Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 96 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
96
Dung lượng
169,54 KB
Nội dung
Lời đề tặng Cuốn sách này được dành tặng cho tất cả trẻ em trên thế giới này cùng tình yêu và những gì tươi sáng nhất. - Dorothy Law Notle - Gửi tặng tới con gái yêu quý của tôi, Ashley, người đã dạy cho tôi tình yêu và kỹ năng làm cha mẹ. - Rachel Harris – Lời cảm ơn Chúng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới biên tập viên Margot Herrera vì những đóng góp to lớn của bà trong phong cách truyền tải thông điệp của cuốn sách. Chúng tôi đồng thời cũng gửi lời tri ân tới Janet Hulstrand vì sự quan tâm sát sao và những góp ý sâu sắc trong quá trình hoàn thiện bản thảo. Cảm ơn nhà thiết kế Nancy Gonzales cũng như Bob Silver- stein, người đại diện của chúng tôi. Lời tựa Của Jack Canfield, đồng tác giả của cuốn sách Hạt giống tâm hồn (Chicken Soup for the Soul và Chicken Soup for the Mother’s soul) Lần đầu tiên tôi khám phá ra bài thơ “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống”( Nguyên gốc: Children learn what they live) là vào đầu những năm 70, trong lúc tôi đang viết dở cuốn sách về cách thức xây dựng sự tự tin và tôn trọng bản thân trong lớp học cho trẻ. Ngay lập tức, tôi cảm thấy vô cùng thích thú với bài thơ và sao chép nó cho tất cả các giáo viên đang giảng dạy cùng trường. Mỗi một dòng thơ dường như chứa đựng một tuyên ngôn mà trực giác mách bảo tôi nó là sự thật. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên vì gói gọn chỉ trong một vài câu chữ thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu giá trị tinh tuý. Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình có thể gặp được tác giả của bài thơ, nhưng một vài năm sau đó, tôi đã có dịp gặp gỡ Dorothy và chồng cô ấy, Claude, trong một hội thảo về tâm lý học. Họ nhã nhặn mời tôi đến căn phòng của họ và đối đãi với tôi bằng tất cả sự chấp nhận, nhân ái, khích lệ và thân thiện, đúng như những gì Dorothy đã viết trong bài thơ ấy. Đó là một buổi tối mà không bao giờ tôi có thể quên được. Tôi không dám chắc họ có thể hình dung ra sức ảnh hưởng của tình yêu thương và sự quan tâm của họ đối với anh giảng viên trẻ tuổi, người lúc bấy giờ đang cố gắng học hỏi cách yêu thương bản thân cũng như dạy cho trẻ cách yêu thương và chấp nhận bản thân, là tôi lúc ấy như thế nào. Bài thơ “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống” được coi là bộ cẩm nang quy chuẩn hướng dẫn hay kim chỉ nam cho mọi tương tác của tôi đối với học trò và sau này là với ba người con trai của mình. Cũng giống như tất cả các quy chuẩn về lối sống và làm cha mẹ khác, nói và viết dường như luôn dễ hơn rất nhiều so với việc áp dụng vào thực tiễn. Với kinh nghiệm ba mươi năm làm giáo viên và giảng viên của nhiều hội thảo về kỹ năng làm cha mẹ, tôi rút ra được sự thật rằng hầu hết các bậc phụ huynh đều hết lòng mong muốn có thể thương yêu, ân cần, khoan dung, chấp nhận, trung thực và công bằng đối với con cái mình. Vấn đề nằm ở chỗ, hầu như họ không bao giờ có một khoá đào tạo chuyên sâu về những phương pháp và kỹ năng cụ thể khi tương tác, truyền đạt cũng như những quy định giúp có thể sản sinh hành động cảm thông, quan tâm săn sóc, trung thực và công bằng. Trong số những bậc phụ huynh tôi biết, không ai trong số họ đã từng tỉnh dậy vào một buổi sáng, quay sang nói chuyện với chồng hoặc vợ mình rằng “Anh/ Em vừa mới nghĩ ra có bốn cách rất tuyệt để có thể ‘phá huỷ’ lòng tự trọng và tự tin vào bản thân của Billy. Chúng ta có thể nghiêm nghị đánh giá, chê cười, làm con xấu hổ hoặc nói dối con”. Cũng chẳng có một ai chủ động hay cố ý để làm tổn thương con cái họ mặc dù thực tế làm tổn thương trẻ là điều cha mẹ vẫn thường làm. Chỉ có điều nó không phải là cố ý. Thông thường, nó là kết quả của hành vi vô thức và nỗi sợ hãi mà cha mẹ đã truyền tới con cái họ thông qua việc thiếu niềm tin cũng như trạng thái căng thẳng tinh thần. Không chỉ cần lòng can đảm, cha mẹ còn cần đến cả sự hiểu biết để có thể phá vỡ mọi khuôn mẫu tiêu cực và thiếu tính xây dựng, điều có thể vô tình kiểm soát hành vi của chúng ta với trẻ cũng như để chọn cách sống lý trí và chủ động có mục đích, giúp nuôi dưỡng những đứa trẻ khoẻ khoắn, vui vẻ và có khả năng thích nghi cao. Trong cuốn sách này, Dorothy Law Nolte đã tận dụng phân tích từng ý một trong bài thơ kinh điển của mình và dạy cho chúng ta tất cả - qua những câu chuyện và tình huống cụ thể - cách thức để có thể áp dụng vào thực tiễn đời sống hàng ngày những giá trị mà cuốn sách mang lại. Dorothy đã vô cùng xuất sắc khi truyền tải mọi thông điệp với ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu, làm thế nào để bớt tính chỉ trích và tăng sự khoan dung, ít phán xét hơn và thay vào đó là biết chấp nhận hơn, giảm mọi khả năng khiến trẻ xấu hổ mà phát huy hơn ngôn từ khích lệ, giảm căng thẳng mà thân thiện hơn với trẻ. Tôi nghĩ, cuốn sách này sẽ mang lại cho bạn nhiều ích lợi hơn thế: bên cạnh việc học được cách để trở thành những bậc làm cha làm mẹ hiệu quả hơn, bạn cũng sẽ học được cách trở thành người