Mẹo vặt chữa nấc Có lẽ trong chúng ta chưa có ai không một lần bị nấc. Nó gây nên thứ âm thanh khó chịu với những người xung quanh và còn khiến bạn có cảm giác như bị ai đó giáng vào ngực, nếu nấc kéo dài. Nguyên nhân gây nấc tạm thời thường là do rối loạn hoạt động tạm thời của cơ hoành. Còn nguyên nhân gây nấc kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, các bệnh liên quan đến phổi và màng phổi, bệnh tim như thiếu máu cục bộ, tăng urê trong máu. Ngoài ra cũng có thể do chứng táo bón kinh niên, chế độ ăn uống không điều độ, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, thường xuyên uống đồ lạnh, hoặc dạ dày gặp lạnh, mất khả năng điều tiết nên khí của nó đi ngược lên cơ hoành gây nấc. Để chữa "nấc" bạn có thể tham khảo một số mẹo vặt sau: Chữa nấc bằng các bài thuốc: Một bát nước gừng ấm sẽ làm giảm những cơn nấc kéo dài Nước gừng tươi: Khi bị nấc, bạn lấy 2 lát gừng tươi giã nhỏ, đun sôi cùng 200 ml nước rồi lọc bỏ bã, cho thêm thìa đường nhỏ khuấy đều. Bạn vừa uống vừa đếm từ 1 đến 9, uống 1-2 lần trong ngày. Nước vải: Vải chín 10 quả, mật ong 1 thìa cà phê. Vải bóc lấy cùi cho vào cốc với mật ong hấp cách thủy, khi cùi vải chín thì ép lấy nước để riêng, ăn cùi vải trước, sau đó uống nước như bài trên, uống hai lần trong ngày. Nước quất hồng bì: Quất hồng bì chín 20 quả, đường trắng 1 thìa canh. Quất hồng bì rửa sạch, bỏ hạt cho vào cốc dầm nát, thêm đường trộn đều, hấp cách thủy cho nóng, khi quất hồng bì chín ép lấy nước và dùng như trên. Chữa nấc không dùng thuốc - Uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, hoặc uống nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục. - Dùng ngón trỏ và ngón cái bàn tay, bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy 2-3 giây, nghỉ 2-3 giây, lặp lại khoảng 15-20 lần. - Dùng ngay ngón cái hoặc ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt hợp cốc (tay trái ấn huyệt ở tay phải và ngược lại, ấn mạnh càng đau càng tốt), chỉ 3 phút là khỏi. Huyệt hợp cốc - Dùng ngón cái, hai tay ấn vào huyệt thái dương hai bên đầu, dùng ngón trỏ đồng thời cào mạnh ba lần vùng xương lông mày là khỏi. Huyệt thái dương - Nhắm hờ hai mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ, sâu vào hai nhãn cầu 1-2 giây rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ ra. Làm như vậy 15-20 lần. - Khi bị nấc nhiều, lấy hai cục đá áp vào hai bên hầu chỉ trong khoảng thời gian ngắn 60 giây sẽ đạt hiệu quả hay. Vì nước đá có thể làm chậm tần suất co giật của thần kinh, từ đó can thiệp vào chu kỳ co giật của cơ, như vậy nấc sẽ hết ngay. - Trước tiên, há miệng hít một hơi thật sâu làm khoang ngực nở ra, sau đó nhịn thở khoảng 10 giây, rồi hít thở lại bình thường. Nếu một lần không khỏi, làm hai, ba lần sẽ khỏi. - Dùng ngón trỏ ấn chặt vào hai lỗ tai khoảng 3 phút, sau đó uống hai ngụm nước lạnh, bỏ hay tay ra sẽ hết nấc. Cây bạc hà Bạc hà là một vị thuốc rất phổ biến ở nước ta, được sử dụng rộng rãi cả trong Tây y và Đông y. Bạc hà có tên khác là kim tiền bạc - thạch bạc hà - liên tiền thảo Trong tinh dầu bạc hà có chứa chất menthol, từ đó người ta đã chế ra nhiều loại thuốc như: dầu cù là, dầu cao con hổ, kẹo ngậm ho bạc hà, rượu bạc hà, thuốc đánh răng bạc hà Tinh dầu bạc hà bốc hơi rất nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ cho nên còn được dùng trong một số trường hợp đau dây thần kinh, ngòai ra còn có tác dụng sát trùng mạnh thường dùng trong một số bệnh ngứa ngòai ra, xoa bóp nơi xưng đau, xông mũi họng. Theo y học cổ truyền bạc hà có tác dụng phát hãn, tán phong nhiệt. Dùng chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi, cổ họng sưng đau, mắt đỏ, ngòai ra nổi mề đay. Ngòai ra còn giúp cho sự tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, chữa đau bụng đi ngoài. Bộ phận dùng lá và toàn cây, có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Bài