- Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII- Sự phát triển của thủ công nghiệp - Sự phát triển của thương nghiệp - Sự hưng khởi của các đô thị... Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ
Trang 2Em hãy nêu nguyên nhân và kết quả của cuộc chiến tranh Trịnh–Nguyễn ?
Trang 3BÀI 22:
TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC
THẾ KỈ XVI - XVIII
BÀI 22:
TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC
THẾ KỈ XVI - XVIII
BÀI 22:
Trang 4- Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII
- Sự phát triển của thủ công nghiệp
- Sự phát triển của thương nghiệp
- Sự hưng khởi của các đô thị
Trang 51 Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI – XVIII
*Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI:
- Ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, quan lại Nhà nước
ít chú ý đến sản xuất
- Đói kém, mất mùa liên tiếp xảy ra
nông dân nổi dậy đấu tranh
* Từ nửa sau thế kỉ XVII - giữa thế kỉ XVIII: Nông nghiệp
dần dần ổn định trở lại
Thóc gạo sản xuất nhiều hơn, đời sống nhân dân được
ổn định và ngày càng được nâng cao
- Tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng gia tăng
Trang 6CẶP CHÂN ĐÈN GỐM HOA LAM ĐẦU THẾ KỈ XVII
Trang 7BÌNH GỐM BÁT TRÀNG (sản xuất năm 1627)
Trang 82 Sự phát triển của thủ công nghiệp:
- Các nghề thủ công cổ truyền ngày càng phát triển và đạt trình độ cao
-Nhiều nghề thủ công mới ra đời
- Số làng nghề thủ công cổ truyền tăng lên
- Nghành khai mỏ phát triển
Thế mạnh của thủ công nghiệp đương thời là có nhiều sản phẩm hấp dẫn, có trình độ kỹ thuật cao: lụa, đồ gốm được người tiêu dùng, đặc biệt là thương nhân nước ngoài rất ưa thích.
Trang 9* Ý nghĩa của sự phát triển của làng thủ công đương thời:
- Nhiều sản phẩm ra đời với chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước
- Thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển
Trang 10•HOẠT ĐỘNG NHÓM:
NHÓM 1: Trình bày về sự phát triển của
thương nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII:
Nguyên nhân, Biểu hiện, Vai trò.
NHÓM 2: Trình bày về sự hưng khởi của các
đô thị: Nguyên nhân, Biểu hiện, Vai trò.
Thời gian thảo luận: 4ph
Trang 11Sự phát triển của thương nghiệp
Nguyên
nhân phát
triển
- Nhu cầu buôn bán trong nước phát triển -Sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới
- Chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh-Nguyễn
Biểu hiện - Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi
- Nhiều làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng ra đời Buôn bán giữa các vùng miền đã phát triển
- Thuyền buôn các nước đến nước ta ngày càng nhiều
- Nhiều thương nhân và tàu bè nước ngoài đã đến Việt Nam buôn bán và xin lập thương điếm: Trung Quốc, Nhật Bản,
Hà Lan, Anh, Pháp…
Vai trò - Làm cho nền kinh tế hàng hóa nước ta phát triển
- Tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta tiếp cận với kinh tế thế giới
- Thúc đẩy sự hình thành và hưng khởi của các đô thị
Trang 12Thương cảng Hội An (tranh vẽ cuối thế kỉ XVIII)
Trang 13Cảnh Thăng Long vào thế kỉ XVII
Trang 14Sự hưng khởi của các đô thị
Nguyên
nhân phát
triển
- Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã tạo điều kiện cho
sự phát triển của các đô thị cũ, ra đời các đô thị mới
Biểu hiện * Đàng Ngoài:
-Thăng Long phát triển với tên Kẻ Chợ gồm 36 phố phường
và 8 chợ
- Phố Hiến (Hưng Yên) ra đời và phát triển phồn thịnh
* Đàng Trong:
-Hội An là phố cảng lớn nhất
- Thanh Hà: “Đại Minh khách phố”
* Ngoài ra còn có một số trung tâm buôn bán nhỏ hơn, phồn thịnh một thời
Vai trò - Làm thay đổi bộ mặt kinh tế Đại Việt
- Thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển
- Đánh dấu bước phát triển mới của chế độ PK Đại Việt
Trang 16Nhận xét về tình hình kinh tế nước ta ở các thế kỉ XVI-XVIII?
Trang 17DẶN DÒ
- Học bài cũ, xem trước bài mới
- Tìm hiểu về tiểu sử của ba anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