1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đế KTĐK-GKII-L5

16 318 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG TH THIỆN HƯNG B ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II KHỐI 5 Năm học : 2009 – 2010 MÔN: TOÁN ĐỀ SỐ 1: Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ BÀI Phần một: (3 điểm) Khoanh tròn chữ đặt trước đáp án đúng trong mỗi bài tập sau : Bài 1: Một lớp học có 18 học sinh nữ và 12 học sinh nam. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của cả lớp là : a) 18% b) 30% c) 40% d) 60%. Bài 2: Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn thể thao của 100 học sinh lớp 5 được thể hiện trên biểu đồ hình quạt bên. Trong 100 học sinh đó, số Chạy học sinh thích bơi là : (12%) a) 12 học sinh b) 13 học sinh Đá cầu c) 15 học sinh d) 60 học sinh. (13%) Đá bóng Bơi (60%) (15%) Bài 3: Quan sát các hình vẽ sau và cho biết : Phát biểu nào sau đây là không đúng ? Hình M Hình N Hình P Hình Q a) Hình M là hình hộp chữ nhật. b) Hình N là hình cầu. c) Hình P là hình lập phương. d) Hình Q là hình trụ. Phần hai: (7 điểm) Bài 1: (2 điểm) Tính diện tích phần đã tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây. 12cm A B 4cm E D C 5cm Bài 2: ( 2 điểm) Một hình lập phương có cạnh 4dm. Hãy tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó. 1 Bài 3: (3 điểm) Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10m ; chiều rộng 5,5m ; chiều cao 3,8m. Nếu mỗi người làm việc trong phòng học đó đều cần có 6m 3 không khí thì có thể có nhiều nhất bao nhiêu học sinh học trong phòng đó, biết rằng lớp học chỉ có 1 giáo viên và thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 2m 3 . Hết ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MÔN TOÁN ( Khối 5) Năm học : 2009 – 2010 ĐỀ SỐ 1: Phần một: (3 điểm) Chọn đúng mỗi ý được 1 điểm. (Chọn 2-3 ý ở mỗi bài: không có điểm). Kết quả đúng là: Bài 1 2 3 Ý đúng d) 60% c) 15 HS b) N là hình cầu. Phần hai: (7 điểm) Bài 1: (2 điểm) Bài giải Độ dài đoạn DE là: 0,25 đ 12 – 5 = 7 (cm) 0,5 đ Diện tích phần đã tô đậm là: 0,25 đ 7 x 4 : 2 = 14 (cm 2 ) 0,75 đ Đáp số: 14cm 2 . 0,25 đ Bài 2: ( 2 điểm) Bài giải Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là : 0,25đ 4 x 4 x 6 = 96 (dm 2 ) 0,5đ Thể tích của hình lập phương đó là: 0,25đ 4 x 4 x 4 = 64 (dm 3 ) 0,5đ Đáp số: 96dm 2 ; 64dm 3 . 0,5đ Bài 3: (3 điểm) Bài giải Thể tích của phòng học đó là: 0,25đ 10 x 5,5 x 3,8 = 209 (m 3 ) 0,75đ Thể tích không khí trong phòng học đó là: 0,25đ 209 – 2 = 207 (m 3 ) 0,25đ Số người có thể có nhiều nhất trong phòng học đó là: 0,25đ 207 : 6 = 34 (người) (dư 3m 3 ) 0,50đ Số học sinh có thể có nhiều nhất trong phòng học đó là: 0,25đ 34 – 1 = 33 (học sinh) 0,25đ Đáp số: 33 học sinh. 0,25đ Hết 2 TRƯỜNG TH THIỆN HƯNG B ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II KHỐI 5 Năm học : 2009 – 2010 MÔN: TOÁN ĐỀ SỐ 2: Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ BÀI Phần một: (4 điểm) Khoanh tròn chữ đặt trước đáp án đúng trong mỗi bài tập sau : Bài 1: Biết 25% của một số là 10. Số đó là : a) 10 b) 20 c) 30 d) 40 Bài 2: Kết quả điều tra về sự ưa thích các loại màu sắc của 120 học sinh được thể hiện trên Đỏ biểu đồ hình quạt bên. Hãy cho biết có bao 25% nhiêu học sinh thích màu xanh ? Xanh a) 48 học sinh 40% Tím b) 30 học sinh 15% c) 24 học sinh Trắng d) 18 học sinh 20% Bài 3: Quan sát các hình vẽ sau và cho biết : Phát biểu nào sau đây là đúng ? Hình M Hình N Hình P Hình Q a) Hình M không phải là hình hộp chữ nhật. b) Hình N không phải là hình cầu. c) Hình P không phải là hình lập phương. d) Hình Q không phải là hình trụ. Bài 4: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của “ 1,678dm 3 = cm 3 ” là : a) 16,78 b) 167,8 c) 1678 d) 0,1678. Phần hai: (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 4cm, chiều cao 3cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó. Bài 2: (3 điểm) Tính diện tích phần đã tô màu của hình vẽ dưới đây. 3 Bài 3: (1 điểm) Một hình lập phương có cạnh dài 4,5dm. Tính thể tích của hình lập phương đó. ………………………………Hết…………………………. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MÔN TOÁN ( Khối 5) Năm học : 2009 – 2010 ĐỀ SỐ 2: Phần một: (4 điểm) Chọn đúng mỗi ý được 1 điểm. (Chọn 2-3 ý ở mỗi bài: không có điểm). Kết quả đúng là: Bài 1 2 3 4 Ý đúng d) 40 a) 48 HS b) N không phải là hình cầu c) 1678 Phần hai: (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Bài giải Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: 0,25 đ (5 + 4) x 2 x 3 = 54 (cm 2 ) 0,75 đ Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 0,25 đ 54 + 5 x 4 x 2 = 94 (cm 2 ) 0,5 đ Đáp số : 54cm 2 ; 94cm 2 . 0,25 đ Lưu ý : HS có thể làm cách khác – GV chấm điểm tương tự như trên. Bài 2: (3 điểm) Bài giải Diện tích hình vuông là: 0,25 đ 3,5 x 3,5 : 2 x 4 = 24,5 (cm 2 ) 1 đ Diện tích hình tròn là: 0,25 đ 3,5 x 3,5 x 3,14 = 38,465 (cm 2 ) 0,75 đ Diện tích phần đã tô màu là: 0,25 đ 38,465 – 24,5 = 13,965 (cm 2 ) 0,25 đ Đáp số: 13,965 cm 2 . 0,25 đ Bài 3: (1 điểm) Bài giải Thể tích của hình lập phương đó là: 4,5 x 4,5 x 4,5 = 91,125 (dm 3 ) Đáp số: 91,125dm 3 . (Sai lời giải hoặc không ghi đáp số trừ 0,25 đ) Hết 4 TRƯỜNG TH THIỆN HƯNG B ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II KHỐI 5 Năm học : 2009 – 2010 MÔN: TOÁN ĐỀ SỐ 3: Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ BÀI Phần một: (4 điểm) Khoanh tròn chữ đặt trước đáp án đúng trong mỗi bài tập sau : Bài 1: Dòng nào sau đây không đúng ? a) 5,8dm 3 = 5800cm 3 . b) 5100cm 3 = 5,1dm 3 . c) 8372361m 3 > 8 372 361dm 3 . d) 1,696dm 3 < 1696cm 3 . Bài 2: Hình nào sau đây không phải là hình thang ? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4. a) Hình 1 b) Hình 2 c) Hình 3 d) Hình 4. Bài 3: Bạn Hùng viết một số mà 25% của nó là 125. Số bạn Hùng viết là số nào ? a) 500 b) 550 c) 600 d) 650. Bài 4: Một hình lập phương có diện tích toàn phần 600dm 2 . Hỏi cạnh của hình lập phương đó dài bao nhiêu ? a) 10dm. b) 100dm. c) 0,1dm. d) 0,01dm. Phần hai: (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Một hình thang có diện tích 90dm 2 , đáy lớn 25dm, đáy bé bằng nửa đáy lớn. Tính chiều cao của hình thang đó. Bài 2: (2 điểm) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm ; chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính : a) Thể tích hình hộp chữ nhật. b) Thể tích hình lập phương. Bài 3: (2 điểm) Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 7,5dm. Mỗi đề-xi-mét khối của khối kim loại đó cân nặng 15kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? Hết 5 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MÔN TOÁN ( Khối 5) Năm học : 2009 – 2010 ĐỀ SỐ 3: Phần một: (4 điểm) Chọn đúng mỗi ý được 1 điểm. (Chọn 2-3 ý ở mỗi bài: không có điểm). Kết quả đúng là: Bài 1 2 3 4 Ý đúng d d a a Phần hai: (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Bài giải Độ dài đáy bé hình thang đó là: 0,25 đ 25 : 2 = 12,5 (dm) 0,25 đ Chiều cao của hình thang đó là: 0,25 đ 90 x 2 : (25 + 12,5) = 4,8 (dm) 1 đ Đáp số: 4,8 dm. 0,25 đ Bài 2: (2 điểm) Bài giải Thể tích hình hộp chữ nhật là : 0,25 đ 8 x 7 x 9 = 504 (cm 3 ) 0,50 đ Cạnh của hình lập phương là : 0,25 đ (8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm) 0,25 đ Thể tích hình lập phương là : 0,25 đ 8 x 8 x 8 = 512 (cm 3 ) 0,50 đ Đáp số: a) 504cm 3 . b) 512cm 3 . ( Không ghi đáp số hoặc ghi không đủ - trừ 0,25 đ) Bài 3: (2 điểm) Bài giải Thể tích của khối kim loại đó là : 0,25 đ 7,5 x 7,5 x 7,5 = 421,875 (dm 3 ) 0,75 đ Khối kim loại đó cân nặng là : 0,25 đ 15 x 421,875 = 6328,125 (kg) 0,75 đ Đáp số: 6328,125kg. (Không ghi đáp số - trừ 0,25 đ) Hết 6 TRƯỜNG TH THIỆN HƯNG B ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II KHỐI 5 Năm học : 2009-2010 MÔN: TIẾNG VIỆT ( Đọc thành tiếng ) I. ĐỀ BÀI: Bốc thăm đọc một trong các bài sau và trả lời một câu hỏi liên quan đến nội dung bài (do GV nêu). 1. Thái sư Trần Thủ Độ. (Trang 15) 2. Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. (Trang 20) 3. Trí dũng song toàn. (Trang 25) 4. Tiếng rao đêm. (Trang 30) 5. Lập làng giữ biển. (Trang 36) 6. Phân xử tài tình. (Trang 46) 7. Luật tục xưa của người Ê-đê. (Trang 56) 8. Hộp thư mật. (Trang 62) II. CÁCH CHẤM ĐIỂM: 5 điểm. - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai 2 đến 4 tiếng: 0,5đ; đọc sai từ 5 tiếng trở lên:0đ). - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm ( ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 4 chỗ: 0,5đ ; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 5 chỗ trở lên: 0đ) - Giọng đọc diễn cảm: 1 điểm ( chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: 0,5đ ; không diễn cảm:0đ) - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (115 chữ/1 phút): 1 điểm; (đọc 115 chữ từ trên 1 phút đến 2phút: 0,5đ ; đọc 115 chữ quá 2 phút: 0đ) - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đúng ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5đ ; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0đ). HẾT 7 TRƯỜNG TH THIỆN HƯNG B ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II KHỐI 5 Năm học: 2009 – 2010 MÔN : TIẾNG VIỆT (Phần viết) ĐỀ SỐ 1: Thời gian: 60 phút I. Đề bài: A . CHÍNH TẢ Nghe-viết: Trí dũng song toàn. (Trang 26 – TV5 tập 2) ( Từ “Thấy sứ thần Việt Nam ” đến hết ). B . TẬP LÀM VĂN Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích. II. Cách chấm điểm: A. Chính tả: 5 điểm Yêu cầu: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao- khoảng cách- cỡ chữ, trình bày bẩn, : trừ toàn bài 1 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. B. Tập làm văn: 5 điểm - Đảm bảo các yêu cầu sau thì được 5 điểm: + Viết được bài văn tả đồ vật đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên; + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tuỳ vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5 ; 4; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5. Dàn bài gợi ý: Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả. ( 0,75 điểm) Thân bài: a) Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về hình dạng, kích thước, màu sắc, ). ( 1,5 điểm ) b) Tả các bộ phận của đồ vật (hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận ; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại, ).