thuốc chữa bệnh có bạc hà: - Chữa huyết lị: Dùng bạc hà tươi sắc uống. - Chữa chảy máu cam mãi không khỏi: Bạc hà tươi giã lấy nước nhỏ vào mũi hay lá bạc hà khô sắc lây nước thấm bông nhét vào mũi. - Chữa ong đốt: Dùng lá bạc hà tươi giã nát đắp vào chỗ ong đốt. - Chữa cảm mạo nhức đầu: Lá bạc hà 6g, kinh giới 6g, phòng phong 5g, bạch chỉ 4g, hành hoa 6g, hãm với nước sôi chờ 20 phút uống lúc đang nóng. - Dùng xông ngoài: Bạc hà tươi cùng với cúc tần, hương nhu, lá sả, lá tre, sau khi xông uống một bát nước xông, uông nóng. Để dự phòng cảm cúm có thể dùng bạc hà kết hợp với lá tía tô, hoắc hương uống liền trong 3 ngày. - trừ phong giảm đau: Đối với bệnh đau đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt đến họng sưng đau, phối hợp với cúc hoa, núc nác sắc uống. Bác sĩ Nguyễn Minh Phương 4 loại quả , củ trị đầy bụng, khó tiêu Bạn hay bị đầy bụng, khó tiêu, và không biết phải làm thế nào? Thực ra, bạn hoàn toàn có thể phòng hoặc điều trị căn bệnh khó chịu này ngay tại nhà chỉ với một trong bốn loại quả sau: Táo Những chất có chứa trong loại quả này rất có lợi cho tiêu hóa. Nó giúp đẩy nhanh quá trình loại bỏ chất thải từ thức ăn ra khỏi cơ thể chúng ta, giúp kích thích tiêu hóa. Theo lời khuyên của các chuyên gia, ăn táo cả quả sẽ tốt hơn nếu chỉ uống nước táo. Vì chỉ uống nước táo thôi, bạn đã bỏ phí chất xơ quý báu của loại quả này. Lê Nếu bạn gặp các vấn đề tiêu hóa hãy ăn quả lê. Lê là một loại quả có hầu như quanh năm, có giá trị giải khát và giàu chất xơ. Trung bình cứ 100g lê chứa 2,3g chất xơ. Lê chứa các chất xơ; bằng cách hấp thụ rất nhiều nước ở trong cơ thể chúng ta, các chất xơ này sẽ thúc đẩy hoạt động tiêu hóa của ruột. Đừng bỏ vỏ quả lê khi ăn vì vỏ quả lê chứa nhiều chất xơ hơn cả thịt bên trong. Dứa Dứa cũng chứa rất nhiều chất xơ. Chất xơ này có tác dụng kích thích tiêu hóa. Tốt nhất nên ăn dứa tươi. Gừng Loại gia vị có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đồng thời nó cũng mang tới cho món ăn một mùi thơm dễ chịu. Bạn có thể cho gừng dạng bột hoặc vài lát gừng tươi vào thức ăn. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng loại gia vị này, nó có thể có tác dụng ngược lại với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Hồng Nhung Ngải cứu - vị thuốc của phụ nữ Đau bụng kinh, động thai, rối loạn kinh nguyệt là những vấn đề sức khoẻ của chị em có thể khắc phục bằng ngải cứu. Cây ngải cứu có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào tháng 6. Ngải cứu thu về phơi khô trong râm mát. Khi khô tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng, tơi mịn, gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu kích thích huyệt trong châm cứu. Ngải cứu tính ôn, cay dịu. Đông y thường dùng nó chữa các chứng bệnh của phụ nữ như đau bụng khi hành kinh, kinh nguyệt không đều, rong kinh, động thai, thổ huyết… Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày có kinh dùng 5 - 10 gr bột ngải cứu hoặc 1 - 4gr cao đặc để uống. Hoặc dùng 6-12 gr ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi uống như trà, uống ba lần trong ngày. Chữa kinh nguyệt không đều: Đến ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt và cả những ngày đang có kinh, dùng 10 gr ngải cứu khô sắc với 200 ml nước, cô lại còn 100 ml, chia uống hai lần trong ngày. Nếu khó uống, có thể thêm đường. Thuốc an thai: Phụ nữ có thai nếu bị đau bụng, ra máu thì dùng 16 gr ngải cứu, 16 gr tía tô, đổ 600 ml nước sắc còn 100 ml, chia uống làm 3 - 4 lần trong ngày. Chữa rong huyết: Ngải cứu 16 gr, cỏ hôi (cây cứt lợn) 20 gr, hy thiêm 12 gr, ích mẫu thảo 12 gr, hương phụ chế 10 gr. Tất cả đem rửa sạch, phơi khô. Cho 600 ml nước sắc với các vị trên, cô lại còn 150 ml, chia uống làm hai lần trong ngày. Điều trị kiên trì trong 3 - 4 tháng sẽ có hiệu quả. Theo Baodatvie Trà xanh có