Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 166 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
166
Dung lượng
263,95 KB
Nội dung
Lời nói đầu Với vai trò là một nhà nghiên cứu giáo dục gia đình, tôi thường thấy các bậc phụ huynh than phiền rằng: “Đứa trẻ nhà tôi ham chơi quá đi thôi”, “tôi thật hết cách với nó, đầu óc cũng khá thông minh chỉ có điều ham chơi quá”. Đứng trước tình trạng trẻ ham chơi, không ít các bậc phụ huynh lòng nóng như lửa đốt, mong muốn chóng tìm ra phương pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Cần phải nói rằng, ham chơi là thiên tính của trẻ nhỏ, vui chơi nô đùa cũng có tác dụng tích cực đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trong lúc vui chơi trẻ nhận biết được sự phong phú, đa dạng, muôn hình muôn vẻ của thế giới, phát triển năng lực nhận thức của bản thân, bồi dưỡng, huấn luyện sự hứng thú. Chính vui chơi đã thúc đẩy trẻ trưởng thành một cách sinh động, sôi nổi, thực sự thể nghiệm được khoảng thời gian tươi đẹp cuả tuổi ấu thơ và tuổi thanh thiếu niên. Có thể nói, vui chơi chính là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong quá trình trưởng thành, khôn lớn của trẻ. Bậc làm cho làm mẹ nên cố gắng cho trẻ không tự do vui chơi, thực sự bảo đảm quyền lợi được vui chơi của trẻ. Mặc dù vậy, làm việc gì cũng nên có một “độ” vừa phải. Trẻ có thể hưởng thụ quyền lợi được vui chơi, nhưng không được quá đà thành “ham chơi”. Nếu trẻ chỉ dồn tâm trí vào vui chơi thì sẽ ảnh hưởng đến việc học của trẻ, không có lợi cho sự phát triển trí tuệ và năng lực của trẻ. Chơi trò chơi điện tử, nghe nhạc, lên mạng internet, miệt mài xem ti vi, chơi các trò chơi một cách vô độ, có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự trưởng thành lành mạnh của trẻ. Ham chơi dễ làm nhụt chí. Đối với những trẻ đang trong thời kì trưởng thành cần học tập kiến thức nhưng bản tính ham chơi không chỉ khiến trẻ mất đi lí tưởng, động lực để học tập và ý chí cầu tiến trong học tập mà còn làm mất đi thời cơ để hình thành nên phẩm chất, tính cách đạo đức tốt, có hại cho sự phát triển thể chất lành mạnh của trẻ. “Lúc còn trẻ không nỗ lực, lúc già yếu sẽ đau buồn”, cuối cùng trẻ sẽ bị mất đi những năm tháng tươi đẹp của tuổi thanh xuân. Vậy thì làm thế nào khi trẻ ham chơi? Có thể nói rằng, câu hỏi này đã bày ra trước mắt các bậc phụ huynh một vấn đề khó giải quyết, đồng thời cũng mang đến những người làm công tác nghiên cứu giáo dục chúng tôi một vấn đề vô cùng nan giải. Vì tương lai của thế hệ trẻ, vì tương lai của nước nhà, chúng tôi cảm thấy rằng, trên vai mình có một trọng trách vô cùng nặng nề, to lớn. Để tìm ra được kế sách hay, sửa chữa, uốn nắn trẻ ham chơi, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn hàng nghìn gia đình, có những cuộc nghiên cứu điều tra tại hàng trăm trường học. Kết quả phỏng vấn, nghiên cứu, điều tra khiến chúng tôi nhận ra rằng: Giải quyết vấn đề trẻ ham chơi là cả một công trình, tức là không những phải chữa trị những biểu hiện bên ngoài, mà quan trọng hơn nữa là phải chữa trị tận gốc, tức là phải nâng cao nhận thức của bản thân trẻ, cần sự phối hợp tích cực của cha mẹ và giáo viên. Dựa trên nền tảng cơ bản của nhiều cuộc điều tra nghiên cứu, chúng tôi đã viết cuốn sách “Làm thế nào khi trẻ ham chơi” này. Quyển sách này trước tiên phân tích, mổ xẻ phương pháp giáo dục sai lầm của các bậc phụ huynh bỏ mặc trẻ tự do, thoải mái, thích làm gì thì làm dẫn đến việc trẻ ham chơi vô độ; có bậc cha mẹ do quản lý quá nghiêm khắc, dùng những biện pháp gây áp lực lớn dẫn đến tính phản nghịch ham chơi của trẻ; phần đông các vị phụ huynh do không nắm được một cách đúng đắn và chính xác phương pháp giáo dục trẻ, không thể hướng dẫn một cách đúng đắn thiên tính “vui chơi” của trẻ, không thể giải quyết đúng đắn, hợp lý mối quan hệ giữa “học” và “chơi” dẫn đến việc trẻ ham chơi, thậm chí có một số trường hợp chính bản thân các bậc phụ huynh là một kẻ ham chơi, lên mạng, đánh bạc, thứ gì cũng thông thạo, dẫn đến việc trẻ bắt chước tính ham chơi. Tiếp đến, quyển sách này giới thiệu các biện pháp hữu hiệu và cụ thể cho từng trường hợp để thay đổi, sửa chữa, uốn nắn trẻ ham chơi. Ví dụ các biện pháp khiến trẻ tiếp nhận sự hạn chế của quy tắc, điều lệ; giúp trẻ tránh xa ti vi và mạng internet, tích cực dạy trẻ làm bài tập; hướng dẫn trẻ từ bỏ “trốn học” hướng dẫn trẻ có những mối quan hệ giao lưu chính đáng, sửa chữa uốn nắn tâm trạng chán học của trẻ,… Ngoài ra quyển sách này còn dùng một số lượng trang sách lớn để hướng dẫn làm thế nào để trẻ tự giác, chủ động học tập, làm thế nào để có thể chuyển nhược điểm của trẻ ham chơi thành ưu điểm, cống hiến kế sách cho đông đảo các bậc phụ huynh. Quyển sách này có tính tối ưu đối với hoạt động “vui chơi” trong xã hội ngày nay, những phương pháp và kế sách được nêu ra để giải quyết vấn đề ham chơi của trẻ có tính thực dụng cao. Tin rằng dưới sự hướng dẫn của chúng tôi được thể hiện qua cuốn sách này, con của bạn chắc chắn sẽ từ bỏ được thói “ham chơi”, chuyển từ “ham chơi” sang “ham học”, giúp trẻ thành tài trong quá trình học tập, trưởng thành trong sự vui chơi lành mạnh. Chương 1: Trẻ ham chơi: cha mẹ vô cùng lo lắng, buồn phiền Trẻ ham chơi đã trở thành nỗi lo lắng, buồn phiền của rất nhiều bậc phụ huynh. Có phụ huynh buồn rầu nói: “Chỉ có mỗi một đứa con, cung phụng, chăm sóc chẳng khác nào chăm bố mẹ, muốn gì được nấy nhưng nó lại chỉ biết vui chơi, suốt ngày chơi điện tử, nghe nhạc, lên mạng internet, xem tivi Điều quan trọng nhất là học thì không biết, chẳng có chí tiến thủ tí nào. Không biết sau này nó có thể làm được việc gì đây”. Lời than phiền này cũng chính là tiếng lòng của rất nhiều bậc cha mẹ. Họ lo lắng cho tương lai của con mình, điều này không phải không có lí. Đúng là có một số trẻ ham chơi, sao nhãng học hành, bỏ lỡ tiền đồ, chôn vùi tuổi thanh xuân tươi đẹp. Quá ham chơi chắc chắn sẽ làm mất nhiệt huyết học tập của trẻ. Các trò chơi sẽ trói buộc và làm mê hoặc tâm hồn trong sáng, ngây thơ của trẻ, có tác hại vô cùng nghiêm trọng đối với sự phát triển và trưởng thành lành mạnh của trẻ. Muốn thay đổi tình trạng này nhất định phải tìm ra được yếu tố then chốt dẫn đến việc trẻ ham chơi và thay đổi phương pháp giáo dục không đúng đắn của các bậc phụ huynh. Với sự chỉ bảo, huớng dẫn và cưỡng chế đúng đắn sẽ uốn nắn được thói xấu ham chơi của trẻ, đưa việc học của trẻ vào quỹ đạo đúng đắn. I. Trẻ ham chơi – tâm bệnh của cha mẹ Tất cả trẻ con đều thích vui chơi, vui chơi chính là thiên tính bẩm sinh của trẻ. Nhưng cũng có một số trẻ chơi quá nhiều, quá mức chỉ có hại mà không có lợi, vì thế mới có câu nói “chơi nhiều nhụt chí”. Rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng cho con mình vì lo sợ chúng quá ham chơi dẫn đến suy giảm ý chí. Có bậc cha mẹ dùng phương pháp cứng rắn áp đặt, cướp đi quyền được vui chơi của trẻ, điều này làm nảy sinh tâm trạng “chống đối” cha mẹ ở trẻ. Hầu như đứa trẻ nào cũng bị cha mẹ trách mắng vì nô đùa, giữa cha mẹ và con trẻ thường nổ ra cuộc “chiến tranh” do trẻ quá ham chơi. Trong cuộc “chiến tranh” kéo dài này, có thể do quá coi thường trí tuệ của trẻ nên cha mẹ luôn trở thành kẻ bại trận. Có một câu nói rất hình tượng, “không phải quân địch quá lợi hại mà do quân ta vô dụng”. Vì vậy, từ trước đến nay, trẻ ham chơi đã trở thành tâm bệnh khó chữa của các bậc cha mẹ. 1. Ham chơi là khuyết điểm chung của trẻ và là tâm bệnh của cha mẹ Ham chơi là khuyết điểm chung của trẻ, không có đứa trẻ nào không muốn vui chơi. Một vị giáo sư ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã tiến hành điều tra các học sinh ở hơn 10 lớp ông giảng dạy, câu hỏi đặt ra là bạn có thích chơi không, câu trả lời là 100% thích chơi. Các nhà nghiên cứu cũng đúc kết được tác dụng của việc vui chơi, họ cho rằng: Vui chơi có thể làm phong phú cuộc sống của chúng ta, vui chơi có thể làm phong phú tình cảm của chúng ta, vui chơi có thể kích thích cảm hứng sách tạo. Nhưng làm việc gì thì cũng phải có mức độ, nhất là vui chơi, vượt qua mức độ cho phép thì việc tốt cũng biến thành việc xấu. Rất nhiều trẻ do ham chơi mà đã để quãng thời gian tốt nhất cho việc học tập trôi qua một cách vô ích, bỏ phí sự nghiệp học hành, thậm chí uổng phí cả một đời. Có một số trẻ ham chơi, ở trên lớp bày đủ trò nghịch ngợm, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nghe giảng của bản thân mình mà còn phá vỡ kỉ luật của lớp. Ham chơi là khuyết điểm chung của trẻ và cũng là tâm bệnh của các bậc cha mẹ. Quá ham chơi sẽ huỷ hoại cuộc đời và tiền đồ của trẻ, trụ cột tinh thần và niềm hi vọng của cha mẹ. Trẻ ham chơi là điều khiến phần lớn các bậc phụ huynh đau đầu nhất. Do ham chơi, trẻ sẽ làm bài tập cẩu thả, đồng thời còn mắc thêm tật xấu nói dối, trốn học thậm chí còn phạm pháp. Khi đó vấn đề này lại càng rắc rối. Ví dụ như do quá ham mê trò chơi điện tử khiến một số trẻ đi vào con đường tội lỗi. Lúc đầu bọn trẻ chỉ chơi cho vui mà thôi, về sau càng chơi lại càng ham mê, xin tiền cha mẹ không cho, không mượn được tiền của bạn, thế là nghĩ cách lừa lọc, ăn trộm, từ đó đi vào con đường tội lỗi. Đây chính là tác hại ghê gớm của việc ham chơi. Hoặc không phạm tội thì ham chơi cũng ảnh hưởng xấu đến việc học và sức khoẻ của trẻ. Những biểu hiện chính của việc trẻ quá ham chơi là: Quá say mê tivi và máy chơi điện tử, chỉ coi trọng những hoạt động thể thao mà coi nhẹ việc học, nói chuyện viển vông không có mục đích, trốn học Tất cả tâm trí của trẻ đều dồn vào việc chơi, trên lớp không chú ý nghe giảng, ở nhà không làm bài tập, nghỉ học là vứt cặp sách sang một bên chạy đi chơi, không biết đường về. Nếu con mình có những biểu hiện này các bậc cha làm mẹ trước tiên nên kiểm tra lại hành vi của mình, có phải chính bản thân mình cũng rất ham chơi, đặc biệt là có những bậc phụ huynh thích chơi cờ đến độ quên ăn, quên ngủ. Nếu chính bố mẹ như vậy thì còn mong con mình thế nào? Nếu không phải như vậy thì cha mẹ hãy tự hỏi lại bản thân mình xem bạn đã hiểu con bạn chưa? Bạn có biết trẻ đang nghĩ gì, mong muốn điều gì, thích cái gì? Bạn có thể giao lưu cùng con không và liệu bạn và con có cùng một tiếng nói không? Chỉ khi hiểu được trẻ, bạn mới có thể hướng dẫn và giáo dục trẻ tốt. Bọn trẻ ngày nay không giống chúng ta thời trước, chúng trưởng thành sớm, tiếp xúc với nhiều sự việc. Nếu bạn luôn phê bình, chỉ trích những thói xấu hay việc làm sai trái của trẻ làm cho trẻ có cảm giác khó chịu. Do đặc điểm tâm lý, bạn càng phê bình trẻ càng thích làm. Do đó bạn cần phải có phương pháp đúng đắn, tốt nhất là dùng phương pháp hướng dẫn, giao lưu để giải quyết vấn đề, cần phải làm cho trẻ hiểu rằng, cha mẹ và trẻ không phải là “thù địch” mà là bạn bè. Học tập tốt, chơi vui vẻ là nguyện vọng chung của tất cả mọi người. Để có thể tạo cho trẻ thói quen học tập tốt thì khi cần phải học thì học tập nghiêm túc, lúc chơi thì chơi hết mình. Do khả năng tự kiềm chế bản thân ở trẻ tương đối kém nên cha mẹ phải luôn nhắc nhở, đôn đốc cho đến khi trẻ sửa chữa được thói xấu ham chơi, hình thành đợc thói quen học tập tốt, đồng thời học được cách tự kiềm chế bản thân, biết cách dung hoà giữa học và chơi, đây mới chính là điều mà các bậc làm cha làm mẹ nên làm. Trong thiên hạ không có hai người hoàn toàn giống nhau, tương tự như vậy, không thể có hai đứa trẻ hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là mỗi bậc phụ huynh nên dựa vào đặc điểm cụ thể của từng trẻ để điều chỉnh phương pháp giáo dục, dùng phương pháp và sách lược đúng đắn để chữa trị tâm bệnh của mình. 2. Ba đặc điểm vui chơi của trẻ Một chuyên gia nghiên cứu giáo dục đã phân tích, tổng hợp những đặc điểm vui chơi của trẻ và đúc kết được đặc điểm như sau: (1) Trẻ muốn vui chơi nhưng không biết cách vui chơi, thích chơi nhưng lại chơi linh tinh. Một nhà tâm lí nói: “Tôi đã hỏi rất nhiều trẻ, cháu thích chơi gì? Câu trả lời khiến tôi vô cùng kinh ngạc, thích xem tivi là nhiều nhất hoặc chẳng có gì thú vị cả! Thế gới quanh ta rộng lớn như vậy, có biết bao nhiêu điều đáng để tìm tòi, khám phá, vậy mà ngoài giờ học, bọn trẻ của chúng ta lại có cảm giác “thờ ơ” với vui chơi như vậy. Có rất nhiều trẻ thích chơi trò chơi điện tử, nhưng phần lớn mọi người đều cho rằng trò chơi điện tử không tốt, có người còn gọi máy chơi điện tử là chất độc điện tử. Chơi điện tử hầu như không mang lại lợi ích gì ngoài việc giúp mọi người quen thuộc hơn với máy tính. Đã có bao nhiêu người trở thành cao thủ tin học nhờ chơi điện tử? Hầu hết mọi người chỉ muốn chơi một chút để giải trí, nhưng tác hại lớn nhất của việc chơi điện tử ở chỗ, người chơi bám riết lấy máy tính, cơ hội và thời gian giao lưu với mọi người giảm dần, do đó rất nhiều người ham chơi điện tử tính tình trở nên nóng nảy, sống khép kín, lập dị. Đặc biệt, đối với những trẻ độ tuổi càng nhỏ và càng học kém thì càng dễ trở nên như vậy. Khi còn nhỏ chính là giai đoạn hình thành giá trị quan ở trẻ, trò chơi điện tử không mang lại cho trẻ điều này. Những người xung quanh thường không có cảm tình và muốn giao lưu với trẻ học kém. Những đứa trẻ này phát hiện ra rằng, chúng có thể tìm được niềm vui khi chơi điện tử, vì vậy càng ngày càng lún sâu vào trong đó. (2) Học không tốt, chơi không vui Có những trẻ khi chơi trong đầu luôn nghĩ đến việc sau khi chơi về sẽ bị mắng nên không thật tập trung vào trò chơi, không chơi hết mình, không cảm thấy vui vẻ trọn vẹn. Đến lúc học lại luôn nghĩ đến chơi, không tập trung, hiệu quả học tập không cao, kết quả là học không tốt mà chơi cũng không hay. Trong những trường hợp này, thái độ của cha mẹ thường không rõ ràng, mặc dù biết là nên cho trẻ vui chơi, nhưng lại sợ trẻ chơi không để ý đến học hành. Biết rõ là không thể ép trẻ không chơi nhưng vẫn muốn hạn chế con mình. (3)Trẻ phát triển toàn diện có nhiều thời gian vui chơi và biết cách chơi vui vẻ Cách vui chơi của những trẻ phát triển toàn diện khác với việc chơi một cách “điền cuồng”. Chúng biết kết hợp giữa học tập và vui chơi, có thể nói cách chơi này cũng chính là đang học. Chúng ta thường nghe nói, con ai đó không những đỗ một trường đại học danh tiếng mà còn đoạt giải gì đó, còn tham gia thi đấu thể thao, thích đánh đàn, còn phụ trách đoàn thể xã hội Có một số phụ huynh không dám cho trẻ tham gia các hoạt động hay các tổ chức xã hội vì sợ ảnh hưởng đến việc học của con nhưng kết quả ngược lại, kết quả học tập của trẻ cũng không tiến bộ hơn. Thực tế đã chứng minh, việc tách biệt giữa và vui chơi là không hợp lí. Rất có thể sẽ có phụ huynh nói, con tôi từ khi tham gia vào đội bóng đá học hành sa sút hẳn. Tình trạng này là do con bạn không biết cách sắp xếp việc học tập hợp lý, hoàn cảnh mới thay đổi một chút đã không xoay sở được, thành tích bị ảnh hưởng, năng lực học tập chưa cao. Không thể đổ lỗi cho việc tham gia quá nhiều hoạt động xã hội. 3. Cha mẹ nên quan sát xem trẻ đang chơi với ai, chơi như thế nào? Với vai trò làm cha làm mẹ, bạn không nên phản đối trẻ vui chơi mà nên quan tâm xem trẻ đang chơi cùng ai, chơi như thế nào? Nếu như ngay từ đầu bạn đã có thái độ phủ nhận nhu cầu vui chơi của trẻ sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Con bạn sẽ là rơi vào tình trạng bị trói buộc chồng chất, căng thẳng, luôn bị quản lí nghiêm khắc và quan hệ giữa cha mẹ và con cái xuất hiện sự đối lập. Hoặc bạn luôn có thái độ coi nhẹ sự chọn lựa