Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
167,5 KB
Nội dung
Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7 TIẾT 51 - BÀI 24: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu: - Sự suy tàn, mục nát của chế độ phong kiến đàng ngoài - Phong trào khởi nghĩa của nông dân chống lại chế độ phong kiến. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng đánh giá về phong trào đấu tranh giai cấp. 3. Thái độ:Giáo dục cho hs thấy rõ sức mạnh quật khởi của nông dân. II. Phư ơng pháp : Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Lược đồ khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVI - XVIII. - Tài liệu liên quan, giáo án. 2. Học sinh: - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. V.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 1' 2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp với phần bài mới. 3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Ở Đàng ngoài chính quyền Lê Trịnh cai trị đất nước, nền sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân cực khổ -> đấu tranh *Hoạt động 1: 1. Nguyên nhân khởi nghĩa.17' - Mục tiêu: Biết được những biểu hiện về đời sống cực khổ của nông dân và giải thích nguyên nhân chính của hiện tượng đó - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Gv: Em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài? Hs: Mục nát đến cực độ, vua bù nhìn, chúa hội hè yến tiệc, quan lại đục khoét nhân dân Gv: Hậu quả? Gv: Vì sao đa số người dân đều bỏ các nghề thủ công của mình? Hs: Vì không đủ nộp thuế. Gv: Đời sống nông dân sẽ như thế nào? Hs: Cực khổ Gv: gọi hs đọc phần in nghiêng ở sgk Gv: Thái độ của nông dân Hs: Căm phẫn chính quyền phong kiến ->đấu tranh - Từ giữa thế kỉ XVIII chính quyền vua Lê, chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc phung phí tiền của. - Quan lại, binh lính, địa chủ đục khoét nhân dân, cướp đoạt ruộng đất. - Sản xuất nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn. - Nông dân khổ cực, người chết ngổn ngang. *Hoạt động 2: 2. Những cuộc khởi nghĩa lớn. 20' - Mục tiêu: Dùng lược đồ Việt Nam ở thế lỉ XVI để xác định những nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa và nêu diễn biến chính. - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Gv: Kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kì này? - Hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7 Hs: Thảo luận (6 nhóm) lên dán trên bảng Gv: Tường thuật trên lược đồ Gv: Em có nhận xét gì về địa bàn của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài. Hs: Gv: Chỉ lược đồ và phân tích thêm Gv: Kết quả? Hs; Thất bại Gv: Vì sao các cuộc khởi nghĩa thất bại? Hs: rời rạc không liên kết -> đàn áp. Gv: Mạc dù thất bại nhưng nó có ý nghĩa? Hs: Gv: Kết luận toàn bài. + Khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hương ( 1737), Nguyễn Danh Phong ( 1740-1751) ở Sơn Tây. + Tiêu biểu là khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu( 1741-1751) uy hiếp Thăng Long, Hoàng Công Chất ( 1739-1769) có công bảo vệ vùng biên giới. >Địa bàn hoạt động rộng. * Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại *Ý nghĩa: - Các cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng làm lung lay chính quyền họ Trịnh. - Nêu cao tinh thần đáu tranh của nhân dân. 4. Cũng cố: 5'Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: ? Hãy tường thuật lại các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở đàng ngoài bằng lược đồ. 5. Hướng dẫn dăn dò: 2' - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa - Làm các bài tập ở sách bài tập - Soạn trước bài 25 vào vở soạn. - Tìm hiểu tiểu sử của 3 anh em Tây Sơn. ? Hãy nêu những nét chính về tình hình chính trị - xã hội ở Đàng Trong. 6. Rút kinh nghiệm : Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7 TIẾT 52-BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN Ngày soạn: / /2011 Ngày dạy: / /2011 I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN ( Tiết 1) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu: - Sự mục nát cảu chính quyền họ Nguyễn ở đàng trong nữa sau thế kỉ XVIII. - Phong trào nông dân ở Đàng Trong. - Căn cứ Tây Sơn. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năngsử dụng lược đồ, tường thuật sự kiện. 3. Thái độ: Giáo dục cho hs thấy sức mạnh quật khởi của nông dân, giáo dục cho học sinh ý thức chống lại sự áp bức bốc lột. II. Phư ơng pháp : Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Lược đồ cứ địa Tây Sơn - Tài liệu liên quan, giáo án. 2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. IV.