Dạy học hợp tác nhóm

5 195 0
Dạy học hợp tác nhóm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Tân Thành Sáng kiến kinh nghiệm DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG HP TÁC NHÓM. ===  === I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Các đồng nghiệp giáo viên thân mến! Kể từ năm 2005, tỉnh ta hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Do vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học là điều rất cần thiết. Để làm được điều này, trước hết người giáo viên cần phải vận dụng những phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút học sinh, gây hứng thú học tập ở học sinh để giữ các em trong nhà trường. Đồng thời người giáo viên cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy của mình bằng cách vận dụng phương pháp sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong hợp tác nhóm ” với mong muốn đóng góp phần nhỏ sức lực cho cổ máy giáo dục tỉnh nhà nói chung và xã Tân Thành nói riêng nhằm hoàn thành và giữ vững thành quả công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở. II. THUẬN LI - KHÓ KHĂN: 1. THUẬN LI: - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của tổ chuyên môn, các đoàn thể cùng Ban lãnh đạo nhà trường. - Trang thiết bò, cơ sở vật chất được trang bò đầy đủ phục vụ cho giảng dạy theo tinh thần đổi mới. - Hình vẽ trong sách giáo khoa rõ ràng, sắt nét là nguồn cung cấp thông tin cho học sinh, giáo viên có thể tận dụng triệt để những hình vẽ để cho học sinh quan sát. - Đa số học sinh ý thức được động lực học tập chính đáng của bản thân, do đó các em có cố gắng trong học tập. 2. KHÓ KHĂN: - Phần lớn gia đình học sinh làm nghề nông nên khi đến mùa vụ các em nghỉ nhiều làm gián đoạn kiến thức gây khó khăn cho việc tiếp thu kiến thức tiếp theo. Giáo viên: Nguyễn Huỳnh Bảo Lộc - 1 - Trường THCS Tân Thành Sáng kiến kinh nghiệm - Thiết bò, đồ dùng dạy học phục vụ thay sách giáo khoa chưa cấp phát kòp thời gây khó khăn cho việc dạy và học. Bên cạnh đó chất lượng một số dụng cụ cũng không đảm bảo. - Chưa có phòng chức năng riêng đảm bảo cho việc sử dụng đồ dùng dạy học triệt để trong hoạt động dạy học. III. MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG HP TÁC NHÓM: 1. ƯU ĐIỂM: - Khi hợp tác nhóm thì các em có điều kiện trao đổi, thảo luận với nhau về cùng một nội dung hay một vấn đề mà giáo viên yêu cầu. Từ đó các em có thể tự nắm bắt được kiến thức cho mình thông qua bạn bè trong nhóm. - Khi thảo luận nhóm, các em thể hiện được khả năng của mình , chứng minh được rằng kiến thức tiếp thu được trong học tập là do mình đã phát hiện ra. - Các em sử dụng ngôn ngữ để giải thích, trình bày, bày tỏ ý kiến của mình trong nhóm và trước tập thể lớp. - Các em sử dụng kỹ năng giao tiếp xã hội để làm việc trong nhóm. - Rèn luyện được kỹ năng phân tích, tổng hợp ý kiến, khả năng trình bày, tinh thần trách nhiệm …… ở các em . Phương pháp hợp tác nhóm đã thể hiện rất nhiều ưu điểm nhưng chúng ta cần làm sao để phương pháp hợp tác nhóm phát huy được các ưu điểm của nó. 2. HẠN CHẾ - Khi thảo luận nhóm, một số học sinh không chú ý tới việc thảo luận với bạn bè trong nhóm mà làm việc riêng khác. - Các em ỷ lại vào nhóm trưởng phát biểu nên không nhiệt tình trong khâu thảo luận chuẩn bò kiến thức cho mình. - Thường gây mất thời gian nếu không sử dụng kết hợp được thời gian với phương pháp hợp lý. - Những học sinh yếu không tích cực trong hoạt động mà ỷ lại vào các bạn khá – giỏi trong nhóm. - Một số học sinh xem như giờ giải lao để tranh thủ nói chuyện riêng. Giáo viên: Nguyễn Huỳnh Bảo Lộc - 2 - Trường THCS Tân Thành Sáng kiến kinh nghiệm - Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh chưa hợp lý nếu không có sự thống nhất giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm học. IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG PHƯƠNG PHÁP HP TÁC NHÓM: 1. GIÁO VIÊN: - Hướng dẫn cho nhóm trưởng cách thức tổ chức và điều động nhóm, xác đònh rằng nhóm trưởng không phải là người trình bày báo cáo. - Sắp xếp chỗ ngồi thích hợp theo nhóm để tránh ồn ào khi thảo luận nhóm. - Theo dõi và uốn nắn kòp thời thái độ và hành vi không đúng của học sinh trong giờ thảo luận. - Xác đònh rằng, người trình bày báo cáo kết quả thảo luận sẽ là một người bất kỳ trong nhóm do giáo viên chỉ đònh. - Nội dung thảo luận không xé lẻ cho từng nhóm mà phải cho học sinh thảo luận hết những nội dung cần truyền đạt. - Câu trả lời không nhất thiết phải theo trình tự mà có thể cho học sinh bắt thăm câu hỏi để trả lới. - Động viên, khen ngợi những em phát biểu chính xác, tạo không khí vui tươi trong học tập. - Hợp tác nhóm có thể sử dụng trong hoạt động truyền thụ kiến thức và cả trong khâu củng cố kiến thức. - Bên cạnh đó giáo viên cần chuẩn bò thật tốt kế hoạch bài dạy nhất là các khâu hoạt động nhóm. - Dặn dò các nhóm chuẩn bò tốt các đồ dùng, phiếu học tập cần sử dụng trong hoạt động nhóm tiết sau. - Giáo viên cần ấn đònh thời gian cụ thể cho từng hoạt động nhóm. 2. HỌC SINH: - Phải tích cực thảo luận đóng góp ý kiến và ghi nhớ kiến thức khi thảo luận. - Tất cả học sinh phải chuẩn bò sẵn sàng để phát biểu, trình bày báo cáo. - Nhóm trưởng điều động các bạn trong nhóm thảo luận tránh gây ồn ào mất trật tự. Giáo viên: Nguyễn Huỳnh Bảo Lộc - 3 - Trường THCS Tân Thành Sáng kiến kinh nghiệm - Chú ý lắng nghe nhóm khác phát biểu để tìm ra chỗ chưa chính xác để nhận xét và bổ sung kòp thời. - Chuẩn bò bài thật tốt trước khi đến lớp ( soạn bài, xem bài trước, trả lời câu hỏi ). - Chuẩn bò đồ dùng học tập, phiếu học tập phục vụ cho bài học. 3. MỞ RỘNG: Không phải lúc nào, tiết nào cũng phải hợp tác nhóm vì vậy sẽ gây sự nhàm chán cho các em. Thực tế trong một tiết dạy, có những kiến thức đơn giản hoặc đã có đầy đủ trong phần thông tin ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể sử dụng loại hình hợp tác nhóm nhỏ ( 2 em học sinh ) . Trường hợp này có lợi thế là: - Các em trực tiếp hỏi lẫn nhau. - Không gây ồn ào. - Không mất nhiều thời gian. - Sử dụng nhiều lần trong tiết học. - Sử dụng kèm với phương pháp vấn đáp tìm tòi của giáo viên. 4. KẾT QUẢ: Tôi đã thực hiện thử nghiệm trên một số tiết dạy và đạt kết quả như sau: • Bài: Đặc điểm chung của thực vật: - Lớp 6A 1 ( Sử dụng chuyên đề ) đạt: 95% từ trung bình trở lên. - Lớp 6A 2 ( Không sử dụng chuyên đề ) đạt: 87% từ trung bình trở lên. • Bài: Cấu tạo tế bào thực vật: - Lớp 6A 1 ( Không sử dụng chuyên đề ) đạt: 90% từ trung bình trở lên. - Lớp 6A 2 ( Sử dụng chuyên đề ) đạt: 98% từ trung bình trở lên. Qua kết quả trên cho thấy nếu áp dụng tốt phương pháp, khai thác triệt để ưu điểm của phương pháp hợp tác nhóm thì chất lượng giáo dục sẽ tăng cao phù hợp với tinh thần đổi mới của Đảng, nhà nước và của toàn ngành. Giáo viên: Nguyễn Huỳnh Bảo Lộc - 4 - Trường THCS Tân Thành Sáng kiến kinh nghiệm V. KẾT LUẬN: Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm tốt sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, gây hứng thú học tập ở học sinh. Do đó dễ dàng nâng cao chất lượng dạy – học và đạt được chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Trên đây là những kinh nghiệm của tôi đã được áp dụng thấy có hiệu quả trong năm qua. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót khuyết điểm, với tinh thần học hỏi, tôi rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý đồng nghiệp để cùng nhau góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Xin chân thành cám ơn! Tân Thành, ngày 30 tháng 09 năm 2005 Người viết. Nguyễn Huỳnh Bảo Lộc. Nhận xét của Ban lãnh đạo Giáo viên: Nguyễn Huỳnh Bảo Lộc - 5 - . riêng đảm bảo cho việc sử dụng đồ dùng dạy học triệt để trong hoạt động dạy học. III. MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG HP TÁC NHÓM: 1. ƯU ĐIỂM: - Khi hợp tác nhóm thì các em có điều kiện trao đổi,. pháp hợp tác nhóm tốt sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, gây hứng thú học tập ở học sinh. Do đó dễ dàng nâng cao chất lượng dạy – học và đạt được chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ. . Phương pháp hợp tác nhóm đã thể hiện rất nhiều ưu điểm nhưng chúng ta cần làm sao để phương pháp hợp tác nhóm phát huy được các ưu điểm của nó. 2. HẠN CHẾ - Khi thảo luận nhóm, một số học sinh không

Ngày đăng: 28/04/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nhaọn xeựt cuỷa Ban laừnh ủaùo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan