1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

câu hỏi trắc nghiệm từ ngữ

16 972 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHỐI 5 MÔN: TỪ NGỮ HỌC KÌ I Bài tập Đúng – Sai: Điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào ô trống ở đầu câu em cho là đúng. 1 Chữ đầu trong từ đầu sông , đầu suối được dùng theo nghĩa gốc. 2 “Lẹt đẹt” là một từ láy vần. 3 “Pháp luật” Là những qui định của nhà nước mà mọi người phải tuân theo. 4 Nơi tập trung người, dụng cụ máy móc để thực hiện việc xây dựng hoặc khai thác gọi là công trường. 5 Những từ “con cuốc, cái cuốc; con mực, lọ mực” là những từ đồng âm. 6 “Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình. 7 Góp gió thành bão là gặp nhiều gian lao, vất vả trong cuộc sống. 8 Khu dân cư là khu vực dành cho nhân dân ăn ở sinh hoạt. 9 “Sinh thái” là tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, sinh ra, lớn lên và chết. 10 “Hạnh phúc” có nghĩa là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. 11 Từ “Đánh” trong câu “Mẹ con đang đánh đàn” là nghĩa chuyển. 12 Thành ngữ “Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen” không phải chỉ sự vật hiện tượng trong thiên nhiên. 13 “Đồng bào” là người sống trong một nước. 14 “Đồng lòng” có nghĩa cùng một ý chí. 15 “Sinh vật” là các vật sống. 16 “Hoà bình là” “Trạng thái không có chiến tranh”. 17 “Phi nghĩa”, “chính nghĩa” là cặp từ đồng nghĩa. 18 Đại từ là các từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lập lại các từ ấy. 19 Từ “Mắt” trong câu “Đôi mắt của bé mở to” dùng theo nghĩa gốc. 20 Các từ “Vắng vẻ, hiu quạnh, hiu hắt, vắng teo” là từ đồng nghĩa. Đ Đ Đ Đ Đ Đ S Đ S Đ Đ Đ S Đ S Đ S Đ Đ Đ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái ở đầu ý trả lời đúng nhất. A. Đối tượng 1: 1/ Những từ ngữ miêu tả chiều cao là: a. Chót vót b. Chất ngất c. Vòi vọi, vời vợi … d. Cả a, b, c đều đúng 2/ Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “Hoà bình” a. Bình yên b. Thanh bình c. Thái bình d. Cả a, b, c đều đúng. 3/ Những từ mang tiếng “Hữu” có nghĩa là “Bạn bè” a. Hữu nghị, chiến hữu b. Thân hữu, hữu hảo c. Bằng hữu, bạn hữu d. Cả a, b, c đều đúng. 4/ Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ “Thiên nhiên”? a. Tất cả những gì do con người tạo ra. b. Tất cả những gì không do con người tạo ra. c. Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người. d. Cả a, b, c đều đúng. 5/ Những từ miêu tả “Chiều sâu” là: a. Hun hút b. Thăm thẳm c. Hoăm hoắm d. Cả a, b, c đều đúng. 6/ “Lên thác xuống ghềnh”: có nghĩa là : a. Tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn. b. Gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống. c. Kiên trì, bền bỉ thì việc lớn cũng làm xong. d. Cả a, b, c đều đúng. 7/ Trong câu: “ Cô bé mĩm cười rạng rỡ”. Tính từ là: a. Cô bé b. Mĩm cười c. Rạng rỡ d. Cả a, b đều đúng. 8/ Dòng nào sau đây đồng nghĩa với từ bát ngát: a Mênh mông, thênh thang, bao la. b.Bao la, long lanh, mênh mông. c.Thênh thang, lung linh, bao la. d.Bao la, lấp loáng, thênh thang. 9/ Câu nào sau đây nêu lên đức tính cần cù, chăm chỉ không ngại gian khổ. a. Dám nghĩ dám làm. b. Chăm lo học tập. c. Chịu thương chịu khó. d. Muôn người như một. 10/ Tác dụng của từ trái nghĩa: a. Nêu bật sự việc trái ngược nhau. b. Làm nổi bật sự việc trái ngược nhau. c. Làm nổi bệt trạng thái đối lập nhau. d Làm nổi bật những sự việc, những hoạt động trạng thái đối lập nhau. 11/ Thay từ “ bảo vệ” trong câu : “ Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.” bằng một từ đồng nghĩa: a. Phát huy b. Trông coi. c Giữ gìn d. Giữ vệ sinh. 12/ Hành động nào sau đây là bảo vệ môi trường. a. Phá rừng, dánh cá bằng mìn. b. Phủ xanh đồi trọc, buôn bán thú hoang dã. c.Trồng cây, phủ xanh đồi trọc, trồng rừng. d.Cả ý a,b,c đều đúng 13/ Từ trái nghĩa với từ “hạnh phúc”. a.Bất hạnh b. Cơ cực c. Khốn khổ d. Cả a, b, c đều đúng. 14/ Từ trái nghĩa với từ “đoàn kết”: a. Chia rẽ, tàn phá b. Bè phái, phá hoại. c. Xung khắc, huỷ hoại d. Cả a, b, c đều sai. 15/ Dùng từ nào sau đây để điền vào câu sau cho hợp nghĩa: “Bé …… ly nước mời ông uống”. a. bê b. khiêng c. bưng d. nắm 16/ Trong câu : “ Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”Cặp từ trái nghĩa là: a. rách/ lành b. dở/hay c. cả a, b đều đúng d. cả a, b đều sai. 17/Điền từ trái nghĩa vào ô trống: Thắng không kiêu, ………… không nản. a. Chết b. Quyết c. Bại d. Sống 18/ Từ “Giá” (chỉ giá tiền) và “Giá” (giá để đồ vật) là những từ. a. Từ nhiều nghĩa b. Từ đồng âm c. Từ đồng nghĩa d. cả a, b, c đều đúng. 18/ Những từ mô tả chiều rộng là: a.Bao la, mênh mông, tít tắp. b.Ngút ngàn, bát ngát, hun hút. c.Muôn trùng, bao la, mênh mông. d. Bao la, mênh mông, bát ngát. 20/ Những sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. a. Đất, nước, thác, nhà. b. Gió, mưa, bão, nước, rừng, đồi núi. c.Xe, trâu, bò, đất. d.Con người, đường, rừng, biển. 21/ Anh em “Đồng hao” có nghĩa là gì? a. Anh em sinh đôi. b. Cùng cha khác mẹ. c. Cùng mẹ khác cha. d. Cùng làm rể một gia đình. 22/ Từ nào dưới đây hợp nghĩa với câu: “ Mặt trời vừa… lên”. a. Mọc. b. Ngoi c.Nhô d.Lặng 23/ Trong câu: “ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.” Có từ nào là từ đồng âm: a. Một - một b. Chín - chín c. Nghề - nghề d. Cả a, b c, đúng. 24/ Trong câu: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Có cặp từ trái nghĩa: a. Mực - đèn b. Mực - sáng c. Đen - đèn d. Đen - sáng 25/ Những câu sau đây từ “Nhảy” ở ý nào được dùng theo nghĩa gốc. a.Những dòng chữ nhảy múa trước mắt em. b. Bé Lan nhảy dây rất giỏi. c. Bạn Hùng học nhảy lên lớp 5. d. Anh hai em đang học vi tính lại nhảy sang học nghề điện máy. 26/ Câu có từ “Đứng” được dùng theo nghĩa chuyển: a. Bé Hà đứng chưa vững. b.Cây phượng già đứng trơ trọi giữa sân. c. Hôm nay trời đứng gió. d. Cô giáo đứng trên bục giảng. 27/ Từ gần nghĩa với từ “Sôi động” là: a. Tấp nập b. Rộn rịp c. Nhộn nhịp d. Cả 3 ý trên đều đúng. 28/ Tìm thành ngữ tương đồng với thành ngữ “Chung lưng đấu cật” a. Bốn biển một nhà. b. Kề vai sát cánh. c. Sống chết có nhau. d. Cả ý a, b đều đúng. 29/ Muốn làm việc gì cho thật nhanh gọi là: a. Hối hả b. Vội vàng và bực bội. c. Hấp tấp và bực bội d. Cả 3 ý trên đều đúng. 30/ Từ đồng nghĩa với từ “Lặng im”: a. Im ắng b. Lim dim c. Hiu quạnh d. Buồn bã. 31/ Từ ngữ miêu tả hình dáng của người là từ nào? a. Thon thả b. Vời vợi c. Hiền hậu d. Hoà nhã. 32/ Từ nào dưới đây có tiếng : “ hợp” có nghĩa là “ gộp lại”: a. Hợp tác b. Phù hợp c. Thích hợp d. Hợp thời. 33/ Thành ngữ nào sau đây đồng nghĩa với từ “Chăm chỉ” a. Chịu thương, chịu khó b. Muôn người như một c. Dám nghĩ dám làm d. Uống nước nhớ nguồn 34/ Thành ngữ “Mỏng mày hay hạt” đồng nghĩa với từ nào dưới đây? a. Mạnh dạn b. Cần cù c. Xinh xắn d. Đoàn kết. 35/ Câu tục ngữ “Chết vinh còn hơn sống nhục” có mấy cặp từ trái nghĩa? a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 36/ Từ “Chân” trong câu nào dùng nghĩa gốc? a.Chú bộ đội bị thương ở chân phải. b.Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. c.Chân của cái ghế bằng gỗ. d.Tất cả câu trên đều đúng. 37/ “Sự di chuyển bằng chân” là nghĩa của từ “Chạy” trong câu nào? a.Bé chạy lon ton trên sân. b.Tàu chạy băng băng trên đường ray. c.Đồng hồ chạy đúng giờ. d.Dân làng khẩn trương chạy bão. 38/ Chọn nhóm từ ngữ chỉ người có quan hệ họ hàng: a. Thầy giáo, cô giáo, lớp trưởng, sao đỏ. b.Ông bà, chú bác, cậu dì, cô, cháu chắt. c.Kinh, Thái, Ê đê, Tày, H mông. d.Tất cả các ý trên đều đúng. 39/ Nhóm từ ngữ đồng nghĩa với từ “Dũng cảm” là: a.Quả cảm, anh dũng, hùng dũng. b.Chăm chỉ và siêng năng. c.Lênh đênh, lêu đêu, lỏng đỏng. d.Sáng sủa, sáng chói, rực rỡ. 40/ “Mập, ốm” là hai từ trái nghĩa tả: a. Hành động b. Hình dáng c. Trạng thái d. Phẩm chất B/ Đối tượng 2: 1/ Tìm đại từ trong câu ca dao sau: “Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò”. a. Mày, cò b. Ông, cò c. Mày, ông d. Mày, ông, cò. 2/ Dòng nào dưới đây là các từ láy? a.Nho nhỏ, lim dim, hối hả. b.Thưa thớt, róc rách, lặng im. c.Nho nhỏ, lim dim, mặt đất. d.Lất phất, rào rào, mặt đất. 3/ “Quốc tuý” có nghĩa là gì? a. Tư cách là công dân một nước. b. Sách báo bằng tiếng nước nhà. c.Tinh hoa trong nền văn hoá của dân tộc. a. Cả a, b, c đều sai. 4/ Câu tục ngữ “ Khôn ngoan đối đáp người ngơài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.” a. Nói về mối liên hệ bạn bè. b. Nói về mối quan hệ thầy trò. c.Nói về mối quan hệ gia đình. d.Cả a, b, c đều sai. 5/ Nơi mình sinh ra và lớn lên gọi là: a. Quê hương b. Quê mẹ c. Nơi chôn nhau cắt rốn d. Cả a, b, c đều đúng. 6/ Từ “Hoăm hoắm” là từ tả về: a. Chiểu rộng b. Chiều dài c. Chiều cao d. Chiều sâu 7/ Từ “Hữu nghị” là thuộc từ loại nào? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Cả a, b, c đều sai. 8/ “Sinh thái” có nghĩa là gì? a. Tên gọi chung của các con vật. b. Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật. c.Quan hệ giữa sinh vật với môi trường xung quanh. d.Nói về sự sinh sản của động vật. 9/ Xác định danh từ trong các ý sau: a. Suy nghĩ b. Sự học c. Suy tư d. Cần mẫn 10/ Xác định nghĩa chuyển đúng nhất của từ xuân thứ hai trong câu thơ sau: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân. a. Sức lực dồi dào b. Trẻ trung c. Tươi đẹp d. đầy nhựa sống. 11/ Các từ sau đây từ nào là từ láy. a. Tốt tươi b. Trong trắng c. Lời lẽ d. Xanh xao 12/ “Cưu mang” có nghĩa là: a. Giúp đỡ người già. b. Thương yêu đùm bọc bạn bè. c. Chia sẽ nỗi đau với người khác. d. Cứu giúp, nuôi dưỡng người trong lúc khó khăn hoạn nạn. 13/ Trong câu nào dưới đây từ “Mầm non” được dùng đúng nghĩa gốc? a. Bé đang học ở trường mầm non. b. Thiếu