1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thí sinh cần thận trọng khi chọn ngành

6 143 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 610,5 KB

Nội dung

Thí sinh cần thận trọng khi chọn ngành: (GD&TĐ)-Do tâm lý chạy theo số đông, chạy theo những ngành được cho là “thời thượng”, nhiều thí sinh đã tự làm khó mình khi bỏ qua nhiều ngành học hấp dẫn, nhu cầu xã hội cần, dễ kiếm việc làm mà điểm đầu vào không hề cao. Ngành dễ kiếm việc, thí sinh vẫn thờ ơ Mấy năm trở lại đây, các sĩ tử dường như “nguội lạnh” với các ngành xã hội nhân văn, thể hiện rõ nhất ở lượng hồ sơ đăng ký tuyển sinh vào những ngành này thường rất thấp. Tuy nhiên, hiện có không ít chuyên ngành về xã hội nhân văn mà xã hội thực sự đang rất cần. Ví như ngành Tâm lý giáo dục, một ngành có lẽ không nhiều thí sinh lựa chọn trước khi làm hồ sơ thi ĐH nhưng lại là ngành mà khi tốt nghiệp cơ hội việc làm khá rộng mở. Ông Phạm Tấn Hạ, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH KHXH&NV cho biết, những người học tâm lý giáo dục sẽ rất rộng đường tìm việc làm qua công việc tư vấn những vấn đề về học đường, tâm sinh lý học sinh. Ngoài ra, người học ngành này còn đáp ứng được các yêu cầu kiến thức cơ bản về quản lý nhân sự, tài chính, kinh tế học giáo dục, thanh tra, marketing giáo dục, nghiên cứu, tư vấn giáo dục… Ngành tâm lý học đường mặc dù còn rất mới ở Việt Nam nhưng đã mở ra không ít triển vọng. Đây là một chuyên ngành Tâm lý ứng dụng nhằm thực hiện công tác phát hiện sớm, phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em - thanh thiếu niên trong các lĩnh vực nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở môi trường học đường, gia đình và cộng đồng; đồng thời tham gia nghiên cứu, xây dựng, phát triển và lượng giá các chương trình này. Khi giáo dục kỹ năng sống đang ngày càng được ngành Giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng thì sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể dễ dàng kiếm được việc làm. Đơn vị đặt nền móng cho ngành là Khoa Tâm lý-Giáo dục của trường ĐH Sư phạm Hà Nội Bắt đầu từ năm 2010, Trường ĐH Điện lực đã chính thức tuyển sinh chuyên ngành điện hạt nhân. Đây cũng là trường ĐH đầu tiên tuyển sinh chuyên ngành này nhằm đón đầu sự ra đời của các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai không xa. Mặc dù cơ hội việc làm “nhãn tiền” cộng với nhiều ưu đãi như ưu đãi về kinh phí đào tạo của Nhà nước (theo quy định của Chính phủ đối với ngành năng lượng nguyên tử) và của Tập đoàn Điện lực VN, được đào tạo hai năm cuối ở các trường ĐH tên tuổi của Nga, Czech, Pháp nhưng thí sinh vẫn thờ ơ với ngành học này. Theo thông tin từ trường ĐH Điện lực, trong khóa đầu tiên, trường chỉ tuyển 50 chỉ tiêu nhưng xét tuyển đến nguyện vọng 2 cũng chưa đủ. Ông Trần Văn Thạnh, trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD ĐH An Giang cho biết, thật khó lý giải khi những ngành mà vùng đồng bằng sông Cửu Long rất cần nhân lực như chăn nuôi, trồng trọt thì trường không thể tuyển sinh nổi. Dù có quảng bá, về tận trường phổ thông hướng nghiệp nhưng thí sinh vẫn không vào. Trường học hiện nay rất cần giáo viên dạy học Tin học, vậy mà ngành này trường tuyển sinh cũng vô cùng chật vật. Rõ rằng là nhu cầu xã hội cần, nhưng sao thí sinh vẫn thờ ơ? Những ngành “khát” nhân lực Không ít bộ ngành mới đây đã lên tiếng về tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có khối ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, hiện cả nước mới có 13 trường ĐH, CĐ có ngành đào tạo về nông, lâm nghiệp. Số cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ khối ngành nông, lâm nghiệp ra trường hằng năm không cung ứng đủ nhu cầu xã hội vốn đang tăng lên rất nhanh. Riêng lao động nông nghiệp, có đến gần 21 triệu người (chiếm 97,65%) chưa qua đào tạo và không có chứng chỉ chuyên môn. Dù được nhận định là, nguy cơ thiếu nguồn nhân lực nông, lâm nghiệp sẽ mở ra cơ hội lớn cho việc lựa chọn ngành nghề và hướng nghiệp cho giới trẻ, thế nhưng, việc thu hút học sinh thi vào các khối ngành nông, lâm nghiệp vẫn luôn là bài toán nan giải. 45.000 người là con số mà ngành tài nguyên và môi trường cần bổ sung trong giai đoạn 2011 – 2015. Trong đề phát triển đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 của Bộ Tài nguyên - môi trường, nhiều chuyên ngành đang thiếu rất nhiều nhân lực hoặc có ít chuyên ngành đào tạo bậc ĐH, CĐ như: khí tượng, thủy văn, đo đạc và bản đồ, quản lý biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, định giá và kinh tế hóa trong quản lý tài nguyên Du lịch cũng ngành đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực nhất là đội ngũ hướng dẫn viên các tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản Theo Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch, sẽ cần đến 505 ngàn người trong ngành này vào năm 2015 và 870 ngàn lao động trực tiếp đến năm 2020. Thế nhưng, nguồn thí sinh cho các ngành này vẫn rất hạn chế. 1 Theo báo cáo xu hướng việc làm của Bộ LĐ-TB&XH, có 9 ngành nghề sẽ tăng nhu cầu việc làm đến năm 2015 gồm: tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động khoa học công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; hoạt động Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội; hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình; các tổ chức quốc tế và các hoạt động dịch vụ khác. Trong số các ngành này, ngành có nhu cầu việc làm tăng cao nhất là hoạt động Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ… Tuy nhiên, vào năm 2020, nhu cầu việc làm những ngành này lại giảm mạnh. ****** HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC VÀ ĐẠI HỌC KỸ THUẬT PRAHA .) Địa chỉ: Phòng 101 nhà A Trường Đại học Điện Lực 235 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội ĐT:84- 0422450197-Email: cnnl@epu.edu.vn Nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa Đại học Kỹ thuật Praha (CTU) và Đại học Điện lực (EPU), đã được thể hiện qua các văn bản giữa hai Trường: MOU ký ngày 25/11/2008 và Agreement ký ngày 17/06/2009 giữa lãnh đạo hai Trường. Nhận lời mời của lãnh đạo Đại học Kỹ thuật Praha, Ngày 13 tháng 9 năm 2009, đoàn cán bộ EPU gồm có PGS. TS. Đàm xuân Hiệp, Hiệu trưởng (trưởng đoàn), PGS.TS. Nguyễn Trung Tính, Trưởng Khoa Công nghệ năng lượng, Ông Phạm Hữu Lập, Trưởng Phòng Thanh tra pháp chế, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ đã thới thăm và làm việc với CTU. Trong thời gian thăm và làm việc với CTU, Đoàn đã có buổi trao đổi, làm việc với GS hiệu trưởng CTU, lãnh đạo các Khoa Năng lượng hạt nhân, Cơ khí, Hệ thống điện. Đoàn cũng đã thăm một số phòng thí nghiệm, cơ sở đào tạo, thư viện và ký túc xá của Trường, cũng như đã có buổi tiếp xúc với các lưu học sinh Việt Nam tại Praha. Trong bối cảnh nước ta nói chung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói riêng đang đẩy mạnh chương trình Điện hạt nhân để có thể hoàn thành sứ mệnh xây dựng và vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của đất nước; trong đó nhân lực phục vụ chương trình rất quan trọng và cấp thiết. Hiện nay ở nước ta chưa có cơ sở nào thực hiện đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân, việc EPU đang khẩn trương triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực này, trong đó hướng liên kết đào tạo giữa EPU và đại học có chất lượng trên thế giới rất hữu ích và cần thiết. EPU và CTU đã thỏa thuận hợp tác trong đào tạo nhân lực cho chương trình điện hạt nhân trên cả 3 trình độ Đại học, Master và Tiến sĩ. Theo thỏa thuận này, CTU và EPU sẽ cùng thảo luận để xây dựng chương trình đào tạo liên kết; cụ thể, hai bên sẽ xây dựng chương trình đào tạo, đề cương chi tiết các môn học; CTU sẽ cử chuyên gia sang EPU giảng dậy các môn học mà EPU chưa chuẩn bị được người dậy. Sau hai năm học tại EPU cho chương trình đại học, 1 năm cho chương trình sau đại học và 1 học kỳ cho chương trình tiến sĩ, các sinh viên của chương trình liên kết sẽ được chấp nhận vào học năm tiếp theo tại CTU (năm thứ 3 cho chương trình đại học, năm thứ 2 cho chương trình sau đại học). Đồng thời CTU cũng sẽ nhận cán bộ giảng dậy của EPU sang thực tập nghiên cứu và chuẩn bị bài giảng. CTU và EPU sẽ cùng nhau đệ trình lên lãnh đạo cấp trên của hai Trường xin hỗ trợ kinh phí để cùng thực hiện các nghiên cứu chung. CTU cũng sẽ tặng cho EPU một số sách và tài liệu về lĩnh vực điện hạt nhân cũng như tạo điều kiện cho cán bộ EPU có thể vào thư viện điện tử của CTU. Ngoài ra, CTU và EPU cũng thỏa thuận liên kết đào tạo ở trình độ Master và Tiến sĩ trên các lĩnh vực khác là thế mạnh của hai trường như Hệ thống điện, Cơ khí,… CTU là Đại học Kỹ thuật hàng đầu của Cộng hòa Czech, là một trong các trường đại học kỹ thuật có danh tiếng ở EU, nằm trong top 500 trường đại học tốt nhất thế giới. CTU có đội ngũ gần 4000 GS, PGS, TS và cán bộ có trình độ; với số lượng sinh viên đào tạo hàng năm khỏang 25.000 sinh viên các hệ với số lượng sinh viên quốc tế khá đông. Khoa Năng lượng hạt nhân và Vật lý của CTU có đội ngũ cán bộ có học hàm, học vị cao; đặc biệt có hệ thống phòng thí nghiệm rất hiện đại, chẳng hạn PTN lò phản ứng công xuất không; thiết bị mô phỏng,… của Bộ môn Lò phản ứng hạt nhân; Phòng thí nghiệm Đo lượng bức xạ của Bộ môn An toàn bức xạ; Phòng thí nghiệm Điện tử hạt nhân,… Trong thời gian thăm và làm việc với CTU, đoàn cán bộ EPU cũng đã có buổi thăm và làm việc tại Nhà máy điện hạt nhân Dukovany với 4 tổ máy, tổng công suất 1900MW (Năng lượng hạt nhân của Cộng hòa Czech chiếm gần một nửa sản lượng điện năng của cả nước); Viện nghiên cứu hạt nhân Cộng hòa Czech với lò phản ứng nghiên cứu công suất 5 MW, lò phản ứng công suất không; đoàn cũng đã 2 thăm quan triển lãm quốc tế về năng lượng, gian hàng năng lượng tái tạo. Kết thúc chuyến thăm và làm việc tại CTU, sáng 22 tháng 9, đoàn cán bộ hai trường do hai GS Hiệu trưởng dẫn đầu đã có buổi trao đổi hợp tác trên các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học; sau đó hai GS. Hiệu trưởng đã ký văn bản thỏa thuận hợp tác này. Rời Praha trong lá vàng rực rỡ của mùa thu diệu kỳ, thấp thoáng bóng lưu học sinh Việt Nam trong áo dài tươi sáng trên đường đến giảng đường Đại học, chúng tôi như thấy Trường Đại học Điện lực đang sánh bước cùng bạn bè năm châu tới tương lai. ** Điểm sàn vào trường ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC NĂM 2010 Điểm sàn vào trường là 15,5 nên thí sinh có NV1 chuyên ngành Hệ thống điện đạt 16,5 điểm được chuyển sang ngành khác lựa chọn một trong số các chuyên ngành có tuyển NV2. Thí sinh có NV1 chuyên ngành Hệ thống điện đạt 16 điểm được chuyển sang một trong các ngành: Nhiệt điện, Điện CN và DD, Điện hạt nhân (mã 101), Điện tử viễn thông (mã 107), Công nghệ cơ khí (mã 108), Công nghệ cơ điện tử (mã 109), Quản trị kinh doanh (mã 110). Tất cả thí sinh có điểm thi đạt 15,5 ở các ngành mà điểm NV1 cao hơn 15,5 điểm được chuyển sang một trong các ngành: Điện hạt nhân (mã 101), Công nghệ cơ khí (mã 108), Công nghệ Cơ điện tử (mã 109), Quản trị kinh doanh (mã 110). Riêng chuyên ngành Điện hạt nhân sẽ ưu tiên khi xét tuyển NV2 đối với các thí sinh có hộ khẩu ở Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa). Việc xét tuyển NV2 thực hiện theo từng ngành, lựa chọn theo điểm thi từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Ngày 14/9 trường sẽ công bố danh sách trúng tuyển NV2. Học sinh trúng tuyển NV2 hệ đại học nhập học ngày 23/9, hệ cao đẳng nhập học ngày 24/9. Giấy báo trúng tuyển NV1 sẽ được chuyển về các Sở GD&ĐT trước ngày 20/8. Thí sinh nhận giấy báo trúng tuyển, giấy chứng nhận kết quả thi tại nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Sau ngày 25/8 thí sinh diện trúng tuyển chưa nhận được giấy báo có thể trực tiếp đến Phòng Đào tạo của trường để xin cấp lại. Ngày nhập học 8/9. Dưới đây là điểm chuẩn dành cho học sinh phổ thông KV3. Mỗi đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1 điểm, mỗi khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm. Hệ đại học: Ngành Mã Điểm NV1 NV2 Điểm Chỉ tiêu Hệ thống điện 101 17 17 40 Quản lý năng lượng 101 16 16,5 10 Nhiệt điện 101 15,5 16 25 Điện công nghiệp và dân dụng 101 15,5 16 10 Điện hạt nhân 101 15,5 15,5 40 Công nghệ thông tin 105 15,5 Công nghệ tự động 106 15,5 Điện tử viễn thông 107 15,5 16 15 Công nghệ cơ khí 108 15,5 15,5 35 Công nghệ Cơ điện tử 109 15,5 15,5 30 Quản trị kinh doanh 110 15,5 15,5 30 Tài chính ngân hàng 111 16 16,5 25 Kế toán 112 16 3 Hệ cao đẳng: STT Ngành Mã ngành Điểm NV1 Chỉ tiêu NV2 Điểm NV2 1 Hệ thống điện (HTĐ) C65 10 70 11 2 HTĐ (Lớp đặt ở ĐH Vinh) C65NA 10 40 10 3 HTĐ (Lớp đặt ở CĐSP Ninh Thuận) C65NT 10 40 10 4 Công nghệ thông tin C66 10 40 10 5 Nhiệt điện C67 10 40 10 6 Nhiệt điện (Lớp đặt ở CĐSP Ninh Thuận) C67NT 10 40 10 7 Thuỷ điện C68 10 40 10 8 Điện công nghiệp và dân dụng C69 10 40 10 9 Điện công nghiệp và dân dụng (Lớp đặt ở ĐH Vinh) C69NA 10 40 10 10 Công nghệ tự động C70 10 40 10 11 Quản lý năng lượng C71 10 40 10 12 Điện tử viễn thông C72 10 30 10 13 Công nghệ cơ khí C73 10 40 10 14 Công nghệ Cơ điện tử C74 10 40 10 15 Quản trị kinh doanh C75 10 40 10 16 Tài chính ngân hàng C76 10 30 11 17 Kế toán doanh nghiệp C77 10 30 11 **Điểm Chuẩn Học viện an ninh nhân dân 2009 2010 STT Mã ngành Tên ngành Khối thi Điểm chuẩn Ghi chú 1 .Nam (An ninh điều tra tội phạm). D1 26.5 2 Nam (An ninh điều tra tội phạm). C 24.5 3 Nam (An ninh điều tra tội phạm) A 20.5 ** ĐẠI HỌC DƯỢCSTT Mã ngành Tên ngành Khối thi Điểm chuẩn Ngành dược A 24.5 Điểm ChuẩnHọc viện Quản lý Giáo dục 2009 2010 STT Mã ngành Tên ngành Khối thi Điểm chuẩn Ghi chú 1 603 Tâm lý giáo dục (D) D1 13.5 2 603 Tâm lý giáo dục (C) C 14.5 3 102 Tin học ứng dụng A 13 4 601 Quản lý giáo dục (D1) D1 15 5 601 Quản lý giáo dục (C) C 18 4 6 601 Quản lý giáo dục (A) A 15 **HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN NĂM 2010:Nghiệp vụ công an: - Khối A: 23 - Khối C: 21.5 - Khối D1: 20.5 2. Tiếng Anh (môn TA nhân hệ số 2): 22.5 * Năm 2010 nam nữ lấy điểm bằng nhau, năm 2009 điểm nữ cao hơn từ 1 - 5.5 điể **ĐẠI HỌCCẢNH SÁT NHÂN DÂN NĂM 2010điểm chuẩn khối A là 21, khối C là 19,5 và khối D1 là 19 điểm. **Điểm chuẩn vào các trường khối Quân đội năm 2010 Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng vừa công bố Quy định điểm chuẩn tuyển sinh vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học và điểm chuẩn tuyển sinh vào đào tạo công nghiệp hoá, hiện đại hoá (hệ đào tạo dân sự) năm 2010. Hệ đại học Cụ thể như sau: Điểm trúng tuyển vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học cao nhất là Học viện Biên phòng và Học viện Khoa học quân sự, cùng 21,5 điểm đối với nam thanh niên phía Bắc. Ba Học viện tuyển thí sinh nữ vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học là các học viện: Khoa học quân sự, Kỹ thuật quân sự và Quân y. Cụ thể như sau: Học viện Kỹ thuật quân sự điểm trúng tuyển đối với nữ khu vực miền Bắc: 24,5 điểm, miền Nam: 21,5 điểm. Học viện Quân y, nữ miền Bắc khối A: 24 điểm, khối B: 21 điểm, miền Nam khối A: 23 điểm, khối B: 22,5 điểm. Học viện Khoa học quân sự đào tạo 4 ngành ngoại ngữ với 8 loại điểm chuẩn trúng tuyển (ngoại ngữ nhân hệ số 2): điểm trúng tuyển phía Bắc cao nhất là 33 điểm, thấp nhất 28 điểm; phía Nam cao nhất 31 điểm, thấp nhất 28 điểm. Điểm trúng tuyển vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học đối với nam thí sinh của các học viện, trường sĩ quan cụ thể như sau (trong ngoặc là điểm khu vực miền Nam): Học viện Kỹ thuật quân sự: 20 (17,5) Học viện Phòng không-Không quân, đào tạo kỹ sư hàng không 17,5 (13), đào tạo chỉ huy tham mưu 17,5 (13). Học viện Hải quân 15,5 (13,5). Học viện Biên phòng 21,5 (18,5). Học viện Hậu cần: 18,5 (13) Trường sĩ quan Lục quân I chỉ lấy nam thí sinh miền Bắc, 15 điểm. Trường sĩ quan Lục quân II khu vực Quân khu 5: 14,5, Quân khu 7: 15; Quân khu 9: 14, các đơn vị còn lại 15,5. Trường sĩ quan Chính trị: 18,5 (18). 