BÀI TÌM HIỂU ĐOÀN TNCS HCM

4 232 0
BÀI TÌM HIỂU ĐOÀN TNCS HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CUỘC THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH BÌNH ĐỊNH Câu1: Hãy nêu bối cảnh ra đời và tên gọi đầu tiên của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định. - Để thu hút đông đảo lực lượng trẻ vào đội ngũ cách mạng, mùa hè năm 1938 tại Gò Hương Sơn (Bình An, Bình Khê), một trong những căn cứ chống Pháp quan trọng của nghĩa quân Mai Xuân Thưởng trong phong trào Cần Vương 1885- 1887, Tỉnh ủy lâm thời Bình Định thành lập Đoàn Thanh Niên Dân Chủ An Bình ( An Nhơn và Bình Khê) do đồng chí Nguyễn Thành Mẫn đảng viên tại làng Đại An (Nhơn Mỹ, An Nhơn) phụ trách.Đoàn lấy tên công khai là hội bóng đá An Bình để tránh sự theo dõi và khủng bố của địch.Đoàn Thanh niên Dân chủ An Bình tích cực tuyên truyền, giáo dục, tập hợp, vận động thanh thiếu niên, học sinh tổ chức các cuộc cắm trại, tham quan các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử như đền thờ Quang Trung, mộ Mai Xuân Thưởng, tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, tìm hiểu lịch sử đất nước, dân tộc và quê hương, nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc và yêu nước cho thế hệ trẻ. Câu 2: Hãy nêu hiểu biết của bạn về các kỳ Đại hội của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định và các phong trào hành động cách mạng tiêu biểu của tuổi trẻ tỉnh Bình Định trong giai đoạn 1930- 1975? - Đại hội lần I : Tháng 3/1946 - Đại hội lần thứ II : Tháng 2/1947 - Đại hội lần thứ III: Tháng 3/1949 - Đại hội lần thứ IV: Tháng 2/1950 - Tại Bình Định, dưới ánh sáng đường lối cách mạng của Đảng và sự lãnh đạo trực tiếp của các tổ chức Đảng địa phương, nhân dân trong tỉnh chủ yếu là công nhân và nông dân do lực lượng thanh niên thành thị và nông thôn làm nòng cốt lại dấy lên những đợt tiến công dồn dập vào bộ máy cai trị của thực dân Pháp và chính quyền phong kiến địa phương. - Tháng 11/1930, lần đầu tiên các tầng lớp nhân dân và thanh niên Bình Định tổ chức nhiều hoạt động đấu tranh nhân kỷ niệm 13 năm cách mạng vô sản Nga thành công (7/11/1917 -7/11/1930). Trong năm 1931, các tổ chức Đảng trong tỉnh còn phối hợp chỉ đạo tổ chức nhiều đợt đấu tranh cả ở thành thị và nông thôn nhân các kỷ niệm lớn của lao động thế giới: - Ở Hoài Nhơn, tháng 1/1939, Hội ái hữu thợ thủ công và thợ bạn ghe bầu vùng Cửu Lợi, Tam Quan được thành lập, vận động nhân dân và bà con người Hoa tại địa phương quyên tiền gửi các tòa báo công khai ở Hà Nội ủng hộ cuộc kháng chiến của nhâ dân Trung Quốc chống phát xít Nhật xâm lược… - Từ giữa năm 1941 đến cuối năm 1942, công nhân lao động trong xí nghiệp và ngành đường sắt liên tục đấu tranh, phá hoại máy móc. Toàn thể 500 nữ công nhân xưởng dệt của hãng dệt Đờ - li – nhông, hầu hết là nữ thanh niên nổi dậy đấu tranh quyết liệt. Tuy bị địch đàn áp, khủng bố, bắt giam hàng chục người nhưng chị em vẫn cương quyết đấu tranh liên tục nhiều ngày cho đến khi buộc giới chủ chấp nhận giải quyết yêu sách. Đây là cuộc đấu tranh lớn nhất của lực lượng nữ công nhân lao động Bình Định mà trước đó chưa từng có. - Quân và dân