niên, Nhi đồng là mầm non của đất nước. c. Trên cành cây có những mầm non mới nhú. d. cả a, b, c đều đúng. 14/ Dòng nào dưới đây là các từ láy: a. Hối hả, lim dim, đẹp đẽ, lời lẽ, rào rào. b. Hối hả, lim dim, đẹp đẽ, lời lẽ, học hành. c. Hối hả, lim dim, đẹp đẽ, lời lẽ, trong trắng. d. Hối hả, lim dim, đẹp đẽ, trong trắng, lóng lánh. 15/ Từ “Chín” trong câu: “ Trùng trục như con chó thui, chín mắt chín mũi, chín đuôi, chín đầu” có nghĩa là: a. Nướng chín b. Số chín c. a, b đều đúng d. a, b đều sai. 16/ Câu nào dưới đây mang đúng nghĩa của từ “Bảo tồn” : a.Giữ lại, không để cho mất đi . b. Đỡ đầu và giúp đỡ . c. Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được . d. Cả a, b, c đều sai. 17/ Rừng nguyên sinh có nghĩa là: a. Rừng cây có mùa lá rụng . b. Rừng cây quanh năm xanh tốt . c. Nhiều động vật và cây cối sống ở đó . d. Rừng hình thành một cách tự nhiên, chưa có tác động của con người. 18/ Thương yêu con người gọi là: a. Nhân ái b. Nhân đạo c. Nhân bản d. cả a, b, c đều đúng. 19/ “Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động” là nghĩa của thành ngữ, tục ngữ: a. Dám nghĩ dám làm. b. Muôn người như một. c. Uống nước nhớ nguồn . d. Trọng nghĩa khinh tài. 20/ Từ “Đứng” với nghĩa là “Ngừng chuyển động” có trong câu nào? a. Cây phượng đứng sừng sững trước sân. b. Cột cờ thẳng đứng. c.Trời đứng gió. d.Cả a, b, c đều đúng. 21/ Trong các câu sau từ “Cao” nào có nghĩa : “Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường” a. Lúa đạt năng suất cao. b. Mặt hàng này đạt chất lượng cao. c. Cả hai câu a, b đúng. d. Cả hai câu a, b sai. 22/ “Lòng ngay thẳng vì việc chung, không thiên vị” là nghĩa của từ nào sau đây? a. Công tâm b. Công minh c. Công khai d. Công bằng 23/ Từ “Đảm đang” có nghĩa: a. Tốt bụng với mọi người b. Biết lo toan mọi việc c. Có tính cách mạnh mẽ d. Làm ít nói nhiều 24/ Thành ngữ “ Dám nghĩ, dám làm” có nghĩa: a.Người quyết đoán, thẳng thẳng, mạnh dạn . b. Người nhu nhược, không dám làm . c. Dám nghĩ nhưng lưỡng lự không làm . d. Không dám làm bất kì việc gì. 25/ Cặp từ trái nghĩa trong câu: “Gạn đục khơi trong là”: a. Đục – Trong b. Đục – Khơi c. Gạn – Khơi d. Khơi – Trong 26/ Câu có sử dụng từ đồng âm là: a. Mẹ em đang nấu xôi đậu. b. Con ruồi đang đậu trên bàn. c. Con ruồi đậu, mâm xôi đậu. d. Con ruồi đang đậu. 27/ Những đại từ là: a. Nó, mày, tao, cậu, tớ b. Anh, em, cậu ấy, cô ấy, hắn c. Cả a b đều đúng d. Cả a, b đều sai 28/ Từ : “ Tiếng hát” thuộc từ loại: a. Động từ b. Tính từ c. Đại từ d. Danh từ 29/ Ý của câu “Trọng nghĩa khinh tài” là: a. Trọng lễ nghĩa coi thường người giỏi . b. Coi trọng nghĩa khí của người tài . c. Coi trọng đạo lí, tình cảm, coi nhẹ tiền bạc . d. Coi trọng người giỏi khinh chê người tài. 30/ Câu ca dao “Nắng tốt dưa mưa tốt lúa” có các từ chỉ thiên nhiên. a. Nắng, mưa b.Nắng, mưa, dưa, lúa c. Mưa lúa d. Nắng dưa 31/ Dòng nào sau đây miêu tả sóng mạnh. a. Cuồn cuộn, ào ào, lăn tăn b. Trào dâng, dập dềnh, bò lên c. Điên cuồng, cuồn cuộn, ào ào d. Lăn tăn, lững lờ, khủng khiếp 32/ Từ “đồng” trong các từ :cánh đồng, tựơng đồng, một nghìn đồng là những từ quan hệ như thế nào? a. Từ đồng nghĩa b. Từ đồng âm c. Từ trái nghĩa d. Cả a, b, c đều