chồng/người vợ, người giáo viên hay một người quản lý tốt hơn. Những nguyên tắc và phương pháp được trình bày trong cuốn sách mang độ phổ quát rộng. Đó là những nguyên tắc giúp khơi dậy tình yêu thương, sự tôn trọng, khẳng định và có khả năng áp dụng trong tất cả các mối quan hệ của bạn trong cuộc sống. Tôi tin chắc rằng nếu mỗi người trong chúng ta áp dụng những quy tắc này trong các mối quan hệ của mình, bạo lực và chiến tranh sẽ giảm đi rất nhiều, công sở sẽ ít đình công hơn và thay vào đó là gia tăng năng suất; trong lớp học, trẻ cũng ít gây ra phiền toái hơn, biết chú tâm vào học hành hơn. Không những thế, xã hội sẽ ít người phải vào tù, sống dựa vào trợ cấp xã hội cũng như phải giam mình trong các trung tâm cai nghiện ma tuý. Tôi khuyến khích các bạn nhìn nhận rằng hầu hết các vấn đề xảy ra trên thế giới này đều bắt nguồn từ trong chính gia đình, vì vậy, bằng cách trở thành một người cha, người mẹ tốt, bạn đã và đang có được những đóng góp bền vững nhất giúp giải quyết những vấn đề to lớn, và dường như vô cùng khó chữa mà xã hội chúng ta phải đối mặt trong thời đại ngày nay. Có thể bạn đang là người cha, người mẹ vô cùng tuyệt vời, nhưng cuốn sách có thể sẽ đưa bạn bước vào một cuộc phiêu lưu, nơi bạn có thể chạm đến những nấc thang cao hơn của sự thần kỳ. Liệu có điều gì đáng giá hơn là việc nhận ra rằng mình đang tốt hơn để có thể nuôi dạy con cái trở thành những con người tự tin, quyết đoán, kiên nhẫn, biết ngợi khen, giàu tình thương, có mục tiêu sống, rộng lượng, trung thực, lễ phép và thân thiện? Hãy tưởng tượng ra một thế giới, nơi mà những đứa trẻ sẽ được nuôi dưỡng và trở thành những công dân mang đầy đủ những phẩm chất trên. Bạn có tưởng tượng được Washington D.C sẽ thế nào khi tất cả các chính trị gia đều mang trong mình phẩm chất này? Tôi có thể. Tôi biết Dorothy cũng có thể. Tôi tin chắc rằng đó chính là động lực thúc đẩy những người đang hoạt động trong lĩnh vực “trồng người” như tôi tiếp tục sự nghiệp cao cả này. Làm cha mẹ là một công việc vô cùng cao quý. Đừng bao giờ đánh giá thấp nguồn sức mạnh bạn có được trong công cuộc giúp mở ra một tương lai tươi sáng hơn, không chỉ cho con cái của bạn mà cho tất cả mọi người. Cuốn sách này có thể giúp bạn trở thành hình mẫu cha mẹ bạn hằng mong muốn, nuôi dạy những đứa trẻ mà bạn luôn luôn cảm thấy tự hào và đóng góp vào cuộc cách mạng nhận thức, điều sẽ dẫn tới sự hình thành một thế giới mà tất cả chúng ta đều mong muốn được chung sống. Lời giới thiệu Chuyện kể về bài Thơ “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống” Tôi viết bài thơ “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống” vào năm 1954 dưới dạng một bài báo đăng trên chuyên mục lối sống gia đình sáng tạo hàng tuần của một tờ báo địa phương ở miền nam California. Lúc đó, tôi đang là bà mẹ của một cô con gái 12 tuổi và một cậu con trai 9 tuổi. Ngoài ra, tôi tham gia giảng dạy về đời sống gia đình trong một chương trình giáo dục người lớn tại một ngôi trường địa phương, đồng thời cũng là giám đốc mảng giáo dục cha mẹ của một trường mẫu giáo. Tôi không hề mảy may nghĩ tới rằng bài thơ lại được cả thế giới biết đến như một tác phẩm kinh điển. “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống” là cách thức tôi đáp lại câu hỏi của các bậc phụ huynh trong lớp học về đời sống gia đình của mình. Bài thơ nói lên mối quan tâm của họ về ý nghĩa của hai tiếng cha mẹ. Vào những năm 1950, cha mẹ dạy trẻ bằng cách chỉ bảo chúng nên làm gì và không nên làm gì. Khái niệm hướng dẫn trẻ hầu như không được biết tới. “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống” chỉ ra rằng chính những gì cha mẹ hành xử trong đời sống hàng ngày là ví dụ sống động và có sức ảnh hưởng lớn nhất tới con cái họ. Trong nhiều năm qua, bài thơ đã xuất hiện trên rất nhiều diễn đàn. Thông qua chương trình Ross Products của công ty Abbot Laboratories, Inc., phiên bản rút gọn của bài thơ đã và đang tiếp tục được đưa tới hàng triệu các bậc cha mẹ trong bệnh viện cũng như tới các bác sĩ trong phòng khám của họ. Bài thơ đã được dịch ra mười thứ tiếng và xuất bản trên khắp thế giới. Nó không chỉ được sử dụng rộng rãi bởi giáo viên mà còn bởi cả những vị tăng lữ như một phần của chương trình giảng dạy phương thức làm cha mẹ và đào tạo nhân lực giảng dạy. Dù xuất hiện ở nơi nào thì tôi cũng hi vọng bài thơ này sẽ được coi như một kim chỉ nam đồng thời là nguồn cảm hứng đối với các bậc làm cha làm mẹ trên khắp hành tinh, những người đang phải đối mặt với công việc quan trọng nhất trong cuộc sống của họ - đó là nuôi dạy con cái. “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống” dường như có một sức sống rất riêng. Kể từ thời điểm được xuất bản lần đầu tiên, bài thơ đã bước vào cuộc hành trình của chính nó. Bài thơ đã được chỉnh sửa, trích dẫn hoặc “hoàn cảnh hoá” rất, rất nhiều lần - thường thì tôi chẳng hề hay biết về những sự kiện như vậy. Đôi lần, một vài câu chữ được sửa đổi để thích hợp hơn cho một mục đích cụ thể. Một hôm, trong lúc bước vào một tiệm sách, tôi đã phát hiện ra dòng chữ “Nếu sống trong thế giới tràn ngập