1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực hành: Làm báo cáo ngắn về kênh đào Xuyê và kênh đào Panama

12 5,6K 123

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

BÁO CÁO NGẮN VỀ KÊNH ĐÀO XUYÊMục lụcI. Khái niệm và vai trò của kênh đàoII. Vị trí của kênh đào Xuyê.III Lịch sử kênh đào Xuyê.IV.Một số thông số kỹ thuật của kênh Xuyê.V.Nước chủ quản.VI.Vai trò của kênh đào Xuyê đối với vận tải và kinh tế.VII.Tổn thất khi kênh đào Xuyê bị đóng cửa.VIII.Một số hình ảnh về kênh đào Xuyê

 BÁO CÁO NGẮN VỀ KÊNH ĐÀO XUY-Ê Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: 10 Anh Trường: THPT Chuyên Nguyễn Trãi MỤC LỤC Phần Nội dung Trang I Khái niệm kênh đào. Vai trò của kênh đào. 3 3 II Vị trí của kênh đào Xuy-ê. 4 III Lịch sử kênh đào Xuy-ê. 5 IV Một số thông số kỹ thuật của kênh Xuy-ê. 6 V Nước chủ quản. 7 VI Vai trò của kênh đào Xuy-ê đối với vận tải và kinh tế. 7 VII Tổn thất khi kênh đào Xuy-ê bị đóng cửa. 8 VIII Một số hình ảnh về kênh đào Xuy-ê 9 2 I. KHÁI NIỆM KÊNH ĐÀO. VAI TRÒ CỦA KÊNH ĐÀO. 1. Khái niệm kênh đào: - Kênh đào là một con sông được đào bởi sức người tại một nơi vốn không có dòng chảy, có thể để tàu thuyền qua lại. Độ sâu của kênh đào phải đủ để khiến cho tàu thuyền xuôi ngược dễ dàng không chở ngại. - Khi đào kênh thường gặp phải những địa hình cao thấp không bằng phẳng, thế là dòng chảy của kênh đào cũng tuỳ theo độ cao thấp của địa hình mà phân thành nhiều đoạn, tại giữa mỗi hai đoạn kênh đều có xây dựng âu tàu, âu tàu phân tách dòng sông thành những bậc thềm cao thấp khác nhau. Trước khi tàu thuyền đi vào những đoạn kênh khác nhau ấy phải đóng âu tàu ngay sau khi tàu thuyền vào kênh đào, liền đó đổ thêm nước hoặc rút bớt nước trong lòng kênh khiến mức nước tăng lên hay giảm xuống bằng với đoạn kênh tiếp theo, sau đó lại mở âu tàu đoạn kênh tiếp theo để cho tàu thuyền tiếp tục tiến lên phía trước. Một số hình ảnh cho âu tàu 2. Vai trò của kênh đào: - Nối liền hai cảng quan trọng, hai thành phố hay là con đường ngắn nhất nối hai đại dương với nhau. - Giúp rút ngắn khoảng cách giữa hai đại dương, hai khu vực khác nhau, tiết kiệm nhiên liệu, thời gian, công sức, chí phí vận chuyển. 3 Kênh đào Ki-en Kênh đào Pa-na-ma Kênh đào Xuy-ê II. VỊ TRÍ CỦA KÊNH ĐÀO XUY-Ê. - Kênh đào Xuy-ê cắt ngang eo đất Xuy-ê của Ai Cập, nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ, là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. - Kênh Xuy-ê giúp làm xích gần hai khu vực công nghiệp ở Tây Âu với châu Á (đặc biệt là khu vực Đông Á và Nam Á) 4 III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KÊNH ĐÀO XUY-Ê. - Ý tưởng làm con kênh này đã có từ triều đại 12 thời Pharaoh Sunuscret III (1878 TCN-1839 TCN), lúc bấy giờ có 1 tuyến đường thuỷ đi qua Wadi tumilat, xuyên qua nhánh phía đông của đồng bằng sông Nile, và ra Hồng Hải. Những thời kỳ sau đó, kênh đào này được đào xới nhiều lần nữa, tuy nhiên phần lớn thời gian nằm trong tình trạng bị bỏ bê. - Đến thời kỳ Napoleon Bonaparte (1798), ông cũng có ý tưởng nối liền Địa Trung Hải và Hồng Hải, nhưng các kỹ sư lúc đó lại cho rằng phương án này không khả thi vì mực nước Hồng Hải cao hơn Địa trung hải 10m. Nhưng sự thực là thời kỳ này đang có chiến tranh nên việc đo đạc đã bị sai lệch. Năm 1859: Người Pháp giành được quyền xây dựng và thiết kế kênh đào. Kênh đào được thi công. Ngày 17/11/1869: Mở cửa cho tàu qua lại. Năm 1869: Đế quốc Anh chiếm quyền quản trị kênh Ngày 14/11/1936: Thông qua một hiệp ước người Anh được quyền đóng quân ở vùng kênh