1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tiet 31-Su 9

3 357 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

Giáo viên: Võ Văn Hiếu –Sử 9-Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My Ngày soạn: 25/02/2011 Ngày giảng: 01 /03/2011 Tiết 31. Bài 24 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945 – 1946 (tiếp theo). I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hoàn cảnh, ý nghĩa của việc kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946; ý nghĩa của những kết quả bước dầu đạt được. - Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền CM của ta. 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. 3. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS khả năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau CM tháng Tám. II. Chuẩn bị: - Sử dụng tranh ảnh SGK. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao nói: Tình hình nước ta sau CM tháng Tám ở vào tình thế “ Ngàn cân treo sợi tóc”? - Trình bày các biện pháp của ta nhằm giải quyết khó khăn về diệt giặc đói, giặc dốt và khó khăn về tài chính? 3. Giới thiệu bài mới: - Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta. Chúng đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. Mở đầu cho chiến tranh xâm lược nước ta lần hai. Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền CM của ta trong thời gian này như thế nào, đó là nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC GHI BẢNG HĐ 1: Biết được những diễn biến chính về cuộc kháng chiến chống TD Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ. KT 1: GV trình bày và phân tích (cũng có thể, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao TD Pháp quay trở lại xâm lược VN? Pháp dựa vào đâu để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược?) - Dã tâm trở lại xâm lược nước ta của TD Pháp có từ sớm (nhắc lại sự kiện Nhật đảo chính Pháp) và chúng chuẩn bị kế hoạch thực hiện ngay sau khi quân phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. - Đế quốc Anh danh nghãi quân Đông minh vào giải giáp quân Nhật ở phía Nam đã dọn đường, tiếp tay cho TD Pháp tiến hành xâm lược. KT 2: HS đọc mục IV-SGK, tóm tắt những diến biến chính việc nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống TD Pháp trở lại xâm lược. Hỏi: Đảng, Chính phủ và nhân dân ta có thái độ như IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược. - Ngày 23/9/1945, quân Pháp đánh úp trụ sử Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. - Nhân dân ta anh dũng đánh trả quân xâm lược ở Sài Gòn – Chợ Lớn, sau đó là ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến đấu: những đoàn quân “Nam tiến” nô nức lên đường vào Nam chiến đấu. thế nào trước hành động xâm lược của TD Pháp? - Chủ trương của Đảng ta là phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đồng thời tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của Pháp muốn mở rộng chiến tranh ra cả nước. - Hành động của ta: Nhân dân Nam Bộ kiên chiến đấu chống Pháp. Phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến. Hàng vạn thanh niên miền Bắc nhập ngũ lên đường vào Nam GV giới thiệu H.44 “ Đoàn quân Nam tiến”’ vào Nam chiến đấu rất hăng hái và nhiệt tình. Hoạt động 2: Trình bày được các biện pháp đối phó với quân Tưởng và bọn tay sai. KT : HS: Đọc 6 dòng đầu của mục V-SGK để trả lời câu hỏi: Quân Tưởng và bọn tay sai có âm mưu và hành động thế nào trong việc chống phá ta? - Âm mưu của chúng là nhằm lật đổ chính quyền cách mạng. - Hành Động: Đòi ta phải cải tổ Chính phủ, cho chúng một số ghế trong Quốc hội không thông qua bầu cử KT 2: HS đọc phần còn lại SGK và trả lời câu hỏi: Đảng và nhân dân ta đã có những biện pháp như thế nào để đối phó với quân Tưởng? - Đồng ý cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội, nhân nhượng cho Trưởng một số quyền lợi kinh tế - Chính phủ ban hành sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng; lập toà án quân sự trừng trị bọn phản cáhc mạng  GV giải thích thêm: Trong lúc này, chúng ta không muốn cùng 1 lúc đánh 2 kẻ thù là Pháp và Tưởng, lực lượng ta còn non yếu. Cho nên với sách lược khôn khéo, Đảng ta đã chủ trương “Hòa hoãn với Tưởng”, tránh đụng độ, giao thiệp thân thiện với chúng để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Cho nên ta phải nhượng bộ 1 số yêu sách của Tưởng và bọn“ Việt Quốc”, “ Việt Cách”. Hoạt động 3: Trình bày được chủ trương của ta trong việc đối phó với Tưởng Pháp, mục đích, nội dung, ý nghĩa Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước. HS đọc SGK từ: “Sau khi chiếm đóng Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) - Thảo luận nhóm: Vì sao ta kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)? + Âm mưu của Pháp là muốn xâm lược toàn bộ nước ta. Để tránh đụng độ Pháp được đưa quân đội ra V. Đấu tranh chống quân tưởng và bọn phản cách mạng . - Nhằm hạn chế sự phá hoại cuả bọn tay sai của Tưởng, ta đồng ý cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội, nhân nhượng cho Trưởng một số quyền lợi kinh tế như cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền “quan kim” - Mặt khác, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng; giam giữ, lập toà án quân sự trừng trị bọn phản cách mạng VI. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946) . - Tưởng Giới Thạch và Pháp kí Hiệp ước Hoa-Pháp (28/2/1946), bắt tay chống phá cách mạng nước ta. - Trước tình đó, ta chủ động đàm phán, hoà hoãn với Pháp và kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) nhằm đuổi quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị miền Bắc VN thay thế quân tưởng là nhiệm vụ giải giáp quân Nhât. + Trước tình hình đó sau này.  Em hãy trình bày nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946? (có 3 nội dung chính) HS đọc phần còn lại SGK và trả lời câu hỏi: Tại sao ta kí Tạm ước 14/9/1946? - Sau Hiệp định Sơ bộ /3/1946, thực dân Pháp liên tiếp bội ước, gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập Chính phủ Nam kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi VN - Ta kí với Pháp tạm ước 14/9/1946, nhượng thêm cho Pháp 1 số quyền lợi về kinh tế để kéo dài thời gian hòa hoãn, củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. cho cuộc kháng chiến lâu dài. - Nội dung Hiệp định Sơ bộ: + Pháp công nhận nước VN là một nước tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội avf tài chính riêng. + Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật - Cuộc đàm phán chính thức tại Phông- ten-nơ-blô (Pháp) thất bại. Hồ Chí Minh đã kí với Pháp bản Tạm ước 14/9/1946, tiếp tục nhượng bộ chó Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở VN. - Ý nghĩa: Việc ta kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Việt-Pháp đã giúp chúng ta loại được một kẻ thù là quân tưởng, có thêm thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài. 3. Củng cố: - Nhắc lại những điểm chính về: + Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám có những khó khăn gì? Đảng và nhân dân ta đã đối phó với những khó khăn ấy như thế nào? (GV nêu tóm tắt để tổng kết bài) - Nếu còn thời gian thì khai thác thêm một số nội dung sau: + Các biện pháp trên của Đảng và Chính phủ ta đã thu được kết quả như thế nào? (Nhờ thực hiện những biện pháp cấp bách kịp thời mà chính quyền cách mạng đã vượt qua những khó khăn, đẩy lùi: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. + Nhờ đâu mà nhân dân ta vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ? (Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chí Minh, sự đoàn kết, ủng hộ và tham gia của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ cách mạng. + Sách lược của ta đối với quân Tưởng và quân Pháp trước và sau 6/3/1946 như thế nào? (Trước 6/3/1946: Ta hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp ở Nam Bộ. Từ 6/3/1946, ta hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc) + Tại sao ta chuyển từ sách lược đánh Pháp sang sách lược hoà hoãn với nhân nhượng Pháp? A. Vì Pháp và Tưởng đã bắt tay nhau câu kết nhau chống lại nước ta. B. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ. C. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. D. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn. 4. Dặn dò: - Lập bảng niên biểu về những sự kiện chính của thời kì này? - HS về nhà chuẩn bị bài 25 tìm hiểu : Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD pháp (1946 – 1950): + Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Pháp; + Đường lối kháng chiến của ta. Ý nghĩa của cuộc chiến đấu cảu quân dân ở thủ đô Hà Nội và các đô thị từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc? ==== Hết ==== . bọn phản cách mạng VI. Hiệp định Sơ bộ (6/3/ 194 6) và tạm ước Việt – Pháp (14 /9/ 194 6) . - Tưởng Giới Thạch và Pháp kí Hiệp ước Hoa-Pháp (28/2/ 194 6), bắt tay chống phá cách mạng nước ta. -. nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/ 194 6? (có 3 nội dung chính) HS đọc phần còn lại SGK và trả lời câu hỏi: Tại sao ta kí Tạm ước 14 /9/ 194 6? - Sau Hiệp định Sơ bộ /3/ 194 6, thực dân Pháp liên tiếp. Hiếu –Sử 9- Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My Ngày soạn: 25/02/2011 Ngày giảng: 01 /03/2011 Tiết 31. Bài 24 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 194 5 – 194 6 (tiếp

Ngày đăng: 29/04/2015, 05:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w