Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
127 KB
Nội dung
BÁC HỒ VỚI TẤM LÒNG THƯƠNG YÊU THIẾU NHI 1 : Bác Hồ với tấm lòng yêu thương thiếu nhi - - Chúng ta đều biết rằng: Sinh thời Bác Hồ rất yêu thương trẻ em. Bác từng nói: Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi. Dù luôn bận bịu với những công việc quốc gia đại sự, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian để yêu thương và chăm sóc cho các thế hệ mặng non của đất nước, bởi theo Bác, chính thế hệ măng non sẽ là những chủ nhân của đất nước sau này, như Bác từng nói: “Một năm khởi đầu bằng mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ” - Ngay từ những ngày tháng hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa gian khổ nhất, Bác Hồ cũng đã có nhiều bài thơ viết về lòng yêu thương trẻ em Việt Nam. Vô cùng thương xót trước những hoàn cảnh đói rét, khổ cực của trẻ em nước nhà, trong bối cảnh nước mất nhà tan, phải chịu sự áp bức, bóc lột của bè lũ đế quốc, thực dân, Bác từng ao ước: Bao giờ đánh đuổi Nhật Tây Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng. Và rồi cái ngày mong đợi đó cũng đã đến. Cách mạng mùa thu tháng Tám năm 1945 đã đánh đổ sự áp bức, bóc lột của bè lũ phong kiến, thực dân. Đất nước ta đã được độc lập. Mùa thu năm đó, trong bức thư gửi trẻ em Việt Nam nhân ngày tết trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. Bác chúc trẻ em cả nước ăn một cái tết trung thu độc lập đầu tiên thật vui vẻ, phấn khởi. Phần tiếp theo của bức thư thật cảm động, khi Bác nói nên nỗi lòng của mình đối với thiếu nhi, bằng lời lẽ rất giản dị “Các em vui cười hớn hở. Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Vậy đố các em biết vì sao? bởi vì Già Hồ rất yêu mến các em”. Trong báo “Cứu quốc” số 49 (ngày 22-9-1945) Bác gửi gắm muôn vàn tình yêu thương đối với thiếu nhi trong bài viết: “trẻ em Việt Nam sung sướng. Việt Nam độc lập muôn năm”. Tiếp theo đó, ngày 1-10-1945, tờ báo “Thiếu sinh” - tờ báo đầu tiên viết về chủ đề trẻ em ra số đầu tiên theo sự chỉ đạo của Bác, Bác nhắn nhủ: “Báo trẻ em đã ra đời. Báo này là của trẻ em, vậy các em nên giúp báo phát triển, các em gửi tin tức, tranh vẽ và bài viết cho báo. Người lớn thì nên đọc cho trẻ em chưa biết chữ nghe. Tất cả mọi người nên làm cho tờ báo ngày càng phát triển hơn”. Luôn cánh cánh bên lòng tình thương yêu vô cùng to lớn đối với thế hệ trẻ, Bác ân cần dặn dò từng li từng tí: “Các em phải ngoan, ở nhà phải vâng lời bố mẹ, đi học phải siêng năng. đối với bạn bầu phải yêu mến”. Với việc động viên, nhắc nhở thế hệ trẻ cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới, cuộc sống của người dân độc lập, tự do, Bác viết: “Thanh, thiếu nhi cần thực hành đời sống mới. Phải cương quyết, không sợ khó, không sợ khổ, phải siêng học, siêng làm”. Luôn theo sát từng bước trưởng thành, chú ý đến vai trò của thiếu nhi, Bác phát biểu 1 trước Hội nghị Văn hoá toàn quốc tại Hà Nội ngày 24-11-1946: “Hãy chú ý đặc biệt đến thiếu nhi, thiếu niên nhi đồng Việt Nam đã tiến bộ rất nhiều về văn hoá, cứ xem mỗi khi có công việc thích hợp để làm, các em đã làm rất tài tình” Bác lấy luôn ví dụ: “Như khi cần tuyên truyền về đời sống mới, cần chống nạn mù chữ, các em đã có những vở diễn ngắn, vui mà khéo biết bao”. Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp, Bác thường theo dõi sát sao, viết thư khen ngợi, động viên những tấm gương người tốt việc tốt, gương chiến đấu dũng cảm của thiếu nhi trong kháng chiến. Bác viết thư khen ngợi cháu gái Nguyễn Thị Lương, xã Minh Quang, huyện Bất Bạt, tỉnh Hà Tây, bởi vì: “Cháu đã chịu khó đi mót lúa, bán lấy tiền giúp bộ đội, thế là yêu nước” (Báo Cứu quốc số 1892, ngày 27-8-1951). Bác viết thơ khen ngợi và động viên các cháu thiếu nhi, làm liên lạc trong chiến khu II, đã có công trong chiến đấu. Trường hợp cháu Phạm Đỗ Hải, Bác viết thành một bài thơ: “Bác được tin rằng, Cháu làm liên lạc, Bị giặc bắt được, Lại trốn thoát ngay, Mang hai lính Tây, Theo về bộ đội. Thế là cháu giỏi, Biết cách tuyên truyền, Bác gửi thư khen, Khuyên cháu gắng sức”. Đối với trường hợp cháu thứ hai là Lê Văn Thức, Bác cũng viết thành một bài thơ khen ngợi tấm gương dũng cảm của Thức, với những câu thơ sau: “Cháu có can đảm, Giơ súng doạ Tây, Bắt nó hàng ngày, Lấy được súng nó ”. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang hồi ác liệt nhất, bác vẫn nhớ thương canh cánh bên lòng các cháu thiếu nhi. Mỗi khi trung thu tới, bác vẫn dành cho các cháu những lời lẽ yêu thương nhất. Tết Trung Thu năm 1951, Bác viết gửi các cháu một bài thơ với những lời lẽ thật cảm dộng: “Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng, Sau đây Bác viết mấy dòng, Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương” Tết trung thu năm 1952 tiếp theo, Bác Hồ lại viết thư gửi tới tất cả các cháu thiếu nhi trong và ngoài nước. Cuối thư Bác làm thơ, một bài thơ mà tất cả chúng ta đều không thể nào quên: “Ai yêu các nhi đồng, Bằng Bác Hồ Chí Minh, Tính các cháu ngoan ngoãn, Mặt các cháu xinh xinh. Mong các cháu cố gắng, Thi đua học và hành, Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tuỳ theo sức của mình, Các cháu hãy xứng đáng, Cháu Bác Hồ Chí Minh”. Tết trung thu năm 1953, vui sướng về những chiến thắng vang dội của quân dân cả nước trong sự nghiệp kháng chiến của dân tộc, trong đó có sự đóng góp rất tích cực của trẻ em, bác lại làm thơ: “Chín tết trung thu, Tám năm kháng chiến, Các cháu khôn lớn, Bác rất vui lòng, Thu này Bác gửi thư chung, Bác hôn các cháu khắp vùng gần xa, Thu này hơn những thu qua, Kháng chiến thắng lợi gấp ba bốn lần” Và Bác kết luận: “Các cháu vui thay, Bác cũng vui thay, Thu sau so với thu này vui hơn”. Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra cho dân tộc Việt Nam một trang sử mới. Nhưng đất nước vẫn bị chia cắt hai miền. Nỗi thương nhớ các cháu thiếu nhi miền Nam càng cồn cào trong tấm lòng của Bác Hồ. Bác ao ước: “Đến ngày Nam bắc một nhà Các cháu xúm xít thì ta vui lòng.” 2 “Bắc Nam sẽ xum họp một nhà Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung Nhớ thương các cháu vô cùng Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi” (Gửi các cháu miền Nam, 1965) Tấm lòng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam ví như trời biển. Nỗi thương nhớ của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn. Cho đến ngày Bác phải đi xa, trong di chúc của mình, Bác còn gửi gắm: Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng ” Nhớ ơn Bác, toàn thể thiếu nhi Việt Nam nguyện cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng là “Cháu Bác Hồ Chí Minh” như Bác từng mong đợi. THAM KHẢO 2: Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng Việt Nam Bác Hồ kính yêu, Người đã cống hiến cả đời mình cho dân tộc Việt Nam. Trong cuộc đời làm cách mạng, Người đã "quên mình cho hết thẩy" để giải phóng, giữ gìn và phát huy sức mạnh Việt Nam. Trong đó, thế hệ thiếu niên, nhi đồng được Người đặc biệt quan tâm và dành cho tình thương yêu vô hạn. Bác xót xa khi phải chứng kiến cảnh cơ cực lầm than của trẻ em lúc vận nước gian nan. Bác đau đớn, thốt lên: "Vì ai nên nỗi thế này? Vì ai ta phải…" và Bác chỉ kẻ thù là: “Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn Khiến ta mất nước nhà tan Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa”. Từ xót xa ấy, từ nguyên nhân ấy, Bác đã vận động, giáo dục, giác ngộ các cháu phải hành động: "Vậy nên trẻ em nước ta Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh Người lớn cứu nước đã đành Trẻ em cũng góp phần mình một tay" rồi Bác kêu gọi các cháu hăng hái, tự nguyện tham gia Hội nhi đồng cứu quốc, một tổ chức của Mặt trận Việt Minh: “Nhi đồng cứu quốc hội ta Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh Ấy là bộ phận Việt Minh Dân mình khắc cứu dân mình mới xong" Tình yêu thương của Bác không chỉ là xót xa mà đã trở nên cụ thể, mạnh mẽ và đầy thuyết phục. Sinh thời, Bác đã chăm lo, dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ đến việc lớn: “Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối 3 với thầy phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau”, “Giữ kỷ luật, chớ tự do phóng túng vì tự do phóng túng là không tốt”, “phải biết gắng, gắng giúp đỡ thương binh và gia đình các chiến sĩ”, “phải yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động”, “phải thật thà, dũng cảm”, “việc gì có ích cho kháng chiến, có ích cho Tổ quốc thì các cháu nên gắng sức làm. Tuổi các cháu còn nhỏ. Nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to”, “Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do”… Sự quan tâm của Bác đối với trẻ em gắn chặt với những trăn trở về tương lai của dân tộc, của đất nước. Ngay từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Việt Nam non trẻ, vị Chủ tịch nước trong bộn bề công việc vẫn không quên "những người tiểu quốc dân của một nước độc lập". Tết Trung thu độc lập đầu tiên năm 1945, Người gửi thiếu nhi Việt Nam hai bức thư trong vòng một tuần lễ. Hai bức thư ấy tràn đầy niềm vui, niềm tự hào vì nước nhà đã độc lập, các em thoát kiếp "bầy nô lệ trẻ con". Một mùa thu, Bác gửi cho các em lời yêu thương tha thiết: "Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Sau đây Bác viết mấy dòng Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung." Nói với trẻ em, viết cho trẻ em, đến với trẻ em, Hồ Chí Minh nhất quán trong phong cách và văn phong giản dị, gần gũi. Hàng trăm bức thư, bài báo, bài thơ tự tay Bác viết, tặng cho các cháu. Điều ấy hiếm gặp ở bất kỳ một chính khách nào, điều ấy độc đáo và làm nên một nhân cách Hồ Chí Minh. Trong các bài nói, bài viết của Bác về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ không chỉ chứa đựng những tư tưởng quan điểm cơ bản mà còn có cả những lời chỉ bảo ân cần rất cụ thể và gần gũi với thực tế. Trong trái tim nhân ái của Người, trẻ em được ví "như búp trên cành" cần được che chở, chăm sóc và nâng niu để nở hoa tươi thắm, khỏe mạnh và tỏa hương cho đời. Người đã đặt niềm tin yêu vào những chủ nhân tương lai của đất nước, rằng: “… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…” Người đã để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng và đặc biệt cho "toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng". Trong mỗi giai đoạn của cách mạng cũng như của cuộc đời đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ em luôn là lớp "công dân đặc biệt" được Hồ Chí Minh dành sự quan tâm sâu sát. Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em thể hiện trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Người. Trong bản di chúc của mình, Bác Hồ 2 lần nhắc đến nhi đồng. Đoạn mở đầu, Bác viết: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp 2 miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”. Ở đoạn kết thúc Bác lại viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”. Tình thương yêu trẻ luôn thường trực trong Bác. Xúc động biết bao khi đọc bài viết của Bác trước lúc từ biệt thế giới này để gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, Bác viết: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy chăm sóc giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm 4 chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”. Là một nhà giáo dục vĩ đại, Bác Hồ coi trọng việc giáo dục thế hệ trẻ không chỉ ở nội dung mà cả phương pháp dạy học và giáo dục. Nói chuyện với lớp cán bộ đào tạo mẫu giáo, Bác nhắc nhở: “ làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ như trồng cây non. Trông cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này cháu trở thành người tốt”. “Trong lúc học cẩn phải làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học " Về nội dung giáo dục ở các cấp học, Bác nhắc nhở nhiều lần: “Cần chú trọng hơn nữa về mặt đức dục; Dạy cho các cháu đạo đức cách mạng, biết yêu Tổ Quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu khoa học, yêu lao động và người lao động, thật thà,dũng cảm, sẵn sàng tham gia lao động và bảo vệ Tổ Quốc”. Những điều Bác dạy về nhi đồng, về việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ toát lên chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Bác đặc biệt nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là người giáo dục trẻ em phải là tấm gương sáng cho các em noi theo: “Trẻ em hay bắt chước cho nên thầy giáo, cán bộ phụ trách phải gương mẫu, từ lời nói đến việc làm. Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt”. Và Bác đã dạy rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Thấm nhuần tư tưởng của Bác “Chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thường xuyên quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Năm 1991, Quốc hội đã thông qua “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Ngày 30-5-1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) đã ra Chỉ thị số 38CT/TW “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Ngày 30-7-1998, Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ra thông tri “Về việc tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Và, ngày 28/6/2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW "Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" Đây là một sự nghiệp lớn lao và hệ trọng, nó đòi hỏi “các Đảng ủy, Ủy ban thiếu niên nhi đồng, Đoàn thanh niên, ngành Giáo dục và các ngành, các đoàn thể phải có kế hoạch thật cụ thể chăm sóc các cháu ngày càng khỏe mạnh và tiến bộ. Các tỉnh ủy, thành ủy cần phải phụ trách, đôn đốc việc này cho có kết quả tốt…”. Tình yêu thương vô hạn của Bác để lại cho nhi đồng Việt Nam của những ngày đã qua, bây giờ và mãi về sau niềm tự hào mãnh liệt, lòng thành kính cao vời và niềm kiêu hãnh biết bao khi được hát về Người: "Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh" và “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn chúng em nhi đồng Ai yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn thiếu nhi Việt Nam” 5 THAM KHẢO 3 : Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời tận lực lo cho dân, cho nước, lo cho tương lai, nhưng Người vẫn dành cho thiếu niên, nhi đồng một tình yêu mênh mông không sao kể xiết. Ngay từ thời trai trẻ, Bác Hồ đã đến với thiếu nhi bằng nghề dạy học ở Trường Dục Thanh (tỉnh Phan Thiết). Thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ lúc bấy giờ) là giáo viên trẻ nhất trường nhưng thầy luôn nhiệt tình chăm sóc và một lòng thương yêu học sinh. Ngoài dạy môn chính là Hán văn và Quốc ngữ, Bác còn phụ trách thể dục buổi sáng và hướng dẫn học sinh tham quan thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. Bác luôn luôn khích lệ học sinh rèn luyện thể lực và trí lực, phải năng tập thể dục buổi sáng và đọc sách, học thuộc những bài thơ yêu nước để giáo dục nhân cách và lòng yêu nước, thương dân ở các em. Trong suốt cuộc đời hoạt động, dù trong hoàn cảnh nào Bác cũng luôn thể hiện tấm lòng nhân ái, yêu mến, chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Không những thể hiện qua đường lối, chính sách nhất quán dành cho thiếu nhi, Bác Hồ còn thể hiện qua các hoạt động phong phú khác và bằng chính cuộc sống, việc làm hàng ngày của mình. Trong thư gửi cha mẹ học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác đã dạy: ''Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu''. Lời dạy đã trở thành mệnh lệnh học tập, rèn luyện cho tất cả thế hệ trẻ Việt Nam. Trong kháng chiến, dù bận trăm công, nghìn việc nhưng Bác vẫn thường thăm hỏi và dành cho thiếu nhi nhiều điều tốt đẹp. Ngay ngôi nhà sàn gỗ tại Phủ Chủ tịch, Bác đã cho thiết kế một hàng ghế xi măng 6 bao quanh và một bể cá vàng làm cảnh cho thiếu nhi vui. Trong các chuyến đi thăm đồng bào các tỉnh, đồng bào dân tộc ít người, Bác luôn dành cho thiếu nhi sự trìu mến, ân cần. Các đại biểu thiếu nhi khắp nơi đều được Bác thăm hỏi, cho quà, ôm hôn, nhảy múa cùng các cháu và khuyên các cháu phải luôn chăm ngoan, học giỏi. Ngày 15/5/1961, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam, Bác Hồ đã dạy thiếu nhi 5 điều là: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, lao động tốt; Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Và 5 điều Bác Hồ dạy đã trở thành nhiệm vụ rèn luyện, là thước đo phẩm hạnh của thiếu nhi Việt Nam. Đặc biệt, Tết Trung thu nào Bác cũng viết thư thăm hỏi các cháu một cách ân cần và thể hiện niềm vui Tết cùng tuổi thơ: “Trung thu trăng sáng như gương/ Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng/ Thu này, Bác viết mấy dòng/ Gửi cho các cháu tơ lòng nhớ thương”. Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại Di chúc, căn dặn Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải chăm lo ''bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau …''. Nhân Tết Trung thu, cùng với nhân dân cả nước, thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng xin bày tỏ niềm biết ơn vô hạn đối với công ơn trời biển của Người. Để thể hiện tấm lòng biết ơn đó, tất cả thế hệ trẻ hãy tiếp tục ra sức học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức và những điều dạy bảo của Người để trở thành công dân hữu ích phục vụ tích cực cho xã hội phát triển và hội nhập thời hiện đại, để thế và lực nước ta ngày càng vững mạnh trên trường quốc tế, theo như Người hằng mong ước. THAM KHẢO 4 : Tết Trung thu Bác Hồ với thiếu nhi Ngày 17-9-1945, Bác Hồ đã viết một bài báo: "Tết Trung thu với nền độc lập" in trên báo Cứu Quốc số 45. Bác viết: "Cùng các trẻ em yêu quý! Hôm nay là Tết Trung thu Mẹ đã sắm cho các em nào đèn, nào trống, nào hoa nào nhiều đồ chơi khác. Các em vui vẻ nhỉ! Cái cảnh trăng tròn gió mát, hồ lặng trời xanh của Trung thu lại làm các em vui cười hớn hở. Các em vui cười hớn hở, già Hồ cũng vui cười, hớn hở với các em. Đố các em biết vì sao? Một là vì già Hồ rất yêu mến các em. Hai là vì Trung thu năm ngoái, nước ta còn bị áp bức, các em còn là bầy nô lệ trẻ em. Trung thu năm nay nước ta đã được tự do và các em đã thành những người tiểu quốc dân của một nước độc lập. Hôm nay, tha hồ các em vui chơi cho thỏa chí, ngày mai mong các em ra sức học tập, tất cả các em đã biết chữ quốc ngữ chưa? Em nào chưa biết thì phải học cho biết. 7 Phải siêng tập thể thao cho mình mẩy được nở nang. Và ra sức giúp việc cho Nhi đồng cứu vong hội. Đến Trung thu năm sau, chúng ta sẽ tổ chức một cuộc vui cả già lẫn trẻ. Các em nghĩ thế nào? Trung thu này, già Hồ không có gì gửi tặng các em. Chỉ gửi tặng các em 100 cái hôn thân ái!" Đến Tết Trung thu năm 1951, mở đầu lá thư gởi cho nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu, Bác Hồ kính yêu đã bộc lộ cảm xúc của mình: "Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng" (1) Không chỉ yêu thương thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ còn khẳng định vai trò quan trọng của thiếu nhi đối với tương lai mai sau của đất nước và xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Bác đã viết: "Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt" (2) . Thương yêu thiếu niên, nhi đồng là tình cảm luôn có trong Bác. Trong gian khổ và anh dũng của hai cuộc trường kỳ kháng chiến, trung thu trăng sáng, Bác bộc bạch chân thành tình cảm của Bác đối với các cháu: Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Sau đây Bác viết mấy dòng Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung. Trẻ em chiếm một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong thơ nói riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thơ là tiếng nói của tình cảm. Bác Hồ luôn dành cho trẻ em một tình yêu thương đặc biệt nên Người làm nhiều thơ về trẻ em và lồng vào lời thơ đó là lời căn dặn hoặc khuyên nhủ giản dị trong những câu thơ mà Bác đã gởi cho các em vào Tết Trung thu năm 1952: Mong các cháu cố gắng Thi đua học và hành Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình 8 Các cháu hãy xứng đáng Cháu Bác Hồ Chí Minh. (3) Và trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người để lại "muôn vàn tình thương yêu" cho tất cả mọi người và căn dặn toàn Đảng, toàn dân phải chú ý "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau". Đó là cái nhìn thể hiện "văn hóa của tương lai" ở nhà thơ, nhà văn hóa vĩ đại, nhà cách mạng kiệt xuất Hồ Chí Minh. THAM KHẢO 5 : CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI THIẾU NHI VIỆT NAM Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi Việt Nam Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn dành tình cảm đặc biệt cho thiếu niên, nhi đồng: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”. Trước lúc đi xa, Người cũng đã “để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Các thế hệ thiếu niên, nhi đồng của Việt Nam cũng đã và đang luôn dành cho Người muôn vàn tình yêu mến: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiêu niên, nhi đồng”. Muôn vàn tình thân yêu Bác dành cho thiếu niên, nhi đồng Trọn đời và toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác dành tất cả tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết nhất của Người cho thiếu niên, nhi đồng. Người nâng niu, trìu mến mỗi khi nhắc đến trẻ em: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan/ Chẳng may vận nước gian nan/ Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng” / “Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây/ Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng” . Người gửi tặng vở với những dòng giản dị mà chứa đựng tình cảm và sự quan tâm sâu sắc của Người dành cho thiếu nhi: “Vở này ta tặng cháu yêu ta/ Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là/ Mong cháu ra công mà học tập/ Mai đây cháu giúp nước non nhà” . Khi đất nước còn chia cắt, miền Nam phải đi trước về sau, Bác dành tình cảm thật đặc biệt và thật lạc quan cho thiếu niên, nhi đồng miền Nam: “Bắc Nam sẽ sum họp một nhà/ Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung/ Nhớ thương các cháu vô cùng/ Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi”. Mỗi năm, khi dịp Trung thu đến, Người thường có thơ cho thiếu nhi. Thơ của Người là lời tỏ bày tình cảm, là lòng mong mỏi lớn lao của vị Cha già dân tộc, vị lãnh tụ thiên tài và kính yêu cách mạng Việt Nam đối với lớp lớp thiếu niên, nhi đồng: “Trung thu trăng sáng như gương/ Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng/ Sau đây Bác viết mấy dòng/ Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung” . Hay “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tuỳ theo sức của mình/ Đi tham gia kháng chiến/ Để gìn giữ hoà bình/ Các cháu hãy xứng đáng/ Cháu Bác Hồ Chí Minh” . Thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hãy luôn ghi nhớ và thực hiện những lời dạy chí tình của Bác Mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, Bác Hồ thường có thư gửi các cháu. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Bác khẳng định, thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà, chính vì thế, Bác cũng dạy thiếu niên, nhi đồng cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng. Trong kháng chiến, Người gợi mở, dẫn dắt thiếu niên, nhi đồng hiểu vì sao nước mất nhà tan, vì sao trẻ em bị thiệt thòi: “Vì ai ngăn cấm học hành?/ Vì ai ta phải chịu đành dốt ngây?/ Ấy là vì Nhật, vì Tây/ Ra tay vơ vét, đoạ đày chúng ta” . Người vận động, giác ngộ thiếu nhi: “Vậy nên trẻ em nước ta/ Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh/ Người lớn cứu nước đã đành/ Trẻ em cũng góp phần mình một tay” . Bác dạy trẻ em cần có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, thích gần gũi và biết yêu thiên nhiên, yêu loài vật; các em phải 9 biết kính yêu và tôn trọng mọi người thân quanh mình như cha mẹ, ông bà, bà con chòm xóm và biết yêu Tổ quốc; biết nhận ra và có thái độ yêu ghét đúng đắn với những hiện tượng tốt, xấu quanh mình Bác dạy trẻ em tính tập thể: “Hòn đá to/ Hòn đá nặng/ Một người khiêng không đặng/ Hai người khiêng không đặng/ Ba người khiêng thì đặng”. Trong thư chúc Tết trung thu năm 1952, Bác dành rất nhiều tình cảm trìu mến, yêu thương mà dạy thiếu niên, nhi đồng chúng ta rằng: “Mong các cháu cố gắng/ Thi đua học và hành/ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình / Các cháu hãy xứng đáng/ Cháu Bác Hồ Chí Minh. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong 5-1961, Bác gửi thư và dạy thiếu niên, nhi đồng Việt Nam: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh/ Thật thà dũng cảm” . Đã hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày Quốc tế Thiếu nhi năm 1969, thiếu nhi Việt Nam không còn được Bác gửi thư. Nhưng tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên, nhi đồng cả nước. Các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau vẫn luôn cất cao lời hát: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” Các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hãy luôn khắc ghi và phấn đấu cao nhất, thực hiện lời nhắc nhở ân cần của Bác: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” . Các em hãy luôn xứng đáng với vinh dự được mang tên Người: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh. Người lớn (trước hết là bố, mẹ, thầy, cô, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam) phải luôn làm tròn trách nhiệm đối với thiếu niên, nhi đồng theo lời Bác dạy. Bác Hồ luôn đặc biệt quan tâm giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Bác luôn kỳ vọng ở người chủ tương lai của nước nhà: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” . “Ngày nay các cháu là nhi đồng. Ngày sau, các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới. Các cháu đoàn kết thì thế giới hoà bình và dân chủ, sẽ không có chiến tranh. Các cháu phải thi đua, tuỳ theo sức của các cháu, làm được việc gì có ích cho kháng chiến thì thi đua việc ấy” . Bác khẳng định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân: “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt” . Mỗi dịp khai trường, Tết Trung thu, hay Tết Thiếu nhi, Bác thường có thư gửi thiếu niên, nhi đồng, ở đó Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 1-6, nhắc nhủ người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải khéo giáo dục để mai sau thiếu niên, nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức, đừng dạy các em thành những ông cụ non Phải làm sao cho trẻ có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ hoạt bát chứ không phải khúm núm đặt đâu ngồi đấy: “Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ hoạt bát, tự nhiên, tự động trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả ” . Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6-1969, ba tháng trước lúc đi xa, Bác viết bài đăng trên báo Nhân Dân, khẳng định “chăm sóc và giáo dục các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ”, và kêu gọi “Vì tương lai con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc, giáo dục các cháu bé cho tốt” . Trong Di chúc, Người lại nhấn mạnh: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng 10 [...]... thơ Bác viết gửi thiếu niên nhi đồng vào Trung thu năm 1951 có đoạn: Trung thu trăng sáng như gương Bác ngồi ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Sau đây Bác viết mấy dòng Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương Tình yêu của Bác Hồ với trẻ em xuyên suốt cả cuộc đời của Người, ngay từ thuở thiếu thời cho đến khi phải từ giã cõi đời Bài báo cuối cùng của Bác (đăng trên Báo Nhân dân) là bài: “Nâng cao trách nhi m... trách nhi m chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng” Trong di chúc thiêng liêng, Bác cũng để lại muôn vàn tình yêu thương cho nhân dân Việt Nam, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng Việt Nam và cả thiếu niên nhi đồng Quốc tế nữa Tình yêu của Bác đã, đang và mãi mãi soi rọi biết bao thế hệ trẻ thơ Việt Nam, cũng từ đó mà lớp lớp người Việt Nam đã lớn lên làm nên nhi u kỳ tích vẻ vang; đánh thắng 2 cường... niên, nhi đồng, Đoàn thanh niên, ngành giáo dục và các ngành, các đoàn thể cần phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc, giáo dục các cháu càng ngày càng khỏe mạnh và tiến bộ Các tỉnh ủy, thành ủy cần phải phụ trách đôn đốc việc này cho có kết quả tốt” ác Hồ là một tấm gương sáng về tình yêu đất nước, tình thương con người Đặc biệt Bác dành nhi u tình yêu thương. .. 79 mùa xuân của cuộc đời, Danh nhân Văn hóa thế giới Hồ Chí Minh đã viết 16 bài thơ dành cho thiếu nhi, trong đó đa số Người viết vào dịp Tết Trung thu Đó là những vần thơ rất đỗi giản dị, dễ hiểu, dễ thuộc mà chan chứa tình yêu thương của Bác đối với thiếu nhi Bài thơ đầu tiên Người viết cho thiếu nhi vào ngày 21- 9 -1941, có tiêu đề “Kêu gọi thiếu nhi , trong đó có đoạn: … Chẳng may vận nước gian nan... của Bác đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong rất nhi u bức ảnh hay thước phim về Bác Trong hồi ký của nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Đạo Thúy, có đoạn viết: khi lên họp quốc dân đại hội ở Tân Trào Tuyên Quang tháng 8-1945, có một em bé thân hình gầy guộc, không mặc áo quần theo đoàn người lớn đến mừng Ủy ban Khởi nghĩa Nhìn thấy em bé, Bác rơm rớm nước mắt Chỉ em bé, Bác nói với các đại biểu: Nhi m... Bác nỗi buồn đau không dễ phôi phai Đến khi Bác tìm đường cứu nước, đi khắp năm châu, bốn bể, dù ở đâu Người cũng dành cho các em nhỏ những tình cảm yêu thương nhất Bởi như lời Bác đã nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Trẻ em chỉ là búp non chồi biếc nên rất cần được quan tâm chăm sóc, đừng đòi hỏi quá nhi u ở lứa tuổi thiếu nhi, chỉ cần chúng biết ăn, biết ngủ, biết... Thái Lan, Bác đã tắm rửa, gội đầu cho lũ trẻ và cùng chúng nô đùa Sau này đến khi trở thành vị lãnh tụ cao nhất của đất nước, nhưng trong nhi u chuyến đi thăm nước ngoài, đến đâu Người cũng được đàn cháu nhỏ chào đón, vây quanh với những vòng tay ôm và nụ cười ấm áp, vui vẻ Lúc còn sinh thời, cứ mỗi dịp Trung thu hay ngày sinh nhật của mình, Bác lại bồn chồn mong đợi các cháu tới thăm để tự tay Bác chia... thiếu niên, nhi đồng Cố Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Sữa để em thơ, lụa tặng già” nói lên tình cảm ấy của Bác Từ thuở thiếu thời khi theo mẹ vào kinh thành Huế để giúp cha học hành thi cử, do mẹ bận việc canh cửi, Nguyễn Sinh Cung (tên Bác thời bé) đã chăm sóc em trai út Nguyễn Sinh Xin Vì gia cảnh quá nghèo, cuộc sống muôn vàn khó khăn, em út Sinh Xin đã phải rời bỏ cõi đời để lại trong lòng Bác nỗi buồn... nhật của mình, Bác lại bồn chồn mong đợi các cháu tới thăm để tự tay Bác chia kẹo cho từng cháu Bác không chỉ quan tâm tới việc ăn uống, vui chơi của thiếu niên, nhi đồng mà Người còn rất chú trọng tới việc học hành của các em Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác viết: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, Dân tộc Việt Nam có sánh vai được cùng... lớn công học tập của các cháu…” Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Thanh niên phải chuyên tâm học hành và công tác, nhưng cũng cần có vui chơi Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sinh hoạt của thanh niên Trong vui chơi cũng cần có giáo dục Cần có những thứ vui chơi văn hóa, thể dục có tính chất tập thể và quần chúng” 11 Mỗi khi tới thăm các địa phương, bao giờ Bác Hồ cũng hỏi về tình hình trẻ em Hình ảnh . BÁC HỒ VỚI TẤM LÒNG THƯƠNG YÊU THIẾU NHI 1 : Bác Hồ với tấm lòng yêu thương thiếu nhi - - Chúng ta đều biết rằng: Sinh thời Bác Hồ rất yêu thương trẻ em. Bác từng nói: Tất. "Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh" và “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn chúng em nhi đồng Ai yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn thiếu nhi Việt Nam” 5 THAM KHẢO 3 : Chủ tịch Hồ Chí Minh. gởi cho nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu, Bác Hồ kính yêu đã bộc lộ cảm xúc của mình: "Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng" (1) Không chỉ yêu thương