của trẻ khi vui chơi, hậu quả của việc này là đối thoại giữa cha mẹ và con cái trở nên khó khăn. (1) Quan sát xem trẻ chơi cùng ai Có một câu nói như sau, chỉ cần nhìn màu tất của người nào đó là có thể biết được trình độ của người đó; chỉ cần nhìn bạn của người đó có thể biết được anh ta là người như thế nào. Cha mẹ nên thường xuyên quan tâm đến bạn bè của trẻ. Họ thường nhắc nhở: Con nên chơi với bạn X, còn Y là học sinh kém, không nên chơi với bạn ấy. Đúng là có người vì chơi với bạn xấu nên đi theo con đường hư hỏng. Những chuyện như vậy rất hay gặp, cha mẹ lo lắng là hoàn toàn có lí. Để đề phòng thường xuyên nhắc nhở là đúng đắn. Thực ra, việc chọn bạn như thế nào, mỗi người đều có thể tự mình quyết định. Nhưng trong quá trình trưởng thành, do thiếu kinh nghiệm, do tính hiếu kì, hâm mộ một người nào đó hoặc những việc làm của họ nên luôn mong muốn được tiếp xúc và giao lưu với những người này, đây là điều rất khó tránh khỏi. Vì vậy, khi thấy con mình gặp vấn đền như vậy cha mẹ không nên bình luận và phê bình cách trẻ đối xử với bạn bè. Nếu bố mẹ xử lý không khéo rất dễ dẫn đến tâm lí phản kháng của trẻ và sự việc lại phát triển nhanh chóng theo hướng ngược lại với mong muốn của cha mẹ. Thông thường, một đứa trẻ sẽ có lối sống lành mạnh nếu như chúng thích kết bạn với những người giỏi hơn mình là hi vọng học được từ những bạn đó những đức tính mà mình chưa có. Có những trẻ thích kết bạn với những bạn kém hơn mình là hi vọng có thể quan tâm và giúp đỡ các bạn đó. Điều quan trọng không phải là trẻ tiếp xúc với ai mà là bản thân trẻ là người như là, chỉ có uốn nắn tốt tính cách cho trẻ thì trẻ mới không dễ bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài. Vì vậy, nên chú ý bạn chơi của trẻ, đây chính là cơ hội tốt để quan sát và điều chỉnh tính cách của trẻ. Đồng thời, quá trình điều chỉnh bạn chơi của trẻ sẽ có tác dụng rất lớn trong việc hình thành tinh thần đoàn kết, tính tập thể của trẻ. (2) Quan sát xem trẻ chơi như thế nào Muốn chơi vui, chơi hay, chơi đúng trước tiên phải có những nhận thức đúng đắn về vui chơi! Để trưởng thành trẻ phải thực hiện những việc gì? Một trong những việc quan trọng nhất là học tập. Để sau này có được khả năng sáng tạo mạnh mẽ thì phải học tập. Đương nhiên trong quá trình trưởng thành, thông qua việc học tập trẻ có được những nhận thức tương ứng nhưng đồng thời cũng có thể có hoạt động sáng tạo. Điều này lý giải tại sao có rất nhiều trẻ nảy sinh nhiều ý tưởng mới mà người lớn không nghĩ ra. Đó chính là sự thăng hoa của nhận thức và kiến thức mà trẻ đã học được. Hơn nữa, phạm vi học tập của trẻ không chỉ giới hạn trong những tri thức khoa học trẻ được học ở trường mà còn có cả trong phạm vi đạo đức, tính cách, thẩm mĩ. Vì vậy, vui chơi có kế hoạch và mục đích rõ ràng cũng chính là học tập. Vui chơi, học tập có mục đích không những đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ mà còn có thể giúp trẻ phát hiện được những ưu điểm của mình và còn giúp trẻ biết cách giao lưu với mọi người. Khi cảm thấy người mỏi mệt có thể coi việc đọc sách là nghỉ ngơi. Chỉ khi có quan niệm đúng đắn về vui chơi và vui chơi có mục đích thì con cái chúng ta thật sự đạt được hiệu quả trong khi chơi. Vui chơi một cách mù quáng và bướng bỉnh chỉ khiến người chơi bị chìm đắm trong trong những trò chơi, không thể tự mình thoát ra được. Nhìn từ góc độ sinh lí học, chơi có thể thành nghiện, cảm giác gần giống như nghiện thuốc phiện, cần phải tránh cách vui chơi như vậy. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ phải hướng dẫn trẻ biết cách vui chơi, dạy trẻ những trò chơi hợp với lứa tuổi và sở thích của trẻ là một phương pháp quan trọng để nâng cao ý nghĩa và hiệu quả của việc vui chơi. Hoạt động vui chơi có thể điều chỉnh và hình thành thói quen vui chơi có hiệu quả. Ví dụ như chơi trò chơi điện tử, các nhà khoa học người Nhật đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, chơi trò chơi điện tử trong thời gian dài sẽ có hại lâu dài cho đại não của con người. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu đối với 240 người say mê trò chơi điện tử, phát hiện phần đông trong số họ không thể tập trung tinh thần và sức lực, hơn nữa họ luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Trong số những người này, người nào mỗi ngày chơi trò chơi điện tử hơn 7 giờ đồng hồ thì khu vực đỉnh của đại não sẽ bị thương tổn lâu dài. Khu vực này đỉnh của đại não lại có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với trạng thái tâm lý và quá trình suy nghĩ, sáng tạo. Các nhân viên nghiên cứu khoa học nhận định rằng, đối với trẻ, hình thức tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời với các bạn là phương thức vui chơi giải trí tốt nhất. Tại sao có rất nhiều trẻ say mê các trò chơi điện tử, cha mẹ mặc dù biết là không tốt nhưng không có cách nào điều chỉnh được. Một trong những nguyên nhân chính là do cha mẹ và con cái không thể nói chuyện thân mật, tình cảm. Cha mẹ chỉ ngăn cấm con một cách thô bạo, như vậy chỉ càng làm trẻ càng thích chơi và quyết chơi bằng được. Vì vậy, các bậc phu huynh