sách, trẻ sẽ học được sự khôn ngoan”. Tiêu đề bài thơ cũng được sửa đổi rất nhiều dưới những cái tên như “Kinh thánh của trẻ ” (Nguyên gốc: Children’s Creed), “Kinh thánh của cha mẹ ”(Nguyên gốc: Parents’ Creed) “Những gì một đứa trẻ học hỏi”, hay ở Nhật Bản, nó được ghi dưới cái tên rất phi lý “Cách thức học tập của một đứa trẻ người Mỹ - Ấn (người Mỹ da đỏ)” (dịch giả ở đây dường như tin rằng bài thơ chính là sự thông thái khi dạy con cái của người Mỹ chính gốc”). Dù sao thì, bài thơ vẫn sống sót. Tôi hầu như không phản đối những sự thêm thắt và thay đổi đối với bài thơ, nhưng một vài trong số đó lại bất đồng với quan điểm của tôi. Cụ thể trong một trường hợp, ai đó đã thay đổi câu cuối cùng trong bài thơ thành “Nếu được chấp nhận và sống trong các mối quan hệ bạn bè, trẻ sẽ học cách tìm kiếm tình yêu trên thế giới này”. Tôi cảm thấy câu nhận định này là sai, đặc biệt là ở chỗ không ai có thể đảm bảo về tình yêu cũng như khích lệ việc tìm kiếm tình yêu trên thế giới này. Tình yêu là thứ xuất phát từ bên trong. Một người được yêu thương sẽ lại sản sinh ra yêu thương, nó truyền từ người này sang người khác. Tình yêu không thể được coi là kho báu hay một thứ hàng hoá để có thể tìm kiếm. Câu thơ cuối trong bài thơ của tôi chính xác phải là “Nếu được sống trong môi trường thân thiện, trẻ sẽ hiểu rằng thế giới này là một nơi tốt đẹp để sinh sống”. Câu thơ tạo ra sự kỳ vọng mang hơi hướng tích cực, lạc quan cho trẻ trong quá trình chúng khám phá thế giới xung quanh mình. Hiện tại, nếu bạn có bắt gặp bài thơ “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống” đâu đó trên tạp chí, trên tường nhà của bất kỳ ai hay được dán lên trên mặt tủ lạnh, bạn có thể áp dụng nó vào chính cuộc sống thực tiễn, không cần biết bài thơ có đề tên tác giả hay thậm chí nêu là “tác giả vô danh”. Thời thế thay đổi Cùng với sự thay đổi của tình hình thế giới, tôi cũng có chỉnh sửa bổ sung thêm cho bài thơ của mình. Khi vấn đề giới tính ngày càng bùng nổ, thay đổi lớn nhất về bố cục chính là từ chỗ diễn đạt theo nguyên gốc “Nếu một đứa trẻ sống trong môi trường , nó (tiếng Anh dùng là “he”) sẽ học được ”, vào đầu những năm 80, tôi đã chuyển sang ngôn ngữ phổ quát hơn “Nếu sống trong môi trường , trẻ (tiếng anh dùng là “they”) sẽ học được ”. Cũng trong thời điểm đó, tôi đã tách câu phức “Nếu trẻ sống trong môi trường thành thật và công bằng, chúng sẽ học được đâu là sự thật và cách cư xử công minh” thành hai câu riêng biệt: “Nếu sống trong môi trường thành thật, trẻ sẽ học được đâu là sự thật” và “ Nếu sống trong môi trường công bằng, trẻ sẽ học được cách cư xử công minh”. Trẻ nhìn nhận trung thực và công bằng là hai phẩm chất riêng biệt vì vậy, việc thay đổi này là một sự nhấn mạnh vào giá trị khác biệt của hai phẩm chất trên. Vào năm 1990, tôi thêm vào câu thơ “Nếu sống trong thế giới của lòng nhân ái và sự quan tâm, trẻ sẽ học được cách cư xử lễ phép và tôn trọng người khác”. Với sự gia tăng giao thoa văn hoá như hiện nay, tôi muốn khuyến khích sự phát triển của sự tôn trọng như một nền tảng cốt yếu của việc chấp nhận điểm khác biệt giữa những con người khác nhau trong xã hội. Trong lúc viết cuốn sách này, tôi có cơ hội nhìn nhận lại cụ thể hơn nội dung, đặc biệt là dòng “Nếu sống trong môi trường thành thật, trẻ sẽ học được đâu là sự thật”. Ở những thập niên 50, khi bắt tay vào viết bài thơ, khái niệm “sự thật” dường như vô cùng rõ ràng. Tuy nhiên, bốn mươi năm sau, chúng ta nhận ra rằng có rất nhiều thứ được định nghĩa là sự thật và cũng có vô vàn sắc thái biểu cảm. Vì vậy, tôi quyết định sử đổi thành “Nếu sống trong môi trường thành thật, trẻ sẽ học được cách trung thực”. Tôi cho rằng, với cách diễn dạt này, cha mẹ có thể kỳ vọng một cách thực tế hơn khi trẻ có thể khám phá ra sự trung thực của bản thân. Ngôn từ là chiếc cầu kết nối thế giới Trong nhiều năm, tôi đã xây dựng được mối thân tình một cách tự nhiên đối với độc giả, những người nhận ra tôi là tác giả của bài thơ. Một người mẹ từng tâm sự với tôi rằng “Có thể bà không thích, nhưng tôi đã lưu giữ bài thơ này trong phòng tắm của gia đình”. Đó là nơi duy nhất đem lại cho người mẹ một khoảng không riêng tư. Cô ấy sẽ ngồi vào đó khi cảm thấy mình cần chút không gian yên tĩnh để tự nhắc nhở về vai trò cao cả của mình trên cương vị một người mẹ. Một người cha khác lại kể với tôi rằng anh ấy treo bài thơ trên bàn làm việc của mình trong gara. “Tôi đọc nó mỗi khi tôi ngẩng lên nhìn từ chiếc bàn làm việc”, ông ấy nói. Trong cả hai trường hợp, bài thơ “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống” đều cung cấp cho các bậc phụ huynh cách để nhìn nhận lại bản thân, lấy lại sinh khí và phục hồi quan điểm. Gần đây, có một người bà đã kể với tôi rằng bà ấy đã áp dụng bài thơ của tôi vào mối quan hệ của mình với cháu gái. Bà ấy xem “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống” như một cuốn kinh thánh, được bà áp dụng khi nuôi dạy con cái mình, và giờ là với những thế hệ kế sau. Một bà mẹ khác viết thư cho tôi nói rằng bài thơ “là bài học về cách làm cha mẹ đầu tiên của tôi”. Rất nhiều người chia