Bản đồ tư duy: Phương pháp “trị” học sinh… lười Thứ Hai, 03 Tháng một 2011, 16:01 GMT+7 Một trong những nguyên nhân khiến học sinh (HS) bỏ học là do các em không thích học. Với các em, học giống như một cực hình. Vì vậy, cách tốt nhất để “giữ” các em ở lại trường là tạo cho các em hứng thú với việc học. Một trong những giải pháp được đưa ra là áp dụng phương pháp “bản đồ tư duy”. Những năm gần đây, tại một số trường phổ thông đã áp dụng phương pháp “bản đồ tư duy”. Điển hình là Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.11). Thầy Bùi Việt Hùng - giáo viên bộ môn lý của trường, kể lại: “Năm 2007, ông Tony Buzan (người Anh) qua Việt Nam nói chuyện về bản đồ tư duy (BĐTD) tại khách sạn New World (TP.HCM). Tôi may mắn được tham dự và thấy phương pháp này rất phù hợp với HS, nhất là những em “lười” học”. Sau đó thầy Hùng tìm đọc sách của ông Tony Buzan viết về BĐTD, rồi từ năm 2008, thầy bắt đầu áp dụng cho HS. “Trước tiên, tôi dành một tiết nói về BĐTD, rồi chỉ cho HS biết cách “lọc” thông tin chính. Một bài trong sách giáo khoa có thể dài 8-10 trang nhưng các em chỉ cần cô đọng lại trên 1 trang giấy A4", thầy Hùng cho biết. Với phương pháp học mới này, HS đã tỏ ra rất thích thú. Không em nào là không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Theo đó, đến giờ lên lớp, giáo viên thể hiện nội dung bài học bằng BĐTD trên bảng, ở dưới HS đối chiếu với bản đồ của mình, thấy thiếu thông tin nào thì bổ sung vào. Ngược lại, các em cũng có thể cung cấp cho giáo viên những thông tin, cách liên tưởng mới lạ. “Tôi rất kinh ngạc trước sự tưởng tượng của HS và cũng học hỏi được nhiều từ các em”, thầy Hùng thừa nhận. Nhận xét về những lợi ích của phương pháp BĐTD, thầy Hùng nói: “So với phương pháp cũ hiện nay, phương pháp BĐTD giúp HS nhớ bài lâu hơn. Các em còn liên tưởng đến những bài học cũ, đến các môn học khác. Phương pháp BĐTD có thể áp dụng đối với tất cả các môn học nhưng đạt hiệu quả tối đa đối với các môn thi trắc nghiệm (toán, lý, hóa). Ở lớp 12, nếu HS sử dụng tốt phương pháp BĐTD thì khi thi ĐH, CĐ sẽ đạt điểm khá cao”. Hiện nay, ngoài môn lý, HS Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa còn áp dụng phương pháp BĐTD trong các môn văn, sử, địa, toán… Bài, ảnh: Minh Anh Thầy Hùng và bản đồ tư duy (môn lý) của học sinh . Bản đồ tư duy: Phương pháp trị học sinh… lười Thứ Hai, 03 Tháng một 2011, 16:01 GMT+7 Một trong những nguyên nhân khiến học sinh (HS) bỏ học là do các em không. những giải pháp được đưa ra là áp dụng phương pháp bản đồ tư duy”. Những năm gần đây, tại một số trường phổ thông đã áp dụng phương pháp bản đồ tư duy”. Điển hình là Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Việt Nam nói chuyện về bản đồ tư duy (BĐTD) tại khách sạn New World (TP.HCM). Tôi may mắn được tham dự và thấy phương pháp này rất phù hợp với HS, nhất là những em lười học”. Sau đó thầy