hay nói rằng: “Nếu con dành một phần sức lực và sự thông minh trong vui chơi cho học tập thì thành tích học tập sẽ không tồi tệ như thế này!” Vui chơi và học tập là hai hình thức đối lập và thống nhất, nếu chỉ biết học trẻ sẽ thì không thể trưởng thành. Vui chơi giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, học được các giao lưu với bạn bè, giúp tư duy được rèn luyện và phát triển. Chơi là chơi, học là học, vui chơi không phải là phần thưởng của học tập. Nếu coi vui chơi là công cụ, ngăn cách mối quan hệ giữa vui chơi và học tập một cách thô bạo thì rất tai hại. Có người trong lúc nhàn rỗi coi việc xem từ điển là một hình thức vui chơi giải trí, có người khi đầu óc mệt mỏi lấy việc giặt quần áo để thư giãn. Vui chơi là bổ sung năng lượng cho học tập hàng ngày, chơi không tốt, học cũng sẽ không tốt. Chơi không tốt chính là việc những bạn nhỏ không biết tự khống chế bản thân mình, vui chơi quá đà sẽ ảnh hưởng xấu tới việc học. Thực ra, mọi người nên có nhận thức và thái độ đối với vui chơi một cách nghiêm túc, tại sao lại không thể vui chơi một cách khoa học? Tại sao lại không vui chơi một cách thoải mái? Tại sao lại không vui chơi một cách có mục đích? Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn trẻ vui chơi một cách thông minh, chứ không phải là chơi linh tinh, thích chơi gì thì chơi. 4. Tuyệt đối không được cấm đoán vui chơi chính đáng của trẻ. Nỗi lo lắng lớn nhất của các bậc phụ huynh chính là lo sợ trẻ ham chơi không học. Vì vậy, họ luôn lo sợ trẻ sẽ vui chơi quá đà nên đã hạn chế trẻ vui chơi, khi bị hạn chế trẻ có thể vui một cách lén lút. Sau khi xuất hiện tình trạng này cha mẹ lại bắt đầu cấm đoán trẻ chơi. Nhưng ai cũng biết rằng, tính ham chơi của trẻ vốn không thể hạn chế và cấm đoán được! Chơi chính là một phần tạo nên cuộc sống của con người, đối với trẻ nhỏ, vui chơi không chỉ là một nhu cầu của cuộc sống mà còn là quyền lợi trong cuộc sống. Nhà động vật tâm lí học nổi tiếng người Mĩ Harol đã từng nghiên cứu những con khỉ sống ở sông Hằng thuộc ấn Độ, sau khi nghiên cứu cho thấy: Những con khỉ nhỏ chơi đùa cùng các con khỉ nhỏ khác sẽ có bản lĩnh hơn những con khỉ nhỏ sống đơn độc một mình, điều nay cũng có nghĩa là chúng thông minh hơn. Anh em nhà phát minh máy bay người Mĩ Wrigh trong cuốn sách: “Chúng tôi đã phát minh ra máy bay như thế nào?” đã hồi ức lại một cách rất ý vị: “Chúng tôi thích máy bay từ khi chúng tôi còn nhỏ, cha mang về cho chúng tôi một đồ chơi nhỏ, dùng dây cao su làm động lực khiến nó bay lên không trung. Chúng tôi mô phỏng món đồ chơi này, làm thêm vài cái và đều có thể thành công ” Chính thứ đồ chơi có thể bay lên được này đã khiến cho anh em Wrigh chơi một cách say mê, từ đó khơi gợi ý tưởng sáng tạo máy bay. Sau đó, qua nhiều lần tháo lắp, họ đã lắp thêm một máy động cơ và mái chèo hình xoắn ốc trên máy bay, khiến cho chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới bay lên trời. Mái chèo hình xoắn ốc chính là loại mái chèo hình xoắn ốc trên món đồ chơi mà lúc niên thiếu họ từng chơi. Cha của Wight chính là người đã thông qua trò chơi để bồi dưỡng, huấn luyện Wight có thói quen biết quan sát, biết tìm tòi suy nghĩ và tha thiết yêu thế giới tự nhiên. Cha của Wight đã tạo cho con mình một sân chơi bằng cách đắp cát dày 60 cm ngay trong sân nhà, xung quanh đều trồng các loại hoa và cây cối. Wight ở trong đó ngắm hoa, bắt sâu, hình thành nên tình cảm đối với thế giới tự nhiên. Cha còn làm cho con trai những miếng gỗ, Wight dùng những miếng gỗ để xây nhà thờ có thành luỹ bao quanh, dựng cầu…, chính những việc này đã thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và năng lực. Cha của Wight kể lại: Tôi gần như chẳng mua đồ chơi gì cho nó cả, nhưng nó đã chơi một cách say mê với số đồ chơi ít ỏi đó”. Cha của Wight muốn nhắc nhở các bậc phụ huynh rằng: Khi trẻ dùng nhưng tấm gỗ và hộp giấy dựng nên nhà, cung điện thì đừng nên vì dọn dẹp nhà cửa mà phá hoại trò chơi của trẻ. Như vậy sẽ là vô tình tàn phá thế giới tinh thần của trẻ, không những ảnh hưởng tới sự vui chơi của trẻ mà còn gây trở ngại cho ý tưởng và thành công trong tương lai của trẻ. Những ví dụ trên đã chứng minh rõ, phản đối trẻ vui chơi là không đúng đắn. Ví dụ như trong khi chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ tìm tòi, hãy cố gắng dành cho trẻ một không gian nhất định. Nếu bạn phát hiện trẻ hiếu kì mãnh liệt đối với những món đồ chơi phức tạp, “cái này được làm bằng gì?”, “tại sao lại chạy được?”, khi tính hiếu kì của trẻ lên đến đỉnh điểm, cha mẹ nên giúp trẻ tháo đồ chơi ra, giải đáp tất cả những nghi hoặc của trẻ để trẻ có thể nắm rõ hơn cấu tạo của đồ chơi. Trẻ thích việc tháo lắp đồ chơi, đây là việc làm rất tốt cho tư duy. Để trẻ suy nghĩ một cách lôgíc, có thể coi một món đồ chơi thành một sản phẩm đã hoàn thành, cũng chính là đạt được kết luận trên phương diện lô gíc học. Quá trình tháo dỡ đồ chơi chính là quá trình theo đuổi lôgíc. Và quá trình này lại chính là phương thức tốt nhất để giúp trẻ biết cách suy nghĩ, tìm tòi. Tóm lại, cha mẹ nên có cách nhìn đúng đắn đối với việc vui chơi