Bình Định kiên quyết chống lại những thủ đoạn đánh phá nói trên.Bộ đội địa phương và du kích anh em dũng cảm đánh trả các cuộc càng quét đổ bộ, tiêu diệt nhiều sinh lực địch như trận Bình Quang (4/1952), Bình Giang (5/1952), Trường Xuân (6/1952), trận càn Ta-hi-ti xuống Bình Khê ( 12/1952), trận đổ bộ lên Quy Nhơn (1/1952), Vĩnh Lợi (2/1952). - Đầu năm 1956, tại An Nhơn dấy lên khá mạnh phong trào “ Hồng Phong” (bí danh của đồng chí Nguyễn Chí Thành, Bí thư huyện ủy An Nhơn bị địch bắt ) với các nội dung vạch trần trò hề trưng cầu dân ý và bầu cử Quốc hội bù nhìn, phản đối chính sách trả thù, khủng bố những người kháng chiến cũ, lấy chữ ký của nhân dân gởi Ủy ban Quốc tế tố cáo địch quy phạm hiệp định Giơ-ne-vơ. - Tiêu biểu cho phong trào yêu nước toàn tỉnh là “ Đoàn thanh niên yêu nước chống Mỹ” ở Cát Khanh, Cát Tài(Phù Cát), thành lập cuối năm 1955.Chỉ trong một thời gian ngắn, tổ chức “ Đoàn thanh niên yêu nước chống Mỹ” lan nhanh ra nhiều xã trong huyện và một số xã của Huyện Phù Mỹ, với gần 2000 đoàn viên. - Từ tháng 10/1961 đến tháng 1/1962, phối hợp với các hoạt động toàn khu, quân và dân Bình Định mở đợt Đồng khời đầu tiên của đồng bằng nhằm tiến công bộ máy kìm kẹp và lực lượng vũ trang của địch, phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền làm chủ xã thôn, mở rộng hàng lang, bàn đạp từ miền núi xuống đồng bằng. Trọng điểm của đợt Đồng Khởi là xã Hoài Sơn ( Hoài Nhơn), Ân Hoài (Hoài Ân), các nơi khác phối hợp đẩy mạnh các mặt đấu tranh vũ trang, chính trị và binh vận. - Suốt 50 ngày đêm liên tục (15/3- 5/5/1963) nhân dân và thanh niên An Giang (Mỹ Đức, Phù Mỹ) đấu tranh quyết liệt với một tiểu đoàn cộng hòa và một đại đội bảo an do Tỉnh trưởng Bình Định và quận trưởng Phù Mỹ trực tiếp chỉ huy xây dựng thí điểm ấp chiến lược ở đây, ta phá banh toàn bộ ấp, diệt và làm bị thương 5 ác ôn, bắt giáo dục cải tạo 7 tên khác. Phong trào đấu tranh chính trị ở nông thôn và các thị trấn, thị tứ dồn dập và sôi sục từ tháng 9 đến tháng 11/1964. Trong đó có cuộc biểu tình của 1500 học sinh Bồng Sơn ngày 12/9/1964 và 2500 học sinh biểu tình thị ủy từ Bồng Sơn ra Tam Quan ngày 15/9/1964. - Tại các xã phía bắc thị trấn Bồng Sơn, sát cánh cùng bộ đội chủ lực bộ đội địa phương và dân quân du kích với tinh thần “Nắm lấy thắt lưng địch mà đánh” đã làm vô hiệu hóa sự chi viện của pháo binh và không quân địch.Tại Đồi Mười( Hoài Châu- Hoài Nhơn), mặc dù chiếm được cao điểm lợi hại này, nhưng quân Mỹ phải bạt vía kinh hồn, khâm phục tinh thần chiến đấu ngoan cường của 5 chiến sĩ du kích, bắn hết đạn, các anh đập vỡ súng, hát vang bài ca “ Giải phóng miền Nam” trước lúc hi sinh. Du kích xã Hoài Hảo tiêu diệt 50 lính Mỹ, diệt gọn một trung đội. Anh Phạm Tường du kích xã Hoài Sơn (Hoài Nhơn) diệt 35 lính Mỹ, bằng súng trường hạ một máy bay lên thẳng, cùng một lúc đạt hai danh hiệu : “Dũng sĩ diệt Mỹ” và “Dũng sĩ diệt máy bay”. - Trong năm 1967,quân dân và tuổi trẻ Bình Định đã đánh cả quân Mỹ- Ngụy và chư hầu 1.636 trận, diệt và làm bị thương 20.000 tên, tăng 36% so với năm 1966. Riêng lực lượng du kích đánh 1.127 trận, loại 1.700 tên, trong đó hơn 50% lính Mỹ và chư hầu(66% so với năm 1966).Du kích Hoài Nhơn, Phù Mỹ có nhiều trận đã diệt gọn từng tiểu đội trung đội địch, phá hủy nhiều xe tăng và xe cơ giới quân sự. - Phong trào công nhân lao động đòi giải quyết việc làm tăng lương, hạ giá sinh hoạt đắt đỏ giải quyết khó khăn đời sống. - Phong trào thanh niên, học sinh chống bắt lính, chống quân sự hóa học đường, chống văn hóa nô dịch, đồi trụy, phản động. - Từ bàn đạp Hoài Ân, căn cứ hậu phương giữa đồng bằng ta đẩy mạnh nhịp độ tấn công và nổi dậy.Chỉ trong 2 ngày 25 và 26/4/1972 , ta giải phóng 7 xã Bắc Phù Mỹ.Quân địch ở Hoài Nhơn hoàn toàn bị cô lập từ ngày28/4 đến ngày2/5/1974, được các lực lượng vũ trang hổ trợ, quân dân Hoài Nhơn đồng loạt nổi dậy vũ trang khởi nghĩa, giải phóng toàn huyện. - Phong trào thiếu nhi cũng phát triển khá mạnh trong giai đoạn này. Ngoài các đội thiếu nhi trực tiếp tham gia và phục vụ chiến đấu, các chi đội cũng phát động phong trào lao động sản xuất trong thiếu nhi. Điển hình là chi đội thôn Vạn Lộc( Phù Mỹ) thường xuyên sản xuất tự túc 2 sào ruộng hàng năm để xây dựng quỹ đội. Câu 3: Bạn hãy kể tên các anh hùng liệt sỹ trẻ tuổi của tỉnh Bình Định đã hi sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống thưc dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược . Hãy kể chiến công một anh hùng liêt sĩ mà bạn biết ; những điều bạn học tập được tư tâm gương anh hùng liệt sĩ ấy? - Phạm Thị Đào - Quê quán :Hoài Thanh –Hoài Nhơn - Bình Định - Phạm Thị Đào xung phong vào bộ đội khi đ/c14 tuổi .Tham gia trong đội “Chim én”, nhiệm vụ theo dõi và diệt trừ được nhiều tên ác ôn tề điệp rất nguy hiểm ở địa phương, góp phần hổ trợ tốt cho phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển nhanh. - Ngày 7/2/1970, Phạm Thị Đào đã tiêu diệt được một tên ác ôn và một tên lính đi bảo vệ. - Trước lúc hi sinh, Phạm Thị Đào hô to: “ Hồ Chí Minh muôn năm!.”, “ Đảng lao động Việt Nam muôn năm”, “ Đã đảo đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”.Khí phách hiên ngang lẫm liệt trước lúc hi sinh của đồng chí đã cỗ vũ mạnh mẽ 1800 đồng bào ở khu đồn Ngọc An, ngay đêm hôm đó nổi dậy dẹp bọn tề điệp phá đồn. - Phạm Thị Đào đã nêu cao gương sáng về tinh thần kiên trung bất khuất trước kẻ thù, có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ học tập noi theo. - Ngày 6/11/1978, Phạm Thị Đào được chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Câu 4: Bạn hãy viết một bức thư cho tổ chức đoàn nhân kỉ niệm 80 năm ngày thành lập đoàn thanh niên CSHCM. . CUỘC THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH BÌNH ĐỊNH Câu1: Hãy nêu bối cảnh ra đời và tên gọi đầu tiên của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình. dân tộc, tìm hiểu lịch sử đất nước, dân tộc và quê hương, nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc và yêu nước cho thế hệ trẻ. Câu 2: Hãy nêu hiểu biết của bạn về các kỳ Đại hội của Đoàn TNCS Hồ Chí. lượng vũ trang nhân dân. Câu 4: Bạn hãy viết một bức thư cho tổ chức đoàn nhân kỉ niệm 80 năm ngày thành lập đoàn thanh niên CSHCM.

Ngày đăng: 02/05/2015, 06:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan