4.1.1. Tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang.
Năm 2007, tuy có nhiều khó khăn thách thức như hạn hán, dịch bệnh trên lúa, vật giá tăng cao,.. ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, nhưng với những nổ lực chung của các tổ chức kinh tế và nhân dân trong tỉnh, cho nên kinh tế-Xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra hầu hết đều đạt và vượt so với kế hoạch, các lĩnh vực văn hóa xã hội và cải cách hành chính tiếp tục chuyển biến tích cực góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của tỉnh lên 03 bậc (từ loại 9 năm 2006 lên loại 6 trong năm 2007), đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, quan hệ hợp tác phát triển và đạt hiệu quả cao, tình hình an toàn trật tự xã hội, an ninh – quốc phòng tiếp tục được giữ vững và đảm bảo.
Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh An Giang năm 2007 đạt 13,63% (cao hơn 0.43% so với Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra và là năm có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong 15 năm qua). Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực với khu vực dịch vụ chiếm 54,79% (tăng 2,13%); khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm 32,52% (giảm 2,04%) và khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 12,69% (giảm 0,09%).
Thị trường Xuất nhập khẩu tiếp tục được mở rộng, đặc biệt hoạt động xuất khẩu đã có bước tiến triển mạnh, đạt mức kỷ lục trong vòng 32 năm qua với kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 540 triệu USD, vượt 20,1% so với kế hoạch và tăng 21,62% so với cùng kỳ, trong đó hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là cá tra chiếm 61%, và gạo chiếm 28% đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Riêng hoạt động nhập khẩu cả năm ước đạt 53 triệu USD, đạt 82% so kế hoạch và bằng 95% so cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho ngành may mặc, chế biến thức ăn gia súc, hóa chất, thuốc trừ sâu, gỗ,…
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu cơ bản.
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007
Tốc độ tăng trưởng GDP % 9,96 9,05 13,63
- Khu vực nông - lâm - thuỷ sản % 5,16 -2,69 9,03
- Khu vực công nghiệp - xây dựng % 14,5 17,96 15,55
- Khu vực dịch vụ % 13,2 14,60 15,80
Cơ cấu kinh tế % 100 100 100
- Khu vực nông - lâm - thuỷ sản % 36,3 34,56 32,52
- Khu vực công nghiệp - xây dựng % 12,5 12,78 12,69
- Khu vực dịch vụ % 51,3 52,66 54,79
GDP bình quân đầu người Triệu đồng 8.660 9,653 11,357
4.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008.
- Phát triển kinh tế với tốc độ cao theo hướng phát triển nhanh dịch vụ, công thương nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững gắn liền với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phù hợp với xu thế hội nhập cả nước.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh thông qua công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các ngành, các cấp để huy động tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
- Phát triển mạnh nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và công nghệ thông tin; tạo chuyển biến mạnh các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề về xã hội và môi trường;
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ tốt tuyến biên giới.
- Tốc độ tăng trưởng GDP là 14% trong đó:
+ Khu vực nông-lâm-thủy sản: đạt 4.97% chiếm 29.3% trong cơ cấu kinh tế. + Khu vực công nghiệp-xây dựng: đạt 22.3% chiếm 13.6% trong cơ cấu kinh tế. + Khu vực dịch vụ: đạt 17.2% chiếm 57.14% trong cơ cấu kinh tế.
- GDP bình quân đầu người đạt :13,6 triệu đồng
- Tổng mứcđầu tư trong toàn xã hộiđạt 15,000 tỷ đồng. - Thu ngân sách nhà nước đạt 2,218 tỷ đồng.
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo khu vực kinh tế. Năm 2008
57% 14%
29%
KV nông-lâm-thủy sản KV công nghiệp-xây dựng KV dịch vụ
Nhìn vào biểu đồ ta thấy cơ cấu kinh tế tại An Giang ngày càng phát triển với cơ cấu đang chuyển dần sang những ngành nghề có tốc độ phát triển cao, nhằm mang lại lợi thế hơn cho tỉnh. Cho thấy tỉnh đã tận dụng được những lợi thế sẵn có để đem lại nguồn thu cho ngân sách nhằm góp phần đẩy mạnh nền kinh tế trong tỉnh phát triền hơn nữa.