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức:1' 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút. 3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Tình hình xã hội Đàng Trong lúc này cũng giống như ở Đàng Ngoài, vì sao như vậy * Hoạt động 1: 1. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.10' - Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn . - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Gv: Em có nhận xét gì về chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong? Gv: Những biểu hiện của sự suy yếu? Hs: - Số quan lại tăng (thu thuế). - Chia bè kéo cánh, ăn chơi xa xỉ. - Tập đoàn Trương Phúc Loan nắm mọi quyền hành Gv: gọi học sinh đọc sgk tr 120 Gv: Qua đoạn trích trên em có nhận xét gì về lối sống của bọn quan lại? Hs: Xa hoa, truỵ lạc, khoe khoang của cải, tham nhũng Gv: Đời sống của nông dân? Hs: Cơ cực, ruộng đất bị chiếm, chịu nhiều thứ thuế. Gv: Đời sống nông dân Đàng Trong có khác a. Nguyên nhân bùng nổ. - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát, tham nhũng. - Quan lại địa phương kết thành bè cánh, bóc lột nhân dân. Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7 nông dân Đàng Ngoài? Vì sao? Hs: Cơ cực như nhau, vìđều bị giai cấp phong kiến bốc lột thâm tệ. Gv: Thái độ của người dân? Hs: Nỗi bất bình oán giận chính quyền Nguyễn lên cao -> đấu tranh. Gv gọi học sinh đọc tư liệu về Chàng Lía Gv: Cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía diễn ra như thế nào ? Hs: Tập hợp dân nghèo nổi dậy, lấy của người giàu phát cho người nghèo. Gv tường thuật trên lược đồ. - Nhân dân bị mất ruộng đất, chịu nhiều thứ thuế, cơ cực, oán giận. - Ba Anh em nhà Tây Sơn căm thù chính quyền nhà Nguyễn, hiểu được nguyện vọng của nhân dân, đã tập hợp đông đảo nhân dân đứng lên khởi nghĩa. b. Khởi nghĩa của Chàng Lía: - Nổ ra ở Truông Mây. - Chủ trương: Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo. *Hoạt động 2:2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. 15' - Mục tiêu: Trình bày được tiến trình của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong. - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Gv: Hãy cho biết về nguồn gốc và quê hương của ba anh em Tây Sơn? Hs: đọc sgk tr 121 Gv: Có nhà chép sử phong kiến cho rằng anh em Tây Sơn khởi nghĩa "vì đánh bạc thua trốn vào rừng làm giặc" theo em ý kiến đó đúng hay sai? Hs: thảo luận => Xuyên tạc, khởi nghĩa vì căm phẫn sự thồng trị của chúa Nguyễn. Lấy của người giàu chia cho dân nghèo. Gv chỉ lược đồ căn cứ của phong trào nông dân Tây Sơn. Gv: Tại Tây Sơn Thượng Đạo anh em Nguyễn Nhạc đã làm gì ? Hs: Xây thành luỹ, lập kho tàng, huấn luyện nghĩa quân, đưựoc dân tộc Bana giúp đỡ. Gv: Vìa sao lại đưa đại bản doanh xuống Tây Sơn hạ đạo? Hs: Lực lượng lớn mạnh, muốn mở rộng căn cứ, địa bàn hoạt động về vùng đồng bằng. Gv: Em có nhận xét gì về lực lượng của nghĩa quân? Hs: Đông, có vũ khí, bênh vực quyền lợi cho a. Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. b. Căn cứ: - Năm 1771, lên Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa. - Tây Sơn hạ đạo. c. Lực lượng: - Tất cả tầng lớp nhân dân, đặc biệt là dân nghèo và đồng bào dân tộc. - Các hào mục địa phương cũng nổi Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7 người nghèo. dạy hưởng ứng. 4. Cũng cố: 4'Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: Vì sao Ba anh em Tây Sơn nổi dậy khởi nghĩa ? Vì sao tất cả tầng lớp nhân dân hưởng ứng phong trào Tây Sơn. 5. Hướng dẫn - dặn dò: 1' - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa. - Làm các bài tập ở sách bài tập . Soạn trước bài bài 25 mục II vào vở soạn, trả lời các câu hỏi sau: ? Hãy trình bày những thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn từ những năm 1773 - 1785 trên lược đồ? 6. Rút kinh nghiệm : Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7 Tiết 53: BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN Ngày soạn : / /20101 Ngày dạy : / /2011 II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYẾN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu: - Qua trình lật đổ tập đoàn phongkiến phản động, tiêu diệt quân xâm lược Xiêm. - Tài chỉ huy quân sự cảu Nguyễn Huệ. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho hs kĩ năng sử dụng lược đồ, tường thuật sự kiện. 3. Thái độ: - Giáo dục cho hs thấy sức mạnh quật khởi của nông dân, giáo dục cho học sinh ý thức chống lại sự áp bức bốc lột. II. Phư ơng pháp :Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn chống các thế lực phong kiến và quân xâm lược nước ngòai - Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút - Tài liệu liên quan, giáo án. 2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. IV.