Danh sĩ Hồ Sỹ Tạo viết về Thăng Long

3 478 0
Danh sĩ Hồ Sỹ Tạo viết về Thăng Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Danh sỹ hồ sĩ tạo viết về thăng long Mai Hồ Minh ( 1/2/2010 11:26:25 AM ) Trong số các danh sỹ xứ Nghệ viết về Thăng Long từ trước tới nay, có lẽ danh sỹ Hồ Sỹ Tạo có nét khá riêng, đó là thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt bằng khí tiết nhà nho rất “đồ Nghệ”. Chúng tôi xin dẫn hai bài thơ về Thăng Long của danh sỹ Hồ Sỹ Tạo trong Tổng tập Văn học Việt Nam (tập 19) để chứng minh cho nhận định trên. ở bài “Đề Hà Nội tỉnh thi” (Thơ vịnh tỉnh Hà Nội) Nguyên văn chữ Hán như sau: Kỷ độ phong trần thử độ kinh Nhất triêu hồn thủ bất thăng tình Ngư hồ lãng đã tam triều cuộc Long Đỗ không duy bách lý thành Nùng Lĩnh phà vân Kim cổ sắc Nhị Hà lưu thủy khấp ca thanh “Cầm Hồ, đoạt sáo” nhân hà tại Thuỳ vị giang sơn tẩy bất bình Dịch nghĩa: Thơ vịnh Hà Nội Mấy độ gió bụi, lần này qua đây Một sớm nhìn lại không khỏi ngậm ngùi xao xuyến Cá hồ đớp sóng xao động (gợi nhớ) cuộc thay đổi “3 triều” Đất Long Đỗ chỉ còn trơ ngôi thành trăm dặm. Trên núi Nùng, mây nổi pha trộn màu sắc cổ kim Dưới dòng Nhị, tiếng nước chảy tựa hồ tiếng khóc Những người “cướp giặc bắt rợ hồ” nay đâu cả? Hỏi có ai vì non sông mà rửa nổi bất bình. Dịch giả Vũ Minh Am dịch thơ theo thể thất ngôn bát cú gần với nguyên tác như sau: “Gió bụi nhiều, nay tới cố Kinh Sớm ra nhìn lại xót xa tình Cá hồ xao động ba triều biến Long Đỗ trơ vơ mấy dặm thành Bảng lãng, núi Nùng mây phủ kín Khóc than, dòng Nhị nước trôi nhanh Anh hùng, hào kiệt đi đâu cả Ai giúp non sông rửa bất bình” Cũng như nhiều danh sỹ, tao nhân mặc khách khác đề vịnh về Thăng Long đều nặng lòng hoài cổ, hoài niệm và xót xa trước cuộc thế bể dâu, nhưng ở bài thơ này của danh sỹ Hồ Sỹ Tạo, sự xót xa, hoài niệm ấy được tăng lên tới tột cùng. Đầu đề là “Thơ vịnh Hà Nội” mà trong bài tác giả nhắc đến những tên đất rất xưa cũ như Long Đỗ, Nùng Lĩnh, Nhị Hà… Ngắm mặt hồ Gươm, hồ Tây, chỉ cần nhìn cá hồ đớp sóng thôi danh sỹ đã động lòng trắc ẩn nghĩ về vận nước, nhớ đến cuộc thay đổi “phế lập” ba vua trong thời gian ngắn ngủi (1884) ở Kinh đô Huế. Và thật bất ngờ, một sự ví von táo bạo với sông Nhị Hà (sông Hồng) mà xưa nay chưa thấy ai dám ví “Tiếng nước chảy của sông như tiếng khóc”. Tiếp theo đó, danh sỹ dẫn thơ của thượng tướng Trần Quang Khải trong bài “Đoạt sáo Chương Dương độ /Cầm hồ Hàm Tử quan…” sau chiến thắng Nguyên Mông thuở trước. Dẫn điển tích thơ để rồi kết bằng hai câu hỏi dồn dập: Những người anh hùng “Cướp giáo giặc, bắt quân thù” thuở ấy giờ đâu cả? Ai sẽ là người rửa nỗi bất bình cho giang sơn, gấm vóc hôm nay? Chúng tôi đoán rằng, bài thơ trên danh sỹ Hồ Sỹ Tạo viết ra sau ngày ông từ quan về dạy học, đi đó đây kết bạn tâm giao, nghĩa là trong khoảng thời gian phong trào Cần Vương bùng nổ (1885- 1895). Đây là giai đoạn bi thương và rối ren nhất, bên ngoài Pháp đang từng bước thôn tính từ Nam ra Bắc, trong triều chính rối ren, chia bè kết cánh… khiến nhà thơ phải “mượn” tiếng chảy nước sông Nhị Hà mà khóc than cho đất nước. Xin được nói thêm rằng, bài thơ của danh sỹ Hồ Sỹ Tạo có dáng dấp đường thi khá rõ, và như đã nói, sự hoài cổ, hoài niệm rất đậm nét khiến ta dễ liên tưởng tới bài “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu: “Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ/ Thử địa không duy Hoàng Hạc lâu/ Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản/ Bạch vân thiên tải không du du…”. Cũng nhắc tới mây nhưng là mây mang sắc màu kim cổ. Cũng nhắc đến sóng nước nhưng là tiếng nước sông như khóc than. Và chỉ khác xưa kia đời thường còn trơ vơ lầu Hoàng Hạc, mà nay trơ vơ trăm dặm thành. Để góp một nén hương tưởng nhớ tiền nhân là danh sỹ họ Hồ, chúng tôi xin mạn phép được đưa ra bản dịch thoát theo thể thơ lục bát, mong được bạn đọc tham khảo: Thơ Vịnh Hà Nội Trải bao gió bụi, bất bình Ngoái nhìn một sớm xót tình bấy nhiêu Cá hồ động, cuộc “ba triều” Thành Rồng trăm dặm tiêu điều, trơ vơ Mây bồng Nùng Lĩnh sắc xưa Nhị Hà nước réo khóc ca than dài “Cầm hồ, đoạt sáo” những ai Ra tay rửa nhục trước đài non sông? Ở bài thứ hai khá dài, nguyên văn chữ Hán như sau: Đề tam trung từ Thăng Long thành thượng yên trầm mộng Thăng Long thành hạ huyết lưu hồng Thành hoàn, bất hoàn Nguyễn nguyên súy Thành vong, dữ vong Hoàng Tướng công Ta ta nhân thế bạch câu khích Thiên thu chính khí lăng không bích Tống gia tam bách niên cương thường Dĩ nhất thần nhiệm Văn Thiên Tường Khả tử nhi tử, tử bất hủ Chí Kim thanh sử viễn lưu phương Hoan Châu văn bối Hồ Sỹ Tạo Kính thuật thử văn nhất uỷ điếu Tản sơn tự vân, Nhị tự ba Hách hách tinh trung thiên nhật chiếu. Dịch nghĩa: đề đền thờ ba vị trung hiếu Trên thành Thăng Long khói bụi mờ mịt Dưới thành Thăng Long máu chảy đẫm hồng Thành được trả nhưng Nguyên Soái Nguyễn không trở lại Thành mất, mất luôn cả tướng công họ Hoàng. Hỡi ôi! Cuộc đời như bóng câu vụt qua khe cửa Chính khí ngàn năm vút lên trời biếc Ba trăm năm cương thường của nhà Tống Trút lên một bề tôi Văn Thiên Tường Đáng chết mà chết, chết thế là bất tử Đến nay sử xanh còn vĩnh viễn lưu tiếng thơm Kẻ hậu sinh này ở Hoan Châu là Hồ Sỹ Tạo Kính thuật lại trong bài này để viếng Mây từ non Tản, sóng từ sông Nhị Hà Rờ rỡ tấm tinh trung, vầng nhật sáng son. Bài “Đề tam trung từ” vẫn cùng mạch với bài “Đề vịnh Hà Nội” ở niềm hoài cổ thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, nồng nàn với nét đặc tả hai cuộc chiếm giữ thành Hà Nội oanh liệt của các tướng Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu ngày trước. Đáng chú ý ở bài “Đề đền thờ ba vị trung hiếu tiết nghĩa” này, một vị là Văn Thiên Tường đời Tống đã rất nổi tiếng cả bên Tàu và bên ta từ xưa, hai vị còn lại là hai tướng giữ thành Hà Nội và đều tuẫn tiết với thành, cùng được xếp ngang hàng với Văn Thiên Tường, đó cũng là công bằng lịch sử. Làm thơ ngợi ca khí tiết của các bậc tiên liệt, nêu tấm gương “trung hiếu tiết nghĩa” cho hậu thế noi theo là việc làm mà các nhà nho xưa nói chung thường làm, có người làm thơ, có người viết sách sử, chuyện kể, làm phú, câu đối… Có khác chăng ở bài thơ này, danh sỹ Hồ Sỹ Tạo sử dụng câu chữ khá mộc mạc cứng cáp mà vẫn gợi nên sự trang nghiêm, lòng tôn kính tột bậc của mình. Phải chăng đó là sự bộc trực và khảng khái, một nét tính cách người Nghệ nói chung và của ông đồ Nghệ nói riêng? Bài thơ này được dịch giả Nguyễn Văn Huyền dịch như sau: “Khói bụi mờ mịt trên thành Rồng Dưới thành máu đỏ nhuốm đầy sông Thành trả, Nguyễn Nguyên soái không về Thành mất, mất luôn Hoàng Tướng công Đời tựa bóng câu qua kẻ vách Nghìn năm chính khí vút trời biếc Nhà Tống, ba trăm năm cương thường Dồn vào một vai Văn Thiên Tường Cần chết mà chết, chết bất hủ Đến nay sử xanh còn lừng hương Hoan Châu, hậu sinh Hồ Sỹ Tạo Kính thuật văn này một lời điếu Mây non Tản soi sóng sông Hồng Rờ rỡ tinh trung vầng nhật chiếu. Nhân đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng trân trọng và biết ơn các dịch giả và PGS Ninh Viết Giao đã có công sưu tầm hai bài thơ trên của danh sỹ Hồ Sỹ Tạo để đưa vào Tổng tập Văn học Việt Nam (tập 19). Tuy nhiên, bạn đọc vẫn nuối tiếc phần tiểu sử tác giả còn khá mỏng, chỉ biết ông sinh năm Tân Sửu (1841), chưa rõ năm mất, người xã Thanh Quả tổng Võ Liệt, nay là xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ông thông minh , học chăm, năm Mậu Thìn (1868) thi đỗ Giải nguyên trường Nghệ, có thi Hội nhưng không đỗ. Làm quan tới chức tri phủ nhưng khi nhà Nguyễn đầu hàng chịu sự bảo hộ của Pháp, ông đã từ quan về dạy học và giao du đó đây, tỏ thái độ bất hợp tác. Đương thời ông sáng tác khá nhiều nhưng bị thất truyền chắc do nhiều nguyên nhân. Chúng tôi sẽ cố gắng góp phần làm sáng tỏ những băn khoăn này vào dịp khác. Cũng như bài trước, bài này chúng tôi cũng xin mạn phép thử dịch xuôi theo thể thơ lục bát, mong được tham khảo: đề đền thờ ba vị trung tiết Trên thành Rồng, khói bụi mờ Dưới thành máu đỏ nhuộm nhơ sông Hồng Trả thành, Nguyên soái còn không Mất thành, mất cả Tướng công họ Hoàng Đời người, bóng ngựa vút ngang Ngàn năm chính khí mơ màng trời xanh Ba trăm năm Tống, cương thường Dồn trong một chết Thiên Tường một giây Cần chết mà chết, kính thay! Sử xanh mãi mãi tháng ngày vinh danh Hoan Châu, Hồ Sỹ hậu sinh Văn này kính điếu, cúi mình ghi công Mây Tản soi bóng sông Hồng Lòng người, non nước sáng lồng tinh anh . Danh sỹ hồ sĩ tạo viết về thăng long Mai Hồ Minh ( 1/2/2010 11:26:25 AM ) Trong số các danh sỹ xứ Nghệ viết về Thăng Long từ trước tới nay, có lẽ danh sỹ Hồ Sỹ Tạo có nét khá riêng,. Cũng như nhiều danh sỹ, tao nhân mặc khách khác đề vịnh về Thăng Long đều nặng lòng hoài cổ, hoài niệm và xót xa trước cuộc thế bể dâu, nhưng ở bài thơ này của danh sỹ Hồ Sỹ Tạo, sự xót xa, hoài. nước mãnh liệt bằng khí tiết nhà nho rất “đồ Nghệ”. Chúng tôi xin dẫn hai bài thơ về Thăng Long của danh sỹ Hồ Sỹ Tạo trong Tổng tập Văn học Việt Nam (tập 19) để chứng minh cho nhận định trên. ở

Ngày đăng: 28/04/2015, 15:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan