1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

noi tiet

15 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 98 KB

Nội dung

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết mỗi một môn học ở bậc THCS đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Môn văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn Tập làm văn là phân môn “nhẹ kí” nhất. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cài gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nỗi bật điều mình muốn nói” . . . ( Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục, số 28,11/1973). Trong các môn học đó phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Ngữ văn nói chung có vị trí rất quan trọng vì học văn, làm văn cũng như con người bước vào cuộc đời. Mỗi người bước vào cuộc đời đều phải mang theo những hành trang cần thiết, đó là những kinh nghiệm, những bài học của cuộc sống, những hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Hành trang đó là tình cảm của chúng ta với cha mẹ, anh chị em, với bạn bè và những người xung quanh, đó là lời ăn, tiếng nói, là cách cư xử có được những hành trang tối thiểu đó con người mới có điều kiện để sản xuất, để kiếm sống, để học tập, để tồn tại, để giúp ích cho gia đình và xã hội. Ngoài ra môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh - 1 - động của cuộc sống vì “Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp và giảng dạy môn Ngữ văn khối 6-7-8-9 nhiều năm tôi nhận thấy việc dạy môn Tập làm văn chưa được coi trọng. Về phía giáo viên thì chưa nắm được phương pháp giảng dạy. Về phía học sinh thì chưa nắm được phương pháp làm bài. Do vậy chất lượng học văn chưa cao. Nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc học văn. Tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của mình về phương pháp dạy-học văn để các bạn tham khảo góp ý. - 2 - Phần II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU A/ THỰC TRANG BAN ĐẦU NẢY SINH KINH NGHIỆM Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn khối 6-7-8-9 và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện, tôi thấy còn khá nhiều khiếm khuyết trong cách dạy-học văn. Cụ thể: 1. Về phía giáo viên Đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau: - Hầu hết giáo viên đều lúng túng trong quá trình dạy văn. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa nắm được phương pháp giảng dạy nên cứ đến tiết Tập làm văn giáo viên thường rất “ ngại” dạy, dẫn đến việc dạy văn cho học sinh làm theo bài văn mẫu nên dẫn đến tình trạng học sinh nhiều khi bị lệ thuộc quá nhiều vào văn mẫu, nếu không có văn mẫu thì học sinh không biết cách làm bài. - Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao. - Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh. - Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc cho học sinh. - Do học sinh dân tộc Jarai chiếm tỉ lệ khá cao, các em bị hổng kiến thức từ các lớp dưới nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát, kèm cặp từng học sinh trong một tiết dạy. 2. Về phía học sinh - Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học văn. - 3 - - Vì trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết đều làm thuê hoặc làm rẫy nên các em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có thời gian học. - Đa số các em lười hoặc không bao giờ đọc sách, kể cả văn bản trong SGK - Do chưa nắm được phương pháp làm bài nên học sinh thường có biểu hiện vay mượn tình, ý của người khác thường là của một bài văn mẫu. Học sinh sẵn sàng học thuộc bài văn, đoạn văn mẫu, một câu văn mẫu, khi làm bài các em sao chép ra và biến thành bài làm của mình không kể đề bài yêu cầu như thế nào. Do vậy nhiều bài của học sinh làm xa đề, lạc đề, chưa đúng với trọng tâm. - Do không biết tìm ý, không biết lập dàn bài. Nên học sinh thường làm bài một cách hời hợt chung chung, khiến cho bài văn không có cảm xúc. Nhiều em dùng từ chưa đúng, có khi còn bê nguyên si lời nói thường ngày mà chỉ sử dụng trong văn nói khiến cho bài văn lủng củng thiếu sự chau chuốt sàng lọc ngôn từ. Đặc biệt các em hầu như không biết lập dàn bài trước khi làm thành bài văn, do vậy bài văn của các em thường sơ sài, ý sắp xếp lộn xộn, chưa rõ trọng tâm, câu văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý. - Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, xao nhãng việc học. Kể cả học sinh khá, dù cảm và hiểu được yêu cầu của đề, xác định đúng hướng làm bài nhưng vẫn đi không đúng trọng tâm đề bài. B- NHỮNG BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN: Để khắc phục tình trạng trên, qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm về phương pháp dạy môn Tập làm văn ở lớp 6 đó là thể loại văn miêu tả, Cụ thể: 1- Trước hết giáo viên phải hiểu và dạy cho học sinh hiểu: Thế nào là văn miêu tả. - 4 - Văn miêu tả là loại văn dùng ngôn ngữ để thể hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng, con người một cách sinh động cụ thể như nó vốn có. 2- Giáo viên phải nắm được đặc điểm của văn miêu tả để dạy học sinh miêu tả cho đúng. - Văn miêu tả là loại văn giàu những cảm xúc, những rung động, những nhận xét tinh tế, dồi dào sức sáng tạo nhằm mục đích thông báo thẩm mĩ. Người đọc qua văn bản miêu tả nhận thức thực tế khách quan không phải bằng con đường lý trí mà chủ yếu bằng những cảm xúc, những rung động mạnh mẽ của tâm hồn. - Không có một văn miêu tả nào chỉ nhằm mục đích đơn thuần “Tả để mà tả’’mà chủ yếu là tả để “ngụ tình’’ để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc và đánh giá của con người. - Đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ miêu tả là sự phong phú, đa dạng các tính từ.Có thể thấy đủ các loại tính từ: màu sắc, tính chất, đánh giá, nhận xét đan xen nhau tạo thành những chùm sáng ngôn ngữ lung linh trong văn miêu tả. - Trong văn miêu tả, ngôn ngữ miêu tả là giai điệu chủ đạo. Người viết còn đan xen giai điệu phụ trợ khác như: tường thuật, kể chuyện Chính sự đan quyện này làm cho việc trình bày nội dung sinh động hơn, giúp người đọc hứng thú hơn trong việc tiếp nhận văn bản. 3- Giáo viên phải giúp học sinh nắm được phương pháp làm một bài văn miêu tả như thế nào để đạt kết quả tốt nhất. - Một bài văn miêu tả thường có những bước sau đây: 3.1- Khâu tìm hiểu đề bài: - Đối với học sinh khi muốn làm một bài văn miêu tả đúng và hay, điều đầu tiên là xác định được đối tượng miêu tả, đây là yêu cầu bắt buộc của đề bài. Do vậy, để xác định đúng đối tượng miêu tả, các em phải đọc kĩ đề bài nhiều lần, gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài, suy nghĩ về những yêu cầu cơ bản, trọng tâm của đề ra. - 5 - - Điều mấu chốt khi làm văn miêu tả đúng và hay là phải biết quan sát đối tượng. Quan sát như thế nào để nắm được những đặc điểm, bản chất của đối tượng mà không rơi vào tình trạng rập khuôn, máy móc, sao chép lại những điều mà người khác đã quan sát. Quan sát đối tượng miêu tả thường có hai cách: + Trực tiếp: Tiếp xúc, trò chuyện với đối tượng miêu tả hoặc dùng mắt và tai, tay để ghi nhận những đặc điểm riêng biệt của đối tượng miêu tả. + Gián tiếp: Nhớ lại những đạc điểm chung của đối tượng miêu tả thông qua trí nhớ. - Quan sát không phải chỉ dùng bằng mắt mà giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết huy động toàn bộ những giác quan để nắm bắt đối tượng: Dùng mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để ngửi, lưỡi để nếm, tay, da sờ nắm để biết trơn, nhám, gồ ghề, nóng, lạnh Những bài văn hay và hấp dẫn trước hết bắt các giác quan, phát hiện đầy đủ chính xác, phong phú các đặc điểm của đối tượng. Nhờ vậy ý tứ bài văn phong phú thu hút được người đọc. - Việc quan sát đối tượng đương nhiên không dừng lại ở đấy. Quan sát là để miêu tả nhưng không phải bất kỳ những gì của đối tượng đều phải miêu tả hết. Do vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn miêu tả những nét tiêu biểu, quan trọng nhất của đối tượng. Miêu tả được những điều đó chính là đem đến cho người đọc cái thần, cái hồn của đối tượng. - Một bài văn miêu tả đúng, hay, hấp dẫn người đọc đọc ở chỗ tính độc đáo, mới mẻ của sự phát hiện trong quan sát đối tượng của người viết, không lặp lại những suy nghĩ, cảm xúc của người khác. - Tìm hiểu đề bài quan trọng như thế, khi làm bài giáo viên phải hướng dẫn học sinh hết sức chú ý để tránh xa đề, lạc đề, giúp học sinh định hướng đúng bài viết của mình. - 6 - 3.2- Lập dàn bài: - Qua việc dạy tập làm văn ở lớp mình tôi thấy các em chưa có thói quen lập dàn bài trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh, thậm chí có những em không biết lập dàn bài. Khi làm một đề bài nào đó các em thường viết ngay theo suy nghĩ của mình nghĩ được đến đâu thì viết đến đấy. Do vậy bài viết của các em thường lan man, ý sắp xếp lộn xộn, trọng tâm của bài chưa rõ ràng và thường là rất sơ sài. Do vậy khi lập tiết dàn bài giáo viên phải giúp học sinh thấy được vai trò của việc lập dàn bài trước khi làm thành bài văn. Dàn bài chuẩn bị tốt xem như bài văn đã đạt đựoc những điểm cơ bản cho sự thành công, đồng thời giáo viên phải giúp học sinh nắm chắc được cách lập dàn bài đối với từng đối tượng miêu tả. - Trước khi lập dàn bài, các em phải tìm ý đúng với đề bài và trọng tâm của đề bài. Muốn tìm hiểu ý các em phải đặt ra những câu hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta miêu tả gì? Để làm tốt bài văn ta phải huy động những ý nào? Ý nào có trong sách? Ý nào lấy ở thực tế quan sát đời sống? Ý nào lấy trong sổ tay văn học? Ví dụ: Đề bài: Hãy tả cảnh nhộn nhịp của thôn xóm ( phố, phường) em trong ngày giáp Tết. - Các em phải tìm được các ý quang cảnh chung của nơi em ở, thôn xóm, hàng quán, chợ búa tấp nập ra sao? Không khí của gia đình em chuẩn bị đón tết như thế nào? Mùa xuân đến mang lại cho em những điều gì? - Trả lời được những câu hỏi ấy, các em đã có rất nhiều ý để làm bài văn rồi đấy. - Có ý rồi chúng ta phải sắp xếp thành dàn bài đã, đừng vội viết văn ngay. Một dàn bài rõ ràng, cụ thể, hợp lý sẽ giúp các em làm tốt bài văn. Dàn ý có thể chỉ là những nét chính, ý chính. Dàn ý cũng có thể chi tiết tùy vào yêu cầu và thời gian làm bài. - 7 - Ví dụ: Đề bài: Tả hình dáng và tính cách của một cụ già mà em rất kính yêu. a- Mở bài: Giới thiệu cụ già định tả: - Khái quát tình cảm của em đối với cụ già - Quan hệ tình cảm của em đối với bà cụ, tình yêu và sự quý trọng. b- Thân bài: */ Từ khái quát về bà cụ - Tuổi tác - Hoàn cảnh sống */ Tả những đặc điểm về hình thể - Dáng người: nhỏ nhắn, gầy gò hay mập mạp - Mái tóc, khuôn mặt, hàm răng, dáng đi, điệu đứng, nụ cười */ Tả tính tình bà cụ - Tình cảm của bà đối với hàng xóm. - Tình cảm đối với con cháu trong gia đình. c- Kết bài: Cảm nghĩ của em về bà cụ + Thương yêu quý trọng + Quan tâm chăm sóc bà + Luôn làm việc, học tập để xứng đáng là cháu ngoan của cụ. 3.3- Viết thành bài văn hoàn chỉnh: Đây là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu khó khăn nhất. trên cơ sở dàn bài đã có, các em viết thành câu, đoạn và thành bài văn hoàn chỉnh. Lời văn phải gọn gàng, ý tứ phải rõ ràng, rành mạch, trong sáng. Lại phải có diễn đạt cho có hình ảnh, linh hoạt, sinh động và gợi cảm nữa. Phải kết hợp giữa sắp xếp và sử dụng từ ngữ, ngữ pháp cho lời văn hàm xúc và hấp dẫn. Muốn đạt đựoc như thế, - 8 - các em phải trên cơ sở quan sát tỉ mỉ, chính xác và suy nghĩ, chọn lựa chi tiết và cách diễn đạt tốt nhất. a/ Một bài văn hay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: + Trước hết về cách dùng từ đặt câu sao cho đúng, cho sát và chọn lựa từ ngữ nào hay nhất để làm cho câu văn có hồn. + Qua một số bài tập làm văn của học sinh lớp mình tôi thấy rất nhiều em chưa biết cách dùng từ. Dùng từ chưa đúng, chưa chính xác và phù hợp với đối tượng miêu tả. Nhiều em đặt câu cụt, diễn tả chưa đầy đủ ý do vậy bài văn của các em thường khô khan, lủng củng, không có cảm xúc. + Để giúp học sinh dùng từ chính xác, đặt câu, diễn đạt gợi cảm nhất trước hết giáo viên phải dạy tốt phân môn Tiếng việt và lý thuyết về Tập làm văn. Thông qua các bài tập về từ ngữ các em sẽ được cung cấp vốn từ theo chủ điểm. Các từ ngữ trong chương trình được chọn lọc, được mở rộng làm phong phú vốn từ cho các em, giúp các em nắm vững kiến thức về cách sắp xếp, hình thành bài văn của mình đạt kết quả tốt nhất. - Ngoài những bài tập Tiếng việt trong sách giáo khoa giáo viên cho học sinh làm thêm những bài tập Tiếng việt trong sách nâng cao, sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn để giúp các em tránh được những lỗi về cách dùng từ và đặt được những câu văn hay, giàu cảm xúc. Ví dụ 1: Bài 1: Tập chữa câu rườm rà tối nghĩa a- Trong vườn nhà em có một cây to là cây mít rất to. b- Em giữ quyển vở cho sạch và bọc bìa cho sạch sẽ Ví dụ 2: So sánh những cặp câu dưới đây và nhận xét hay hơn? Vì sao? a- Cỏ mọc rất nhiều màu xanh trải ra rất rộng trên khắp các sườn đồi. - 9 - b- Cỏ mọc tua tủa một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi Ví dụ 3: Tìm những từ thay thế cho những từ ngữ gạch chân để làm cho câu văn thêm gợi tả. - Cây Chanh trong vườn đang nở hoa rất trắng + Muốn dùng từ hay, các em phải luôn luôn có sự liên tưởng sự vật với nhau, so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác, sự vật này với sự vật khác để chọn lựa được từ ngữ có hình ảnh và gợi cảm. Đặc biệt các em nên mở rộng vốn từ đã học và sử dụng nhiều từ láy, từ ghép để diễn tả nữa. + Để giúp học sinh viết câu hay, linh hoạt giáo viên cần hướng dẫn học sinh không nên viết theo kiểu công thức đơn điệu mà khi viết nên thay đổi chủ đề của câu. Ví dụ 4: Hai bên đường vàng rực hoa quỳ Có thể đổi lại: Hoa quỳ khoe màu vàng rực rỡ hai bên đường b/ Bên cạnh các từ dùng, đặt câu chính xác, gợi cảm, ngoài ra muốn viết được một bài văn hay các em cần phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: nhân hóa, so sánh,ẩn dụ, điệp ngữ, đảo ngữ để học sinh biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn của mình giáo viên cho học sinh tìm những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài văn hoặc bài thơ, học sinh sẽ thấy được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong việc tạo ra cái hay cái đẹp của bài thơ, từ đó các em có ý thức sử dung các biện pháp nghệ thuật trong bài tập làm văn của mình. - Trong văn miêu tả cần tận dụng tối đa các từ tượng thanh và tượng hình các từ có giá trị biểu cảm cao, tạo nên những câu văn, nhịp văn trong sáng, bóng bẩy, gợi lên được những liên tưởng phong phú, giúp người đọc hình dung ra đối - 10 -

Ngày đăng: 30/04/2015, 00:00

Xem thêm

w