của trẻ, vui chơi một cách sáng tạo sẽ có tác dụng tích cực trong việc bồi dưỡng huấn luyện học tập và sức sáng tạo của trẻ. Tất nhiên, nếu trẻ luôn “vui chơi một cách điên cuồng” thì nhất định phải ngăn chặn thói xấu này, vì thói xấu này có hại tới học tập và sự trưởng thành của trẻ. Đồng thời, để trẻ biết vui chơi như thế nào thì cha mẹ cũng nên giúp đỡ và có những hướng dẫn đúng đắn. 5. Tìm ra được điểm trung tâm có thể thu hút những trẻ ham chơi. Nếu nắm vững được phương pháp giáo dục đứng đắn, những trẻ ham chơi nhất định có thể biến thành những trẻ xuất sắc. Dưới đây là những ví dụ thành công trong việc giúp một trẻ ham chơi thành học sinh mẫu mực. Triệu Khải và Tuỳ Phùng Phùng là hai thằng hề trong lớp: không mắc lỗi lớn nhưng thường xuyên mắc lỗi nhỏ. Trường học quy định không được đem đồ chơi nhưng hai bạn bày ra đủ trò để nghịch. Trong giờ học, hai bạn lấy bút chì để “đá bóng bút chì”, gây sự chú ý của các bạn cùng lớp. Cô giáo trừng mắt nhìn thì lại ngồi yên như không có chuyện gì xảy ra. Cô giáo quay lên bảng là hai bạn lại giả làm mặt quỷ khiến cả lớp cười ầm lên. Giờ ra chơi, hai bạn sáng tác ra các loại trò để gây cười. Các bạn lắng nghe thì Tuỳ Phùng Phùng lại hoa chân múa tay kể: “Đại vương và Tiểu Nguyên vốn là đệ nhất thiên hạ, nếu không thì tại sao các anh hùng thời xưa đều thích tự xưng mình là “đại vương”, “bá vương”, “chủ sơn trại”. Chúng ta đều biết rằng “Nguyên Đán” là bắt đầu của một năm, cũng có nghĩa là “đệ nhất”, đại vương và Tiểu Nguyên vì muốn phát huy uy lực của mình nên đã kết hợp lại thành “chơi”. (chữ “chơi ”trong tiếng Trung được ghép lại từ hai chữ “vương” và “nguyên”) Thấy Tuỳ Phùng Phùng kể chuyện sinh động như vậy Triệu Khải cũng không chịu lép vế. Trong chớp mắt, Triệu Khải cũng kể ngay một câu chuyện: “Người họ Vương và người họ Nguyên tranh luận xem ai có bản lĩnh hơn, kết quả là người anh hùng họ Vương đã dùng đầu đập vỡ lọ hoa quý gia truyền của người anh hùng họ Nguyên, anh hùng họ Nguyên ngồi nát vụn cái nệm ghế ngọc của nhà anh hùng họ Vương, cuối cùng vẫn không phân thắng bại. Hai vị anh hùng thương lượng cùng tạo nên một chữ. Anh hùng họ Vương dùng chữ cái đầu trong họ của mình, cũng có nghĩa là chữ cái “w”; anh hùng họ Vương lấy phần đuôi trong họ của mình, cũng có nghĩa là vần “an” hai người ghép thành một chữ mới chính là “chơi”. Mỗi người một nửa, rất công bằng hợp lí”. Chúng ta hãy đến tận nhà để nghe ý kiến của các bậc phụ huynh. Thật không ngờ, lần đến thăm nhà này đã gây một chấn động lớn cho cô giáo. Đây là 2 gia đình có hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau. Điều kiện gia đình nhà Triệu Khải vô cùng tốt: cha mẹ đều là giáo viên đại học, ông bà ngoại có một công ty ở nước ngoài. Triệu Khải có riêng phòng ngủ, phòng đọc sách, máy vi tính, cả phòng toàn là sách, đủ các thể loại. Thế nhưng Tuỳ Phùng Phùng lại không được may mắn như vậy, có một người chị 14 tuổi bị bệnh thiểu năng, nói còn không rõ ràng, mẹ mỗi ngày đều phải đưa đến trường học thiểu năng ở xa. Cha do bị tai nạn giao thông nên đi lại khó khăn. Cả nhà 4 người chen chúc nhau trong một căn hộ có một phòng khách và một phòng ngủ, cha và Phùng Phùng ngủ ở phòng khách còn mẹ và chị ngủ ở phòng ngủ. Quan niệm giáo dục của 2 gia đình cũng rất khác nhau. Cha mẹ của Triệu Khải tiến hành “giáo dục tố chất kiểu phương Tây” đối với con trai, cho rằng trẻ con nên thuận theo tự nhiên, lớn lên sẽ tự ổn. Vì vậy, cha của Triệu Khải không hề quan tâm đến những lời cô giáo nói về những biểu hiện xấu của Triệu khải ở trên lớp, còn mẹ Triệu Khải vẫn cho rằng việc cô giáo giáo dục phê bình đối với con trai là cần thiết. Tuỳ Phùng Phùng sống trong một gia đình nghèo khó, cả nhà chỉ dựa vào một mình mẹ. Mẹ Phùng Phùng là một người phụ nữ mạnh mẽ kiên cường, bao nhiêu hi vọng của mẹ đều hướng cả vào Phùng Phùng, bà đã nói một câu và đã để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng cô giáo: “Cô xem, con gái tôi thế này, chồng thế này, nếu con trai mà không cố gắng thì thật sự tôi sống chẳng còn có ý nghĩa gì nữa!” Biết dùng cách gì để có thể làm chấn động và thay đổi tư tưởng của 2 đứa trẻ của hai gia đình? Cô giáo quyết định cho 2 đứa trẻ hoán đổi vị trí cho nhau một lần, cả hai cùng đến ở nhà của đối phương, xem cuộc sống của nhau ra sao. Theo đề nghị của giáo viên, vào sáng thứ 7, cha Triệu Khải dùng ô tô con chở Triệu Khải đến cửa nhà Tuỳ Phùng Phùng. Triệu Khải bước vào nhà Tuỳ Phùng Phùng. Trời mùa hè nóng nực, nhưng họ cũng không bật chiếc quạt điện con con ở trên đỉnh đầu vì để tiết kiệm được chút tiền điện mỗi tháng. Mẹ Phùng Phùng rót cho Triệu Khải một cốc nước, Triệu Khải đón lấy nhưng không thể nào uống nổi. Cậu ra nói với cha đang đợi ở ngoài: “Cha về trước đi, không cần đợi con đâu, con đi xe bus là được rồi”. Cha không hiểu nổi vì sao con trai đột nhiên sao lại thay đổi như vậy. Nhưng tất cả việc này mẹ Phùng Phùng đều nhìn thấy. Trước khi về, Triệu Khải có mời Phùng Phùng đến nhà mình chơi nhưng mẹ Phùng Phùng đã khéo léo từ chối. Mặc dù cô giáo cũng khiến nghị như vậy, Phùng Phùng cũng không hiểu tại sao, mẹ vốn luôn tôn trọng cô giáo, tại sao cô giáo yêu cầu mình đến nhà Triệu Khải chơi mà mẹ lại không đồng ý? Những lời nói của mẹ có ý nghĩa rất sâu đậm: “Phùng Phùng, con xem Triệu Khải mặc toàn hàng hiệu, ngồi xe hơi nổi tiếng, có thể thấy cuộc sống của họ rất tốt. Cuộc sống của chúng ta mặc dù khó khăn, nhưng tâm hồn cũng rất thanh thản. Mẹ không muốn con nhìn thấy cuộc sống của con và của bạn có sự khác biệt lớn đến nhường ấy, mẹ không hi vọng con vì thế mà cảm thấy chán nản, buồn rầu hay bất hạnh, như vậy con sẽ mất đi rất nhiều niềm vui. Con ơi, mẹ hi vọng con có thể sống những tháng ngày hạnh phúc, nhưng điều này phải dựa vào sự cố gắng của con mới được!” Phùng Phùng gật đầu, cậu không muốn mẹ phải lo lắng cho mình nữa. Chị và cha đã đủ làm cho mẹ thương tâm lắm rồi, mình sẽ không đi là được chứ gì. Quả thật là sinh ra trong một gia đình khó khăn như này, muốn có được một cuộc sống tốt thì nhất định phải dựa vào chính bản thân mình. Trên đường về nhà, tâm trạng của Triệu Khải rất bất định, từ trước đến giờ cậu chưa từng biết hoàn cảnh gia đình của người bạn học thông minh và nghịch ngợm giống mình lại tồi tệ đến như. Cậu nhớ đến việc mình thường xuyên ăn ở nhà hàng Macdonal và KFC, vậy mà lúc cô giáo phát phiếu giảm giá cho các bạn, Tuỳ Phùng Phùng nói với cậu: “Đồ ăn trong đó toàn là đồ ăn Tây, không có nhiều dinh dưỡng bằng đồ ăn Trung Quốc, tôi không ăn, tặng bạn đấy” rồi nhét phiếu giảm giá vào cặp sách cậu. Cậu còn nhớ lến lần đi picnic, cậu đem rất nhiều đồ ăn ngon, trên đường đi luôn miệng ăn. Nhưng Tuỳ Phùng Phùng chỉ đến lúc ăn cơm thì mới đưa ra hai quả trứng gà và một cái bánh bao. Từng hồi ức diễn ra trong đầu Triệu Khải, đột nhiên cậu hiểu ra tại sao cô giáo lại sắp xếp cho cậu đến chơi nhà Triệu Khải. Triệu Khải về nhà kể cho mẹ nghe về những điều mình nhìn và nghe thấy ở nhà Phùng Phùng. Mẹ đã nói một câu: “Khải con, hi vọng con chỉ đi một lần này thôi”. Câu nói của mẹ rất ngắn gọn nhưng cậu đã hiểu. Cậu cũng chỉ đi để cảm nhận một lần này thôi, một lần này cũng đủ để khiến cậu hiểu được rằng mình có đầy đủ mọi thứ nhưng chưa bao giờ biết trân trọng điều đó, suốt ngày chỉ biết làm trò ngốc nghếch ở trường, thật là vô vị! Cậu nói với mẹ: “Đi lần này con đã nhìn thấy rõ sự không cầu tiến của mình từ trước đến giờ. Hoàn cảnh sống của con tốt như vậy mà con lại không biết trân trọng nó, mẹ ơi, con sẽ ghi nhớ lần đi này”. Từ đó Triệu Khải như trở thành một người khác. Cậu không còn bày trò nghịch ngợm như dính băng dính vào mông cô giáo nữa, không nói leo và nói chuyện vô kỉ luật trong lớp nữa. Cậu trầm tĩnh hơn, thậm chí dành nhiều thời gian trò chuyện tâm sự cùng Phùng Phùng. Hai cậu đã trở thành một đôi bạn thân thiết, trò chuyện tâm tình. Các thầy cô giáo đều cảm thấy hai bạn học sinh này đã thay đổi chỉ trong nháy mắt, cha mẹ cũng khen hai bạn đã lớn rồi. Trong lần thi đại học năm 2002, hai bạn nhỏ đã từng không được mọi người coi là ngoan ngoan đã cùng nhau thi đỗ vào trường ngoại ngữ nổi tiếng nghiêm ngặt. Con người không thể tự mình phát triển một cách thuần tuý, con người cần được người khác giúp sửa chữa những hành vi sai lầm của mình, nếu không chịu dựng qua sự trói buộc, hạn chế thì rất khó trưởng thành được, đây chính là những phiền não và khó khăn mà chúng ta thường nhắc đến. Triệu Khải cần chính là sự trói buộc này, nhưng không có nghĩa là áp đặt cho cậu, mà phải chuyển hoá thành nhu cầu mãnh liệt từ chính nội tâm cậu. Cậu tìm được thứ có thể trói buộc hành vi của cậu trong ngôi nhà của Tuỳ Phùng Phùng, đó chính là tự cường. Một cuộc sống đầy đủ sung túc cần có một trái tim thuần khiết biết vươn lên. Trong thời khắc ở trong ngôi nhà của Tuỳ Phùng Phùng, cậu đã hiểu rằng, thực ra từ trước đến giờ cậu luôn là một kẻ ăn mày về mặt tinh thần, sự đầy đủ, giàu có đã khiến cậu không biết nên theo đuổi cái gì, và bây giờ thì cậu đã hiểu rõ cả. Bậc làm cha mẹ chúng ta có thể nhằm vào đặc điểm của trẻ, tìm ra điểm trung tâm có thể khuấy động được trẻ, dựa vào kinh nghiệm ở trên để cứu con trẻ thoát khỏi vũng bùn lầy của sự ham chơi. II. Tìm ra vấn đề then chốt trong thói ham chơi của trẻ Trẻ ham chơi, cha mẹ nên đặc biệt quan tâm, phân tích nguyên nhân chính của việc ham chơi, rồi sau đó dựa vào những nguyên nhân đã tìm ra được để trị đúng bệnh. Giao lưu, trò chuyện cùng trẻ, dùng những phương pháp hữu hiệu để sửa chữa thói ham chơi. Đây chính là bước đầu tiên để hướng dẫn trẻ ham chơi từ bỏ được thói quen xấu và cũng chính là một bước vô cùng quan trọng. Trong quá trình tìm hiểu vì sao trẻ ham chơi, trước tiên bậc làm cha mẹ nên có sự nhận biết rõ ràng về sự khác biệt giữa vui chơi thông thường và ham chơi, phần lớn các trẻ thích vui chơi không hề sai trái, không thể tuỳ tiện chụp mũ cho trẻ tội danh “ham chơi hết thuốc chữa”. Cần phải tìm ra được vấn đề then chốt trong thói ham chơi của trẻ nằm ở đâu, trước tiên nên xem xét lại xem hoàn cảnh gia đình và phương pháp giáo dục của mình có vấn đề gì không, sau đó tìm ra nguyên nhân trong bản thân trẻ, giúp trẻ hình thành lí tưởng, bồi dưỡng lòng tự tin, kích thích tính ham học hỏi, bồi dưỡng, huấn luyện tố chất lành mạnh, ngăn chặn ảnh hưởng của những nhân tố xã hội xấu. Cha mẹ và con trẻ dựa trên nền tảng cơ bản cùng giao lưu, tìm hiểu và tự khắc phục những khuyết điểm của bản thân mới thay đổi được thói ham chơi, giải quyết được những xung đột mâu thuẫn giữa học tập và vui chơi. 1. Trẻ ham chơi, cha mẹ không thể thoái thác trách nhiệm [...]... giúp trẻ bước đến thành công Chương 2: Dạy con cần có cách: các phương pháp lớn để thay đổi thói ham chơi của trẻ Trẻ ham chơi là một trong những nguyên nhân khi n cha mẹ phải đau đầu nhất, đối mặt với những trẻ ham chơi, nhiều bậc cha mẹ đã thực sự hết cách Một số phụ huynh chỉ có thể đứng nhìn thành tích học tập của con ngày càng sa sút ở những trẻ ham chơi thường diễn ra tình trạng, được các nhà... lý để hạn chế trẻ ham chơi Nên làm cho trẻ hiểu được rằng, con người dù ở đâu cũng phải tuân thủ quy tắc Tuỳ tiện làm theo ý mình cha mẹ đôi lúc còn có thể chấp nhận, nhưng trong xã hội người khác sẽ không thể chấp nhận Những người biết tự hạn chế bản thân, biết việc gì được phép làm và việc gì không nên làm mới thích ứng được với sự phát triển của tương lai Phần lớn những trẻ ham chơi thường ương bướng,... nữ đang thả sức vui chơi “Mẹ, con đã về rồi” Mẹ nhìn cháu rất vui vẻ, vặn nhỏ âm lượng xuống một chút và nói: Con về rồi à! Nào, chúng ta cùng vui chơi Các cô, chú đấy đều là bạn thân của mẹ Phải rồi, con không biết nhảy, để mẹ dạy con ” Lại là những câu nói cũ rích Mẹ ơi, con vô cùng hi vọng mẹ có thể dừng lại để ở bên con, hỏi xem con gái mẹ có đói không, hỏi xem cuộc sống của con ở trường như thế... càng cần cù chăm chỉ, càng khi m tốn Thứ 2, bất cứ “thắng lợi” nào mới chỉ là bước đầu tiên trên con đường dẫn đến thành công, cần phải tiếp tục cố gắng 5 Khéo léo quy định thời gian học tập cho trẻ ham chơi Một người cha nói, con trai tôi thật “quỷ quái”, làm bài đến một khoảng thời gian nhất định là muốn chơi Có lần nó khẩn cầu: “Cha cho con chơi một lúc thôi” Tôi nói với nó: Làm bài thêm 20 phút nữa”... kết quả cuối cùng Mẹ Tinh Di nói với con gái thế này: “Mẹ muốn con mỗi ngày về nhà ăn cơm trước 5 giờ chiều Mẹ tin là con có thể về nhà đúng giờ Gần đây con rất có trách nhiệm với hành động của mình, lần này chính là cơ hội để con chứng minh rằng con đã lớn rồi” Mẹ hứa với Tinh Di: “Nếu con về nhà đúng giờ, con có thể đi ngủ muộn nửa tiếng và hôm sau còn được đi chơi Mẹ cũng giải thích thêm, nếu không... “Đến lúc con phải làm bài tập rồi!”, “Đã đến lúc con phải ôn bài rồi”, những lời thúc giục thế này nếu trẻ nghe quá nhiều, rất có thể trẻ sẽ nói: Con đang định học nhưng khi nghe cha mẹ thúc giục lại không muốn học nữa” (8) Hình thức nhăn mày nhăn mặt Trên đây là một số phương pháp giáo dục sai lầm cũng chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc trẻ ham chơi Muốn thay đổi, sửa chữa tính ham chơi ở... chúng là việc làm rất cần thiết Mục đích của việc chúng ta đặt ra những quy tắc là để trẻ sửa chửa được thói ham chơi, dồn tâm trí vào việc học, phải để trẻ hiểu rằng đấy chính là một cách cha mẹ yêu thương trẻ Mặc dù tất cả mọi trẻ đều cần một số quy tắc rõ ràng, nhưng đối với trẻ ham chơi đặt ra quy tắc để hạn chế là điều không thể không làm Bởi vì, so với những đứa trẻ khác, trẻ ham chơi khó tuân... lứa tuổi nhi đồng, coi ti vi như vú em Lúc trẻ “quấy rầy, làm phiền” cha mẹ bảo trẻ xem ti vi Cũng có phụ huynh quy định sau khi trẻ làm xong bài sẽ được xem ti vi mà không cần quan tâm đến việc trẻ xem cái gì Các bậc phụ huynh nói: “Tôi vừa phải đi làm, vừa phải làm việc nhà, rất khó có được nhiều thời gian để giáo dục con Vậy là, cha mẹ đi làm cả ngày vừa về đến nhà vội vàng cơm nước, dọn dẹp và... của con người thì lại cho họ một cây gậy chống, đó chính là lí tưởng” Mong rằng các bậc phụ huynh hãy nói câu nói này cho con mình để chúng hiểu rõ rằng: Con người cần phải có lí tưởng, lí tưởng chính là “cây gậy chống”, là chỗ đựa tinh thần của con người, thanh thiếu niên nếu như thiếu đi lí tưởng và sự theo đuổi thì tất yếu sẽ rơi vào vũng bùn ham chơi 3 Mất tự tin, trẻ sẽ tự ti và chuyển sang ham chơi. .. kê đơn thuốc cho bệnh nhân vậy Trong khi trị triệt để thói quen ham chơi của trẻ, không nên dùng sức quá mạnh, điều này cũng giống như không nên dùng liều thuốc mạnh đối với bệnh nhân mắc bệnh nhẹ Có bậc phụ huynh khi vừa phát hiện ra trẻ ham chơi không chịu học liền nổi giận, thậm chí còn đánh đập, lúc này trẻ còn chưa kịp hiểu có chuyện gì thì đã ra oai với trẻ khi n thân thể bé nhỏ với tâm hồn thơ . vui chơi, họ cho rằng: Vui chơi có thể làm phong phú cuộc sống của chúng ta, vui chơi có thể làm phong phú tình cảm của chúng ta, vui chơi có thể kích thích cảm hứng sách tạo. Nhưng làm việc gì. Quá ham chơi sẽ huỷ hoại cuộc đời và tiền đồ của trẻ, trụ cột tinh thần và niềm hi vọng của cha mẹ. Trẻ ham chơi là điều khi n phần lớn các bậc phụ huynh đau đầu nhất. Do ham chơi, trẻ sẽ làm. Khi đó vấn đề này lại càng rắc rối. Ví dụ như do quá ham mê trò chơi điện tử khi n một số trẻ đi vào con đường tội lỗi. Lúc đầu bọn trẻ chỉ chơi cho vui mà thôi, về sau càng chơi lại càng ham