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức:1' 2. Kiểm tra bài cũ4' ? Hãy nêu những nét chính về tình hình chính trị - xã hội ở đàng trong? 3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Sau khi xây dựng căn cứ nghĩa quân Tây Sơn ngày càng lớn mạnh, ba anh em Tây Sơn quyết tâm lật đổ chính quyền phongkiến thối nát, đánh đuổi quân xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc *Hoạt động 1: 1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.15' - Mục tiêu: Lập niên biểu và trình bày được tiến trình của cuộc khởi nghĩa nông dân Tât Sơn lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn Đàng Trong. - Tổ chức thực hiện : Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Gv: Sau khi dựng cờ khởi nghĩa, anh em Tây Sơn đã giành được những thắng lợi gì? Hs: -> Gv: chỉ lược đồ Gv kể chuyện về hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc. Gv: Thái độ của chính quyền họ Nguyễn và phong trào Tây Sơn sau khi hạ thành Quy Nhơn? Hs: Chúa Nguyễn: suy sụp, mất tinh thần - Nghĩa quân: Tăng thêm khí thế. - Thánh 9/1773, hạ thành Quy Nhơn. - Năm 1774, Nghĩa quân kiểm soát từ Quảng Nam – Bình Thuận. Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7 Gv: Em có suy nghĩ gì về cách đánh của Nguyễn Nhac? Hs: Táo bạo, dũng cảm, thông minh, bất ngờ. Gv: Hành động của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài? Hs: Cho quân đánh chiếm Phú Xuân. Gv: Sau khi quân Trịnh chiếm Phú Xuân, Nguyễn Nhạc phải hoà với Trịnh, Tại sao? Hs: Tây Sơn -> bất lợi, Bắc Trịnh, Nam - Nguyễn. Tạm hoà với Trịnh để tập trung lực lượng đánh Nguyễn. Gv: Tại sao cuộc khởi nghĩa nhanh chống giành được thắng lợi? Hs: - Mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng. - Tài trí cảu anh em Tây Sơn. - Chúa trịnh cử ba vạn quân chiếm Phú Xuân, Chúa Nguyễn vào Gia Định. - Tây Sơn hoà hoãn với Trịnh để dồn sức đánh chúa Nguyễn. - Năm 1777, chúa Nguyễn bị giết,( chỉ còn Nguyễn Ánh) chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ. *Hoạt động 2:2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. 20'' - Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm – Soài Mút. - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Gv: Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta? Hs: Gv chỉ lược đồ các mũi tiến quân của quân Xiêm. Gv: Thái độ quân Xiêm sau khi chiếm nước ta? Hs: Hung hăng, bạo ngược, giết người, cướp của -> nông dân oán ghét. Gv: Khi biết tinh quân Xiêm chiếm nước ta, Nguyễn Nhạc có chủ trương gì? Hs: Cử Nguyễn Huệ đem quân vào tiêu diệt quân Xiêm. Gv: Chỉ lược đồ tiến quân của Nguyễn Huệ. Gv: Tại sao Nguyến Huệ chọn khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận quýet chiến với quân Xiêm? Hs: Thảo luận. Gv: Chốt lại trên lược đồ. Gv cuộc chiến diến ra như thế nào gv chỉ lược đồ Gv: ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút? Hs: -> a. Nguyên nhân: Nguyễn ánh sang cầu cứu Vua Xiêm. b. Diễn biến: - Cuối 1784, quân Xiêm chiếm hết các tỉnh miền Tây Gia Định, gây nhiều tội ác. - Tháng 1- 1785, Nguyễn Huệ vào vùng đất Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa. c. Kết quả, ý nghĩa: - Quân Xiêm bị đánh tan tác Nguyễn Ánh lưu vong ở Xiêm. - Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm. - Khẳng định sực mạnh của nghĩa quân, thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ 4. Cũng cố: 4'Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7 ? Hãy trình bày những thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn từ những năm 1773 - 1785 trên lược đồ? ? Hướng dẫn học sinh lập bảng niên biểu. 5. Rút kinh nghiệm: 1' - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa - Làm các bài tập ở sách bài tập 2, 3, 4, Soạn trước bài bài 25 mục III vào vở soạn. ? Hãy trình bày những thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn từ những năm 1786 - 1788 trên lược đồ? ? Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn 6. Rút kinh nghiệm: TIẾT 54 - BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN Ngày soạn: / /2011 Ngày dạy : / /2011 III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu: Mốc niên đại gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năngsử dụng lược đồ, tường thuật sự kiện. 3. Thái độ : Giáo dục cho hs thấy sức mạnh quật khởi của nông dân, giáo dục cho học sinh ý thức chống lại sự áp bức bốc lột. II. Phư ơng pháp :Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: -Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn chống các thế lực phong kiến - Tài liệu liên quan, giáo án. 2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. IV.