( 1,5 điểm ) c) Nêu công dụng của đồ vật. (0,5 điểm) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đồ vật vừa tả. ( 0,75 điểm ) HẾT 8 TRƯỜNG TH THIỆN HƯNG B ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II KHỐI 5 Năm học: 2009 – 2010 MÔN : TIẾNG VIỆT (Phần viết) ĐỀ SỐ 2: Thời gian: 60 phút I. Đề bài: A . CHÍNH TẢ Nghe-viết: Ai là thủy tổ loài người? (Trang 70 – TV5 tập 2) B . TẬP LÀM VĂN Tả một loài hoa mà em thích. II. Cách chấm điểm: A. Chính tả: 5 điểm Yêu cầu: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao- khoảng cách- cỡ chữ, trình bày bẩn, : trừ toàn bài 1 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. B. Tập làm văn: 5 điểm - Đảm bảo các yêu cầu sau thì được 5 điểm: + Viết được bài văn tả cây cối đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên; + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tuỳ vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5 ; 4; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5. Dàn bài gợi ý: Mở bài: Giới thiệu loài hoa định tả. ( 0,75 điểm) Thân bài: a) Tả bao quát về loài hoa (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về hình dạng, kích thước, màu sắc, ). ( 1 điểm ) b) Tả từng bộ phận của cây hoa (hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận ; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại, ).( 1,5 điểm ) c) Tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh, hoạt động của con người, … liên quan đến cây hoa. (1 điểm) Kết bài: Nêu cảm nghĩ hoặc tình cảm đối với loài hoa được tả. ( 0,75 điểm ) HẾT 9 TRƯỜNG TH THIỆN HƯNG B ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II KHỐI 5 Năm học: 2009 – 2010 MÔN : TIẾNG VIỆT (Phần viết) ĐỀ SỐ 3: Thời gian: 60 phút I. Đề bài: A . CHÍNH TẢ Nghe-viết: Núi non hùng vĩ. (Trang 58 – TV5 tập 2) B . TẬP LÀM VĂN Em hãy tả người bạn thân của em ở trường. II. Cách chấm điểm: A. Chính tả: 5 điểm Yêu cầu: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách – cỡ chữ, trình bày bẩn, : trừ toàn bài 1 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. B. Tập làm văn: 5 điểm - Đảm bảo các yêu cầu sau thì được 5 điểm: + Viết được bài văn tả người đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên; + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tuỳ vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5 ; 4; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5. Dàn bài gợi ý: Mở bài: Giới thiệu người bạn định tả. ( 1 điểm) Thân bài: a) Tả ngoại hình: tầm vóc, tuổi, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, nụ cười, hàm răng, giọng nói, … ( 1,5 điểm ) b) Tả tính tình, hoạt động: tình cảm đối với thầy, cô, bạn bè, … ; hoạt động học tập, vui chơi, giúp đỡ gia đình, …( 1,5 điểm ) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. ( 1 điểm ) HẾT 10 [...]... sân chim qua sự cảm nhận bằng những giác quan nào ? a Thị giác, khứu giác b Thị giác, thính giác c Xúc giác, thị giác, thính giác 3 Tác giải tả cảnh sân chim theo trình tự nào ? a Từ xa đến gần b Từ gần đến xa c Từ xa đến gần rồi lại ra xa 4 Trong câu: “Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa” tác giả dùng biện pháp nào để miêu tả ? a Nhân hoá b So sánh... những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa 8 Các câu trong đoạn văn “Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, … đậu đến quằn nhánh cây…” được liên kết với nhau bằng cách nào ? a Bằng cách lặp từ ngữ b Bằng cách thay thế từ ngữ c Bằng cả hai cách trên 9 Câu nào sau đây có sử dụng biện pháp so sánh ? a Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi... người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa Chim gà đảy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây Chim tập trung về