1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

qui trinh ra đê thi

7 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 103,5 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (Thời gian 150 không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn KT-KN trong chương trình lớp 12 - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 theo 2 nội: Văn học, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của Hs phổ thông theo hình thức tự luận Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: - Nắm được những kiến thức cơ bản về 1 tác giả, 1 văn bản văn học trong chương trình - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận xã hội - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận tác phẩm tự sự trong chương trình II. HÌNNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: + Hình thức: tự luận. + Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. 1 III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Văn học - Tác giả văn học - Văn bản văn học - Nhớ được một số nét chinh về cuộc đời Lỗ Tấn -Hiểu được nhan đề tác phẩm Thuốc - Mục đích chọn nghề văn của Lỗ Tấn 1 1.0 1 1.0 20,0% = 2đ 3. Làm văn - Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản: Nghị luận xã hội; Nghị luận văn học - Các kiểu văn bản - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề về quan niệm sống - Viết bài văn nghị luận phân tích một đoạn thơ - Viết bài văn NL phân tích một nhân vật văn học 30,0= 3đ 1 3.0 2 5.0 50,0% = 5đ 1 10 = 1.0% 1 1.0 = 10.0% 1 30 = 30,0% 2 7 = 70,0% 10đ = 100,0% 2 IV. BIÊN SOẠN ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (Thời gian 150 không kể thời gian giao đề) Phần I : Phần chung cho tất cả các thí sinh Câu 1: (2 điểm): Thí sinh trả lời 2 câu hỏi sau: a.Trước khi đến với nghề văn, Lỗ Tấn đã từng theo đuổi những nghề nào? Vì sao Lỗ Tấn lại quyết lựa chọn nghề văn? b.Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm ” Thuốc” của Lỗ Tấn? Câu 2 (3 điểm): Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về bệnh vô cảm trong cuộc sống? Phần II: Phần riêng Thí sinh chỉ được làm câu 3a hoặc 3b Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu? Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá, dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Tây Tiến – Quang Dũng - Ngữ văn 12 Tập I - NXB Giáo dục, 2007, tr. 88) HẾT 3 V. HƯỚNG DẪN CHẤM: A- Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý ( nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng số điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 ( lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). B - Đáp án và thang điểm I - Phần chung cho tất cả các thí sinh ( 5,0 điểm) Câu ý Nội dung Điểm 1 a.Trước khi đến với nghề văn, Lỗ Tấn đã từng theo đuổi những nghề nào? Vì sao Lỗ Tấn lại quyết lựa chọn nghề văn? b.Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm ” Thuốc” của Lỗ Tấn? 2đ a - Trước khi đến vói nghề văn Lỗ Tấn đã từng theo đuổi và học qua: nghề y (nghề hằng hải, khai mỏ) - Mục đích lựa chọn nghề văn: dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa 0.5 0.5 b - Nhan đề " Thuốc" gợi ra 1 phương thuốc chữa bệnh lao của người dân u mê lạc hậu (lấy máu người để chữa bệnh.). Một cách chữa bệnh đầy mê tín- lấy máu người để chữa bệnh lao. Rốt cuộc con bệnh chết + Nhưng ko chỉ có vậy, Thuốc đề cập đến một vấn đề khác sâu xa hơn và khái quát hơn, đó là sự u mê, đớn hèn, mông muội về chính trị- xã hội của quần chúng và bi kịch ko được hiểu, ko được ủng hộ của những người cách mạng tiên phong ->Lỗ Tấn vạch ra các căn bệnh của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ để tìm phương thuốc chữa trị 0.5 0.5 2 Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về bệnh vô cảm trong cuộc sống? 3đ a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội . Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loátt;không mắc lỗi chính tả, dụng từ, ngữ pháp. Khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo, có những kiến giải riêng nhưng hợp lí 4 b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trìhnh bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp cần làm rõ được các ý chính sau: + Nêu được vân đề nghị luận + Giải thích: Vô cảm là sự dửng dưng, không rung động, không xúc cản. Vô cảm là vô tâm, vô tình, không đoái hoài đến chuyện đời, chuyện người, chỉ lo nghĩ cho bản thân mình + Nguyên nhân - Tác động của nền kinh tế thị trường với những bon chen, ganh đua - Gia đình và nhà trường chưa có biện pháp giáo dục để thế hệ trẻ có đạo đức, phẩm chất tốt. Môn giáo dục công dân trong nhà trường bị xem nhẹ. Thậm chí những người lớn, những bậc phụ huynh đã vô tình có những hánh vi xấu trở thành tấm gương không tốt cho các em - Tư tưởng, nhận thức ngại va chạm, quan niêm đèn nhà ai nhà nấy dạng 0.25 0.5 0.5 + Bệnh vô cảm đe doa sự phát triển của loài người, giá trị tinh thần của mỗi đất nước 0.75 + Bệnh vô cảm không phải không có cách chữa: - Giáo dục một cách toàn diện về tầm hồn, nhân cách, phẩm chất - Mỗi người là một tâm gương tốt về long nhân ái cho giới trẻ noi theo 0.75 Khái quát - Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm - Loài người phải bắt tay đẩy lúi căn bệnh này 0.25 Phần II: Phần riêng 3 a Theo chương trình Chuẩn Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu? 5đ a) Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi. Kết cấu chặt chẽ, lô gích, diễn đạt suôn sẻ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b) Yêu cầu về kiến thức - Thí sinh cần vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm để 5 làm. * Giới thiệu những nột khái quỏt về tác giả, tác phẩm, vấn đề NL 0.5 * Ngoại hìnhnh- Số phận: - Người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ (trạc ngoài 40….) - Số phận : bất hạnh (Cuộc sống nghèo khó, con đông, đói khổ,là nạn nhân của nạn bạo hành ) 1 * Tính cách, phẩm chất : - Luôn biết chắt chiu hạnh phúcc đời thường - Thương con, giàu lòngng vị tha, giàu đức hi sinh - Một tìm hồn sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có cái nhìn toàn diện và bao dung 3.0 * Nhận xét, đánh giá - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: dùng lời kể, tả, đối thoại để khắc hoạ tính cách, phẩm chất của nhân vật (chứng minh). -Qua tác phẩm, tác giả đã khắc hoạ rõ nét những phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà hàng chài : giàu tình yêu thương, đức hy sinh, lòng vị tha. Đó là vẻ đẹp lẩn khuất giữa cuộc sống lam lũ đời thường. 0.5 3b Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau 5đ Giới thiệu chung: về tác giả, tác phẩm, xuất xứ đoạn trích, khái quát vẻ đẹp của hình ảnh người lính (lãng mạn, đậm chất bi tráng). 0.5 Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến (6,0 điểm): + Vẻ đẹp ngạo nghễ, ngang tàng, cứng cỏi, dữ dội của người lính Tây Tiến qua sự đối lập giữa ngoại hình gân guốc, xanh xao vì sốt rét rừng thiếu thuốc men: đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá, với khí phách tinh thần sục sôi: dữ oai hùm, mắt trừng… + Vẻ đẹp lãng mạn, mộng mơ, bay bổng của những chàng trai đất Hà Thành qua hình ảnh: gửi mộng qua biến giới, đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. + Vẻ đẹp và lí tưởng, khát vọng của người lính Tây Tiến: chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, sức mạnh tinh thân vượt lên trên 1.0 1.0 1.0 6 cái chết để xả thân, dâng hiến " quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" + Vẻ đẹp bi tráng từ sự hi sinh của người lính Tây Tiến: áo bào thay chiếu anh về đất, sông Mã gầm lên khúc độc hành, hi sinh trong sự thiếu thốn mà oai hùng, sang trọng, kiêu hãnh, cái chết cảm động đất trời, mang đậm chất bi tráng. 1.0 Đánh giá chung (0,5 điểm): - “Tây Tiến” là một bài thơ hay, đặc sắc của đời thơ Quang Dũng và của thơ ca kháng chiến chống Pháp. - Hình tượng người lính Tây Tiến được khắc họa bằng bút pháp lãng mạn, ngôn từ giàu hình ảnh, mang đậm chất bi tráng. 0.5 7 . trong chương trình II. HÌNNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: + Hình thức: tự luận. + Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. 1 III. THI T LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (Thời gian 150 không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn. rét rừng thi u thuốc men: đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá, với khí phách tinh thần sục sôi: dữ oai hùm, mắt trừng… + Vẻ đẹp lãng mạn, mộng mơ, bay bổng của những chàng trai đất Hà

Ngày đăng: 28/04/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w