sẻ với tôi câu chuyện của họ khi áp dụng bài thơ vào cuộc sống, nó khiến tôi nhận ra rằng “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống” giống như một mô hình truyền cảm hứng, giúp đỡ các bậc phụ huynh trở thành hình mẫu họ hằng mong muốn. “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống” nêu lên một thông điệp đơn giản và rõ ràng: Trẻ vẫn đang và sẽ tiếp tục học hỏi từ cha mẹ. Con cái của bạn đang dõi theo bạn. Có lẽ, chúng sẽ chẳng làm theo những gì bạn chỉ bảo chúng thực hiện, mà chắc chắn hơn là sẽ học theo những gì bạn làm trong thực tế. Bạn là những hình mẫu đầu tiên đồng thời cũng là quyền năng nhất trong mắt chúng. Cha mẹ có thể nỗ lực dạy trẻ một vài giá trị nào đó, nhưng trẻ sẽ có xu hướng hấp thụ toàn bộ những gì được biểu đạt qua cảm xúc, thái độ và hành vi ứng xử của cha mẹ trong đời sống hàng ngày. Cách thức bạn biểu đạt và kiểm soát cảm xúc cá nhân sẽ trở thành tấm gương để trẻ ghi nhớ và làm theo trong suốt cuộc đời chúng. Tôi tin rằng, mỗi đứa trẻ đều mang trong mình sự đặc biệt, tính duy nhất và là trung tâm của sự sáng tạo và khôn ngoan. Cha mẹ là người có được đặc ân vô cùng to lớn là chứng kiến quá trình trẻ khơi mở tài năng của bản thân cũng như là người cho phép vẻ đẹp đó toả sáng ra bên ngoài thế giới. Tôi vô cùng thích thú với cách nghĩ rằng bài thơ “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống” được chứng minh là luôn đứng vững trước thử thách của thời gian, giúp cung cấp một cách tiếp cận hợp lý nhất trong sự nghiệp nuôi dạy con cái của lớp lớp các thế hệ gia đình. Bài thơ như một lời nhắc nhở rằng bất cứ lúc nào bạn cũng có thể dành thời gian để xâu chuỗi và hàn gắn lại những gì bạn cho rằng quan trọng trong đời sống gia đình. Tôi hi vọng rằng bài thơ và cuốn sách này sẽ là kim chỉ nam và khơi nguồn cảm hứng trong bạn, giúp bạn thêm tin tưởng vào trực giác cũng như cảm nhận của chính mình khi nuôi dạy trẻ. Hãy ghi nhớ: cần phải biết trân trọng và nuôi dưỡng những giá trị nội lực và cá tính riêng của trẻ trong quá trình trẻ học cách tham gia và đóng góp vào cuộc sống gia đình. Chỉ như vậy, bạn mới có thể kiến tạo ra mối quan hệ cộng tác với trẻ, điều sẽ khuyến khích và hỗ trợ quá trình trẻ trưởng thành, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau như một gia đình. Lần đầu tiếp xúc với bài thơ, hầu hết các bậc cha mẹ đều nói với tôi rằng “Tôi biết cả mà”. Điều này không sai - có thể bạn đã biết hết. Bài thơ là sự kết nối với những gì bạn vốn biết sẵn bằng sự khôn ngoan và trải nghiệm của bản thân. Mục đích tôi viết cuốn sách này là để mở rộng ra ý nghĩa trong từng cặp câu tình huống của bài thơ “Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống”. Tôi thích với việc tưởng tượng ra rằng chúng ta sẽ cùng nhau ngồi lại, thảo luận về cách chung sống “hoà thuận” với trẻ. Tôi hi vọng các bạn sẽ nhận thấy cuốn sách là những kinh nghiệm chia sẻ của chính tôi và bài thơ này sẽ luôn ở đó và hữu ích cho bạn. Trẻ đúng là học cách hành xử theo môi trường chúng sinh sống. Để rồi chúng trưởng thành và sống với những gì chúng đã lĩnh hội được. - Dorothy Law Notle Nếu sống trong môi trường chỉ trích, trẻ sẽ học thói chỉ trích Trẻ em giống như những miếng bọt biển. Chúng hấp thụ mọi thứ chúng ta làm, mọi thứ chúng ta nói. Bọn trẻ học mọi lúc mọi nơi, dù chúng ta có nhận ra mình đang vô tình truyền thụ cho chúng hay không. Chính vì vậy, nếu chúng ta có thói quen chỉ trích đủ thứ - từ bọn trẻ, những người khác cho đến thế giới xung quanh - bọn trẻ cũng sẽ bắt chước chúng ta chỉ trích đối phương, thậm chí tệ hơn, là chỉ trích chính bản thân chúng. Nếu thế, rõ ràng chúng ta đã tiêm nhiễm cho bọn trẻ những mặt tệ hại thay vì những thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Thói quen chỉ trích có thể được biểu đạt thông qua nhiều cách thức - ngôn ngữ, giọng điệu, cử chỉ, hay thậm chí chỉ một cái liếc nhìn. Tất cả chúng ta đều biết cách ném ra cái nhìn chê trách hay lên giọng phàn nàn người khác. Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với cách thức diễn đạt ngôn ngữ và dễ dàng khắc cốt ghi tâm. Cùng một câu nói: “Đến giờ phải đi rồi các con” nhưng một bậc phụ huynh có thể diễn đạt và được trẻ tiếp nhận một cách trọn vẹn, đầy đủ ý tứ và bình thường nhất, song với một người vội vã và thiếu kiên nhẫn thì tín hiệu đưa ra có thể chứa đựng hàm ý đầy trách móc: “Con thật hư quá, lúc nào cũng lề mề”. Mặc dù không có gì đảm bảo cả hai cách diễn đạt trên đều phát huy hiệu quả mong muốn, song trẻ sẽ cảm nhận hai thông điệp trên theo cách hoàn toàn khác nhau, và cách diễn đạt thứ hai chắc chắn sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy tự ti về bản thân. Tất nhiên, ai trong chúng ta cũng có lúc gặp điều khó chịu và buông lời bực dọc. Thậm chí chúng ta có thể không kìm nén được cảm xúc trước mặt lũ trẻ. Song nó không đồng nghĩa với việc thiết lập cuộc sống hàng ngày với thói quen chỉ trích tiêu cực, suốt ngày chỉ chăm chăm soi mói lỗi lầm của trẻ. Chỉ trích thường xuyên - bất chấp hậu quả - sẽ gây ra tác hại tích luỹ về lâu về dài, tạo ra bầu không khí nặng nề và phán xét lẫn nhau trong cuộc sống gia đình. Với tư cách là người làm cha mẹ, chúng ta có quyền lựa chọn - hoặc tạo một bầu không khí chỉ trích và phê bình, hoặc một bầu không khí động viên và khích lệ cho con trẻ. Lúc nóng giận Cô bé Abby, 6 tuổi, đang đứng bên chiếc bàn ăn trong bếp, loay hoay cắm những bông hoa vào chiếc bình nhựa chứa đầy nước. Đột nhiên bình đổ, nước, lá và hoa tung tóe ra khắp bàn. Abby đứng giữa mớ hỗn độn đó, ướt sũng và mếu máo. Đúng lúc đấy mẹ cô bé bước vào. “Ôi trời! Sao con lại có thể vụng về như vậy được nhỉ?”, người mẹ kêu lên, với giọng đầy giận dữ. Ai trong chúng ta cũng đã từng có lúc phát ngôn trong vô thức, không mảy may suy nghĩ như vậy. Lời lẽ ấy được thốt ra nhanh đến nỗi chính bản thân chúng ta cũng kinh ngạc. Có thể chúng ta đang mệt. Có thể chúng ta đang lo lắng vì một thứ gì đó chẳng liên quan. Tuy nhiên, sẽ chẳng bao giờ là quá muộn để kịp thay đổi ngữ điệu và giảm thiểu tác động tiêu cực của những gì chúng ta vừa thốt ra cũng như ngăn chúng làm tổn thương lòng tự trọng của con trẻ. Nếu mẹ của Abby biết dừng lại, bình tĩnh và xin lỗi vì đã mắng cô bé, mọi thứ sẽ được dọn dẹp một cách ổn thoả hơn. Abby sẽ chỉ thấy buồn về sự cố xảy ra mà không hề tự trách móc bản thân. Ngược lại, nếu mẹ của Abby tiếp tục cằn nhằn, cô bé sẽ bắt đầu cho rằng mình là một kẻ bất tài và vụng về. Mặc dù vậy, kiềm chế cơn giận là việc hoàn toàn không đơn giản, thậm chí ngay cả khi chúng ta hiểu điều đó là tốt cho trẻ. Hầu hết cha mẹ đều phải rất nỗ lực để hiểu và biết chịu trách nhiệm về những phản ứng cảm xúc của mình. Thay vì mắng mỏ trẻ, chúng ta có thể phản ứng theo một cách khác, chẳng hạn hỏi trẻ: “Chuyện gì xảy ra thế con?”. Câu hỏi này giúp lái trọng tâm cuộc hội thoại từ đứa trẻ sang sự kiện vừa xảy ra. Nó không những giúp giải phóng trẻ khỏi tâm lý mặc cảm và tội lỗi, mà còn tạo không gian học hỏi mang tính xây dựng. Bằng cách khuyến khích trẻ kể lại một chuỗi sự kiện đã xảy ra, bạn có thể cùng con xem xét từng ngữ cảnh, và biết đâu có thể cùng trẻ khám phá ra cách thức biểu đạt khác tốt hơn trong tương lai. Chúng ta có thể tránh được một số việc không hay nếu biết dành nhiều thời gian hơn để lên kế hoạch, và thiết lập các giới hạn ngay từ khi khởi động. Trong hầu hết các trường hợp, mục đích của bọn trẻ là luôn muốn làm hài lòng người lớn, do đó chúng ta có thể giúp trẻ làm điều đó dễ dàng hơn bằng cách diễn đạt rõ ràng điều chúng ta muốn ngay từ đầu. Những lời khuyên cho trẻ phải rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi và cần được diễn đạt theo cách giúp trẻ có được những thông tin cụ thể làm kim chỉ nam cho hành vi của chúng sau này. Vào một ngày mưa gió, cậu bé Ben, 4 tuổi, xin phép mẹ cho mình và các bạn chơi nặn các con vật bằng đất sét. Dù đang bù đầu với đống hóa đơn, song mẹ của Ben nghĩ rằng nếu chỉ gật đầu đồng ý và mặc kệ lũ trẻ nghịch ngợm đống đồ chơi thì không ổn chút nào. Cô đứng dậy và lôi ra một tấm rèm che nhà tắm cũ kỹ mà cô vẫn giữ lại để dành cho những dịp như thế này. Trải tấm rèm ra sàn, cô ấy giải thích cho lũ trẻ: “Các con ngồi vào giữa tấm rèm và chúng ta có thể dọn dẹp mọi thứ thật ngăn nắp. Sẽ có rất nhiều chỗ cho trang trại động vật của các con đấy”. Trong khi các bạn đang bận nặn đất trong khuôn viên cho phép, Ben quay sang hỏi mẹ: “Mẹ cho bọn con dùng một vài con dao trong bếp nhé?”. “Không được, dao không phải là đồ chơi đâu con. Các con nghĩ sao nếu chúng ta sử dụng những chiếc khuôn cắt bánh quy nhỉ?”, người mẹ trả lời. “Vâng. Thêm cả một vài chiếc thìa gỗ nữa, mẹ nhé?”, Ben lại hỏi. “Chắc chắn rồi”, mẹ của Ben đồng ý và lấy ra một mớ các dụng cụ làm bếp và không quên dặn lũ trẻ, “Nhưng các con phải nhớ giúp mẹ rửa sạch đống đồ này đấy nhé”. Vài phút chỉ dẫn ban đầu cho lũ trẻ có thể làm gián đoạn đôi chút công việc của người mẹ, song chúng lại giúp cô không phải bực bội thu dọn đống đất sét trên thảm cũng như phải cố nén nhịn không mắng mỏ lũ trẻ vào cuối buổi. Lời khuyên của mẹ ngay từ đầu còn giúp Ben có cơ hội thỏa thuận với mẹ về những thứ trong bếp cậu bé có thể dùng làm đồ chơi. Mặc dù cách tiếp cận này hơi mất thời gian, song nó đưa ra cho trẻ những lựa chọn và là cơ hội tốt để chúng luyện tập cách thức ra quyết định. Bên cạnh đó, được tham gia đề xuất ý kiến trong các công việc hàng ngày còn giúp trẻ có cái nhìn tích cực về bản thân cũng như rèn luyện để trở thành một con người tháo vát. Trên thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian hoặc biết lo xa là mình cần phải kiểm soát mọi thứ một cách cẩn thận theo ý muốn. Một ngày nọ, một người bạn của tôi hối thúc cô con gái Katie 5 tuổi của mình ra khỏi nhà để làm một đống việc lặt vặt, bao gồm cả việc cắt tỉa tóc. Cô ấy liên tục giục giã: “Nhanh lên con yêu. Chúng ta còn phải đi cắt tóc cho con nữa. Mẹ không muốn bị muộn đâu”. Đột nhiên, Katie tỏ ý phụng phịu không muốn đi cắt tóc, người mẹ liền nổi cáu và mắng cô bé là đồ “ương ngạnh”. Katie tỏ ra buồn bã và chẳng chịu nói thêm lời nào nữa. Đối với một người lớn, lời lẽ của mẹ Katie chẳng lấy gì nghiêm trọng, song với cô bé, sự việc trở nên trầm trọng với ý nghĩa: “Con là một đứa trẻ xấu vì con cứng đầu”. Cuối cùng, khi bình tĩnh trở lại, Katie giải thích với mẹ rằng cô bé muốn nuôi tóc mái và không muốn cắt ngắn. Người mẹ, sau khi nhận ra lý do, bắt đầu nhìn cô bé một cách ngờ vực. “Thôi được, con yêu”, cô nói, “Chúng ta sẽ giải thích với thợ cắt tóc và không để họ cắt tóc mái của con”. Nếu mẹ Katie chịu khó thỏa thuận với cô bé về việc cắt tóc trong bữa sáng, có lẽ cả hai mẹ con đã không phải tranh cãi bực dọc như vậy. Tất nhiên, dù khéo léo và kiên nhẫn tới mức nào, hay có lường trước mọi thứ đến đâu, sẽ vẫn có những lúc chúng ta bất đồng với trẻ. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cần tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn với thiệt hại xung đột ở mức tối thiểu. Sẽ chẳng có ai giành chiến thắng nếu mọi thứ rơi vào bế tắc. Mẹ của Katie cuối cùng đã tôn trọng quyền quyết định được cắt tóc theo ý thích của cô bé. Việc cùng nhau kiểm soát những vấn đề nhỏ nhặt như vậy sẽ giúp tạo nền tảng tin tưởng lẫn nhau giữa hai mẹ con trong các cuộc đàm phán trong tương lai, đặc biệt khi trẻ bước vào tuổi dậy thì. Khi lớn lên, nếu bọn trẻ hiểu rằng bố mẹ lúc nào cũng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của chúng, chúng sẽ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác với chúng ta để giải quyết rắc rối. Cách trò chuyện với trẻ Thường thì, việc mắng mỏ bọn trẻ cũng chỉ là vì chúng ta mong muốn chúng nhận ra và làm tốt hơn, tốt hơn nữa. Có lẽ, đây cũng là cách mà hầu hết cha mẹ chúng ta áp dụng với bản thân chúng ta khi còn nhỏ. Cũng có khi ta trút giận lên trẻ chỉ vì trong lòng có điều gì đó bức bối và căng thẳng. Thế nhưng trẻ lại không coi việc bị chỉ trích là một động lực khuyến khích. Sự chỉ trích, đối với một đứa trẻ, là một sự xúc phạm cá nhân, chúng sẽ quay ra cảnh giác thay vì hợp tác. Hơn nữa, bọn trẻ cũng sẽ không hiểu việc bị chê trách là nhắm đến hành động của chúng, thiên hướng chúng sẽ tự chĩa mũi giáo về bản thân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thẳng thắn phê bình hành động của trẻ. Nếu chịu khó dành ít phút cân nhắc về hệ quả trước khi nói, chúng ta vẫn có thể đạt được mục đích mà không làm tổn thương tới cảm xúc của con. Dù bất cứ điều gì xảy ra đi chăng nữa, bạn cũng nên nói rõ với trẻ rằng con rất ngoan, song hành động vừa rồi là không đúng. Nghe thấy tiếng loảng xoảng ngoài phòng khách, cha của William ngay lập tức hiểu điều gì vừa xảy ra. Anh bình tĩnh đi từ bếp lên và tiến tới chỗ cửa sổ, nơi vương vãi những mảnh kính vỡ. Bên ngoài cửa sổ là cậu con trai tám tuổi, với khuôn mặt đầy vẻ bàng hoàng và sợ hãi. Dưới chân cậu bé là chiếc gậy bóng chày và quả bóng thì nằm lăn lóc trên sàn phòng khách. “Giờ thì chàng trai, con đã hiểu vì sao phải ra quy định ‘Cấm chơi bóng gần nhà’ chưa?”, người cha cất tiếng hỏi. William cúi mặt đáp: “Con biết rồi, thưa cha. Con đã cẩn thận lắm rồi”. “Không, Will à, luật chơi không đề cập đến việc cẩn thận, vấn đề được quy định là về khoảng cách kia”, người cha nghiêm giọng. “Con xin lỗi”, William trả lời với hy vọng chấm dứt cuộc tranh luận. Người cha nghiêm nghị nhìn cậu con trai nhỏ và nói: “Giờ thì chúng ta cần phải tính toán chi phí để sữa chữa chiếc cửa sổ này, sau đó sẽ cân nhắc xem con cần tiết kiệm tiền tiêu vặt trong bao lâu để hoàn thiện nghĩa vụ đền bù thiệt hại”. William từ từ nuốt từng lời cha nói và bắt đầu nhận ra hậu quả của lỗi lầm mình vừa gây ra. Trong khi đó, cha của William cũng thấy tránh nhiệm đang đè nặng lên hai vai nhỏ bé của con trai mình. Thế là, anh quay sang thú nhận với cậu bé, đang chăm chú lắng nghe từng lời của mình: “Con biết không, lúc bằng tuổi con bây giờ, ông nội cũng từng bắt cha phải tự bỏ tiền sửa vì tội làm vỡ cửa sổ đấy”. “Thật ạ?” “Đó là một nhiệm vụ tốn kha khá thời gian”, người cha trả lời. “Nhưng từ đó trở đi, cha không bao giờ làm vỡ thêm bất cứ cái cửa sổ nào nữa. Bây giờ thì con hãy mang chổi và hót rác lại đây, chúng ta sẽ quét dọn chỗ kính vỡ này”. Trách móc và hình phạt không tạo nên sự gần gũi, mà chỉ khiến trẻ xa cách bạn. Sự thật là tất cả chúng ta đều mắc sai lầm, và rồi những sự cố không hay vẫn xảy ra. Những lúc như vậy, việc đưa ra những thông điệp hữu ích sẽ giúp trẻ rút ra bài học kinh nghiệm, thấy rõ mối quan hệ giữa việc chúng vừa gây ra với sự kiện trong quá khứ, đồng thời hiểu rõ điều chúng cần làm để sửa chữa và sắp xếp lại mọi thứ. Cằn nhằn, cằn nhằn, cằn nhằn Có thể chúng ta không nhận ra, liên tục cằn nhằn và phàn nàn cũng là một hình thức chỉ trích. Ẩn sau những lời cằn nhằn là thông điệp: “Mẹ không tin con sẽ nhớ làm điều đó hoặc cư xử cho phải phép”. Cách nói tiêu cực như vậy không những không giúp ích cho trẻ, mà còn gây phản tác dụng với chính chúng ta. Khi bị cằn nhằn thường xuyên, bọn trẻ, từ bé tới lớn, sẽ học cách “giả điếc” với bố mẹ, đặc biệt là những cô bé, cậu bé tuổi dậy thì. Thay vì cằn nhằn, tốt hơn hết là bạn hãy thiết lập hệ thống những thói quen có thể dự đoán với kỳ vọng hợp lý. Chẳng hạn như, tôi thường khuyên các bậc cha mẹ áp dụng một cách thức đơn giản nhưng hiệu quả khi muốn nhắc