đây nhiều không thể đếm được Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng Xa xa, thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sào trúc để bắt chim, coi... đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời c Chim tập trung về đây nhiều không thể đếm được 10 Dòng nào sau đây chỉ toàn những động từ có trong bài văn trên? a chui ra, bò, bay, nhảy, ăn b nhìn, múa, đếm, chạy, vồ c đứng, đậu, bắt, nhặt, cầm Hết HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM (5 điểm) Đúng mỗi câu được 0,5 điểm Khoanh 2 ; 3 ý trong... hình vòng cung trên mặt nghiêng của vách núi, sông A-Mong như một dòng trường ca rầm rộ đổ về đồng bằng Bờ sông chỗ tôi ngồi là một bãi đá liền, rộng chạy dài đến hàng cây số Nước lũ đã đục xói mặt đá thành những lớp sóng lô xô nối liền nhau đến mút tầm mắt, lưng sóng tròn nhẵn và đầu sóng nhọn vút đổ theo một chiều, giữ nguyên trên mặt đá hình ảnh oai hùng của con sông A-Mong đã tràn qua đó trong... úp cá, đơm tép, đi chợ với dì b) đánh giậm, úp cá, đơm tép, đi móc con da dưới vệ sông, đi xem hát chèo c) đi đốt bãi, đào ổ chuột, đánh giậm, úp cá, đơm tép, đi móc con da dưới vệ sông 4 Tác giả nhớ đến những kỉ niệm nào đối với người thân ? a) Những ngày chợ phiên, dì mua cho vài cái bánh rợm b) Đêm nằm với chú, chú lẩy Kiều ngâm thơ cho nghe c) Nghe cái Tị hát chèo ; ngồi nói chuyện với Cún Con... - Mau ra coi, An ơi ! Gần tới sân chim rồi Tôi vội ra khoang trước nhìn Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xúc những rổ tiền đồng Chim đậu chen... dùng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả? A Biện pháp so sánh B Biện pháp nhân hóa C Biện pháp so sánh và nhân hóa 15 Câu 4: Trong câu “Nước lũ đã xói các mặt đá thành những lớp sóng lô xô nối liền nhau đến mút tầm mắt…”, “mút tầm mắt” có nghĩa là gì? A Trông rất mỏi mắt, rất khó nhìn B Trông rất xa, nhìn mãi không hết C Trông rất đẹp Câu 5: Trong câu “Trước mắt tôi , trên những rặng núi xanh xa, màu... khói đá xanh thẳm.”, từ ngữ “xanh xa” được hiểu như thế nào? A Xanh đục B Xanh lam C Xanh lá mạ D Vừa xanh vừa xa Câu 6: Trong câu ghép “Nước lũ đã đục xói mặt đá thành những lớp sóng lô xô nối liền nhau đến mút tầm mắt, lưng sóng tròn nhẵn và đầu sóng nhọn vút đổ theo một chiều, giữ nguyên trên mặt đá hình ảnh oai hùng của con sông A-Mong đã tràn qua đó trong mùa thác lũ.” có mấy vế câu ? A 2 vế câu B... thành những ô hình vuông , hình tam giác hoặc hình vòng cung trên mặt nghiêng của vách núi, sông A-Mong như một dòng trường ca rầm rộ đổ về đồng bằng Bờ sông chỗ tôi ngồi là một bãi đá liền rộng chạy dài đến hàng cây số.” được liên kết với nhau bằng cách nào ? A Lặp từ ngữ B Thay thế từ ngữ C Dùng từ ngữ nối ………………………… Hết…………………………… HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM (5 điểm) Đúng mỗi câu được 0,5 điểm Khoanh . thị giác, thính giác. 3. Tác giải tả cảnh sân chim theo trình tự nào ? a. Từ xa đến gần. b. Từ gần đến xa. c. Từ xa đến gần rồi lại ra xa. 4. Trong câu: “Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng. rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây Chim tập trung về đây nhiều không thể đếm được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò. từ: 1 điểm (đọc sai 2 đến 4 tiếng: 0,5đ; đọc sai từ 5 tiếng trở lên:0đ). - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm ( ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 4 chỗ: 0,5đ ; ngắt

Ngày đăng: 29/04/2015, 04:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w