Phòng GD&ĐT Đam Rông Trường THCS Đạ M’rông Tuần 26 Ngày soạn: 21/02/2011 Tiết 50 Ngày dạy: 23/02/2011 Bài 31. ĐIỀU CHẾ HIDRO – PHẢN ỨNG THẾ I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất. 2. Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro. Hoạt động của bình Kíp đơn giản. Viết được PTHH điều chế hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H 2 SO 4 loãng) Phân biệt phản ứng thế với phản ứng oxi hóa – khử. Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể. Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đkc 3. Thái độ: Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học. 4. Trọng tâm: Phương pháp điều chế hiđro trong phòng TN và CN. Khái niệm phản ứng thế. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. GV: Chuẩn bị thí nghiệm điều chế khí hidro. b. HS: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: Thí nghiệm nghiên cứu - Trực quan - Vấn đáp – Làm việc nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1……/…… 8A2……/…… 8A3…./… 2. Kiển tra bài cũ(10’): Xác định sự khử, sự oxi hóa? Chất khử, chất oxi hóa và cân bằng PTHH trong các phản ứng sau 1. Fe 2 O 3 + CO 0t → CO 2 + Fe 2. CuO + H 2 0t → Cu + H 2 O 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp khi người ta cần dùng khí hidro thì làm thế nào để điều chế được khí hidro. Phản ứng điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm thuộc loại phản ứng nào? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm(13’). -GV: Làm thí nghiệm điều chế khí H 2 . Yêu cầu quan sát và nêu hiện tượng sảy ra. -GV: Đậy nút cao su. Đưa tàn -HS: Quan sát và nêu hiện tượng: Có bọt khí xuất hiện. -HS: Khí thoát ra không làm I. Điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm 1. Trong phòng thí nghiệm GV Lê Anh Linh Trang 1 Phòng GD&ĐT Đam Rông Trường THCS Đạ M’rông đóm vào đầu ống dẫn khí . Gọi HS nhận xét. -GV: Nhỏ một giọt dung dịch vào ống nghiệm rồi đem cô cạn sẽ thu được muối. Đó là muối gì? Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng xảy ra? -GV hỏi: Có thể thu H 2 bằng cách nào? -GV: Để điều chế hidro người ta còn thay Zn bằng Fe, Al, thay HCl bằng H 2 SO 4 . cho than bùng cháy. -HS: Muối đó là ZnCl 2 : Zn + 2HCl → ZnCl 2 + H 2 -HS: Đẩy nước và đẩy không khí.( Giống thu O 2 ). -HS: Nghe giảng và ghi nhớ. Zn + 2HCl → ZnCl 2 + H 2 Hoạt động 2. Tìm hiểu cách điều chế hidro trong công nghiệp(5’). -GV: Giới thiệu cách điều chế khí H 2 trong công nghiệp: Điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H 2 O trong lò khí than hoặc từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ. -GV: Giới thiệu sơ đồ điện phân nước. -HS: Nghe giảng và ghi vở. -HS: Nghe giảng và viết PT điện phân: 2H 2 O dp → 2H 2 + O 2 II. Điều chế khí hidro trong công nghiệp - Điện phân nước 2H 2 O dp → 2H 2 + O 2 - Dùng than khử oxi của nứơc - Điều chế hidro từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ Hoạt động 3. Tìm hiểu phản ứng thế (8’). -GV: Em đã được học các loại phản ứng nào? -GV: Trong phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl 2 +H 2 Đâu là đơn chất? Đâu là hợp chất? -GV: Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm của các chất trong phản ứng. -GV: Các phản ứng hoá học như trên gọi là phản ứng thế. Vậy phản ứng thế là gì? -HS: Phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp. -HS: Theo dõi và tìm hiểu: Zn là đơn chất HCl là hợp chất -HS: Nguyên tử của đơn chất Zn đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất HCl. -HS: Trả lời và ghi vở. III. Phản ứng thế - Phản ứng thế là phản ứng hoá học xảy ra giữa đơn chất và hợp chất. Trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất Ví dụ: Zn + 2HCl → ZnCl 2 + H 2 4. Củng cố - Đánh giá - Dặn dò(8’): a. Củng cố: HS: Đọc phần đọc thêm để biết thêm về bình Kip điều chế H 2 . GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2, 5 SGK/117. b. Dặn dò về nhà: Bài tập về nhà: 1,3,4 SGK/ 117. Chuẩn bị bài: “ Bài luyện tập 6 ”. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… GV Lê Anh Linh Trang 2 . chất? -GV: Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm của các chất trong phản ứng. -GV: Các phản ứng hoá học như trên gọi là phản ứng thế. Vậy phản ứng thế là gì? -HS: Phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp. -HS:. + O 2 - Dùng than khử oxi của nứơc - Điều chế hidro từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ Hoạt động 3. Tìm hiểu phản ứng thế (8’). -GV: Em đã được học các loại phản ứng nào? -GV: Trong phản ứng: Zn. THCS Đạ M’rông Tuần 26 Ngày soạn: 21/02/2011 Tiết 50 Ngày dạy: 23/02/2011 Bài 31. ĐIỀU CHẾ HIDRO – PHẢN ỨNG THẾ I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Phương pháp điều chế hiđro trong