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 1' 2. Kiểm tra bài cũ : 4' ? Hãy trình bày những thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn từ những năm 1773 - 1785 trên lược đồ? 3. Bài mới: * Đ ặt vấn đề : Sự mục nát và suy yếu là nguên nhân dẫn đến sự đấu tranh của nông dân chống lại chính quyền phong kiến, sau khi diệt Nguyễn ở phía nam, Nguyễn Huệ quyết định đem quân ra Bắc diệt vua Lê chúa Trịnh, thống nhất đất nước * Hoạt động 1: 1. Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc diệt họ Trịnh.15' - Mục tiêu: Lập niên biểu và trình bày được tiến trình của cuộc khởi nghĩa nông dân Tât Sơn lật đổ chính quyền phong kiến vua Lê – Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. - Tổ chức thực hiện: Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7 Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Gv: Sau khi đánh tan quân Xiêm Tây Sơn đã làm gì? Hs: Diệt nốt họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Gv: Thái độ của quân Trịnh sau khi chiếm Phú Xuân? Hs: Kiêu căng, sách nhiễu, nhân dân căm ghét. Gv: Quá trình diệt Trịnh diễn ra ntn? Hs: -> Gv: tường thuật dựa vào lược đồ. Gv: Vì sao Nguyễn Huệ nêu lên danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh? Hs: Tập hợp dân chúng vì còn nhiều người tưởng nhớ đến nhà Lê. Gv: Chỉ lược đồ quá trình lật đổ họ Trịnh. Gv: Vì sao Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh chống như vậy? Hs: - Nông dân oán ghét Trịnh, ủng hộ Tây Sơn. - Thế lực Tây Sơn mạnh - Tháng 6/1786. hạ thành Phú Xuân, tiến ra sông Gianh giải phóng vùng đất Đang Trong. - Giữa 1786, lật đổ họ Trịnh ở Thăng Long, Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê, tiến quân về Nam. * Hoạt động 2: 2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà. 20' - Mục tiêu : Trình bày âm mưu của Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhâm, nên NH ra Bắc thu phục Bắc Hà. - Tổ chức thực hiện : Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Gv: Tình hình Bắc hà sau khi Tây Sơn rút về Phú Xuân? Hs: Con cháu họ Trịnh nổi loạn, Lê Chiêu Thống bạc nhược mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp -> lọng quỳên, chống lại tây Sơn. Gv: Biện pháp đối phó của Nguyễn Huệ? Hs: - Cử Vũ Văn Nhậm ra diệt Chỉnh -> Nhậm có ý đồ riêng. - Năm 1788, Nguyễn Huệ ra bắc diệt Nhậm. Gv: Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà? Hs: - Được nông dân và các sĩ phu giúp đỡ - Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh. - Chính quyền Lê - Trịnh thối nát. Gv: Việc lật đổ các tập đoàn phong kiến có ý nghĩa gì? Hs: Thảo luận => gv giải thích thêm Gv: Vì sao phong trào Tây Sơn lại đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước? Hs: vì ba anh em chia làm ba vùng cai quản - Nguyễn Huệ vào Phú Xuân, Bắc Hà rối loạn. - Nguyễn Hữu Chỉnh lọng quyền. - Vũ Văn Nhậm, có ý đò riêng. - Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc thu phục Bắc Hà. - Các Sỹ phu nổi tiếng ra sức giúp đỡ Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền. * Ý nghĩa: - Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê. - Đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước. Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm Trường THCS Tôn Thất Thuyết Giáo án lịch sử 7 4. Cũng cố: 4'Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: ? Hãy trình bày những thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn từ những năm 1786 - 1788 trên lược đồ? ? Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn ? Tiếp tục lập bảng niên biểu. 5. Hướng dẫn-dặn dò: 1' - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa. - Làm các bài tập ở sách bài tập 2, 3, 4, - Soạn trước bài 25 mục IV vào vở soạn. - Chú ý: + Những thắng lới của nghĩa quân Tây Sơn từ những năm 1788-1089. + Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. 6. Rút kinh nghiệm: Giáo viên: Nguyễn Đình Kiếm . 24: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu: - Sự suy tàn, mục nát của chế độ phong kiến đàng ngoài - Phong trào khởi nghĩa của nông dân chống lại. kiến thức Gv: Em có nhận xét gì về chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong? Gv: Những biểu hiện của sự suy yếu? Hs: - Số quan lại tăng (thu thuế). - Chia bè kéo cánh, ăn chơi xa xỉ. - Tập đoàn Trương. dân Đàng Trong có khác a. Nguyên nhân bùng nổ. - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát, tham nhũng. - Quan lại địa phương kết thành bè cánh, bóc lột nhân dân. Giáo