ÔN TẬP HỌC KỲ 1 Môn Hóa Lớp 11 Năm học 2010 – 2011 A/. LÝ THUYẾT: I/. Chương 1: Sự điện li 1/. Các khái niệm: sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính. Cho ví dụ minh họa. 2/. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi uon trong dung dịch. Viết phương trình phân tử, phương trình ion đầy đủ, phương trình ion rút gọn. 3/. Tích số ion của nước. Biểu thức tính pH. Vận dụng: 1/. Điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là ………(1) ……… Những chất tan trong nước không phân li ra ion được gọi là ……… (2) ………… Quá trình phân li các chất trong nước thành ion được gọi là ……… (3) ……… 2/. Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan vào trong nước? A. MgCl 2 B. HClO 3 C. C 6 H 12 O 6 (glucozơ ) D. Ba(OH) 2 3/. Trong dãy các chất dưới đây, dãy nào mà tất cả các chất đều là chất điện li mạnh? A. KCl, Ba(OH) 2 , Al(NO 3 ) 3 . B. CaCO 3 , MgSO 4 , Mg(OH) 2 , H 2 CO 3 . C. CH 3 COOH, Ca(OH) 2 , AlCl 3 . D. NaCl, AgNO 3 , BaSO 4 , CaCl 2 . 4/. Những cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch? A. NaHCO 3 và NaOH. B. K 2 SO 4 và NaNO 3 . C. HCl và AgNO 3 . D. C 6 H 5 ONa và H 2 SO 4 . 5/. Dung dịch axit H 2 SO 4 có pH = 4. Nồng độ mol/l của H 2 SO 4 trong dung dịch đó là A. 2.10 -4 M. B. 1.10 -4 M. C. 5.10 -5 M. D. 2.10 -5 M. 6/. Trong 150ml dung dịch có hoà tan 6,39g Al(NO 3 ) 3 . Nồng độ mol/l của ion NO 3 - có trong dung dịch là A. 0,2M. B. 0,06M. C. 0,3M. D. 0,6M. 7/. Trộn 200 ml dung dịch NaOH 2M với 300 ml dung dịch KOH 1,5M. Nếu thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ ion OH - trong dung dịch thu được là A. 1,7M. B. 1,8M. C. 1M. D. 2M. 8/. Một cốc nước có chứa a mol Ca 2+ , b mol Mg 2+ , c mol Cl - , d mol NO 3 - . Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là: A. 2a + 2b = c – d B. a + b = c + d C. 2a + 2b = c + d D. a + b = 2c + 2d 9/. Viết PT dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trong dd theo sơ đồ sau: a. Pb(NO 3 ) 2 + ? → PbCl 2 ↓ + ? b. FeCl 3 + ? → Fe(OH) 3 + ? c. BaCl 2 + ? → BaSO 4 ↓ + ? d. HCl + ? → ? + CO 2 ↑ + H 2 O 10/. Viết PT phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có)khi trộn lẫn các chất sau: a. dd HNO 3 và CaCO 3 b. dd KOH và dd FeCl 3 c. dd H 2 SO 4 và dd NaOH d. dd Ca(NO 3 ) 2 và dd Na 2 CO 3 e. dd Al 2 (SO 4 ) 3 và dd NaOH vừa đủ f. dd HCl và Zn(OH) 2 g. dd NaOH và Zn(OH) 2 h. FeS và dd HCl i. dd CuSO 4 và dd H 2 S II/. Chương 2: Nitơ – Photpho, chương 3: Cacbon - Silic 1/. Cấu hình electron và các số oxi hóa của N, P, C, Si. 2/. Tính chất vật lý và tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế của các đơn chất. 3/. Tính chất và điều chế các hợp chất quan trọng của N, P, C, Si (NH 3 , muối amoni, HNO 3 , muối nitrat, CO, CO 2 , H 2 CO 3 , muối cacbonat, SiO 2 , H 2 SiO 3 và muối silicat). 4/. Nhận biết ion NH 4 + , NO 3 - , PO 4 3- Vận dụng: 1/. Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ? A. N 2 + 3H 2 → 2NH 3 B. N 2 + 6Li → 2Li 3 N C. N 2 + O 2 → 2NO D. N 2 + 3Mg → Mg 3 N 2 2/. Khi đun nóng muối nào sau đây có hiện tượng thăng hoa ? A. NH 4 Cl B. NH 4 NO 2 C. NH 4 NO 3 D. NH 4 HCO 3 3/. HNO 3 được sản xuất từ amoniac. Quá trình sản xuất gồm A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn. C. 4 giai đoạn. D. 5 giai đoạn. 4/. Các số oxi hóa có thể có của nitơ là A. 0, +1, +2, +3, +4, +5. B. -3, 0 , +1, +2, +3, +5. C. 0, +1, +2, +5. D. -3, 0 , +1, +2, +3, +4, +5. 5/. Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N 2 từ : A. NH 4 NO 2 . B. HNO 3 . C. không khí. D. NH 4 NO 3 . 6/. Dung dịch amoniac trong nước có chứa A. NH 4 + , NH 3 . B. NH 4 + , NH 3 , H + . C. NH 4 + , OH - . D. NH 4 + , NH 3 , OH - . 7/. Với các điều kiện coi như đầy đủ thì NH 3 có thể phản ứng được với tất cả các chất thuộc dãy nào dưới đây? A. HCl, O 2 , CuO, Cl 2 , AlCl 3 . B. H 2 SO 4 , CuO, H 2 S, Na, NaOH. C. HCl, FeCl 3 , Cl 2 , CuO, Na 2 CO 3 . D. HNO 3 , CuO, CuCl 2 , H 2 SO 4 , Na 2 O 8/. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế HNO 3 từ A. NaNO 3 rắn và H 2 SO 4 đặc. B. NaNO 3 rắn và HCl đặc. C. NaNO 2 rắn và H 2 SO 4 đặc. D. NH 3 và O 2 . 9/. Các tính chất hoá học của HNO 3 là A. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh. B. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ. C. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh. D. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ. 10/. HNO 3 chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây? A. CaCO 3 , Cu(OH) 2 , Fe(OH) 2 , FeO. B. CuO, NaOH, FeCO 3 , Fe 2 O 3 . C. Fe(OH) 3 , Na 2 CO 3 , Fe 2 O 3 , NH 3 . D. KOH, FeS, K 2 CO 3 , Cu(OH) 2 . 11/. HNO 3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây? A. Mg, H 2 S, S, Fe 3 O 4 , Fe(OH) 2 . B. Al, FeCO 3 , HI, CaO, FeO. C. Cu, C, Fe 2 O 3 , Fe(OH) 2 , SO 2 . D. Na 2 SO 3 , P, CuO, CaCO 3 , Ag. 12/. Cặp kim loại nào sau đây bị thụ động hóa trong dung dịch axit HNO 3 đặc nguội? A. Al, Cu B. Fe, Al C. Cr, Zn D. Mg, Al 13/. Khi cho hỗn hợp FeS và Cu 2 S phản ứng với dung dịch HNO 3 dư sẽ thu được dung dịch chứa các ion A. Cu 2+ , S 2- , Fe 2+ , H + , NO 3 - . B. Cu 2+ , Fe 3+ , H + , NO 3 - . C. Cu 2+ , SO 4 2- , Fe 3+ , H + , NO 3 - . D. Cu 2+ , SO 4 2- , Fe 2+ , H + , NO 3 - . 14/. Số loại ion có trong dung dịch axit photphoric là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 15/. Trong các loại phân bón sau: NH 4 Cl, (NH 2 ) 2 CO, (NH 4 ) 2 SO 4 , NH 4 NO 3 ; loại có hàm lượng đạm cao nhất là A. NH 4 Cl. B. NH 4 NO 3 . C. (NH 2 ) 2 CO. D. (NH 4 ) 2 SO 4 . 16/. Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng nào sau đây? A. C + O 2 → CO 2 B. C + 2CuO → 2Cu + CO 2 C. 3C + 4Al → Al 4 C 3 D. C + H 2 O → CO + H 2 17/. Tính khử của C thể hiện ở phản ứng nào sau đây? A. 2C + Ca → CaC 2 B. C + 2H 2 → CH 4 C. 3C + 4Al → Al 4 C 3 D. C + CO 2 → 2CO 18/. Số oxi hóa cao nhất của Si thể hiện ở hợp chất nào sau đây? A. SiO B. SiO 2 C. SiH 4 D. Mg 2 Si 19/. Phương trình ion thu gọn: 2 3 2 3 2H SiO H SiO + − + → ↓ ứng với phản ứng giữa các chất nào sau đây? A. axit cacbonic và canxi silicat B. axit cacbonic và natri silicat C. axit clohidric và canxi silicat D. axit clohidric và natri silicat 20/. Để khắc chữ trên thuỷ tinh, người ta thường sử dụng A. NaOH. B. Na 2 CO 3 . C. HF. D. HCl 21/. Thành phần chính của cát là A. GeO 2 . B. PbO 2 . C. SnO 2 . D. SiO 2 . 