đúng. 33/ Câu tục ngữ “Áo rách khéo vá hơn lành vụng may” có mấy cặp từ trái nghĩa? a. 1 b. 2 c.3 d. 4 34/ Trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây câu nào dùng để mô tả các hiện tượng trong thiên nhiên. a. Nước chảy đá mòn. b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. c. Khoai đất lạ mạ ruộng quen. d. Cả a, b đều đúng. 35/ Nghĩa của chữ “đồng” trong “Đồng bào” khác nghĩa với chữ “đồng” trong từ nào dưới đây. a. Đồng hương b. Đồng loại c. Đồng lòng d. Cả a, b đúng. 36/ Chọn cặp từ trái nghĩa điền vào vị trí của dấu… trong câu sau “Áo rách… vá hơn lành … may” a.Nhỏ - Lớn b. Khéo - Vụng c. Khuya - Sớm d. Trong - Đục 37/ Hoạt động của “máy móc” là nghĩa của từ “chạy” trong câu nào? a. Bé chạy lon ton b. Đồng hồ chạy đúng giờ c. Dân làng khẩn trương chạy bão d. Cả 3 ý trên đều đúng 38/ Trong ví dụ sau, đại từ dùng để làm gì? “Hoa đang học, em gái Hoa cũng vậy” a. Dùng để xưng hô. b. Dùng để thay thế danh từ. c. Dùng để thay thế cho động từ. d. Dùng để thay thế tính từ. 39/Trong ví dụ sau, đại từ dùng để làm gì? “Bạn Hoa học rất giỏi. Bạn Trung cũng thế” a. Dùng để xưng hô b. Dùng để thay thế danh từ c. Dùng để thay thế cho động từ d. Dùng để thay thế tính từ 40/ Từ “Đánh” trong câu nào được hiểu theo nghĩa gốc? a. Các cô ca sĩ đánh môi son b. Các bạn sao đỏ đánh trống vào lớp c. Ba đánh em hai cây d. Cả b và c đều đúng. ĐÁP ÁN: Những ý gạch chân và tô đậm chữ cái đầu là ý đúng. HỌC KÌ II Bài tập Đúng – Sai: Điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào ô trống ở đầu câu em cho là đúng. 1 “Công minh” có nghĩa là công bằng và sáng suốt. 2 Giữ bí mật của nhà nước của tổ chức gọi là cảnh giác. 3 “Sửng sốt” là từ láy âm. 4 “Trẻ em” là trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi. 5 Những từ: Buồn bã, trầm ngâm , dịu dàng là từ ghép. Đ S Đ S S 6 Những từ đồng nghĩa với từ “Công dân” là nhân dân, dân chúng. 7 Tục ngữ: “Tre non dễ uốn” hiểu theo nghĩa chuyển là: Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn. 8 Năm điều Bác Hồ dạy nói về “ Quyền” của thiếu nhi. 9 Tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim”nói lên sự lao động cần cù. 10 Câu tục ngữ: “Đói cho sạch rách cho thơm” có ý khuyên em: Dù có nghèo túng, thiếu thốn cũng phải sống cho trong sạch, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp. 11 Em trông thấy vầng trăng tuyệt đẹp. Từ “Trông” trong câu trên đặt theo nghĩa gốc. 12 Từ ngữ :xe lửa, tàu hoả là hai từ đồng nghĩa hoàn toàn. 13 Chó màu đen gọi là “Chó mun”. 14 “Công dân” là người dân của một nước có quyền lợi và nghĩa vụ của đất nước. 15 “Trật tự” là trạng thái bình yên không có chiến tranh. 16 “An ninh” là sự yên ổn về chính trị và trật tự xã hội. 17 Nghĩa của câu thành ngữ: “Trẻ người non dạ” là còn ngây thơ, dại dột chưa biết suy nghĩ chín chắn. 18 Tính cách quan trọng của phụ nữ là: Dịu dàng, khoan dung, cần mẫn, biết quan tâm mọi người. 19 Những phẩm chất tốt đẹp của nam giới là: Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng với mọi hoàn cảnh . 20 Từ cũng nghĩa với “Bệnh nhân” là: “Người bệnh”. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái ở đầu ý trả lời đúng nhất. A.