Một số biện pháp và nhiệm vụ chủ yếu:
- Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng đẩy mạnh phát triển sản xuất các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu, tiêu dùng và du lịch. Thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến nông theo hướng ưu tiên cho các làng nghề ở nông thôn, các doanh nghiệp thực hiện đổi mới kỹ thuật, cải thiên công nghệ.
- Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu; chú trọng xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ, trung tâm thương mại đã và đang đầu tư để sớm đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả. Sắp xếp, quản lý tốt các chợ.
- Tăng cường quảng bá kêu gọi đầu tư và thu hút các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội để tăng đầu tư ở các lĩnh vực góp phần phát triển kinh tế.
- Triển khai nhanh các dự án đầu rư trọng điểm và thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước.
4.1.3. Hệ thống các tổ chức tín dụng ở tỉnh An Giang trong năm 2007.
Trong năm 2007, hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tình tiếp tục ổn định, phát triển và mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế được tiếp cận, lựa chọn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng được nhiều hơn, hiệu quả hơn. Đến cuối năm huy động vốn tại chỗ được 6,670 tỷ đồng (tăng 74% so năm 2006), chiếm 52%/tổng dư nợ (đây là tỉ lệ đạt cao nhất trong những năm gần đây); Tổng dư nợ cho vay đạt gần 13,737 tỷ đồng (tăng 53%), trong đó dư nợ các Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh chiếm 59%, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần chiếm 33%, hệ thống Quỷ Tín Dụng nhân dân chiếm 8% (tỷ lệ này của năm 2006 lần lược là 75%, 17%, 8%), qua đó cho thấy năm 2007 thị phần của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần có chiều hướng gia tăng và các Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh thì ngược lại.
Trong năm 2007 do trên địa bàn có thêm 4 tổ chức tín dụng mở chi nhánh (như ngân hàng VIBank, Việt Á, An Bình, Nam Việt), và ngay trong tháng 01/2008 đầu năm trên địa bàn An Giang có thêm 03 tổ chức tín dụng mở chi nhánh là NH Sài Gòn Hà Nội (khai truơng vào ngày 09/01/2008); Techcombank (khai trương vào ngày 11/01/2008) và VPBank (khai trương vào ngày 16/01/2008). Dự kiến đến cuối quí 2/2008 sẽ có hêm 2 tổ chức tín dụng nữa khai trương là Eximbank, NH Quân Đội.
Việc tại 1 địa bàn tỉnh có quá nhiều tổ chức tín dụng (là tỉnh có nhiều tổ chức tín dụng chỉ đứng sau các thành phố trực thuộc TW, tính đến 16/01/2008 tại An Giang có tổng cộng 47 TCTD bao gồm 8 NHTMQD, 01 NH chính sách, 14 NHTMCP, 24 QTD và nếu tính điểm giao dịch Ngân Hàng là gần 110 điểm) với nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng và nguồn nhân sự có kinh nghiệm sẽ làm cho một số nhân viên bị giao động và có thể sẽ bị lôi kéo. Bên cạnh đó, vấn đề đáng quan tâm nhất đó là thị trường ngày càng thu hẹp do có qua nhiều đối thủ cạch tranh.
4.2. Phân tích hiệu quả tín dụng phục vụ đời sống tại ngân hàng.
Do số liệu trong năm 2005 của chi nhánh chỉ có trong 4 tháng cuối nên khi so sánh các chỉ số năm 2005 chiếm rất ít so với các chỉ tiêu khác trong 2 năm sau, vì vậy Tôi chỉ tập trung so sánh những chỉ tiêu trong 2 năm 2006-2007 để làm rõ hơn mức thu nhập thực sự của chi nhánh trong thời gian qua.
4.2.1. Đánh giá tình hình tổng nguồn vốn tại Chi nhánh. Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn vốn. Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn vốn.
ĐVT: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn huy động 34,553 237,360 500,776 - Tiền gửi 33,410 193,908 413,757 - Tiền vay 0 0 0 - Phát hành các giấy tờ có giá 1,143 43,452 87,019
Nguồn vốn ủy thác đầu tư 0 3,927 29,002
Vốn và các quỹ 2,340 16,518 27,350
Nguồn vốn khác 48,926 55,753 204,267
Tổng nguồn vốn 85,819 313,558 761,395
Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân.