thể diệt virus cúm ngay lập tức ài NHK của Nhật Bản đêm 31/8 đưa tin các chuyên gia nước này đang nghiên cứu tác dụng của trà xanh đối với virus gây bệnh cúm, kể cả cúm A/H1N1. Các chuyên gia cho biết virus cúm có thể chết ngay khi gặp chất epigallocatechin- gallate (gọi tắt là EGCG) có trong trà xanh. Khác với các loại thuốc trị cúm hiện có chỉ ngăn được sự lây lan của virus trong một giai đoạn, EGCG có thể ngăn virus lây lan trong nhiều giai đoạn. Ngoài ra, EGCG còn có khả năng chống lại những chủng virus kháng thuốc trị cúm thông thường như Tamiflu và Relenza. Tuy nhiên, EGCG không tồn tại lâu trong cơ thể người, do chất này dễ bị hòa tan và bị ô xi hóa khi vào cơ thể người, vì thế dễ bị chuyển hóa và bị tống ra ngoài. Dựa trên một nghiên cứu trước đó cho thấy EGCG có thể tồn tại ổn định trong cơ thể nếu được kết hợp với một số hợp chất nhất định. Ông Kunihiro Kaihatsu, người tham gia dự án nghiên cứu tác dụng phòng cúm của trà xanh thuộc trường Đại học Osaka của Nhật Bản, đã kết hợp EGCG với axít béo để giúp EGCG lâu bị phân hóa hơn và bám vào tế bào chắc hơn. Thử nghiệm cho thấy hợp chất mới có tác dụng chống lại bệnh cúm theo mùa và cúm gia cầm, tác dụng khử hoạt tính của virus cúm của hợp chất mới hiệu quả gấp 100 lần so với Tamiflu hay Relenza. Ông Kaihatsu lạc quan cho rằng hợp chất này có thể có tác dụng chống virus cúm A/H1N1. Ông Kaihatsu cho biết sẽ phải mất ít nhất 5 năm để cho ra đời thuốc trị cúm mới từ trà xanh, nhưng ông hy vọng có thể hợp tác với một số công ty để đưa ra thị trường loại khẩu trang tẩm EGCG và bình xịt vệ sinh EGCG trong vòng một năm nữa. Ông khuyến cáo dùng dung dịch trà xanh súc miệng hoặc rửa tay bằng xà phòng có tinh chất trà xanh hàng ngày để phòng cúm trước khi có thuốc mới. Đinh lăng, cây cảnh và vị thuốc Không chỉ là cây cảnh thông dụng, cây rau được ưa dùng, đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Mô tả Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao 0,8-1,5m, thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc chùa, miếu. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3- 4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi "thuốc bắc". Lá tươi không có mùi thơm này. Dược tính và công dụng Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy. Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm. Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng: Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta. Những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới. Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng. Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ. Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt. Nhìn chung, dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn. Một vài đơn thuốc có sử dụng Đinh lăng Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng Lá đinh lăng tươi từ 150-200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở "phích"). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết. Chữa tắc tia sữa Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng. Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng Lá đinh lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Ho suyễn lâu năm Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng. Phong thấp, thấp khớp Rễ đinh lăng 12g; Cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 08g; Vỏ quít, quế chi 04g (Riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống). Đổ 600ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng . chu kỳ co giật của cơ, như vậy nấc sẽ hết ngay. - Trước tiên, há miệng hít một hơi thật sâu làm khoang ngực nở ra, sau đó nhịn thở khoảng 10 giây, rồi hít thở lại bình thường. Nếu một lần không. mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Mô tả Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng thuộc loại cây