Trường THPT Hàm Giang Tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT GV so ạn: Trần Văn Nam NH 20 10 - 2011 Trang 1 BÀI TẬP ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NH 2010 - 2011 ****** CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG CƠ Bài 1: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Khi quả cầu con lắc qua vị trí có li độ x = - 2 cm thì thế năng của con lắc là bao nhiêu? Bài 2: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, quả cầu con lắc có khối lượng 100g. Khi cân bằng, lò xo dãn ra một đoạn bằng 2 cm so với chiều dài của nó. Cho con lắc dao động theo phương thẳng đứng ( g = 2 π m/s 2 ). Hỏi chu kì của con lắc bằng bao nhiêu? Bài 3: Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kì 2,37 s tại một nơi có gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s 2 . Tính chiều dài của con lắc đơn. Bài 4: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x=-2cos4 πt(cm,s) .Biên độ, chu kì và pha ban đầu của dao động là bao nhiêu? Tính tốc độ,gia tốc cực đại của vật. Bài 5: Một con lắc lò xo gồm một vật có khối lượng m = 200g treo vào một đầu của lò xo có độ cứng 40 N/m. Tính chu kì dao động của con lắc. Bài 6: Một con lắc lò xo có, dao động điều hòa trên trục x với chu kì T = 0,2 s và biên độ 2 cm. Viết phương trình dao động của con lắc khi: a. Chọn gốc tọa độ O tại VTCB theo chiều dương. b. Chọn gốc tọa độ O tại VTCB theo chiều âm. c. Chọn gốc tọa độ O tại vị trí biên dương. d. Chọn gốc tọa độ O tại vị trí biên âm. Bài 7: Một con lắc lò xo có biên độ A = 10 cm, có tốc độ cực đại 1,2 m/s và có cơ năng 1J. Tính độ cứng của lò xo và khối lượng của quả cầu con lắc. Bài 8: Một vật dao động điều hòa với phương trình li độ x = 2cos ( πt+π/2) ( x tính bằng cm, t tính bằng giây) . Tại thời điểm t = ¼ s , chất điểm có li độ bằng bao nhiêu? Câu 9: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục ox theo phương trình x=10cos4 πt ( cm,s).Tại thời điểm t= 5s, gia tốc và vận tốc của chất điểm có giá trị bằng bao nhiêu ? Câu 10: Một vật nhỏ khối lượng 100g dao động điều hòa trên một quỹ đạo thẳng dài 20 cm với tần số góc 6 rad/s. Tính cơ năng dao động của vật? Bài 11: Một vật dao động điều hòa với biên độ 5cm. Khi vật có li độ là 3 cm thì vận tốc của nó là 2 (m/s). Tần số dao động của vật là bao nhiêu? Bài 12: Một con lắc lò xo gồm quả cầu nhỏ có khối lượng m = 100g gắn với lò xo dao động điều hòa trên phương ngang theo phương trình x = 4cos(10 π t + ϕ ) (cm). Tìm độ lớn cực đại của lực kéo về ? Bài 13: Một vật có khối lượng 2 kg treo vào một lò xo, vật dao động điều hòa với chu kì T = 2 s ( g = π 2 ). Tìm độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng. Bài 14: Một con lắc lò xo dao động với biên độ A = 4 cm, chu kì T = 0,5s. Vật nặng của con lắc có khối lượng 0,4kg. Tính: a. Độ cứng k của lò xo b. Cơ năng và tốc độ cực đại của con lắc Bài 15: Một con lắc đơn dài 0,3 m được treo vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh xe của toa xe gặp chỗ nối nhau của các đoạn đường gây. Khi con tàu chạy thẳng đều với tốc độ bao nhiêu thì biên độ của con lắc sẽ lớn nhất ? ( biết khoảng cách giữa hai mối nối là 12,5m ) Trường THPT Hàm Giang Tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT GV so ạn: Trần Văn Nam NH 20 10 - 2011 Trang 2 Bài 16: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có các phương trình lần lượt: 12 x=2cos( πt-π/6)(cm)&x=2cos(4πt-π/2)(cm) . Tìm biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp? Bài 17: Hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số có phương trình lần lượt: a. 1 2 x=3cos4 πt(cm) x=4cos4 πt(cm) b. 1 2 x4cos2t,cm x2cos(2t)cm =π =π+π c. 1 2 x=4cos4πt(cm) x=4cos(4 πt+π/2)(cm) d. 1 2 x4cos4t(cm) x4cos(4t/2)cm =π =π−π e. 1 2 x=5cos(2πt+π)cm x=12cos(2 πt+π/2)cm f. 1 2 x=6cos(2 πt+π/2)cm x=12cos(2 πt-π/2)cm Bài 18: Khi gắn quả nặng m 1 vào một lò xo, nó dao động điều hòa với chu kì T 1 = 1,2s, khi gắn quả nặng m 2 vào lò xo trên, nó dao động điều hòa với chu kì T 2 = 1,6s. Khi gắn đồng thời m 1 và m 2 vào lò xo thì chu kì dao động của chúng là bao nhiêu? CHƯƠNG 2 : SÓNG CƠ Bài 1: Một sóng hình sin , tần số 100 Hz truyền trong không khí theo một phương với tốc độ 300 m/s. Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm có dao động cùng pha ; có dao động ngược pha. Bài 2: Một dây đàn dài l = 20 cm, khi rung với một bụng thì phát ra một âm có tần số f = 2000 Hz. a. Tính tốc độ truyền sóng trên dây b. Nếu dây rung với ba bụng, thì chu kì của sóng âm là bao nhiêu? Bài 3: Một dây đàn dài 100 cm hai đầu cố định dao động với 3 bụng sóng với tốc độ sóng 150m/s. Tính tần số dao động của dây ? Bài 4: Một sóng cơ có tần số 0,5Hz truyền trên một sợi dây đàn hồi đủ dài với tốc độ 0,5 m/s. Sóng này có bước sóng là bao nhiêu ? Bài 5: Trên một sợi dây dài 90 cm có sóng dừng. Kể cả hai nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200Hz, tìm tốc độ truyền sóng trên dây. Bài 6: Một sóng có tần số góc 110 rad/s và bước sóng 1,8 m. Tính tốc độ truyền sóng. Bài 7: Trên mặt hồ yên lặng, một người dập dình một con thuyền tạo ra sóng trên mặt nước. Người này nhận thấy rằng thuyền thực hiện được 12 dao động trong 20s, mỗi dao động tạo ra một ngọn sóng cao 15cm so với mặt hồ yên lặng. Tìm chu kì và biên độ của sóng. Bài 8 : Một sợi dây đàn một đầu được nối vào một nhánh của âm thoa, đầu kia giữa cố định. Khi âm thoa dao động với tần số 600Hz thì tạo ra sóng dừng trên dây có bốn điểm bụng và tốc độ truyền sóng trên dây là 400m/s. Tính chiều dài của sợi dây, coi đầu nhánh âm thoa là một điểm cố định. Bài 9: Trên một sợi dây dài 120 cm có một hệ sóng dừng thì trên dây có tất cả bốn nút ( kể cả hai đầu dây). Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 60 m/s, tính tần số dao động. Bài10: Một sóng ngang truyền theo chiều dương trục ox, có phương trình sóng u=6cos(4 πt-0,02πx) ( cm,s). Sóng này có buớc sóng và tốc độ bằng bao nhiêu? Trường THPT Hàm Giang Tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT GV so ạn: Trần Văn Nam NH 20 10 - 2011 Trang 3 CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU Bài 1: Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch có biểu thức u =2202cos100 πt(V) . Giá trị hiệu dụng của điện áp này là bao nhiêu ? Bài 2: Cho cường độ dòng điện tức thời i = 22cos10 πt(A) chạy qua đoạn mạch có chứa điện trở thuần R = 10 Ω a. Giá cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện là bao nhiêu ? b. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R trong 5 phút. Bài 3: Đặt vào hai đầu tụ điện -4 10 C=(F) π một hiệu điện thế xoay chiều u = 100 2 cos100πt(V). Cường độ dòng điện hiệu dụng qua tụ điện là bao nhiêu ? Bài 4: Đặt vào hai đầu cuộn cảm 1 LH = π một điện áp xoay chiều 220V-50Hz, Tính cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm. Bài 5: Mạch điện xoay chiều có chứa RL mắc nối tiếp với nhau dao động với tần số 50Hz, R = 25 Ω và L = 1 4 π H . Tính tổng trở của đoạn mạch. Bài 6: Mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp, có R = 30 Ω, Z C = 20Ω, Z L = 60Ω. Tìm giá trị tổng trở của mạch điện. Bài 7: Mạch điện xoay chiều có chứa RC mắc nối tiếp với nhau dao động với tần số 50Hz ,R = 10 Ω và C = 3 10 − π F . Tính tổng trở của đoạn mạch. Bài 8: Một đoạn mạch nối tiếp gồm tụ C = 200/ π ( F µ ) và cuộn dây thuần cảm L = 0,2 H π . Điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch u =1002cos100 πt(V) . a. Tính tổng trở của đoạn mạch b. Viết biểu thức cường độ dòng điện tức thời qua mạch Bài 9: Một đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở R = 20 Ω và tụ C = 3 10 2 − π F. Cường độ dòng điện tức thời qua mạch i = 2cos100 πt(A) . a. Tính điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. b. Viết biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Bài 10: Cho mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp, dùng vôn kế đo được các giá trị hiệu dụng của điện áp giữa hai đầu R,L,C lần lượt như sau: U R = 16V, U L = 20V, U C = 8V.Tính điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch và độ lệch pha ϕ . Bài 11: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 50V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu R là 30V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm bằng bao nhiêu ? Bài 12: Đặt một điện áp xoay chiều u = 1002cos100 πt(V) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 50 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1 H π và tụ điện có điện dung C = -4 2.10 F π . Tính cường độ hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch và công suất tiêu thụ của mạch. Trường THPT Hàm Giang Tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT GV so ạn: Trần Văn Nam NH 20 10 - 2011 Trang 4 Bài 13: Một điện trở thuần 150 Ω và một tụ điện C = 16 F µ được mắc nối tiếp với nhau và mắc vào mạng điện 100V - 50Hz. Tính cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch. Bài 14: Một mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp gồm độ tự cảm L = 0,318H và C = 4 10 2 − π F, điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch u = 200cos100 πt(V) . a. Cho biết cường độ dòng điện trong mạch nhanh pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc /4 π (rad). Tìm giá trị của điện trở R. b. Để điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời qua mạch cùng pha thì điện dung của tụ điện phải có giá trị bằng bao nhiêu? Bài 15: Đặt một điện áp xoay chiều u = 802cos100 πt(V) vào hai đầu đoạn mạch gồm RLC mắc nối tiếp. Biết cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 0,6 H π , tụ điện có điện dung C = -4 10 F π và công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là 80W. Tìm giá trị của điện trở thuần R. Bài 16: Cho mạch điện xoay chiều có cuộn dây thuần cảmvà có độ tự cảm thay đổi được. Điện trở thuần R = 100Ω. Điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch u = 200cos100 π t (V). Khi thay đổi hệ số tự cảm của cuộn dây thì cường độ dòng điện hiệu dụng có giá trị cực đại là bao nhiêu? Bài 17: Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 4 cặp cực (4 cực nam và 4 cực bắc). Để suất điện động do máy này sinh ra có tần số 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ bằng bao nhiêu? Bài 18: Rôto của máy phát điện xoay chiều là một nam châm có 3 cặp cực từ, quay với tốc độ 1200 vòng/phút. Tính tần số của suất điện động do máy tạo ra. Bài 19: Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 600 vòng, cuộn thứ cấp gồm 400 vòng. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V( Bỏ qua mọi hao phí). Cho biết đây là máy biến áp loại gì ? Tìm điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở. Bài 20: Một máy biến áp có số vòng cuộn sơ cấp 2200 vòng, mắc cuộn sơ cấp vào mạng điện xoay chiều 220V-50Hz, khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 6V. Tìm số vòng của cuộn thứ cấp. CHƯƠNG 4: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ Bài 1: Một máy thu vô tuyến điện mạch dao động gồm L = 10mH & điện dung C = 4 µF. Tính bước sóng của sóng vô tuyến mà máy thu được? Bài 2: Một mạch dao động của máy thu vô tuyến điện có điện dung C = 10 -4 µF. Để thu được sóng vô tuyến có bước sóng 100m thì cuộn cảm của mạch dao động có độ tự cảm là bao nhiêu ? Bài 3: Một mach dao động có tần số riêng 100kHz và tụ điện có điện dung C = 5.10 -3 µF. Tính độ tự cảm của mạch dao động. Bài 4: Mạch dao động của máy thu vô tuyến điện có cuộn cảm L = 25µH. Để thu được sóng vô tuyến có bước sóng 100m thì điện dung của tụ điện là bao nhiêu ? Bài 5: Một mạch dao động gồm một cuộn dây có L = 5mH và tụ điện có C = 0,5 nF. Tính chu kì và tần số riêng của mạch dao động ? Trường THPT Hàm Giang Tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT GV so ạn: Trần Văn Nam NH 20 10 - 2011 Trang 5 Bài 6: Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1mH và tụ điện có điện dung 0,1µF. Dao động điện từ riêng của mạch có tần số góc là bao nhiêu? Bài 7: Một mạch dao động gồm một cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C = 50µF. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện là 10V, Tính năng lượng của mạch dao động? CHƯƠNG 5: SÓNG ÁNH SÁNG Bài 1:Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe 0,3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn 1m, bước sóng của ánh sáng 0,6 µm.Tính khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp; khoảng cách giữa vân sáng và vân tối liên tiếp. Bài 2:Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, biết D = 1m, a = 1mm, λ = 0,6µm. Hãy xác định khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân tối thứ năm. Bài 3: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe 0,3 mm khoảng vân đo được 3mm, khoảng cách từ hai khe đến màn 1,5m.Tính bước sóng của ánh sáng. Bài 4: Trong thí nghiệm Iâng, hai khe sáng cách nhau 1,2mm và cách màn quan sát 0,9m. Người ta quan sát được 9 vân sáng, khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng là 3,6 mm. Tính bước sóng của bức xạ. Bài 5: Ta chiếu sáng hai khe Iâng bằng ánh sáng trắng với bước sóng ánh sáng đỏ λ đ = 0,75µm và ánh sáng tím λ t = 0,4µm,biết a = 0,5 mm, D = 2m.Tìm khoảng cách giữa vân sáng bậc 4 màu đỏ và vân sáng bậc 4 màu tím cùng phía đối với vân sáng trung tâm . Bài 6: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2m, a = 1mm, λ = 0,6µm. Hãy xác định khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 4 và vân tối thứ bảy. Bài 7 * : Trong thí nghiệm Iâng, hai khe sáng cách nhau 1,2mm và cách màn quan sát 0,8m. Bước sóng của ánh sáng là 546nm. a.Tính khoảng vân b.Tại hai điểm M, N lần lượt cách vân trung tâm 1,092 mm và 0,91 mm, hỏi tại hai điểm đó có vân sáng hay vân tối thứ mấy kể từ vân trung tâm ? Bài 8 * : Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2,5m, a = 1mm, λ = 0,6µm. Bề rộng giao thoa đo được là 13,5 mm. Tìm số vân sáng, vân tối quan sát thấy được trên màn. Bài 9 * : Một người dự định làm thí nghiệm Iâng với bức xạ vàng λ = 0,59µm của natri. Người ấy đặt màn quan sát cách 2 khe một khoảng 0,6m và dự định thu được 1 hệ vân có khoảng vân i = 0,4mm. a. Hỏi phải chế tạo hai khe cách nhau bao nhiêu? b. Sau khi làm được hai khe và tiến hành thí nghiệm, người ấy quan sát được 7 vân sáng nhưng khoảng cách giữa hai vân ngoài cùng chỉ đo được 2,1 mm. Hỏi khoảng cách đúng của hai khe là bao nhiêu ? Trường THPT Hàm Giang Tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT GV so ạn: Trần Văn Nam NH 20 10 - 2011 Trang 6 CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Bài 1: Tính lượng tử năng lượng của ánh sáng màu cam (0,59 μm ) và lam (0,45 μm ). Bài 2: Năng lượng của phôtôn là 2,8.10 -19 J và hằng số plăng h = 6,625.10 -34 Js, vận tốc của ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Tìm bước sóng của ánh sáng. Bài 3: Tính công thoát của electron ra khỏi đồng theo đơn vị Jun và eV, biết giới hạn của đồng 0,3 μm . Bài 4: Catoot của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có công thoát A = 4,5eV. Xác định giới hạn quang điện của kim loại đó. Bài 5: Catoot của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có công thoát 2,07eV, chiếu ánh sáng trắng có bước sóng lần lượt 12 0,4mvà0,75m λ=µλ=µ vào catoot. Hỏi những bức xạ đó có gây ra hiện tượng quang điện không ? Bài 6: Một chất quang dẫn có giới hạn quang điện là 0,62 μm . Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số f 1 = 4,5.10 14 Hz; f 2 = 6.10 14 Hz. Hiện tượng quang dẫn có xảy ra không? Bài 6: Một nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,3 μm. Công suất của nguồn là 25W.Tính số photon mà nguồn phát ra trong 1 giây. CHƯƠNG 7: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ Bài 1: Hãy nêu cấu tạo hạt nhân của các nguyên tử sau: 1623527 89213 O;U;Al ; 460 227 He;Co Bài 2: Cho phản ứng hạt nhân: 430 215 HeXPn +→+ . Xác định nguyên tử số Z, số khối A và tên gọi của hạt nhân X. Bài 3: Chất phóng xạ ( 210 84 Po ) có chu kì bán rã 138 ngày, nó phóng ra hạt α và biến đổi thành chì. a. Viết phương trình phản ứng ( ghi cụ thể Z và A) b. Lúc đầu có 4 gam Po. Tìm khối lượng của chất phóng xạ Po còn lại sau 276 ngày. Bài 4: Chất iôt phóng xạ 131 53 I dùng trong y tế có chu kì bán rã 8 ngày đêm, nếu nhận được 50 g chất này thì sau 8 tuần lễ còn bao nhiêu? Bài 5: Có 1kg chất phóng xạ coban 60 27 Co với chu kì bán rã T = 10 3 năm, sau khi phân rã 60 27 Co biến thành 60 28 Ni . a. Viết phương trình phản ứng. b. Tính khối lượng còn lại của chất phóng xạ sau 16 năm. Bài 6: Chu kì bán rã của Radi ( 226 88 Ra ) là 1600 năm, giả sử lúc đầu có 12,5g Ra đến nay chỉ còn 1,5625g.Tính thời gian tồn tại của mẫu chất. Bài 7: Lúc ban đầu có 6 gam Radon ( 222 86 Rn ) là chất phóng xạ có chu kì bán rã T = 3,8 ngày. Tính: a. Số nguyên tử có trong 6 gam Rn b. Số nguyên tử còn lại sau thời gian t = 5,7 ngày. Hết . Trường THPT Hàm Giang Tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT GV so ạn: Trần Văn Nam NH 20 10 - 2011 Trang 1 BÀI TẬP ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NH 2010 - 2011 ****** CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG. Một vật nhỏ khối lượng 100g dao động điều hòa trên một quỹ đạo thẳng dài 20 cm với tần số góc 6 rad/s. Tính cơ năng dao động của vật? Bài 11: Một vật dao động điều hòa với biên độ 5cm. Khi vật. của dòng điện trong đoạn mạch và công suất tiêu thụ của mạch. Trường THPT Hàm Giang Tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT GV so ạn: Trần Văn Nam NH 20 10 - 2011 Trang 4 Bài 13: Một điện