Biểu đồ 4.2. Tổng nguồn vốn qua các năm
761,395 313,558 85,819 0 200,000 400,000 600,000 800,000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng
Qua bảng số liệu thì nguồn vốn hoạt động của chi nhánh qua 3 năm đều tăng, mặc dù trong năm 2005 lượng vốn huy động chỉ đạt ở mức gần 35 tỷ đồng đó là do đây là năm Chi nhánh mới thành lập, Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 8/2005 nên chưa có được lượng khách hàng ổn định và chưa thu hút nhiều khách đến với Ngân hàng, hơn nữa các sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng chưa đa dạng, không thể cạnh tranh được với các Ngân hàng đã thành lập trước, nhất là các Ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm và lượng khách hàng ổn định.
Nhưng qua năm 2006 nguồn vốn huy động đã đạt được gần 237,359 triệu đồng và tăng lên tăng 210% vào năm 2007. Điều đó xảy ra là do những cố gắng vượt bật của ngân hàng, đã có những chính sách hợp lý và hiệu quả thu hút được lượng khách hàng ổn định, mở rộng được phạm vi hoạt động, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động.
Điều này cho thấy hoạtđộng của chi nhánh ngày càng phát triển thể hiện qua qui mô vốn hoạt động tăng qua các năm, lượng khách hàng ngày càng nhiều và đa dạng. Sự tăng trưởng nguồn vốn hàng năm của chi nhánh xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong tỉnh ngày càng tăng và chi nhánh ngày càng mở rộng phạm vi cho vay do đó chi nhánh cần phảităng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.
Người hướng dẫn: Bùi Văn Đạo SVTH: Ngô Thị Thúy An 25
4.2.2. Phân tích doanh số cho vay phục vụ đời sống. Bảng 4.3. Doanh số cho vay theo từng sản phẩm phục vụ. Bảng 4.3. Doanh số cho vay theo từng sản phẩm phục vụ.
ĐVT: triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06
Chỉ tiêu DSCV Tỷ trọng (%) DSCV Tỷ trọng (%) DSCV Tỷ trọng (%) Tương đối Tuyệt đối (%)
Cho vay tiêu dùng, BĐS 385 1.04 14,134 8.66 33,538 7.36 19,404 137
Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà 250 0.68 14,456 8.86 34,648 7.60 20,192 139
Cho vay cầm cố sổ tiền gửi 1,401 3.80 53,100 32.53 249,400 54.72 196,300 369
Cho vay CBCNV 34,846 94.48 81,535 49.95 138,207 30.32 56,672 70
Tổng 36,882 100 163,225 100 455,793 100 292,568 179
36,882 163,225 455,793 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm
Biểu đồ 4.3. Doanh số cho vay
Mặc dù chính thức đi vào hoạt động chỉ 4 tháng cuối năm 2005 nhưng nhìn chung thì tình hình cho vay trong dòng sản phẩm phục vụ đời sống có mức tăng truởng cao, cụ thể như: trong năm 2005 đạt mức doanh số là 36,882 triệu đồng, đến năm 2006 tăng lên 163,225 triệu đồng và đạt 445,793 triệu đồng năm 2007. Điều nay cho thấy Chi nhánh đã có những chủ trương hợp lý nhằm thu hút khách hàng để nâng cao doanh số cho vay, mở rộng thêm được các loại hình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế hiện nay, nên đã đạt được những thành quả đáng kể.
Tuy nhiên, trong cơ cấu của cho vay phục vụ đời sống có sự thay đổi, doanh số cho vay tăng nhưng tỷ trọng lại giảm đi, điển hình như:
- Cho vay CBCNV từ 81,535 triệu đồng năm 2006 tăng lên 138,207 triệu đồng năm 2007 nhưng tỷ trong thì chỉ còn 30.32% (giảm 19.63% so với năm 2006).
- Cho vay tiêu dùng, BĐS tăng lên 33,538 triệu đồng năm 2007 chiếm 7.36% trong tổng doanh số cho vay.
- Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà tăng lên 34,648 triệu đồng năm 2007 với tỷ trong là 7.60% (giảm 1.26% so với năm 2006).
- Cho vay cầm cố sổ tiền gửi lại tăng vượt bật từ 53,100 triệu đồng năm 2006 tăng lên 249,400 triệu đồng năm 2007 với tỷ trọng là 54.72% (tăng 22.19% so với năm 2006).
Bởi vì cho vay CBCNV là cho vay tín chấp với mức lãi suất ưu đãi, vốn lãi chia đều, hơn nữa đây là một sản phẩm cho vay mới chỉ giới hạn ở một số nhóm khách hàng là nhân viên có thâm niên trong các ngành: Y tế, giáo dục, bưu điện và điện lực. Nên trong năm đầu mới áp dụng mức doanh số đã đạt rất cao, chiếm phần lớn trong dòng sản phẩm phục vụ đời sống, nhưng do dư nợ quá cao nên Ngân hàng đã hạn chế cho vay loại hình tín chấp này. Trong khi đó sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiền gửi, cho vay tiêu dùng lại có xu hướng tăng do đây là loại hình cho vay có tài sản đảm bảo nên mức độ rủi ro thấp hơn, và do các cán bộ tín dụng đã rất cẩn thận trong khâu thẩm định nên cũng đem lại hiệu quả trong công tác cho vay giảm thiểu rủi ro.
Người hướng dẫn: Bùi Văn Đạo SVTH: Ngô Thị Thúy An 27
4.2.3. Phân tích doanh số thu nợ cho vay phục vụ đời sống:
Bảng 4.4. Doanh số thu nợ theo từng sản phẩm:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06
Chỉ tiêu DSTN Tỷ trọng (%) DSTN Tỷ trọng (%) DSTN Tỷ trọng (%) Tương đối Tuyệt đối (%)
Cho vay tiêu dùng, BĐS 246 2.30 6,489 8.27 24,033 6.81 17,544 270
Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà 119 1.11 7,581 9.67 20,242 5.74 12,661 167
Cho vay cầm cố sổ tiền gửi 1,245 11.65 29,955 38.20 221,357 62.73 191,402 639
Cho vay CBCNV 9,074 84.93 34,399 43.86 87,263 24.73 52,864 154
Tổng 10,684 100 78,424 100 352,895 100 274,471 350
10,684 78,424 352,895 0 100,000 200,000 300,000 400,000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Biểu đồ 4.4.Tổng doanh số thu nợ
Nhìn chung tình hình thu nợ đối với các loại hình trên là ổn định và có chuyển biến tích cực trong các năm qua với tốc độ thu hồi nợ ngày một tăng cao (tăng 350% trong năm 2007), tuy nhiên tỷ trọng qua các năm lại giảm, trong đó:
- Cho vay tiêu dùng, BĐS: tăng doanh số thu nợ từ 6,489 triệu đồng năm 2006 lên 24,033 triệu đồng năm 2007 nhưng tỷ trọng lại giảm chỉ còn 6.81% trong năm 2007 (giảm đi 1.46%).
- Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà: doanh số hu nợ tăng lên 20,242 triệu đồng năm 2007 nhưng tỷ trọng lại giảm chỉ còn 5.74 % trong năm 2007 (giảm đi 3.93%).
- Cho vay cầm cố sổ tiền gửi: tăng doanh số hu nợ từ 29,955 triệu đồng năm 2006 lên 221,357 triệu đồng năm 2007 và tỷ trọng cũng tăng lên 62.73% trong năm 2007
- Cho vay CBCNV: tăng doanh số hu nợ từ 34,399 triệu đồng năm 2006 lên 87,263 triệu đồng năm 2007 nhưng tỷ trọng lại giảm chỉ còn 24.73% trong năm 2007 (giảm đi 19.13%).
Sở dĩ doanh số thu nợ qua các năm tăng là do:
Doanh số cho vay ngày càng tăng. Doanh số thu nợ của các sản phẩm có tăng nhưng tăng không đồng đều nhau nên dẫn đến tỷ trọng có sự thay đổi qua các năm.