Đe thi HK I-9 (doi moi KT )

4 58 0
Đe thi HK I-9 (doi moi KT )

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn : Ngữ Văn 9 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn KT-KN trong chương trình kì I môn Ngữ Văn lớp 9 theo 3 nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. - Đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Tự luận - Làm bài trong 90 phút III.THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao I. Đọc hiểu Thơ và truyện hiện đại Trình bày ý nghĩa văn bản: Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Tóm tắt truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Số câu: 1 Số điểm: 1.5 Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu: 2 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ: 25% II. Tiếng Việt Lời dẫn gián tiếp Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng lời dẫn gián tiếp. Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm:1.5 Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% II. Tập làm văn. Văn bản tự sự Viết bài văn tự sự liên quan đến nội dung tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm: 6 Số câu: 1 Số điểm: 6.0 Tỉ lệ: 60% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ:1% Số câu: 1 Số điểm:1.5 Tỉ lệ:15% Số câu: 1 Số điểm:1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60% Số câu: 4 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% IV.ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu 1: (1 điểm) Em hãy trình bày ý nghĩa văn bản: Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận. Câu 2: (1.5 điểm) Tóm tắt truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Câu 3: (1.5 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận có sử dụng lời dẫn gián tiếp liên quan đến câu nói sau: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”. (Hồ Chí Minh) Câu 4: (6 điểm) Trong giấc mơ, em gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe năm xưa trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. V. ĐÁP ÁN Câu 1: ( 1 điểm) Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. Câu 2 : (1.5 điểm) HS tóm tắt được những ý cơ bản sau: - Theo chủ trương của chính phủ, Ông hai cùng gia đonhf dời làng đến nơi tản cư. Ở đây ông luôn nhớ về cái làng Chợ Dầu của mình. Ông luôn khoe về làng của mình. - Một buổi trưa, từ phòng thông tin trở về, ông nghe tin sét đánh: Làng Chợ Dầu Việt gian bán nước. Cổ ông nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, về nhà nằm vật ra giường nhìn các con nước mắt cứ trào ra. Lòng ông đau xót và nhục nhã vô cùng. - Suốt mấy ngày liền ông không ra khỏi nhà. Mụ chủ ngỏ ý đuổi ông, ông rợn người “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” hơn nữa không thể phản bội cụ Hồ. - Vài ngày sau, tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính. Ông Hai vui mừng chạy sang nhà hàng xóm báo tin và khoe nhà mình cũng bị Tây đốt nhẵn. Câu 3 : HS viết được đoạn văn nghị luận có sử dụng lời dẫn gián tiếp đảm bảo về nội dung và hình thức theo yêu cầu chấm 1.5 điểm. Câu 4: * Yêu cầu chung: - Kể chuyện sáng tạo trên cơ sở một tác phẩm văn học. - Cần bám sát nội dung Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật để xây dựng một câu chuyện hợp lí. - Viết đúng thể loại: Bài văn tự sự có kết hợp, sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. - Biết lựa chọn ngôi kể, người kể chuyện. - Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, trình bày đẹp, không sai chính tả. * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài:(0.5đ) Giới thiệu tình huống gặp gỡ của em với các chiến sĩ lái xe. 2.Thân bài:(5đ) - Người lính lái xe Trường Sơn kể chuyện. - Nhân vật “tôi” giữ vai trò gợi chuyện, đánh giá làm rõ ý nghĩa câu chuyện. + Những gian khổ mà người lính lái xe phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, kính xe vỡ, bị tàn phá nặng nề… + Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, lạc quan và có chút ngang tàng của nghề nghiệp, trẻ trung, sống có lí tưởng, có trách nhiệm với tổ quốc. + Sự khâm phục, yêu mến, kính trọng của nhân vật “tôi”. 3. Kết bài: (0.5 đ) -Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng nhân vật tôi về người lính và ước mơ của nhân vật tôi. - Suy nghĩ về người lính lái xe, về thế hệ cha anh. * Biểu điểm. - Điểm 9-10: Đầy đủ ý, diễn đạt trôi chảy,bố cục rõ ràng, không sai chính tả, chữ viết đẹp. Viết đúng thể loại tự sự có kết hợp, sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm đối thoại, đọc thoại, độc thoại nội tâm. Đảm bảo nội dung có trong tác phẩm “ Tiểu đội xe không kính”. - Điểm 7-8: Đầy đủ ý, diễn đạt khá trôi chảy,bố cục rõ ràng, sai 1-2 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng. Viết đúng thể loại. Khá đảm bảo nội dung có trong tác phẩm “ Tiểu đội xe không kính”. - Điểm 5-6: Chưa rõ ý (nội dung còn thiếu), đôi chỗ còn lủng củng, sai 5-6 lỗi chính tả. Biết sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm nhưng chưa toàn diện. - Điểm 3-4: Sai chính tả nhiều, bài viết sơ sài. - Điểm 1-2: Viết sơ sài, lạc đề. . 9 Câu 1: (1 điểm) Em hãy trình bày ý nghĩa văn bản: Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận. Câu 2: (1.5 điểm) Tóm tắt truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Câu 3: (1.5 điểm) Viết một đoạn. đẹp, không sai chính tả. * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài:(0.5 ) Giới thi u tình huống gặp gỡ của em với các chiến sĩ lái xe. 2.Thân bài:(5 ) - Người lính lái xe Trường Sơn kể chuyện. - Nhân vật “tôi”. 1 điểm) Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. Câu 2 : (1.5 điểm) HS

Ngày đăng: 01/05/2015, 19:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan