1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quy định đối với GVCN

2 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 41 KB

Nội dung

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Để giúp Khoa và Học viện làm tốt công tác sinh viên trong Học viện Tài chính, Giám đốc Học viện quy định một số điểm cụ thể của Điều 9 “Quy định về công tác sinh viên” đối với giáo viên chủ nhiệm lớp như sau: 1. Giáo viên chủ nhiệm lớp và tiêu chuẩn lựa chọn: Người được Trưởng khoa giao nhiệm vụ làm trợ lý Trưởng khoa về công tác sinh viên (SV) đối với một lớp cụ thể được gọi là giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Giáo viên làm công tác GVCN cần đảm bảo các điều kiện sau đây: - Là giáo viên trong Học viện, có thâm niên công tác trong Học viện từ hai năm trở lên, đã được công nhận hết thời gian tập sự - Thường xuyên giảng dạy tại Học viện, trường hợp phải đi công tác xa Học viện thì thời gian liên tục không quá một tháng trong một học kỳ - Sẵn sàng nhận nhiệm vụ làm GVCN lớp, có trách nhiệm, tận tâm với công việc được giao - Không trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật - Mỗi GVCN phụ trách không quá 2 lớp 2. Quyền hạn của GVCN 2.1. GVCN là thành viên của các hội đồng: - Cấp học viện khi xét kỷ luật SV thuộc lớp được phân công chủ nhiệm - Cấp khoa khi xét thi đua khen thưởng, kỷ luật, đánh giá kết quả rèn luyện đối với SV thuộc lớp được phân công chủ nhiệm 2.2. Kiểm tra Ban cán sự lớp thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Học viện đối với Ban cán sự lớp (Quyết định số 456/QĐ-HVTC-QLSV ngày 3/9/2002) 2.3. Thay mặt Trưởng khoa (nếu được Trưởng khoa uỷ quyền) giải quyết những việc xảy ra trogn lớp thuộc thẩm quyền của Khoa, trên cơ sở Quy chế của Bộ Giáo dục đào tạo, Quy định của Học viện) 2.4. Yêu cầu Ban cán sự lớp báo cáo định kỳ (ngay sau khi sinh hoạt lớp vào tuần cuối của tháng), đột xuất tình hình trong lớp theo yêu cầu quản lý của Khoa, Học viện. Các báo cáo phải có ý kiến của GVCN 2.5. Kiến nghị Trưởng khoa bãi miện, kỷ luật Ban cán sự lớp học hoặc từng thành viên trong Ban cán sự lớp khi xét thấy Ban cán sự lớp hoặc từng cá nhân trong Ban cán sự lớp không hoàn thành nhiệm vụ, vô tổ chức kỷ luật, vi phạm quy chế, vi phạm luật pháp… 3. Trách nhiệm của GVCN lớp Công tác GVCN là một khâu trong nhiệm vụ công tác thường xuyên của giáo viên. Giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm sau đây: 3.1. Giúp SV nắm mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của ngành và chuyên ngành, nhất là phương pháp học tập và NCKH ở bậc Đại học, định hướng nghề nghiệp cho SV 3.2. Giúp SV nắm và thực hiện nghiêm túc các Quy chế, các Quy định hiện hành, các chính sách chế độ có liên quan đến SV 3.3. Nắm chắc các thông tin cơ bản về SV như: Họ và tên của SV, bố mẹ SV, địa chỉ của bố mẹ SV, nơi thường trú, cư trú của bố mẹ SV, nơi ngoại trú hoặc nội trú của SV, số điện thoại liên hệ (nếu có) 3.4. Hướng dẫn ban cán sự lớp về các vấn đề: - Theo dõi và quản lý học tập đối với tập thể lớp và các thành viên trong lớp - Tổ chức các hoạt động khác của lớp như: văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi… - Tổ chức lớp tham gia đầy đủ các phong trào do Học viện, Khoa phát động - Phối hợp hoạt động với Ban chấp hành chi đoàn, chi hội SV - Giải quyết những vướng mắc tồn tại và những việc phát sinh khác của lớp, giữ vững đoàn kết trong nội bộ lớp. 3.5. Định kỳ (mỗi tháng 01 lần vào cuối tháng) làm việc với Ban cán sự lớp và tổ chức sinh hoạt lớp (nội dung sinh hoạt lớp có hướng dẫn kèm theo Quy định này). GVCN có thể làm việc đột xuất với Ban cán sự lớp, hoặc tổ chức họp lớp do yêu cầu của công việc. Các buổi sinh hoạt lớp phải ghi đầy đủ vào sổ biên bản và trích biên bản báo cáo Trưởng khoa. 3.6. Thường xuyên liên hệ, phối hợp với các Khoa, Ban, Bộ môn, giáo viên giảng dạy các môn học đối với lớp được phân công làm GVCN để nắm tình hình học tập, rèn luyện của sinh viên trong lớp. 3.7. Báo cáo kịp thời cho Trưởng khoa về tình hình chung cũng như những vụ việc bất thường của lớp, đề xuất các giải pháp xử lý, tiếp phụ huynh SV khi Trưởng khoa yêu cầu 3.8. Chỉ đạo BCS lớp, BCH chi đoàn xác định mức rèn luyện, để xét phân loại SV sau mỗi học kỳ. Tổ chức việc bình xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với SV trong lớp. 3.9. Trực tiếp chỉ đạo và tham dự đại hội lớp, sơ kết học kỳ, sơ kết các đợt thi đua theo yêu cầu của Khoa và Học viện. 3.10. Có nhận xét (bằng văn bản) đối với từng SV trong lớp, giúp Trưởng Khoa đưa ra những nhận xét về từng SV trong năm học và toàn khóa học 3.11. Bàn giao đầy đủ, kịp thời khi chuyển nhiệm vụ GVCN cho giáo viên khác theo sự phân công của Trưởng khoa Giáo viên nào không hoàn thành trách nhiệm trên đây sẽ bị hạ cấp thi đua khi bình xét kết quả công tác từng học kỳ, năm học. 4. Quyền lợi của GVCN 4.1. Được Trưởng khoa cung cấp các ấn phẩm để làm việc như: sổ sách, Quy chế của Bộ GD&ĐT, các quy định của Học viện, của Khoa, danh sách SV lớp và các tài liệu liên quan đến SV… 4.2. GVCN của lớp thực hiện đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm (ghi ở điểm 2, 3 của quy định này) được thanh toán bồi dưỡng theo quy định của Học viện và được xem xét trong các danh hiệu thi đua của năm học 4.3. GVCN lớp đạt danh hiệu thi đua “Lớp học tốt, rèn luyện tốt” được cộng thêm 5 giờ chuẩn cho một lớp đạt danh hiệu nói trên và được ưu tiên khi xem xét các danh hiệu thi đua bậc cao của giáo viên. 5. Tổ chức thực hiện 5.1. Kết thúc học kỳ, căn cứ vào tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của các GVCN lớp, căn cứ vào quy định thanh toán của học viện, Trưởng các Khoa xác định mức thanh toán đối với từng GVCN để làm thủ tục thanh toán. Văn phòng các Khoa tập hợp, thanh toán trực tiếp tại Ban Tài chính kế toán của Học viện 5.2. Các Ông (bà) Trưởng khoa, Trưởng Ban QLSV có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên và SV thực hiện quy định này. 5.3. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc hoặc cần bổ sung các đơn vị báo cáo cho Giám đốc Học viện (qua Ban QLSV) để điều chỉnh nếu thấy hợp lý./. Hướng dẫn nội dung họp giữa GVCN lớp sinh viên 1. Cuộc họp đầu tiên trong năm học a. Đối với khoa mới - Đọc quyết định thành lập Ban cán sự lớp (do Trưởng khoa chỉ định). Phân công nhiệm vụ BCS lớp, làm rõ mối quan hệ công tác giữa GVCN và lớp. - Những nét cơ bản về bộ máy tổ chức Học viện Tài chính và cơ cấu tổ chức của Khoa - Hướng dẫn nội dung cơ bản của các Quy chế, quy định hiện hành tại HVTC liên quan đến SV - Những nét cơ bản cần lưu ý về phương pháp học tập, phương pháp NCKH ở bậc ĐH trong 4 năm học tập tại Học viện - Các công việc khác theo yêu cầu quản lý của Khoa, Học viện có liên quan đến lớp (nếu có) b. Đối với các khóa từ năm thứ 2 - Tổ chức Đại hội lớp, báo cáo tổng kết, phương hướng hoạt động của năm học, bầu BCS lớp, phân công trong BCS lớp - Những thay đổi trong các quy định hiện hành - Các công việc khác theo yêu cầu quản lý của Khoa, Học viện có liên quan đến lớp (nếu có) 2. Cuộc họp hàng tháng của lớp - Tình hình chấp hành quy định về học tập (việc lên lớp, tự học, kiểm tra, thi hết môn, thi lại…) - Tình hình chấp hành quy định về công tác sinh viên, quy định nội trú, ngoại trú - Các công việc khác theo yêu cầu quản lý của Khoa, Học viện có liên quan đến lớp (nếu có) - Riêng cuộc họp lớp vào tháng 6, tháng 12 có thêm nội dung xét điểm rèn luyện của sinh viên 3. Cuộc họp tháng đầu của học kỳ II - Sơ kết học kỳ I: Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện học kỳ I và bàn phương hướng, biện pháp cho học kỳ II - Nhấn mạnh những thay đổi quy định hiện hành (nếu có) . QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Để giúp Khoa và Học viện làm tốt công tác sinh viên trong Học viện Tài chính, Giám đốc Học viện quy định một số điểm cụ thể của Điều 9 Quy định. nhiệm vụ làm GVCN lớp, có trách nhiệm, tận tâm với công việc được giao - Không trong thời gian thi hành quy t định kỷ luật - Mỗi GVCN phụ trách không quá 2 lớp 2. Quy n hạn của GVCN 2.1. GVCN là thành. giá kết quả rèn luyện đối với SV thuộc lớp được phân công chủ nhiệm 2.2. Kiểm tra Ban cán sự lớp thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Học viện đối với Ban cán sự lớp (Quy t định số 456/QĐ-HVTC-QLSV

Ngày đăng: 23/04/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w