1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NGUYEN TRUNG PHONG

1 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 28 KB

Nội dung

NGUYỄN TRUNG PHONG VÀ Cô gái Sông Lam “Đó là một con người hiền hậu và tài năng. Có lẽ ông là nhà viết kịch giỏi nhất của Nghệ Tĩnh trong những tháng năm chống Pháp rồi đến chống Mỹ và cả giai đoạn sau khi thống nhất đất nước” – đó là lời nhận xét của NSƯT Nguyễn Đình Bảo khi nói về Nguyễn Trung Phong. Dù đã đi xa về cõi vĩnh hằng nhưng những tác phẩm nghệ thuật trên sâu khấu chèo của ông vẫn sống mãi trong ký ức của người dân xứ Nghệ như Đừng đi, Cô gái Sông Lam, Hạt lúa quê ta, Vẫn còn ra trận… Sinh ra ở vùng quê nghèo (Diễn Minh, Diễn Châu- gốc lại là làng Vân Tập- Diễn Bình) nhưng giàu truyền thống văn hoá đã hình thành nên một Nguyễn Trung Phong vừa mộc mạc vừa sâu lắng như điệu ví giận thương mà ông từng sáng tác. Điệu hát này giườ đây đã đi vào làn điệu Dân ca quen thuộc: Dận thì dận mà thương thì thương Dù không trải qua một lớp học viết kịch bản nào nhưng ông viết khoẻ, nhiều, về những đề tài cách mạng, về đời sống nông thôn…đã đóng góp một phần trong sự nghiệp văn hóa nghệ thuật Nghệ An những năm chống Mỹ. Cô gái Sông Lam là một trong những minh chứng điển hình như vậy. Năm 1959, đoàn văn công Nghệ An được thành lập, Nguyễn Trung Phong lúc đó là cán bộ của Ty Văn hoá Nghệ An được giao nhiệm vụ viết một kịch bản sân khấu chèo về kỷ niệm 30 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh. NSƯT Nguyễn Đình Bảo kể lại “Lúc đó anh Phong rất lo lắng bởi chèo là môn nghệ thuật trước đây đến giờ chỉ phát triển ở đồng bằng Bắc bộ trong khi đó anh em trong đoàn văn công Nghệ An có nhiều người lần đầu tiên mới tập môn nghệ thuật này. Nhưng với quyết tâm, chỉ trong một tháng kịch bản Cô gái Sông Lam ra đời với bối cảnh của một làng quê ven sông Lam ở huyện Thanh Chương đã vùng lên đấu tranh khỏi ách thực dân phong kiến trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931). Năm 1960, vở Cô gái Sông Lam đã lần đầu tiên được công diễn phục vụ kỷ niệm 30 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh.” Sau nhiều lần chỉnh sửa và có sự tư vấn của Đoàn Chèo Trung ương, Cô gái Sông Lam đã tham gia Hội diễn sâu khấu toàn miền Bắc năm 1962 và đạt thành công ngoài mong đợi với 4 tấm huy chương Vàng, 4 huy chương Bạc. Với các giải dành cho vai chị Nghệ, kịch bản, đạo diễn, âm nhạc xuất sắc nhất. Thành công của Cô gái Sông Lam theo giới chuyên môn lúc đó đánh giá là đã đưa sân khấu chèo của Nghệ An xứng ngang tầm với Chèo của phía Bắc. Một kỷ niệm không thể nào quên đối với các nghệ sỹ, diễn viên của đoàn văn công Nghệ An lúc đó vinh dự được gặp Bác Hồ. Tối ngày 27/5/1962, đoàn được yêu cầu vào Phủ Chủ tịch diễn vở Cô gái Sông Lam. Ai cũng hồi hộp, lo lắng cố diễn thật tốt. Kết thúc vở diễn Bác bất ngờ xuất hiện. Mọi người reo lên ùa bên cạnh Bác, thì ra Bác đã chăm chú xem hết vở diễn mà không ai biết. Bác ân cần, hỏi han và chia kẹo cho các anh em trong đoàn. Bác chỉ góp ý về trang phục làm sao phải giống như hồi 30 - 31. Rồi Bác hỏi ai là người viết kịch bản, Nguyễn Trung Phong bước lên. Bác liền tặng cho ông huy hiệu Bác Hồ. Bác đi rồi, Nguyễn Trung Phong vẫn không nói được nên lời và ngất đi vì quá xúc động. Năm 1973, đoàn Dân ca Nghệ An được thành lập. Năm 1974, vở chèo Cô gái Sông Lam (5 màn) được chuyển thể sang dân ca Nghệ Tĩnh (với 3 màn). NSƯT Thanh Lưu, NSƯT Nguyễn Đình Bảo và nhạc sỹ Văn Thế là những người đầu tiên đưa Cô gái Sông Lam trở về âm điệu gần gũi hơn với người dân xứ Nghệ. Cô gái Sông Lam từ chèo rồi sang dân ca đã rong ruổi đi khắp các miền quê của Nghệ Tĩnh với hàng trăm đêm công diễn. Đi nơi đâu cũng được công chúng chào đón nồng nhiệt, yêu mến. Cô gái Sông Lam lúc đó đã trở thành một hiện tượng, một cơn sốt. Nhiều khán giả đã thuộc lòng tính cách từng nhân vật. NSƯT Nguyễn Đình Bảo nhận xét: “Ngoài yếu tố nghệ thuật, sự thành công của Cô gái Sông Lam cònở chỗ gần gũi với tâm hồn, tính cách người Nghệ. Đó là một tinh thần cách mạng, một tinh thần Xô Viết Nghệ Tĩnh kiên trung, quật cường.” Trải qua gần nửa thế kỷ, những vai diễn một thời như: NS Minh Ngọc (sau này là NS Song Thao) vai chị Nghệ, NS Đình Tân vai Chánh Tổng, NS Viết Cự vai Lý trưởng, NS Kim Tân, NSUT Hồng Lựu vai mẹ seo, NS Đức Hạnh vai anh Vinh (cán bộ tổng uỷ)….có người còn sống, người đã mất, song Nguyễn Trung Phong và những người góp phần làm nên một Cô gái Sông Lam đặc sắc ngày ấy sẽ sống mãi trong lòng người dân xứ Nghệ. Nguyễn Trung Thu (st) . - 31. Rồi Bác hỏi ai là người viết kịch bản, Nguyễn Trung Phong bước lên. Bác liền tặng cho ông huy hiệu Bác Hồ. Bác đi rồi, Nguyễn Trung Phong vẫn không nói được nên lời và ngất đi vì quá xúc. Nguyễn Trung Phong lúc đó là cán bộ của Ty Văn hoá Nghệ An được giao nhiệm vụ viết một kịch bản sân khấu chèo về kỷ niệm 30 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh. NSƯT Nguyễn Đình Bảo kể lại “Lúc đó anh Phong. sống, người đã mất, song Nguyễn Trung Phong và những người góp phần làm nên một Cô gái Sông Lam đặc sắc ngày ấy sẽ sống mãi trong lòng người dân xứ Nghệ. Nguyễn Trung Thu (st)

Ngày đăng: 01/05/2015, 23:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w