5 Trường sĩ quan Công binh: 15 (13,5). Trường sĩ quan Thông tin: 16,5 (14). Trường sĩ quan Pháo binh: 17 (13). Trường sĩ quan Tăng Thiết giáp: 19,5 (13) Trường sĩ quan Đặc công: 19,5 (15). Trường sĩ quan Không quân: 14,5 (13). Trường sĩ quan Phòng hoá: 15,5 (13). Học viện Quân y, khối A: 21 (19), khối B: 21 (19). Học viện Khoa học quân sự có 9 loại điểm chuẩn: Đào tạo ngành trinh sát kỹ thuật 21,5 (13); các ngành (điểm ngoại ngữ nhân hệ số 2), Tiếng Anh mã ngành 701: 28 (26); Tiếng Nga mã ngành 702, thi tiếng Anh 28 (26), tiếng Nga 32 (30); tiếng Trung mã ngành 704, thi tiếng Anh 28 (26), thi tiếng Nga 28 (26), thi tiếng Pháp 28 (26), thi tiếng Trung 28 (26); thi Tiếng Anh ngành 707: 28 (26). Hệ Cao đẳng: Tuyển sinh đào tạo sĩ quan phân đội bậc cao đẳng có 6 học viện, trường sĩ quan tuyển sinh, gồm các Học viện: Phòng không-Không quân; Hải quân, Biên phòng; các Trường sĩ quan: Kỹ thuật quân sự (Vin-hem Pích), Pháo binh, Không quân. Các trường tổ chức xét tuyển nguyện vọng 2 từ thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 thi vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội tại các học viện, trường sĩ quan có cùng khối thi. Riêng Trường sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-hem Pích) tổ chức thi tuyển riêng cho các thí sinh khu vực phía Nam, điểm chuẩn cụ thể (trong ngoặc là điểm cho nam quân nhân), Quân khu 5: 22,5 (16), Quân khu 7: 22,5 (17), Quân khu 9: 21,5 (17), các đơn vị còn lại: 22 (17). Điểm chuẩn của 5 học viện và Trường đại học Văn hóa-Nghệ thuật quân đội đào tạo đại học hệ dân sự: Học viện Quân y: 22 điểm (cả hai khối A và B). Học viện Kỹ thuật quân sự, ngành Công nghệ thông tin và ngành Điện tử-viễn thông, kỹ thuật điều khiển: 17, ngành Xây dựng dân dụng, công nghiệp và cầu đường: 16, ngành kỹ thuật ô-tô, chế tạo máy, cơ khí: 14. Học viện Hậu cần, ngành Tài chính ngân hàng: 16, Tài chính kế toán: 15; Kỹ thuật xây dựng: 14. Trường đại học Văn hoá-Nghệ thuật quân đội có điểm chuẩn riêng cho các ngành, trong đó các môn năng khiếu không dưới 6 điểm, môn Văn phải đạt từ 3,5 điểm trở lên. Các học viện, trường sĩ quan quân đội nhận đơn xin phúc khảo bài thi và xét tuyển nguyện vọng 2 của thí sinh thời gian từ ngày 25/8 đến ngày 10/9/2010. 6 . Thí sinh cần thận trọng khi chọn ngành: (GD&TĐ)-Do tâm lý chạy theo số đông, chạy theo những ngành được cho là “thời thượng”, nhiều thí sinh đã tự làm khó mình khi bỏ qua nhiều ngành. trường là 15,5 nên thí sinh có NV1 chuyên ngành Hệ thống điện đạt 16,5 điểm được chuyển sang ngành khác lựa chọn một trong số các chuyên ngành có tuyển NV2. Thí sinh có NV1 chuyên ngành Hệ thống. nhưng thí sinh vẫn không vào. Trường học hiện nay rất cần giáo viên dạy học Tin học, vậy mà ngành này trường tuyển sinh cũng vô cùng chật vật. Rõ rằng là nhu cầu xã hội cần, nhưng sao thí sinh

Ngày đăng: 25/04/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w