nhở con mình làm gì, đó là: đừng bao giờ nói “đừng quên”, mà thay vào đó là “hãy nhớ”. Hãy nói với con trẻ những gì bạn muốn chúng ghi nhớ và thực hiện: “Nhớ bỏ tất vào giỏ quần áo bẩn con nhé” hay “Nhớ để con búp bê ở nhà đấy”. Cách nói như vậy sẽ giúp tạo sắc thái khích lệ - điều vô cùng quan trọng với trẻ ở mọi lứa tuổi, và làm nên sự khác biệt vô cùng to lớn. Nó đặc biệt hữu ích với những trẻ còn nhỏ, đang làm quen với cuộc sống gia đình. Hơn tất thảy, hãy dành cho trẻ niềm tin để hoàn thiện mình. Những lời khen ngợi như “Con thật là ngoan khi phụ mẹ cho tất bẩn vào giỏ” sẽ giúp trẻ hiểu bạn đang tán dương và kỳ vọng gì ở chúng. Giống như cằn nhằn, phàn nàn cũng là một cách phi hiệu quả để dạy dỗ, cũng như khiến trẻ thay đổi. Phàn nàn chủ yếu xoay quanh những khó khăn, sự kém cỏi hay nỗi thất vọng, chứ không phải các giải pháp. Chẳng ai trong chúng ta muốn con mình nhìn thế giới bằng con mắt tiêu cực và thụ động, cũng như chỉ biết phàn nàn khi đối mặt với khó khăn. Hãy bắt tay vào hành động thay vì ngồi kêu ca, hãy tạo thật nhiều giải pháp sáng tạo và để trẻ lựa chọn một trong số chúng. Nếu ngẫm lại xem mỗi ngày mình phàn nàn bao nhiêu lần, chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mình phàn nàn nhiều như thế nào, từ công việc cho đến mọi người xung quanh, thậm chí cả thời tiết. Có thể trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta cũng phải than thở một chút, nhưng nhớ rằng khi đã làm cha mẹ, tốt nhất hãy thiết lập chế độ “đừng than vãn”. Trong muôn kiểu than vãn, than thở về vợ hoặc chồng là điều tối kỵ nhất. Nó khiến bọn trẻ cảm thấy cần phải lựa chọn đứng về phía cha hoặc mẹ. Vô tình bạn đã khiến con mình vướng vào rắc rối hôn nhân của người lớn. Đây là điều hoàn toàn không có lợi cho trẻ, bởi nó khiến trẻ cảm thấy bị giằng xé giữa tình cảm dành cho cả hai. Tương tự, than thở về ông hoặc bà cũng khiến bọn trẻ rơi vào tình thế khó xử. Nếu cảm thấy không hài lòng với hai bên nội, ngoại, chúng ta nên nói riêng với một nửa của mình và tránh không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ tốt đẹp giữa bọn trẻ và ông bà. Sớm muộn gì, bọn trẻ cũng sẽ nhận ra những rắc rối trong gia đình, nhưng đừng để những lời than vãn của chúng ta đè nặng lên vai chúng. Không những thế, bọn trẻ cần được thấy những người lớn trong gia đình đối xử với nhau bằng sự tôn trọng, cả trong lời nói lẫn hành động. Thông qua ứng xử của người lớn, trẻ sẽ học về các mối quan hệ cũng như cách hòa thuận với những người thân trong gia đình. Hoà mình cùng niềm hạnh phúc của con trẻ Bọn trẻ không ngừng học hỏi từ chúng ta. Ngược lại, chúng ta cũng học được nhiều điều từ chúng. Sau một buổi đi chơi tối, một vài người bạn của tôi chỉ chăm chăm lùa hai cậu con trai, bảy và tám tuổi, ra khỏi ô tô và bắt chúng lên giường càng nhanh càng tốt. Như thường lệ, chẳng cậu nhóc nào chịu đi ngủ sớm. Khi cả gia đình trở về nhà, cậu con trai nhỏ hỏi: “Liệu chúng ta có thể ngắm sao một chút không ạ?”. Cha mẹ cậu bé dừng lại một lúc. Họ có quyền lựa chọn. Họ có thể nói: “Con đúng là đứa thích trì hoãn. Đừng bướng bỉnh như thế. Muộn quá rồi, con cần lên giường đi ngủ”. Nhưng họ đã không làm như vậy. Đêm đó, họ đã dành vài phút để tận hưởng bầu trời đêm cùng niềm hân hoan ánh trên khuôn mặt hai cậu con trai. “Ngắm sao” hoàn toàn khác với “nhìn sao”. Với người lớn, họ chỉ ghé mắt “nhìn sao” và nhanh chóng chuyển sang những việc cần phải làm. Ngược lại, bọn trẻ “ngắm những vì sao” bằng cả sự kinh ngạc và niềm hân hoan. Những bài học của trẻ về cách nhìn nhận thế giới sẽ giúp tạo nên trải nghiệm tươi mới về cuộc sống gia đình, ở đó chúng ta có thể học hỏi và trưởng thành cùng trẻ. Nếu sống trong môi trường thù địch, trẻ sẽ học thói gây gổ Chẳng ai trong chúng ta thừa nhận mình là một người hiếu chiến. Chúng ta ý thức được rằng gia đình chúng ta trong sạch, khác với nạn bạo hành gia đình hay ngược đãi nhan nhản trên khắp các trang báo. Nhưng, chúng ta vẫn có thể vô tình tạo ra một bầu không khí xung đột nhè nhẹ dưới mái ấm của mình bằng việc kìm nén giận dữ, điều mà dần dần khiến cột trụ gia đình mục ruỗng và sẵn sàng sụp đổ bất cứ lúc nào. Tất nhiên, văn hoá ứng xử loài người là nguyên nhân của rất nhiều điển hình về sự hiếu chiến và gây gổ. Trong giây phút chúng ta ngồi đây đọc cuốn sách này thì đâu đó trên thế giới, chiến tranh vẫn đang xảy ra. Ngay cả trên đất nước này, mặc dù chúng ta căm ghét những tội ác, sự ngược đãi, đánh lộn nhưng nó vẫn là một phần trong cuộc sống hàng ngày. Không những thế, trẻ em cũng có hàng ngàn cơ hội tiếp xúc với những hình ảnh về bạo lực, chiến tranh qua ti vi và phim ảnh. Thái độ thù địch thậm chí có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong hoạt động thường ngày của lũ trẻ: những tranh cãi giữa anh chị em trong nhà, giữa bạn học ở trường hay chứng kiến những xung đột của người lạ trên đường, trên xe hay bên nhà hàng xóm. Bọn trẻ cũng có thể phải đối mặt với những cuộc cãi lộn giữa cha mẹ với người khác, với sếp và với những người xung quanh. Sống trong môi trường thù địch khiến bọn trẻ dễ bị tổn thương. Một số trở nên hung bạo, lúc nào cũng trong trạng thái được lập trình sẵn để phản kháng lại rắc rối xung quanh hay thậm chí tìm kiếm những rắc rối này. Số khác thì trở nên hoảng sợ. Chúng tránh xa mọi xung đột nhiều nhất có thể, dù chỉ là đôi chút căng thẳng nhẹ nhàng. Sự phân tầng này dễ dàng quan sát thấy trên bất kỳ sân chơi tại trường tiểu học nào. [...]