Đối tượng 1: 1/ Những từ chứa tiếng “Công” có nghĩa là: “Của nhà nước, của chung” a. Công dân b. Công cộng c. Công chúng d. Cả a, b, c đều đúng 2/ Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “Trật tự”? a. Trạng thái bình yên không có chiến tranh . b. Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào. c. Tình trạng ổn định có tổ chức, có kỉ luật. d. Cả a, b, c đều đúng. 3/ Truyền thống có nghĩa là: Đ Đ S Đ Đ Đ Đ S Đ S Đ Đ Đ Đ Đ a. Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà. b. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người, ở nhiều địa phương khác nhau . c. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác . d. Cả a, b, c đều sai. 4/ Những từ mang tiếng “Truyền” có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết. a. Truyền bá, truyền hình . b. Truyền tin. c. Truyền tụng. d. Cả a, b, c đều đúng. 5/ Một số câu nói về truyền thống nhân ái của ông cha ta là: a. Thương người như thể thương thân.b. lá lành đùm lá rách. c. Máu chảy ruột mềm. d. Cả a, b, c đều đúng. 6/ Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “Khoan dung”: a. Rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm . b. Không chú ý đến lỗi lầm của người khác. c. Dù người ta có lỗi lầm nhưng không được trách móc . d. Cả a, b, c đều sai. 7/ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” nêu lên ý: a. Yêu nước b. Đoàn kết c. Nhân ái d. cần cù 8/ Từ đồng nghĩa với từ “Trẻ em”: a. Trẻ b. Con trẻ c. Trẻ nít d. Cả a, b, c đều đúng 9/ Dòng nào sau đây so sánh với trẻ em để làm rõ vai trò trẻ em trong xã hội a. Trẻ em như tờ giấy trắng. b. Trẻ em như nụ hoa mới nở. c. Trẻ em là tương lai đất nước. d. Trẻ em như hoa hồng buổi sớm. 10/ Câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Nêu lên truyền thống: a. Đoàn kết b. Yêu nước c. Siêng năng d. Cần cù 11/ Câu nào sau đây không nêu được truyền thống nhân ái: a. Lá lành đùm lá rách. b. Môi hở răng lạnh. c. Máu chảy ruột mềm. d. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. 12/ Quyền được xác định về nội dung mức độ gọi là: a. Quyền hành b. Quyền lực c. Quyền hạn d. Quyền lợi 13/ Quyền căn bản con người gọi là: a. Quyền lực b. Nhân quyền c. Quyền lợi d. Thẩm quyền 14/ Quyền được hưởng những lợi ích nào đó về vật chất, tinh thần chính trị gọi là: a. Quyền lợi b. Quyền hành c. Quyền hạn d. Quyền lực 15/ Từ đồng nghĩa với từ “Bổn phận”: a. Nghĩa vụ b. Nhiệm vụ c. Trách nhiệm d. Cả a, b, c đều đúng 16/ Theo đúng lẽ phải không thiên vị gọi: a. Công lí b. Công chúng . “chính nghĩa” là cặp từ đồng nghĩa. 18 Đại từ là các từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lập lại các từ ấy. 19 Từ “Mắt” trong câu “Đôi mắt của bé mở. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHỐI 5 MÔN: TỪ NGỮ HỌC KÌ I Bài tập Đúng – Sai: Điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào ô trống ở đầu câu em cho là đúng. 1 Chữ đầu trong từ đầu sông , đầu suối. khiếp 32/ Từ “đồng” trong các từ :cánh đồng, tựơng đồng, một nghìn đồng là những từ quan hệ như thế nào? a. Từ đồng nghĩa b. Từ đồng âm c. Từ trái nghĩa d. Cả a, b, c đều đúng. 33/ Câu tục ngữ “Áo

Ngày đăng: 25/04/2015, 12:00

Xem thêm: câu hỏi trắc nghiệm từ ngữ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w