Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
52,07 KB
Nội dung
1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. WTO World Trade Organization Tổ chứ Thương mại thế giới 3 DANH MỤC BẢNG, BIỂUVÀ HÌNH VẼ 1. Biều đồ 2.1: Tình hình FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo vốn đăng ký và số dự án (lũy kế 31/12/2013). (Trang 10) 2. Biểu đồ 2.2: Tình hình vốn FDI đăng ký của Nhật Bản vào Việt Nam theo ngành tính đến hết ngày 31/12/2013. (Trang 11) 3. Bảng 2.3: Hình thức đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2013. (Trang 13) 4. Bảng 2.4: Danh sách 10 tỉnh, thành phố đứng đầu về thu hút FDI của Nhật Bản (31/12/2013). (Trang 14,15). 4 MỞ ĐẦU Nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia tuy có nhiều điểm khác nhau về lịch sử phát triển, quy mô kinh tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên… nhưng sự hợp tác của hai nước lại vô cùng chặt chẽ và bền vững. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Trong xu hướng đó, Việt Nam đã và đang nhận được rất nhiều sự hợp tác, giúp đỡ từ phía Nhật Bản đặc biệt trong lĩnh vực vốn đầu tư trực tiếp (FDI). Để thấy rõ được tình hình đầu tư đó của Nhật Bản vào Việt Nam chúng em đã lựa chọn đề tài: “Tình hình đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013”. Từ đó đưa ra những nhận xét, kiến nghị để Việt Nam có những giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc phân bổ, sử dụng nguồn đầu tư để đạt kết quả cao đồng thời cũng có phương hướng để thu hút thêm nguồn đầu tư từ các cường quốc kinh tế như Nhật Bản giúp cho nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển. 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước chuyển biến tích cực, từng bước tham hội nhập và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau sự kiện gia nhập WTO. Hiện tại, Việt Nam đã và đang có mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong số các đối tác này, Nhật Bản nổi lên là một quốc gia có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Xét riêng về khía cạnh quan hệ đầu tư, từ khi Việt Nam mở của nền kinh tế, Nhật Bản là một trong các quốc gia đầu tiên đầu tư vào Việt Nam và FDI của Nhật Bản luôn được đánh giá cao về chất lượng và tính ổn định. Nguồn vốn FDI từ Nhật Bản tuy ở một thứ hạng cao trong danh sách các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam nhưng vẫn chưa 5 tương xứng với tiềm năng, nhu cầu và kỳ vọng của các bên. Vì thế nhóm chúng em chọn đề tài trên để thấy được những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong việc sử dụng cũng như thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO từ đó đề xuất các phương án khắc phục hạn chế còn tồn tại và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút dòng vốn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là dòng vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong bài viết có sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học như quy nạp, diễn dịch và định tính có kết hợp với nghiên cứu một số trường hợp điển hình. Nguồn thông tin và số liệu trong bài viết được thu thập các công trình nghiên cứu các báo cáo, thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê, UNCTAD 5. Cấu trúc bài luận. Bài luận gồm có 4 chương: Chương I: Một số vấn đề cơ bản về FDI. Chương II: Tình hình đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013. Chương III: Tác động của vốn đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. Chương IV: Định hướng thu hút FDI của Nhật Bản trong giai đoạn tới. 6 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI 1.1. Các khái niệm về FDI. Trên thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tuy nhiên có thể xem xét một số khái niệm về FDI đó là: - Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra khái niệm về FDI vào năm 1997, được chấp nhận khá rộng rãi: “FDI là nguồn vốn được thực hiện nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho DN hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được quyền quản lý doanh nghiệp đó”. - Một khái niệm khác: “FDI là hình thức đầu tư trong đó người chủ đầu tư có quyền kiểm soát đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lợi ích của mình ở một hãng nước ngoài. FDI do vậy bao gồm quyền sở hữu và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài” 1 1.2. Đặc điểm của FDI. Từ những khái niệm khác nhai về FDI ở trên, có thể khẳng định FDI có những đặc điểm sau: - FDI là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi nhuận trong kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm về vốn cũng như kết quả kinh doanh của mình tại nước tiếp nhận đầu tư. - FDI thường được thực hiện thông qua nhiều hình thức tùy thuộc vào pháp luật Đầu tư của nước sở tại và điều kiệm cụ thể của từng lĩnh vực. 1 Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, HN. 7 - Hoạt động FDI vì mục đích lợi nhuận tìm kiếm được ở nước tiếp nhận đầu tư nên vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư. - Chủ đầu tư thực hiện đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư nên phải tuân thủ theo các quy định do pháp luật nước sở tại đề ra. - FDI là do các nhà đầu tư quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình nên hình thức này thường mang lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao. - Tỷ lệ góp vốn đầu tư sẽ quyết định phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài của từng nước. - Một nước có thể đồng thời là nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. 