) 5,2 tạ = 520 kg M 2 - Câu 8: ( 1 điểm ) Lực hút của Trái Đất vào đèn chùm và lực căng của sợi dây treo, hai lực này cân bằng nhau nên đèn chùm được giữ yên. M 2 - Câu 9: ( 1 điểm ) Thuyền đã chịu tác dụng của hai lực: Sợi dây và nước chảy. Hai lực này cân bằng nhau nên thuyền không bị trôi đi. M 2 - Câu 10: ( 1 điểm ) Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất quả bóng sẽ biến dạng và thay đổi vận tốc. M 2 - Câu 11: ( 1 điểm ) Lực kéo của tay tác dụng vào dây cao su làm cho dây cao su giãn ra, khi không kéo nữa dây cao su co lại. M 2 - Câu 12: ( 1 điểm ) Khi treo một vật vào sợi dây cao su, dưới tác dụng của trọng lực vật bị kéo xuống dưới. Khi vật bị kéo xuống dưới dây cao su căng ra, xuất hiện lực đàn hồi kéo vật trở lại. Vật đứng yên chứng tỏ hai lực này cân bằng nhau. M 3 - Câu 13: ( 3 điểm ) a) Trọng lượng là : 1N, 5N, 20N, 50N. b) Khối lượng là: 1kg, 5kg, 200kg. M 2 - Câu 14: ( 1 điểm ) Ở đầu một cái cầu có tấm biển ghi 10 T, cho biết ý nghĩa của tấm biển đó là: Cho phép xe có trọng tải tối đa là 100000N ( hoặc khối lượng xe là 10000 kg ) đi qua cầu. M 3 - Câu 15: ( 2 điểm ) Trọng lượng riêng của vật là: d = 10. D = 10 .800 = 8000 N/m 3 . M 3 - Câu 16: ( 2 điểm )Xác định trọng lượng của khối sắt đó là: P = 10.m = 10.50 = 500N M 3 - Câu 17: (2 điểm ) Xác định khối lượng: 7 - Ta có P = 10 . m ⇒ 10 1 10 10 P N m kg= = = M 3 - Câu 18: ( 2 điểm ) Theo công thức 3 50 0,062 62 800 m V m D = = = = lít. M 3 - Câu 19: (3 điểm ) Đổi 7,4 dm 3 = 0,0074m 3 Ta có: 3 20 2700 / 0,0074 m D kg m V = = ≈ là khối lượng riêng của nhôm. M 3 - Câu 20: ( 1 điểm ) Để kéo một kiện hàng có khối lượng 700kg theo phương thẳng đứng người ta phải dùng 1 lực ít nhất bằng P = 10 . m = 10 . 700 = 7000N 8 . lượng riêng của một chất? Nêu rõ đơn vị trong công thức đó. M 1 - Câu 25: (2 điểm ) Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất? Nêu rõ đơn vị trong công thức đó. M 1 - Câu 26: ( 2 điểm. Bài tập: M 1 - Câu 1: ( 1 điểm ) Em hãy kể tên các thước đo trong đời sống mà em thường gặp? M 2 - Câu 2: ( 1 điểm ) Em hiểu các con số sau như thế nào? a) 500ml ( ghi trên vỏ chai nước khoáng. 3: ( 1 điểm ) Dụng cụ để đo thể tích chất lỏng là bình chia độ, ca đong. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước ta dùng dụng cụ là bình chia độ, bình tràn. M 1 - Câu 4: ( 1

Ngày đăng: 02/05/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan