Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
781,94 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGÔ THỊ THÚY AN Chuyên ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, 6/2008
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH CÁC TỪ VIẾT TẮC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Phương pháp nghiên cứu .2 1.4. Phạm vị nghiên cứu .2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 2.1. Khái quát về tín dụng 3 2.1.1. Khái niệm về tín dụng .3 2.1.2. Các nguyên tắc tín dụng 3 2.1.3. Chức năng của tín dụng .3 2.1.4. Vai trò tín dụng .3 2.1.5. Đối tượng tín dụng 3 2.1.6. Điều kiện tín dụng .4 2.1.7. Các loại đảm bảo tín dụng .4 2.1.8. Các phương thức tín dụng .5 2.1.9. Quy trình tín dụng .6 2.2. Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tín dụng 8 2.2.1. Doanh số cho vay 8 2.2.2. Doanh số thu nợ 8 2.2.3. Dư nợ 8 2.2.4. Nợ quá hạn 8 2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng .8 2.3.1. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động .8 2.3.2. Hệ số thu nợ 9 2.3.3. Tỷ lệ rủi ro tín dụng 9 2.3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ .9 2.3.5. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn 9
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN .10 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín .10 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 10 3.1.2. Định hướng chiến lược của Sacombank trong giai đoạn 2007-2010 .11 3.2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín-Chi Nhánh An Giang .12 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .12 3.2.2. Cơ cấu tổ chức tại Sacombank An Giang .13 3.2.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 13 3.2.3.1. Phòng Doanh Nghiệp .13 3.2.3.2. Phòng Cá Nhân 14 3.2.3.3. Phòng Hỗ Trợ .14 3.2.3.4. Phòng Kế Toán và Quỹ 15 3.2.3.5. Phòng Hành Chánh .16 3.2.4. Thuận lợi và khó khăn của Sacombank AG trong năm 2007 16 3.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2005-2006-2007 .18 3.2.6. Phương hướng nhiệm vụ năm 2008 .19 3.2.7. Các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động năm 2008 19 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH AN GIANG .20 4.1. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh An Giang .20 4.1.1. Tình hình kinh tế trên địa bàn Tỉnh An Giang 20 4.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008 .21 4.1.3. Thực trạng tín dụng ở Tỉnh An Giang trong năm 2007 22 4.2. Phân tích hiệu quả tín dụng phục vụ đời sống tại Sacombank AG .23 4.2.1. Đánh giá tình hình tổng nguồn vốn tại Chi nhánh 23 4.2.2. Phân tích Doanh số cho vay phục vụ đời sống .25 4.2.3. Phân tích doanh số thu nợ cho vay phục vụ đời sống .27 4.2.4. Phân tích dư nợ cho vay phục vụ đời sống .29 4.2.5. Phân tích nợ quá hạn cho vay phục đời sống .31 4.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay phục vụ đời sống 33 4.3.1. Phân tích dư nợ cho vay trên vốn huy động .33 4.3.2. Phân tích hệ số thu nợ cho vay phục vụ đời sống .34 4.3.3. Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ .35 4.3.4. Tỷ lệ rủi ro tín dụng cho vay phục vụ đời sống 36 4.4. Thực trạng chung của tín dụng phục vụ đời sống 37 4.5. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng phục vụ đời sống .38
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG TẠI SACOMBANK AN GIANG .40 5.1. Chiến lược Marketing 40 5.2. Đội ngũ nhân viên 40 5.3. Tăng cường công tác thẩm định để giảm rủi ro tín dụng .40 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .42 6.1. Kết luận 42 6.2. Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang .18 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu cơ bản .20 Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn vốn .23 Bảng 4.3. Doanh số cho vay theo từng sản phẩm phục vụ .25 Bảng 4.4. Doanh số thu nợ theo từng sản phẩm 27 Bảng 4.5.Dư nợ theo từng sản phẩm .29 Bảng 4.6. Nợ quá hạn cho vay phục vụ đời sống .31 Bảng 4.7. Dư nợ trên tổng nguồn vốn .33 Bảng 4.8. Dư nợ trên vốn huy động 34 Bảng 4.9. Hệ số thu nợ .35 Bảng 4.10. Tỷ lệ nợ QH trên tổng dư nợ .36 Bảng 4.11. Tổng doanh số cho vay của Ngân hàng Sacombank An Giang 37
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo thành phần kinh tế 21 Biểu đồ 4.2. Tổng nguồn vốn qua các năm .23 Biểu đồ 4.3. Doanh số cho vay .26 Biểu đồ 4.4. Doanh số thu nợ 28 Biểu đồ 4.5. Tổng dư nợ cho vay phục vụ đời sống .30 Biểu đồ 4.6. Nợ quá hạn cho vay phục vụ đời sống .32 Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn .33 Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động 34 Biểu đồ 4.9. Hệ số thu nợ .35 Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ nợ QH trên tổng dư nợ .36 Biểu đồ 4.11. Cơ cấu các sản phẩm cho vay tại Sacombank An Giang 37
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô tả qui trình tín dụng nói chung 7 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức tại chi nhánh .13
Phân tích hiệu quả tín dụng phục vụ đời sống tại Sacombank Chi Nhánh An Giang. Người hướng dẫn: Bùi Văn Đạo SVTH: Ngô Thị Thúy An 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, lĩnh vực ngân hàng được xem là lĩnh vực chứa đựng nhiều tiềm năng và thử thách, bởi nếu các ngân hàng có chiến lược kinh doanh hiệu quả để thu hút được nhiều khách hàng đến với các dịch vụ tại ngân hàng, mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng, góp phần mở rộng mạng lưới kinh doanh của ngân hàng, đem hình ảnh của ngân hàng đến với nhiều khu vực nhằm mở rộng hơn nữa thị phần của ngân hàng trong nền kinh tế. Và sẽ trở thành thử thách cho ngân hàng nếu họ không có một chính sách phù hợp thu hút khách hàng. Và một trong những nguồn thu quan trọng và chiếm phần lớn thu nhập tại ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng Thương Mại Cổ Phần đó là các hoạt động tín dụng. Thông qua hoạt động này, Ngân hàng sẽ cung cấp cho nền kinh tế những nguồn vốn kịp thời để tham gia vào thị trường, để tận dụng những cơ hội sản xuất kinh doanh hay nhằm cung cấp thêm vốn cho nhu cầu cải thiện cuộc sống của người lao động. Mà trong nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay, nhu cầu về cuộc sống càng cao vì vậy người dân cũng cần có thêm một nguồn vốn đúng lúc và phù hợp để trang trải cho cuộc sống: mua nhà, sửa chữa nhà cửa, mua sắm thêm đồ dùng gia đình,…Hay những người muốn kinh doanh sẽ có được một khoảng vốn để đầu tư sản xuất hay mở rộng hơn nữa việc kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong khi đó người nông dân thì họ cần có thêm nguồn vốn để trang bị thêm phương tiện, máy móc để phục vụ cho việc sản xuất nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp,… từ đó nâng cao được mức sống cũng là đem lại lợi thế cho nền kinh tế của đất nước. Đặc biệt ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long được đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng phát triền với nhiều ngành nghề chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế: trồng lúa nuôi trồng thủy sản,… Cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển sẽ kéo theo người dân cũng có nhu cầu cao hơn trong cuộc sống, muốn cải thiện hơn nữa cuộc sống. Đây là lợi thế để các ngân hàng giới thiệu các dịch vụ của mình đến với khách hàng vừa đáp ứng được nhu cầu của của xã hội vừa mang lại lợi nhuận cho mình. Và trong những năm vừa qua các ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần đã hoạt động như thế nào để tận dụng những lợi thế đó của khu vực ĐBSCL. Để tìm hiểu sâu hơn về tình hình tín dụng tại khu vực này mà Tôi chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả tín dụng phục vụ đời sống của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín_Chi Nhánh An Giang”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. Nắm được: - Tình hình tín dụng phục vụ đời sống tại ngân hàng trong những năm qua. Tình hình dư nợ, nợ quá hạn, Doanh số cho vay, doanh số thu nợ về phục vụ đời sống của ngân hàng. - Những khó khăn và thuận lợi của ngân hàng trong hoạt động tín dụng phục vụ đời sống. Từ đó có những nhận xét và đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn trong hoạt động tín dụng phục vụ đời sống tại ngân hàng.
Phân tích hiệu quả tín dụng phục vụ đời sống tại Sacombank Chi Nhánh An Giang. Người hướng dẫn: Bùi Văn Đạo SVTH: Ngô Thị Thúy An 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu. Tìm hiểu qua sách báo, thông tin trên Internet để thu thập thêm thông tin sơ bộ về tình trạng tín dụng chung của các ngân hàng và của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín_Chi Nhánh An Giang. Hỏi nhân viên tín dụng về những khó khăn trong hoạt động tín dụng phục vụ đời sống. Thu thâp số liệu thứ cấp, sơ cấp về tình hình tín dụng phục vụ đời sống của ngân hàng. Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối; phương pháp diễn dịch, qui nạp để diễn giải số liệu, xử lý số liệu,… 1.4. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài được thực hiện tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín_Chi Nhánh An Giang, phân tích hiệu quả tín dụng chung của ngân hàng, trong đó đi sâu nghiên cứu và phân tích tình hình hoạt động tín dụng phục vụ đời sống như: cho vay CBCNV, cho vay tiêu dùng, BĐS, cho vay cầm cố sổ tiền gửi,… trong ba năm 2005-2006-2007.
Phân tích hiệu quả tín dụng phục vụ đời sống tại Sacombank Chi Nhánh An Giang. Người hướng dẫn: Bùi Văn Đạo SVTH: Ngô Thị Thúy An 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái quát về tín dụng. 2.1.1. Khái niệm về tín dụng. - Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định trả lại với một lượng lớn hơn. Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong 3 đặc điểm sau thì sẽ không còn là phạm trù tín dụng nữa: + Một, có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. + Hai, sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. + Ba, khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức 2.1.2. Các nguyên tắc tín dụng Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo: - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả cả gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.1.3. Chức năng của tín dụng. - Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ. - Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. - Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế. 2.1.4. Vai trò của tín dụng. - Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. - Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế. 2.1.5. Đối tượng khách hàng. - Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ; hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống, ở trong nước và nước ngoài. - Việc cấp tín dụng để khách hàng thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.