1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bồi dưỡng HS giỏi Vật Lý

24 575 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 361,5 KB

Nội dung

Người thực hiện : GV Lương Thị Hằng Giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám -1. TÊN ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÍ TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM . 2. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trước yêu cầu của sự phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, một số cha mẹ học sinh có nhu cầu cho con em mình theo học tại những trường chất lượng cao, trường chuyên ở tỉnh, thành phố, nhưng do điều kiện ở vùng nông thôn các em chưa thể đến được các trung tâm bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Mặt khác, đối với học sinh trung học cơ sở phương pháp tự học, tự rèn ở nhà để nâng cao kiến thức gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, sự giúp đỡ của thầy, cô giáo đối với các em trở thành nhu cầu bức thiết để các em giảm bớt thiệt thòi về sự chênh lệch kiến thức của học sinh giữa các vùng miền nông thôn và thành phố. Mặt khác, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường Trung học cơ sở được thể hiện qua các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, là một trong những tiêu chí quan trọng không thể thiếu được khi đánh giá chất lượng giáo dục học sinh năng khiếu của mỗi nhà trường. Muốn thực hiện thành công những yêu cầu như vậy, thì mỗi trường trung học cơ sở song song với việc hoàn thành tốt nội dung chương trình chính khoá cần phải thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở tất cả các khối lớp, cho những học sinh có năng khiếu và có nhu cầu học tập, đồng thời giảm bớt sự nhàm chán trong quá trình học tập của học sinh khá, giỏi. Đứng trước những yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục cùng với những đòi hỏi cấp bách của đời sống xã hội và thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của sở giáo dục Quảng Nam, phòng giáo dục Thăng Bình và lãnh đạo nhà trường. Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm học của nhà trường, tôi luôn trăn trở, tìm nhiều biện pháp để bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho học sinh. Liên tục thực hiện trong nhiều năm qua, với những kết quả tốt đẹp đạt được, tôi đã đúc kết và rút ra được những kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tôi xin trình bày về một số biện pháp đã thực hiện thành công qua đề tài . “Biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý ở trường Trung học cơ sở Hoàng Hoa thám”. 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Nhiệm vụ của ngành Giáo dục và đào tạo là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Nguồn nhân lực góp phần quyết định sự thành công trong quá trình xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đảng ta đã xác định ưu tiên “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Văn Sáng kiến kinh nghiệm 1 1 Người thực hiện : GV Lương Thị Hằng Giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám kiện Hội nghị lần thứ 2 của TW Đảng khoá VIII ghi rõ; Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại. “Ngành giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động cho khoa học và công nghệ”. Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước đó là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong hệ thống các trường phổ thông của ngành giáo dục và đào tạo nước ta. Do đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng, không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên chúng ta. Đặc biệt theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, trong nội dung thay sách giáo khoa, mỗi giáo viên phải thực hiện giảng dạy theo những nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Cho nên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi nhà trường hiện nay. Bồi dưỡng nhân tài là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà trường trước nhu cầu tạo ra nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao trong giai đoạn xây dựng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, mà trong mục tiêu và chiến lược giáo dục đến năm 2020 của chính phủ đã đề ra “ Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề”. Đối với học sinh THCS khả năng tự học, tự rèn ở nhà để nâng cao kiến thức của các em còn gặp nhiều khó khăn. Do tính hệ thống, khái quát hoá kiến thức của các em chưa cao, khả năng suy luận, diễn đạt trong lập luận còn yếu. Để nâng cao kiến thức về một môn học nào đó, học sinh trung học cơ sở chưa thể tự mình làm được mà rất cần sự giúp đỡ của thầy, cô giáo thông qua các lớp bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong nhà trường. Nhằm phát huy được vai trò học tập của từng đối tượng học sinh, tránh được sự nhàm chán đối với học sinh khá giỏi và quá tải đối với học sinh trung bình - yếu, kém là việc làm không đơn giản của mỗi thầy cô giáo hiện nay . 4. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Chương trình vật lý nâng cao được tổng hợp toàn bộ kiến thức từ lớp sáu đến hết lớp chín gồm các phần riêng lẻ như cơ, nhiệt, điện, quang. Trong mỗi phần riêng lẻ lại chứa đựng nhiều mối quan hệ vật lý. Ví dụ như: Phần cơ bao gồm cả phần chuyển động cơ học, lực, áp suất, công, công suất, các máy cơ đơn giản, hiệu suất Nếu không được học phần vật lý nâng cao thì học sinh không thể giải quyết được các vấn đề vật lý bao hàm nhiều hiện tượng trong một vấn đề diễn ra trong thực tế ví dụ như bài 8/2 ở phần 5.5 của đề tài này. Đồng thời học Sáng kiến kinh nghiệm 2 2 Người thực hiện : GV Lương Thị Hằng Giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám sinh cũng không thể giải được nhiều bài tập trong đề thi tuyển chọn học sinh giỏi của các cấp hiện nay. Cho đến nay, bản thân tôi chưa bắt gặp một tài liệu nào bàn về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các cấp, các khối lớp cho các môn học trong nhà trường Trung học cơ sở . Tài liệu hiện nay giáo viên chủ yếu dựa vào các sách nâng cao của các nhà xuất bản dành cho giáo viên, phụ huynh và học sinh giỏi tham khảo. Hầu hết các loại sách này được trình bày theo thứ tự : + Kiến thức cơ bản. + Bài tập. + Hướng dẫn giải, hoặc đáp số. Và trong các loại sách đó có rất nhiều nội dung trùng lặp. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để từ một khối lượng bài tập đồ sộ với hàng trăm bài tập vật lý, từ hàng chục đầu sách tham khảo hiện có trên thị trường sách. Mà với một thời gian bồi dưỡng trong bảy tháng, mỗi tháng bốn tuần, mỗi tuần ba tiết. Tổng cộng có tám mươi tư tiết, thế mà giáo viên phải luyện tập cho học sinh rất nhiều kỹ năng. Trong thực tế, mỗi kỳ thi chọn học sinh giỏi của tất cả các cấp đều không có hướng dẫn chương trình ôn luyện. Tất cả là do giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi “ Tự biên”, rồi cùng học sinh “Tự diễn” hoàn tất chương trình của mình đặt ra. Vậy làm thế nào để giáo viên hoàn thành thật tốt công việc của một người “biên kịch”, kiêm “đạo diễn” và “diễn viên” trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay tại các nhà trường phổ thông ? 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao thì người giáo viên bộ môn đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển chọn học sinh, lập kế hoạch, tổ chức tiến hành thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Vậy vai trò của người giáo viên bộ môn vật lý được thể hiện như thế nào trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của mình? Theo tôi cần được thể hiện trong những nhiệm vụ sau đây: 5.1/ Tuyển chọn học sinh giỏi: Phát hiện, tuyển chọn, học sinh năng khiếu cho từng bộ môn. Theo tôi đây là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi giáo viên. Vậy công việc phát hiện và tuyển chọn học sinh năng khiếu được tiến hành như thế nào để đảm bảo chất lượng? Phát hiện, tuyển chọn những học sinh có năng khiếu đặc biệt theo từng bộ môn để giúp đỡ bồi dưỡng cho các em là nhiệm vụ hết sức quan trọng và không mấy dễ dàng đối với mỗi thầy, cô giáo. Thực tế, trong nhiều năm học trước khi Sáng kiến kinh nghiệm 3 3 Người thực hiện : GV Lương Thị Hằng Giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám chưa có sự chuẩn bị tốt ngay từ đầu năm, nhà trường và giáo viên bộ môn thường đến khi tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi thì lấy số học sinh xếp loại học lực giỏi phân cho các môn để bồi dưỡng, dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên bộ môn cùng thích bồi dưỡng một học sinh nào đó và không đồng ý bồi dưỡng một vài học sinh khác trong số học sinh giỏi mà nhà trường phân cho mình bồi dưỡng. Làm như vậy kết quả bồi dưỡng không cao, ảnh hưởng đến tinh thần bồi dưỡng của giáo viên. Mặt khác, hiện nay nhà trường chỉ tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí bắt đầu từ khối lớp tám trở lên, còn khối lớp sáu và khối lớp bảy thì không tổ chức bồi dưỡng. Vì vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở khối lớp tám càng gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng như vậy, tôi luôn trăn trở tìm biện pháp tuyển chọn học sinh năng khiếu cho bộ môn vật lí ngay từ khi các em bước và học lớp sáu, lớp bảy. Cụ thể, sau khi các em học sinh lớp sáu, lớp bảy học được một tháng tôi tiến hành điều tra nguyện vọng, sở thích của các em về các môn học, tôi ghi nhận tất cả những học sinh yêu thích bộ môn vật lí và có nguyện vọng được học tập nâng cao hiểu biết của mình về vật lí học. Sau đó hướng dẫn học sinh một số đầu sách tham khảo nâng cao, đọc thêm: Như bất ngờ và lí thú trong vật lí, vật lí nâng cao dành cho học sinh khá giỏi. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn cố gắng tìm tòi và đưa ra các hiện tượng vật lý thường xảy ra trong thực tế đời sống, có liên quan đến kiến thức bài học mà sách giáo khoa chưa đề cập tới một cách thật tự nhiên, khéo léo nhằm phát huy óc tò mò, kích thích hứng thú học tập bộ môn vật lý của học sinh. Ví dụ: Khi học bài “ Sự bay hơi” vật lý lớp sáu, tôi đưa ra câu hỏi: Vì sao nước làm tắt lửa? Một câu hỏi có nội dung rất gần gủi với đời sống hàng ngày của các em, nhưng để giải thích nó thật không đơn giản chút nào, nếu không có kiến thức về sự bay hơi và sự cháy. Đồng thời giáo viên bộ môn phải thường xuyên giao cho học sinh khá, giỏi những bài tập nâng cao ngoài sách giáo khoa, sách bài tập. Mặt khác, thông qua mỗi bài kiểm tra viết trên lớp, kết hợp với quá trình học tập, quá trình tự bồi dưỡng của học sinh rồi khẳng định năng khiếu của từng em, đề xuất với tổ chuyên môn và nhà trường để các em có năng khiếu đã được phát hiện ở khối lớp 6,7 được vào đội tuyển của nhà trường để bồi dưỡng. Tiêu chuẩn để tuyển chọn học sinh giỏi phải đạt được một số yếu tố sau: - Yêu thích bộ môn, ham hiểu biết, - Có ý thức cầu tiến, - Có tinh thần vượt khó, - Chăm học, khiêm tốn, - Viết nhanh, chữ viết rõ ràng. Sáng kiến kinh nghiệm 4 4 Người thực hiện : GV Lương Thị Hằng Giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám 5.2/ Kế hoạch mua sắm tài liệu, sách, báo phục vụ cho công tác BDHS giỏi . Sách, báo tài liệu tham khảo đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác dạy và học. Đặc biệt đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lại càng quan trọng hơn. Do vậy, hàng năm người giáo viên phải có kế hoạch kết hợp với cán bộ thư viện để bổ sung những đầu sách, những tài liệu đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng của bộ môn mình phụ trách ( từ những tài liệu luyện tập đơn thuần cho đến tài liệu nâng cao). Như Lê- nin đã nói: ‘Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản”. Do đó, muốn làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì Thư viện nhà trường phải có kế hoạch bổ sung tài liệu ngay từ đầu năm học để cập nhật kịp thời những thông tin mới, đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong mỗi giai đoạn. Kế hoạch bổ sung sách, tài liệu tham khảo phải được nhà trường quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục trong mỗi năm học. Khi thư viện đã có kế hoạch mua sắm tài liệu tham khảo, thì giáo viên bộ môn phải biết phối kết hợp với cán bộ thư viện, để mua sắm những tài liệu nào cho phù hợp và thiết thực với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bộ môn mình. Theo tôi, cần tập trung mua một số đầu sách tham khảo như sau: Trước hết, ưu tiên mua các loại sách nâng cao, sách dành cho học sinh khá giỏi của Nhà xuất bản giáo dục. Sau đó mua các đầu sách của các nhà giáo thuộc các trường Đại học quốc gia Hà Nội, thành phố Hồ chí Minh và các loại sách về chuyên đề vật lí bảy, tám, chín của các nhà xuất bản Đà Nẵng. Ngoài ra, đối với mỗi giáo viên bộ môn phải thường xuyên sưu tầm các tài liệu thiết thực phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, như các tạp chí vật lí và tuổi trẻ, các bộ đề thi học sinh giỏi ở các năm trước trong huyện, trong tỉnh và của các huyện bạn, tỉnh bạn. Ví dụ: Một số sách tham khảo nên mua sắm để phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. -Chuyên đề bồi dưỡng vật lý lớp7, tác giả Nguyễn Đình Đoàn. Nhà xuất bản Đà Nẵng. Năm 1999. -Chuyên đề bồi dưỡng vật lý lớp 8, tác giả GS. Tiến sĩ Vũ Thanh Khiết- Trương Thọ Lương - Phan Hoàng Vân. Nhà xuất bản Đà Nẵng. Năm 2000. -36 bài tập chọn lọc Vật lý 8, tác giả Trương Thọ Lương – Phan Hoàng Vân. Nhà xuất bản giáo dục. Năm 1996. -121 Bài tập Vật lý nâng cao lớp 8, lớp 9. Chủ biên. PGS-PTS. Vũ Thanh Khiết. Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai. Năm 2002. -Vật lý nâng cao 8. Tác giả PGS. Nguyễn Thanh Hoạch - Nguyễn Cảnh Hoè. Đại học quốc gia Hà Nội khối PT chuyên lý. Nhà xuất bản trẻ. Năm 1998. Sáng kiến kinh nghiệm 5 5 Người thực hiện : GV Lương Thị Hằng Giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám -Bài tập Vật lý chọn lọc. Cơ - Nhiệt - Quang - Điện - Từ. Tác giả. Nguyễn Thanh Hải. Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 1997. -Vật lý nâng cao 9. Tác giả Nguyễn Cảnh Hoè – Lê Thanh Hoạch. ĐH quốc gia Hà Nội. Nhà xuất bản Đà Nẵng. -Tuyển tập đề thi tuyển sinh THPT chuyên lý. Tác giả Lê Thanh Hoạch - Phạm Văn Bền - Đặng Đình Tới. Đại học quốc gia Hà Nội. Nhà xuất bản Giáo dục. -Bồi dưỡng Vật lý 9, tác giả Nguyễn Đình Đoàn. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. Năm 2005. Một số tài liệu khác: -Đề thi các năm trước của các phòng GD& ĐT trong tỉnh, ngoài tỉnh. -Tạp chí Vật lý và tuổi trẻ của Hội Vật lý Việt Nam. -Bất ngờ và lý thú trong Vật lý. -Vật lý vui. Để góp phần giúp cán bộ thư viện mua được những đầu sách cần thiết cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong mỗi lần đi mua sách cho nhà trường tôi đều kết hợp cùng đi với cán bộ Thư viện. Vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều đầu sách nâng cao dành cho học sinh khá, giỏi. Nên chỉ có giáo viên giảng dạy vật lí mới có thể chọn mua được những đầu sách cần thiết cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. 5.3/Công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a/Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị tinh thần. Tất cả giáo viên trực tiếp nhận nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, phải tự chuẩn bị cho mình một tinh thần quyết tâm bồi dưỡng học sinh đạt kết quả cao. Tức là phải có mục tiêu và hướng phấn đấu cụ thể của mình. Đồng thời không được chùn bước khi gặp khó khăn. Ví dụ: Học sinh tham gia học tập với tinh thần uể oải, thiếu tích cực. Tình trạng này giáo viên rất hay gặp khi bắt đầu bồi dưỡng học sinh giỏi. Lúc này giáo viên phải tự đặt ra câu hỏi nguyên nhân nào dẫn đến tinh thần học tập uể oải, thiếu tích cực của học sinh? +Chương trình bồi dưỡng quá khó so với kiến thức của các em. +Cách truyền đạt của thầy, cô chưa phù hợp với các em. +Thời gian, áp lực học tập, điều kiện gia đình +Tuỳ theo từng nguyên nhân mà thầy, cô chúng ta có hướng khắc phục hợp lý và sao cho có hiệu quả nhất . Chuẩn bị tài liệu : Mỗi giáo viên chúng ta phải xác định rằng, sự chuẩn bị này là liên tục và lâu dài trong suốt cuộc đời làm nghề dạy học của chúng ta. Cho nên bất kỳ mỗi Sáng kiến kinh nghiệm 6 6 Người thực hiện : GV Lương Thị Hằng Giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám khi có điều kiện thuận lợi chúng ta nên tìm kiếm, thu thập các tài liệu có liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Theo tôi một số tài liệu cần chuẩn bị có thể là các loại sách bài tập nâng cao, bài tập chọn lọc dành cho học sinh khá giỏi, học sinh chuyên, các bài tập chuyên đề của nhà xuất bản Giáo dục và các nhà xuất bản có uy tín. Các đầu sách của các nhà giáo thuộc các trường Đại học Quốc gia Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Các báo và tạp chí có liên quan như Tạp chí Vật lý và tuổi trẻ. Các bộ đề thi ở các năm học trước . • Chuẩn bị giáo án: Công tác này rất quan trong, nó là một phần tất yếu trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Nó quyết định phần lớn kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi. Trước khi bồi dưỡng, giáo viên phải có kế hoạch cho nội dung toàn phần của giáo án cùng với thời lượng thực hiện cho từng nội dung cụ thể. Ví dụ: Đối với môn vật lý lớp 8, thời gian bồi dưỡng cho 6 tháng thì nội dung giáo án có thể gồm các phần sau: - Cơ học. - Nhiệt học. - Quang học. - Điện học. Mỗi phần chúng ta có thể bồi dưỡng trong một tháng. Như vậy, còn lại hai tháng học sinh phải giải các bộ đề thi mà giáo viên đã sưu tầm và các đề thi do giáo viên tự ra. Chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi này, tôi không thể đưa ra được một lịch giảng dạy cụ thể tương tự như lịch báo giảng của giáo viên trong từng tuần. Vì qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi ở những năm trước tôi nhận thấy cùng một khối lượng bài tập như nhau, năm học 2006- 2007 chỉ cần thời gian 2 tiết. Nhưng năm học 2007- 2008 phải cần tới 3 tiết mới hoàn thành mà tôi vẫn chưa vừa lòng. Do nội dung luyện tập thuộc chương trình nâng cao, nên phải tuỳ thuộc vào từng đối tượng học sinh mà thời gian cụ thể cho từng dạng bài sẽ rất khác nhau. Điều cốt lõi là giáo viên chúng ta phải làm cho học sinh từng bước nắm kiến thức thật vững chắc. b/Chuẩn bị của học sinh: Học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thiết yếu cho việc học tập của mình như : Máy tính Casiô, tất cả các loại thước, bút, sổ tay, vở ghi, vở nháp và các sách Vật lý nâng cao, sách tham khảo, Tạp chí như giáo viên đã chuẩn bị. Chuẩn bị sách, tài liệu: Giáo viên nêu ra những loại sách mà học sinh cần mua hoặc phô tô tương tự như các loại sách mà giáo viên đã đưa ra ở ví dụ phần kết hợp với thư viện mua sắm sách tham khảo và tài liệu. 5.4/ Hướng dẫn học sinh sử dụng các dụng cụ học tập: Sáng kiến kinh nghiệm 7 7 Người thực hiện : GV Lương Thị Hằng Giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám Khi học sinh đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập cần thiết, thì giáo viên nên hướng dẫn các em cách ghi chép và cách sử dụng chúng sao cho thuận tiện và có hiệu quả cao nhất. a/ Sổ tay Vật lý và Toán học : Ghi đầy đủ các công thức Vật lý và Toán học có liên quan . Mỗi học sinh có thể ghi theo một cách khác nhau theo sở trường của riêng mình. Nhưng phải tuân theo một bố cục khoa học và rõ ràng để tiện việc tra cứu khi cần thiết. Ví dụ : Về công thức Toán học có liên quan như: Chu vi đường tròn, diện tích hình tròn, thể tích hình tròn, thể tích hình trụ, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương Công thức Vật lý chia làm bốn phần chính. Đó là phần cơ học, nhiệt học, quang học, điện học. Trong mỗi phần lại được chia ra nhiều phần nhỏ khác. Ví dụ: Phần cơ học gồm các phần nhỏ như: Chuyển động cơ học, các loại lực, áp suất vật rắn, áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển, các máy cơ đơn giản, hiệu suất b/Vở ghi: Ghi chép rõ ràng, đầy đủ các bài giải, không nên ghi vắn tắt hoặc ghi bỏ bớt các bước giải của bất kì một bài toán nào. Vì học sinh trung học cơ sở trí não phát triển chưa hoàn chỉnh, các em dễ nhớ và cũng dễ quên. Nếu chủ quan cho rằng bài toán đó mình đã hiểu rồi thì chỉ ghi vắn tắt là đủ, sau ít ngày cần xem lại, do đã quên và ghi vắn tắt nên rất mất thời gian tìm hiểu về cách giải của bài toán, mà lẽ ra không mất nhiều thời gian như thế, nếu như các em ghi chép đầy đủ và cẩn thận. c/ Vở nháp: Trong thực tế, rất ít giáo viên chú ý tới việc này, vì họ cho rằng đây là chuyện vặt. Nhưng thực ra việc chuẩn bị vở nháp đầy đủ là một việc không thể thiếu được trong quá trình bồi dưỡng học sịnh giỏi, bởi lẽ vở nháp giúp học sinh: -Ghi tốc kí lời giảng của thầy khi cần thiết. - Có phương tiện để nháp ngay bài tập, mà không cần tìm kiếm mất thời gian, Vì trong thực tế khi học sinh không có vở nháp, các em sẽ xé vở để nháp và khi nháp xong thì xả ngay ra phòng học rất mất vệ sinh. -Có thể tìm kiếm thông tin trong vở nháp khi cần thiết. -Có ý thức làm việc khoa học, ngăn nắp và giữ vệ sinh môi trường. -Đồng thời giáo viên có thể kiểm tra vở nháp để đánh giá mức độ chăm học và tinh thần nghiêm túc trong học tập của học sinh. 5.5/ Tiến hành bồi dưỡng: Mỗi giáo viên bồi dưỡng đều phải xác định rõ vai trò học tập của học sinh như trong luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “ phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy, sáng tạo của người học, bồi Sáng kiến kinh nghiệm 8 8 Người thực hiện : GV Lương Thị Hằng Giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” . Do vậy, giáo viên phải thường xuyên hướng dẫn, điều chỉnh phương pháp học tập cho học sinh thật khoa học, hợp lý, thể hiện được vai trò tự tìm kiếm kiến thức, tránh tư tưởng ỷ lại, lười sáng tạo. Giáo viên giúp học sinh sắp xếp chương trình học tập chính khoá ở nhà, vui chơi giải trí, tham gia bồi dưỡng chương trình nâng cao thật hợp lý, tránh dồn ép dẫn đến quá tải trong học tập làm các em dễ chán nản. Trong phân bố nội dung chương trình bồi dưỡng, giáo viên phải hết sức coi trọng khả năng học tập của học sinh, đảm bảo tính vừa sức, tính tăng dần và tính liên hoàn có hệ thống để giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng đồng thời khắc sâu được kiến thức. Mỗi dạng toán, hoặc mỗi chuyên đề, học sinh phải được thực hành một cách nhuần nhuyễn, rồi mới chuyển sang dạng khác và thường xuyên được củng cố luyện tập trong quá trình học tập kiến thức mới , việc này vô cùng quan trọng giáo viên phải thường xuyên chú ý. Song song với tiết bồi dưỡng học sinh giỏi mà nhà trường quy định cho mỗi khối lớp trong một tuần, giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi phải có kế hoạch giao bài tập về nhà cho các em (tuỳ theo khả năng và quỹ thời gian của các em), dần dần giáo viên tạo cho các em có được nề nếp giải các bài tập nâng cao như là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong mỗi ngày. Nếu giáo viên đã có máy tính, muốn tiết kiệm thời gian cho giáo viên và học sinh, giáo viên có thể soạn bài tập trên máy tính để phát cho học sinh thực hiện. Như trên tôi đã trình bày nội dung bồi dưỡng được chia làm bốn phần: Cơ, nhiệt, điện, quang. Trước khi bước vào bồi dưỡng mỗi phần tôi dành ra từ một đến hai tiết để ôn tập và tóm tắt kiến thức của phần đó. Trong khi ôn tập, tóm tắt những kiến thức cần ghi nhớ, tôi đặc biệt chú trọng nhấn mạnh với học sinh về đơn vị hợp pháp của các đại lượng trong mỗi công thức vật lý. Ví dụ : Nếu các em tính ra kết quả m = 0,5 . Nhưng 0,5kg hoàn toàn khác hẳn với 0.5g ( tuy đều có chung trị số 0,5). Trong các đơn vị vật lý, tôi quan tâm nhiều đến việc đổi đơn vị thể tích giữa lít với mét khối của chất lỏng. Ví dụ : Trong đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2002 – 2003 của Phòng GD & ĐT Thăng Bình có một bài tập về động cơ nhiệt ( bài 9 trang 12 của đề tài này) nếu các em không nắm vững cách đổi đơn vị lít (3200lít) sang mét khối, cho dù các em có làm đúng các bước thì kết quả bài làm vẫn sai. Thật đúng với câu mà ông cha ta nói rằng “Sai một li, đi một dặm”. Khi các em giải bài tập, tôi tiến hành theo đúng phương pháp giải bài tập vật lý gồm các bước như sau: *Đọc đề: Sáng kiến kinh nghiệm 9 9 Người thực hiện : GV Lương Thị Hằng Giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám - Tìm hiểu đề bài: Đề cho ta biết gì? Viết tóm tắt đề bài theo ký hiệu . - Thống nhất đơn vị ( nếu có). Vẽ hình khi cần thiết . *Lập kế họach giải: - Tìm mối quan hệ giữa các đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm . - Xác định công thức, đại lượng cần dùng. - Lập phương trình để giải ( nếu có). *Giải: - Viết biểu thức chữ. - Biến đổi và tinh giản biểu thức chữ. - Thay số vào chữ. - Tính. - Ghi kết quả kèm theo đơn vị. * Kiểm tra kết quả: - Kiểm tra đáp số có phù hợp với thực tế không? Sau khi học sinh giải xong một bài tập, tôi không coi như thế là đã hoàn tất công việc, mà việc làm tiếp theo là gọi 2-3 học sinh ( tuỳ theo dung lượng mỗi bài tập để các em có đủ bảng trình bày hết bài tập của mình) không được cầm vở lên bảng giải lại bài tập đó. Khi các em đã trình bày xong bài làm của mình trên bảng, giáo viên cho tất cả học sinh nhận xét từng bài làm, phân tích, chỉ ra những ưu điểm nên phát huy và những nhược điểm cần chú ý sửa chữa. Trong phần nhận xét này tôi đặc biệt chú trọng đến cách trình bày một bài tập Vật lý phải khoa học, rõ ràng từng ý, từng phần, mỗi phần trình bày phải được lôgích với nhau và có lý luận chặt chẽ. Sau những nhận xét về bài làm của các em tôi luôn chú ý những ưu điểm của các em để khen và động viên các em trong học tập. Tôi quy định mỗi học sinh trong một buổi học đều được lên bảng ít nhất một lần để trình bày bài làm của mình. Ưu điểm của cách làm này là: Mỗi học sinh đều được lên bảng để trình bày bài làm của mình, đòi hỏi mỗi em đều phải nổ lực thực hiện bài làm của mình một cách tốt nhất. Tất cả học sinh đều được nhận xét, rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình và cho các bạn. Giáo viên sẽ phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh trong quá trình giải bài tập. Ví dụ: Khi bồi dưỡng phần nhiệt học, giáo viên cần xác định rõ kiến thức trọng tâm của phần nhiệt: Sự truyền nhiệt, sự cân bằng nhiệt, sự chuyển thể của các chất và động cơ nhiệt. Ngoài ra còn có các phần khác như, hiệu suất của nguồn nhiệt, năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. Sau đây tôi xin trình bày sơ lược nội dung bồi dưỡng phần nhiệt học. Sáng kiến kinh nghiệm 10 10 [...]... công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và cũng mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho tương lai của quê hương, đất nước, tôi đã quyết tâm đem hết khả năng của mình phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và đã đạt được kết quả rất khả quan như sau: NĂM HỌC KÌ THI - MÔN 20002001 20012002 Học sinh giỏi cấp tỉnh Môn vật lý Học sinh giỏi cấp huyện Môn vật lý 20062007 Học sinh giỏi thí... cấp tỉnh Môn vật lý Học sinh giỏi cấp huyện Môn vật lý 20062007 Học sinh giỏi thí nghiệm thực hành Môn vật lý Học sinh giỏi cấp huyện Môn Vật lý Học sinh gỏi cấp tỉnh Môn vật lý Học sinh giỏi cấp huyện Môn Vật lý 20072008 Học sinh huyện 20052006 giỏi cấp Học sinh giỏi cấp tỉnh Sáng kiến kinh nghiệm SỐ HS SỐ HỌC SINH ĐẠT GIẢI VÀO ĐỘI TUYỂN 01 em 01em đạt giải khuyến khích c.tỉnh Trương Thị Ngàn 02 em... học sinh, đặc biệt là công tác “Hậu bồi dưỡng học sinh giỏi So với trước đây, khi chưa thực hiện đề tài này Trong năm năm ( Từ 2006 đến 2011 ) thực hiện đề tài này, việc bồi dưỡng học sinh giỏi luôn đem lại thành công tốt đẹp, như trên bảng kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của một số năm gần đây trong nhà trường 8./ Đề nghị : -Đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, mỗi năm nên bổ sung vào bộ giáo... án bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp cho mỗi năm học và dồn hết tâm huyết, cũng như tấm lòng yêu nghề, mến trẻ của mình vào từng trang giáo án khi lên lớp với các em học sinh Như vậy, theo tôi để thực hiện thành công, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì mỗi giáo viên cần phải: - Luôn tìm tòi học hỏi và hết sức tâm huyết, đam mê trong công tác bồi dưỡng học sịnh giỏi -Xây dựng được một kế hoạch bồi dưỡng. .. -Giáo viên phải biết quan tâm đến công tác “ Hậu bồi dưỡng học sinh giỏi Khi các em được vào đội tuyển của huyện -Qua thực tế của việc áp dụng đề tài này, tôi thấy nhờ có các biện pháp thiết thực như: Chuẩn bị chu đáo mọi việc liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tuyển chọn chính xác đội ngũ học sinh giỏi, lập kế hoạch về thời gian và nội dung bồi dưỡng, tạo mối quan hệ tốt giữa thầy và trò,... thì kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi có thể sẽ không được như mong muốn Vì một lẽ hiển nhiên là đề thi không năm nào giống năm nào Sáng kiến kinh nghiệm 18 19 Người thực hiện : GV Lương Thị Hằng Giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám -Đối với mỗi nhà trường, nên chọn ít nhất hai giáo viên cùng bồi dưỡng môn vật lý, để mỗi giáo viên có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu hơn về nội dung cần bồi dưỡng -Theo... nhiều phía trong và ngoài nhà trường 5.7/ Công tác “hậu bồi dưỡng học giỏi Tôi luôn quan tâm đến công tác hậu bồi dưỡng học sinh giỏi Công tác này tôi đã tiến hành như sau Sau khi học sinh đã vào đội tuyển của Phòng giáo dục và được Phòng giáo dục tổ chức bồi dưỡng cho các em Lúc này công tác bồi dưỡng của giáo viên chưa phải là đã hết nhiệm vụ, mà mỗi giáo viên phải tiếp tục quan tâm theo dõi, giúp đỡ... riêng và của cả lớp bồi dưỡng nói chung trong tháng Từ kết qủa đó Ban giám hiệu, phụ huynh, giáo viên và học sinh sẽ có kế hoạch cụ thể cho tháng tiếp theo, nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại ở tháng trước đó Cứ thế mà công tác bồi dưỡng được tiến hành tốt nhờ có các chất xúc tác “hữu hiệu” từ nhiều phía trong và ngoài nhà trường 5.7/ Công tác “hậu bồi dưỡng học giỏi Tôi luôn quan... dưỡng học sinh giỏi thật hợp lý -Phải xây dựng được một bộ giáo án phù hợp khả năng học tập của học sinh ( Đưa ra được một hệ thống bài tập hợp lý ) Trong giáo án phải xác định rõ trọng tâm của từng phần cơ, nhiệt, điện và quang -Tuyển chọn được đội học sinh giỏi khá chính xác với năng khiếu của từng em -Phải có sự chuẩn bị thật chu đáo mọi việc liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của mình... sắp tới 6/ Kết quả: Với lòng say mê và sự kiên trì sáng tạo không mệt mỏi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, liên tục trong mấy năm qua tôi đã bồi dưỡng được một đội Sáng kiến kinh nghiệm 15 16 Người thực hiện : GV Lương Thị Hằng Giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám ngũ học sinh tham gia các kì thi học sinh giỏi do các cấp của ngành giáo dục tổ chức và đã đạt được một số giải tương đối cao So với . chí Vật lý và tuổi trẻ của Hội Vật lý Việt Nam. -Bất ngờ và lý thú trong Vật lý. -Vật lý vui. Để góp phần giúp cán bộ thư viện mua được những đầu sách cần thiết cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, . trường chỉ tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí bắt đầu từ khối lớp tám trở lên, còn khối lớp sáu và khối lớp bảy thì không tổ chức bồi dưỡng. Vì vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở khối lớp. vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. -Chuyên đề bồi dưỡng vật lý lớp7, tác giả Nguyễn Đình Đoàn. Nhà xuất bản Đà Nẵng. Năm 1999. -Chuyên đề bồi dưỡng vật lý lớp 8, tác giả GS. Tiến sĩ Vũ Thanh

Ngày đăng: 02/05/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w