22/. Trong phòng thí nghiệm, CO được điều chế bằng phản ứng: A. 2C + O 2 0 t → 2CO B. C + H 2 O 0 t → CO + H 2 C. HCOOH 2 4 H SO ®Æc → CO + H 2 O D. 2CH 4 + 3O 2 0 t → 2CO + 4H 2 O 23/. Trong các hợp chất vô cơ, cacbon có các số oxi hoá là A. –4; 0; +2; +4. B. –4; 0; +1; +2; +4. C. –1; +2; +4. D. –4; +2; +4. 24/. Thuỷ tinh lỏng là dung dịch đặc của A. Na 2 CO 3 và K 2 CO 3 . B. Na 2 SiO 3 và K 2 SiO 3 . C. Na 2 SO 3 và K 2 SO 3 . D. Na 2 CO 3 và K 2 SO 3 . 25/. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO 2 bằng phản ứng A. C + O 2 . B. nung CaCO 3 . C. CaCO 3 + dung dịch HCl. D. đốt cháy hợp chất hữu cơ. 26/. Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron. a. Al + HNO 3 → ? + N 2 O + ? b. FeO + HNO 3 → ? + NO + ? c. Fe + HNO 3 → ? + NO 2 + ? d. Fe + HNO 3 → ? + NO + ? e. Mg + HNO 3 → ? + N 2 + ? f. P + HNO 3 → ? + NO 2 + H 3 PO 4 27/. Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau. a. Khí A 2 (1) H O+ → dung dịch A (2) HCl+ → B (3) NaOH+ → Khí A 3 (4) HNO+ → C 0 (5) t → D + H 2 O b. NO 2 (1) → HNO 3 (2) → Cu(NO 3 ) 2 (3) → Cu(OH) 2 (4) → Cu(NO 3 ) 2 (5) → CuO (6) → Cu c. B/. BÀI TẬP: Toán hỗn hợp 1/. Hòa tan 10,4 gam hỗn hợp 2 muối CaCO 3 và MgCO 3 bằng dd HCl thấy thoát ra 2,688 lit khí CO 2 (ở đktc). Tính thành phần % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. 2/. Cho 24,4 gam hỗn hợp Na 2 CO 3 và K 2 CO 3 tác dụng vừa đủ với dd BaCl 2 . Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dd thu được bao nhiêu gam muối khan? 3/. Hoà tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp kim loại gồm đồng và sắt trong dung dịch HNO 3 0,5M thu được 3,36 lit (đkc) một chất khí duy nhất, không màu hoá nâu ngoài không khí. a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính thể tích dung dịch HNO 3 0,5 M cần dùng để hoà tan hết hỗn hợp trên. 4/. Cho 10,9g hỗn hợp kim loại gồm bạc và sắt tác dụng vừa đủ với 600ml dung dịch HNO 3 0,5M thu được một chất khí (X) duy nhất, không màu hoá nâu ngoài không khí. a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính thể tích khí (X) thu được ở đkc. 5/. Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc nguội thu được 0,896 lít màu nâu ở đkc. Mặt khác, nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl 10% thu được 0,672 lít khí ở đkc. a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b. Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng. (8) (4) (2) (1) 2 3 4 3 (3) N NH NH NO → → ¬ (6) (5) 2 3 (7) NO NO HNO → → ¬ . đây? A. axit cacbonic và canxi silicat B. axit cacbonic và natri silicat C. axit clohidric và canxi silicat D. axit clohidric và natri silicat 20/. Để khắc chữ trên thuỷ tinh, ngư i ta thường. ÔN TẬP HỌC KỲ 1 Môn Hóa Lớp 11 Năm học 2010 – 2011 A/. LÝ THUYẾT: I/ . Chương 1: Sự i n li 1/. Các kh i niệm: sự i n li, chất i n li, chất i n li mạnh, chất i n li yếu, axit, bazơ, mu i, . 2CO 18/. Số oxi hóa cao nhất của Si thể hiện ở hợp chất nào sau đây? A. SiO B. SiO 2 C. SiH 4 D. Mg 2 Si 19/. Phương trình ion thu gọn: 2 3 2 3 2H SiO H SiO + − + → ↓ ứng v i phản ứng giữa các chất