Giáo án vật lí 10 tiết 49

2 314 0
Giáo án vật lí 10 tiết 49

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Phạm Phú Thứ Ngày soạn: 28/2/2010 Người soạn: Nguyễn Quốc Trưởng Tiết: 49 Bài: 30 QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được định nghĩa quá trình đẳng tích. - Phát biểu và nêu được hệ thức về mối quan hệ giữa p và T trong quá trình đẳng tích. - Nhận được dạng của đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p, T). - Phát biểu được đinh luật Sac-lơ. 2. Kĩ năng: - Xử lí được các số liệu ghi trong bảng kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa p và T trong quá trình đẳng tích. - Vận dụng được định luật Sac-lơ để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự. II. CHUẢN BỊ: Giáo viên: - Dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở hình 30.1 và 30.2 SGK. - Vẽ trên bảng nhỏ hoặc giấy khổ lớn bảng “kết quả thí nghiệm”. - Vẽ trên giấy lớn hình 31.2 SGK, mô tả thí nghiệm về quá trình đẳng tích. Học sinh: - Giấy kẻ ô li khổ 15 × 15 - Ôn lại về nhiệt độ tuyệt đối. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ học sinh. (5 phút) - Để xác định trạng thái của một chất khí người ta cần dựa vào những đại lượng nào? Quá trình biến đổi trạng thái là gì? Đẳng quá trình là gì? - Quá trình đẳng nhiệt là gì? Phát biểu và viết biểu thức của đinh luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt? Định nghĩa và nêu các đặc điểm của đường đẳng nhiệt. 3. Tiến trình dạy bài mới. Thời gian Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung trọng tâm 4 phút Hoạt động 1. Tìm hiểu quá trình đẳng tích. HS đọc SGK để tìm hiểu quá trình đẳng tích. GV cho một vài HS đọc to để khắc ghi khái niệm quá trình đẳng tích. GV lấy ví dụ để minh họa quá trình đẳng tích để HS dễ hình dung. I. Quá trình đẳng tích. Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích. 20 phút Hoạt động 2. Tìm hiểu định luật Sac-lơ. GV tiến hành thí nghiệm như hình 30.2. Sau đó đưa ra bảng kết quả thí nghiệm như bảng 30.1 SGK. HS quan sát GV tiến hành thí nghiệm và rú ra nhận xét về sự thay đổi của áp suất theo nhiệt độ. GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu định luật Sac-lơ, sau đó GV cho một vài HS nhắc lại định luật để khắc ghi định luật. HS tự xây dựng hệ quả của đinh luật. II. Định luật Sac-lơ. 1. Thí nghiệm p ~ T 2. Định luật Sac-lơ. a) Định luật: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. b) Biểu thức: Const T p = c) Hệ quả: Gọi p 1 và T 1 là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của chất khí ở trạng thái 1. Gọi p 2 và T 2 là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của chất khí ở trạng thái 2. Ta có: 2 2 2 1 T p T p = 5 phút Hoạt động 3. Tìm hiểu đường đẳng tích. HS đọc SGK để tìm hiểu về đường đẳng tích và các đặc điêm của đường đẳng tích. III. Đường đẳng tích 1) Định nghĩa: Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng tích. 2. Đặc điểm: - Trong hệ tọa độ (p, T) đường đẳng tích có dạng là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. - Ứng với các thể tích khác nhau của cùng một lượng khí ta có các đường đẳng tích khác nhau. - Đường ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn. IV. CỦNG CỐ, VẬN DỤNG. (10 phút) Câu 1: Khi giữ nguyên thể tích nhưng tăng nhiệt độ thì áp suất của khí: A. Tăng. B. Giảm. C. Không đổi. D. Chưa kết luận được. Câu 2: : Một khối khí ở 17 0 C có áp suất 2atm đựng trong một bình kín. Đun nóng bình đến nhiệt độ 67 0 C. Áp suất của khí trong bình lúc đó là: A. 23,5 atm. B. 1,7 atm. C. 4,9 atm D. 2,35 atm. Câu 3: Biểu thức nào sau đây không phù hợp với định luật Sac-lơ: A. const t p = B. const T p = C. γt)(1p p 0 += D. 2 2 1 1 T p T p = Câu 4: Trong hệ tọa độ (V, T) đường biểu diễn nào biểu thị cho quá trình đẳng tích ? A. Đường hypebol. B. Đường kéo dài qua gốc tọa độ. C. Đường thẳng nằm ngang cắt trục V tại V 0 . D. Đường thẳng đứng cắt trục T tại T 0 . V. RÚT KINH NGHIỆM. . Trường THPT Phạm Phú Thứ Ngày soạn: 28/2/2 010 Người soạn: Nguyễn Quốc Trưởng Tiết: 49 Bài: 30 QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:. của đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p, T). - Phát biểu được đinh luật Sac-lơ. 2. Kĩ năng: - Xử lí được các số liệu ghi trong bảng kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa p và. dụng được định luật Sac-lơ để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự. II. CHUẢN BỊ: Giáo viên: - Dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở hình 30.1 và 30.2 SGK. - Vẽ trên bảng nhỏ hoặc giấy

Ngày đăng: 24/04/2015, 01:00