... rào cản cho trẻ Trẻ cần tự mình hoàn thành công việc để có thể phát triển sự tự tin Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu không giúp đỡ trẻ thì có thể gây hại cho trẻ Khi trẻ cảm thấy lúng túng và quá sức, phụ huynh cần can thiệp để giúp trẻ lấy lại tự tin, thay vì tước đoạt nó Trong một vài trường hợp khác, cách tốt nhất là hãy giúp đỡ trẻ trong giai đoạn khởi đầu, và sau đó khuyến khích trẻ hành... là: trẻ cởi mở với chúng ta, chúng ta lắng nghe những tâm sự của trẻ, đưa ra những nhận định trên quan điểm của chúng ta theo cách mà giúp trẻ phát triển thói quen tự lập, chú ý là đưa ra quan điểm chứ không phải là chỉ bảo Hãy khuyến khích tư duy độc lập với trẻ ở ngưỡng tuổi thanh thiếu niên, đừng rập khuôn trẻ phải trở thành những người chỉ biết ngoan ngoãn thực thi mệnh lệnh sắp đặt Tôn trọng trẻ. .. biến tâm lý trẻ, cho dù có thấy vô lý đến đâu thì trẻ cũng có quyền tối thiểu bày tỏ cảm xúc cũng như có nhu cầu chính đáng được quan tâm và hồi đáp Khi trẻ lớn lên, quyền này có thể được điều tiết bởi trách nhiệm xã hội, khiến trẻ biết cách bộc lộ một cách hợp lý và tôn trọng đối phương hơn Nhưng, giờ cho đến lúc đó, sẽ chẳng ích gì khi bạn cố gắng phớt lờ hay làm trẻ hổ thẹn Cho phép trẻ sống đúng... hổ và ngượng ngùng nữa Nếu sống trong môi trường đố kỵ, trẻ sẽ học thói ghen tị Đố kỵ - con quái vật mắt xanh Hình tượng ẩn dụ tập trung miêu tả đôi mắt phản ảnh vô cùng chân thực về cảm xúc chúng ta hay gọi là Đố kỵ hay Ghen tị Đố kỵ bắt nguồn từ cách chúng ta quan sát và nhìn nhận sự việc Cùng là sân cỏ ngoài vườn, chiếc ô tô đi lại hay ngôi nhà sinh sống, chúng ta có hai cách nhìn: hoặc là tận hưởng... với họ thì bọn trẻ cũng sẽ bước theo vết xe đổ để rồi chìm ngập trong cuộc sống đầy rẫy sự đố kỵ và thất vọng Chúng ta cần học cách kiểm soát sự đố kỵ của mình, tạo ra không gian sống, nơi mà trẻ biết bằng lòng với những gì mình có Cái gì của bạn cũng tốt hơn của tớ Quan sát, nhận diện và so sánh là những hành vi hoàn toàn bình thường, tự nhiên và vô cùng cần thiết trong cuộc sống, giúp trẻ phát triển... teen, trẻ có xu hướng quan tâm đến nhận định của các bạn bè đồng trang lứa hơn là của cha mẹ Chúng thích phủ đắp lên mình những thứ mang tính vật chất để khoe mẽ và trưng diện Đây cũng là giai đoạn trẻ học cách suy nghĩ một cách trừu tượng và triết lý nhất Hơn lúc nào hết, chúng cố gắng thiết lập chỗ đứng của mình trong cộng đồng Quá trình này có thể gây ra đôi chút chán nản, nên trẻ có thể chọn cách. .. người chồng/ người vợ của mình, từ bạn bè hay từ người thân trong gia đình hay trong một số trường hợp là cách chúng ta bày tỏ sự quan tâm lo lắng cho họ Cách nhìn nhận ra cảm xúc và giải quyết vấn đề của chúng ta sẽ được trẻ coi là hình mẫu để học tập và áp dụng trong cuộc sống Nếu sống trong sự thương hại, trẻ sẽ cảm thấy tự thương hại bản thân Sự thương hại bản thân cũng đồng nghĩa với việc tự đào... gái Trẻ có quyền bày tỏ cảm xúc Đôi khi người lớn cũng khó có thể tưởng tượng ra được những gì đang diễn ra bên trong nội tâm trẻ Do đó, việc một đứa trẻ buồn bã hay tức giận dường như chỉ đáng để chúng ta coi là ngớ ngẩn hay phi lý Nhưng, cần phải nhớ rằng, trẻ đang trong giai đoạn học hỏi cách biểu đạt cảm xúc cá nhân và chưa thể rạch ròi cũng như hành động một cách chín chắn Điều cần thiết là tạo. .. cho bản thân chúng ta, cho gia đình và cho xã hội Tóm lại, hành động thường nhật của chúng ta là nhân tố tạo nên triết lý sống cho cả gia đình, điều mà con cái chúng ta sẽ thấm nhuần và truyền đạt lại cho những thế hệ tương lai - cháu chắt của chúng ta Nếu sống trong môi trường lo sợ, trẻ sẽ trở nên e dè Trẻ con luôn thích tự thử thách mình trong các thái cực của sự sợ hãi Chúng thích các trò chơi hăm... vời của bản thân, để từ đó nói lời tạm biệt với sự tủi thân và đón chào sự tự tin mới Bằng việc tin tưởng trẻ, chúng ta đã truyền cho trẻ sự tự tin vào chính bản thân mình Điều này quan trọng hơn tất cả những nỗ lực đo lường “độ tủi thân” từng ngày của trẻ Nếu sống trong môi trường bị cười chê, trẻ sẽ trở nên nhút nhát Bản chất của chế nhạo là sự tàn nhẫn Đáng buồn, nhiều người lại coi đó như một thứ . đều mong muốn được chung sống. Lời giới thiệu Chuyện kể về bài Thơ Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống Tôi viết bài thơ Trẻ học cách hành xử theo môi trường sống vào năm 1954 dưới dạng. phức “Nếu trẻ sống trong môi trường thành thật và công bằng, chúng sẽ học được đâu là sự thật và cách cư xử công minh” thành hai câu riêng biệt: “Nếu sống trong môi trường thành thật, trẻ sẽ học. cho bạn. Trẻ đúng là học cách hành xử theo môi trường chúng sinh sống. Để rồi chúng trưởng thành và sống với những gì chúng đã lĩnh hội được. - Dorothy Law Notle Nếu sống trong môi trường chỉ