đào Ngày 1948: Nhà cầm quyền Ai Cập điều chỉnh chống không cho tàu dùng kênh Suez để tới hải cảng Israël Ngày 1954: Thỏa hiệp giữa Ai Cập và Anh quốc phải rút quân sau 7 năm Tháng 6 năm 1956: Khi quân đội Anh rút đi, quân đội Ai Cập đến đóng Thi công kênh đào 5 Ngày 26/07/1956: Nasser, thủ tướng Ai Cập quốc hữu hóa kênh Suez. Kênh đào được hoàn thành - Ngày 31/10/1956: Pháp và Anh tấn công Ai Cập viện cớ là họ muốn mở kênh cho mọi tàu be qua lại. Ai Cập trả lời bằng việc đắm chìm 40 chiếc tàu hiện diện trong kênh vào thời điểm đó. - Ngày 22/12/1956 lại được trả về cho Ai cập - Tháng 3/1957 : Mở cửa kênh trở lại - Ngày 5/6/1967: Chung với cuộc chiến 6 ngày (Six-Day War), Ai Cập đóng cửa Kênh - Ngày 10/6/1975 : Mở cửa trở lại phục vụ hàng hải. IV. MỘT SỐ THÔNG SỐ KĨ THUẬT CỦA KÊNH: Thời gian xây dựng 1859-1869 Chiều dài kênh 195 km (121 dặm) Chiều rộng kênh 205m Chiều sâu kênh 24m Trọng tải 250 nghìn tấn Mực nước Xấp xỉ bằng mực nước ở Địa Trung Hải và vịnh Xuy-ê Sử dụng âu tàu Không Thời gian qua kênh 11-12 giờ 6 Kên h đào Xuy-ê V. NƯỚC CHỦ QUẢN. - Người Pháp giành quyền xây dựng thiết kế kênh đào. - Năm 1869, Anh chiếm quyền quản trị kênh. - Tháng 6/1965, Ai Cập Tuyên bố quốc hữu hóa kênh đào Xuy-ê. VI. VAI TRÒ CỦA KÊNH ĐÀO XUY-Ê ĐỐI VỚI VẬN TẢI VÀ KINH TẾ. 1. Quãng đường được rút ngắn khi qua kênh Xuy-ê: Tuyến đường Khoảng cách hải lí Quãng đường rút ngắn Qua Xuy-ê Vòng châu Phi Hải lí % Ô-đet-xa – Mum-bai (Bom-bay) 4198 11818 7620 64,5 Mi-na al A-hma-đi – Giê-noa 4705 11069 6364 57,5 7 Mi-na al A-hma-đi – Rôt-tec-đam 5560 11932 6372 53,4 Mi-na al A-hma-đi – Man-ti-mo 8681 12039 3358 27,9 Ba-lik-pa-pan – Rôt-tec-đam 9303 12081 2778 23,0 Quãng đường được rút ngắn khi qua kênh Xuy-ê (đường màu xanh) 2. Vai trò của kênh Xuy-ê: a) Đối với ngành hàng hải và kinh tế thế giới: - Rút ngắn, nối liền Tây Âu và châu Á. - Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng trên thế giới: châu Âu, châu Á, châu Phi. - Tiết kiệm thời gian, nguyên liệu, công sức. - Hạn chế rủi ro đường biển. - Giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm. b) Đối với Ai Cập: - Đem lại nguồn lợi khổng lồ nhờ thuế hải quan và các hoạt động dịch vụ. 8 - Mở rộng giao lưu kinh tế. => Kênh đào Xuy-ê trở thành con đường xứ mệnh của các nước phương Tây. Các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức, là các nước công nghiệp phát triển, cần nhiều nguyên liệu cho ngành sản xuất khổng lồ. Đây là con đường huyết mạch có thể vận chuyển ngắn và thuận tiện nhất. Do vậy, các quốc gia phương Tây nhiều lần đánh chiếm Ai Cập nhằm giành quyền kiểm soát kênh đào. VII. NHỮNG TỔN THẤT NỀU KÊNH ĐÀO XUY-Ê BỊ ĐÓNG CỬA. Đối với Ai Cập: - Mất đi nguồn lợi to lớn nhờ thuế hải quan và các hoạt động dịch vụ. - Hạn chế việc trao đổi buôn bán hàng hóa, giao lưu phát triển kinh tế. Đối với các nước ven Địa Trung Hải, biển Đen và các nước trên thế giới: - Lãng phí về thời gian, công sức, năng lượng qua kênh. - Phí vận chuyển người và hàng hóa tăng, giá thành sản phẩm tăng. - Nguy cơ rủi ro cao khi phải đi quãng đường xa hơn, đặc biệt phải vòng qua mũi Hảo Vọng nơi hay có gió to sóng lớn, - Kìm hãm sự giao lưu phát triển kinh tế giữa các vùng trên thế giới. VIII. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KÊNH ĐÀO XUY-Ê. 9 Kênh năm 1934 Kênh năm 1886 10 Khủng hoảng trên kênh năm 1956 Một chiếc xe tăng của I-xra-en đang tiến vào kênh [...]...11 Hoàng hôn trên kênh Xuy-ê 12

Ngày đăng: 23/04/2015, 20:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w