1.3. Tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư. a. Tác động tích cực. - FDI có những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư thông qua tác động đến việc tạo việc làm mới, nâng cao chất lượng và năng suất lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển bền vững và đáp ứng được sự mất cân đối trong điều tiết nguồn nhân lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo điều tiết của thị trường, giúp nền kinh tế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nâng cao vị thế cho nước tiếp nhận đầu tư. - Bổ sung vào nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Cùng với FDI là quá trình chuyển giao khoa học, công nghệ. Do vậy, FDI tạo cơ hội cho nước tiếp nhận đầu tư tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh doanh tiên tiến của bên đối tác nước ngoài. 8 - Góp phần tăng năng suất và thu nhập của người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời cũng cải tạo môi trường cảnh quan xã hội cho nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư. Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước, tiếp cận với thị trường nước ngoài. b. Tác động tiêu cực. - Việc chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tư bị hạn chế do lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài. - FDI thường kéo theo các vấn đề về văn hóa, phong tục tập quán trong đó nước tiếp nhận đầu tư dễ bị ảnh hưởng. - Nếu không có quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, có thể dẫn đến đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên bị khai thác bừa bãi và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Nếu không kiểm soát chặt chẽ, nghiêm túc thì nước nhận đầu tư có thể trở thành “bãi rác công nghiệp” do tiếp nhận công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả. - Nếu không tiến hành thẩm định được trình đọ của đối tác nước ngoài sẽ dẫn không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn FDI. - Số lượng các doanh nghiệp trong nước có thể bị giảm sút do không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của nước tiếp nhận FDI. - Dễ chịu rủi ro, thua thiệt do vấn đề chuyển giá, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vị thế của quốc gia. 9 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 2.1. Vốn đăng ký dự án Từ trước đến nay, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác đầu tư quan trọng nhất đối với Việt Nam với số dự án, số vốn đăng ký và vốn thực hiện luôn đạt mức cao. Hiện nay, Nhật Bản đang là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Trong những năm gần đây, quan hệ FDI giữa hai nước lại càng phát triển, thể hiện là FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Tính đến 31/12/2013, Nhật Bản có 2166 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 35 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn FDI vào Việt Nam, đứng thứ 1/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Biều đồ 2.1: Tình hình FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo vốn đăng ký và số dự án (lũy kế 31/12/2013) Đơn vị: triệu USD Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.2. Về ngành, lĩnh vực đầu tư. Vốn đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp với 1242 dự án có tổng vốn đầu tư là 30.4 tỷ USD (chiếm 57.34% số dự án và 87.52% tổng vốn đăng ký của Nhật và chiếm 20% tổng vốn FDI vào ngành công nghiệp của Việt Nam); lĩnh vực dịch vụ có 892 dự án với tổng vốn đầu tư là 4.2 tỷ USD (chiếm 41.18% số dự án và 12.09% tổng vốn đầu tư); còn lại là các dự án trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với 32 dự án, tổng vốn đầu tư là 136.2 triệu USD (chiếm 1.48% số dự án và 0.39% vốn đầu tư). Một lần nữa lại thấy ngành công nghiệp là ưu tiên đầu tư số một của Nhật Bản vào Việt Nam. Từ 10 những số liệu trên cho thấy cơ cấu FDI theo ngành của Nhật Bản có sự tập trung hoá cao vào lĩnh vực công nghiệp - cũng là lĩnh vực mà Nhật Bản có lợi thế. Biểu đồ 2.2: Tình hình vốn FDI đăng ký của Nhật Bản vào Việt Nam theo ngành tính đến hết ngày 31/12/2013 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Xét về phân ngành, công nghiệp chế biến chế tạo là ngành có vốn đăng ký lớn nhất. Ngành công nghiệp nặng thực sự là nơi tập trung chủ yếu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam với rất nhiều doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị công nghiệp, lắp ráp ô tô, xe máy, hoá chất, điện, điện tử… thuộc các tập đoàn kinh tế lớn, nổi tiếng của Nhật Bản và trên thế giới. 2.3. Về hình thức đầu tư. Hiện nay, các dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 1774 dự án. Tổng số vốn đầu tư là 18.813.8 triệu USD (chiếm 82% tổng số dự án và 54.1% tổng số vốn đầu tư đăng ký). Đầu tư theo hình thức liên doanh cũng chiếm lượng vốn tương đối lớn với 355 dự án và 14.755.5 triệu USD (16% tổng số dự án và 42.5% tổng số vốn đăng ký). Điển hình vào ngày 20/3/2013, công ty Panasonic Appliances Việt Nam khai trương nhà máy sản xuất máy giặt mới tại khu công nghiệp Thăng Long II, tỉnh Hưng Yên với vốn đầu tư là 32 triệu USD. Trong đó 100% vốn đầu tư từ tập đoàn Panasonic Nhật Bản. Bảng 2.3: Hình thức đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2013 ST T Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn Đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) [...]... đầu tư khác, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng và hoàn thiện luật đầu tư cho phù hợp hơn nữa 15 CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Từ những phân tích trên, có thể thấy Nhật Bản là quốc gia có vốn FDI thực hiện và cung cấp nguồn ODA lớn nhất đầu tư vào nước ta trong suốt thời gian qua Bên cạnh những tác động tích cực mà FDI của Nhật Bản mang lại cho nước ta trong. .. rất lớn Trong khi một số tỉnh có điều kiện rất thuận lợi về cơ sở hạ tầng, chính sách đầu tư nhưng lại không nằm trong sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư Nhật Bản Thứ hai, xét về lĩnh vực đầu tư, dòng vốn FDI Nhật Bản phân phối không đồng đều, chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo Trong khi một số lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh thì Nhật Bản chưa đầu tư nhiều vào Việt Nam như... 170185079 CN nặng Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư 13 CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 3.1 Tác động tích cực Thứ nhất, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Việt Nam Lượng vốn FDI của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ Thông qua đó đã bổ sung một lượng vốn rất lớn giúp các ngành này tại Việt Nam phát triển, tạo điều kiện thuận... đẩy phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ KTQT của Việt Nam 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Anh Đức (2014), “FDI Nhật Bản vào Việt Nam còn dưới tiềm năng”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, http://kinhtevadubao.com.vn/xuc-tien-dau-tu/fdi-nhatban-vao-viet -nam- con-duoi-tiem-nang-2807.html 2 Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (2013), “Kỷ yếu 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 3 Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường... thời gian qua FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đã góp phần đáng kể trong công việc cải tạo cơ cấu hạ tầng, tạo công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam và thúc đẩy phát triển kinh tế Là một nước thành viên của ASEAN, Việt Nam cần tranh thủ những chính sách tăng cường quan hệ với các nước ASEAN và Nhật Bản để thu hút vốn từ các cường quốc kinh tế này, phục vụ yêu cầu phát triển nền kinh tế trong thời... cách với các nước trong khu vực, đồng thời học tập và rút ra các bài học kinh nghiệm của các nước láng giềng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và quá trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư Có thể nói quan hệ với Nhật Bản là cần thiết cho sự nghiệp phát triển kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam Do đó, có thể thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp, Việt Nam cần phát huy... đầu tư của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản, tốc độ tăng trưởng và doanh thu tăng năm sau hơn năm trước Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn có thể kể tên như công ty TNHH Sumimoto Electric Interconnect Việt Nam, công ty TNHH Canon, công ty TNHH CN Brother VIệtnam, công ty ôtô Toyota, công ty TNHH Zamil steel Việt Nam. .. “Việt Nam đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản”, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/viet -nam- don-lan-songdau-tu-tu-nhat-ban-3020619.html 5 Nguyễn Quỳnh/VOV online (2014), “Nhật Bản là quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam , http://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep/nhat-ban-van-la-quoc-giadau-tu-lon-nhat-vao-viet -nam- 321267.vov 6 Sĩ Sơn (2014), “Nguồn vốn FDI Nhật Bản đang đổ mạnh vào Việt Nam ,... sản; lĩnh vực phân phối bán lẻ Lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vào nhiều lĩnh vực còn chưa tư ng xứng với tiềm lực của Nhật Bản Thứ ba, bên cạnh nhiều kết quả tích cực, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản làm ăn kém hiệu quả, dẫn tới bị giải thể, thu hồi giấy phép đầu tư trước thời hạn, nhiều doanh nghiệp “hớt váng” rồi bỏ trốn khỏi Việt Nam Theo kết quả điều tra của JETRO năm 2010 có tới 20,8% doanh nghiệp FDI Nhật... tác KD Tổng Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.4 Về địa bàn đầu tư Các dự án đầu tư của Nhật Bản có mặt tại 49 tỉnh, thành phố của Việt Nam nhưng tập trung tại 6 địa phương chính là các thành phố lớn và khu công nghiệp lớn, bao gồm: Thanh Hóa, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Hải Phòng Sáu địa phương này có 1649 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 26.5 tỷ USD, . phát triển kinh tế của Việt Nam. Xét riêng về khía cạnh quan hệ đầu tư, từ khi Việt Nam mở của nền kinh tế, Nhật Bản là một trong các quốc gia đầu tiên đầu tư vào Việt Nam và FDI của Nhật Bản luôn. Việt Nam đã và đang có mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong số các đối tác này, Nhật Bản nổi lên là một quốc gia có vị trí quan trọng trong. nước tiếp nhận đầu tư nên vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư. - Chủ đầu tư thực hiện đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư nên phải tuân thủ