Ngày soạn: 10/02/2011 GVHD: Ngày giảng:21/02/2011 Người soạn: Tổ BM: Tin Học Lớp:6/3 Phòng: Tên bài giảng: Tiêt 47: Bài 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (tiết 2) I.Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung và mục tiêu của định dạng văn bản. - Hiểu các nội dung định dạng kí tự. - Thực hiện được các thao tác định dạng kí tự cơ bản. 2. Tư tưởng, tình cảm: - Rèn luyện tính kiên trì và khả năng sáng tạo của học sinh. - Học sinh có ý thức trong việc ứng dụng sự hiểu biết trong học tập của mình. - Yêu thích môn học. II.Phương pháp, phương tiện: 1. Phương pháp: - Kết hợp phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan… 2. Phương tiện: - Vở ghi lý thuyết tin học dành cho THCS quyển 1 ; - Sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 1; - Các sách tham khảo về tin học (nếu có) - Máy tính, máy chiếu . III. Tiến trình bài dạy, nội dung bài giảng: 1. Ổn định lớp (1 phút): - Ốn định trật tự lớp, tạo tâm lý ổn định bắt đầu dạy. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sỹ số: Có mặt:… : Vắng mặt:…. 2. Kiểm tra bài cũ, gợi động cơ: a) Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết thế nào là định dạng văn bản? b) Gợi động cơ (1 phút) Trong tiết trước các em đã biết thế nào là định dạng văn bản, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về định dạng kí tự với cách sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại”FONT.Chúng ta cùng đi vào tiết 47: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN. 3.Tiến trình lên lớp: Thời gian 37 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 10 phút 20 phút 2/ Định dạng kí tự: - GV giới thiệu cho học sinh các nội dung định dạng kí tự. Định dạng kí tự có nghĩa là ta sẽ thay đổi về hình dáng của một kí tự hay một nhóm kí tự. - Một em hãy nhắc lại cho cô biết định dạng kí tự là gì? -Ghi khái niệm. - Em nào có thể cho cô biết định dạng kí tự gồm các tính chất phổ biến nào? - Một em nhắc lại. -Ghi các tính chất lên bảng. GV:Ngoài ra còn nhiều tính chất khác. Để định dạng kí tự có nhiều cách thực hiện, sau đây ta sẽ làm quen với hai cách. Đó là sử dụng các nút lệnh và hộp thoại Font. GV:Giới thiệu cách sử dụng nút lệnh và cho HS xem các nút lệnh. - Để định dạng kí tự bằng các nút lệnh, trước hết ta chọn phần văn bản cần định dạng, sau đó ta chọn các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng . -GV:Giới thiệu cách mở hộp thoại Font Để mở hộp thoại FONT chúng ta vào thanh bảng chọn: chọn FORMAT ==>FONT ==> xuất hiện hộp thoại FONT. -GV:Đưa hộp thoại Font lên HS:Quan sát và trả lời các câu hỏi - HS trả lời - HS trả lời -Học sinh lắng nghe và chép bài vào vở. I.Hoạt động 1: 1.Định dạng văn bản: 2.Định dạng kí tự: -Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự. -Các tính chất phổ biến gồm: +)Phông chữ +)Cỡ chữ +)Kiểu chữ +)Màu chữ a)Sử dụng các nút lệnh: - Để thực hiện định dạng kí tự, ta chọn phần văn bản cần định dạng và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. +) Phông chữ: Nháy nút ở bên phải hộp thoại Font và chọn Font thích hợp. +) Cỡ chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Size và chọn cỡ chữ cần thiết +) Kiểu chữ: Nháy nút Bold là chữ đậm Nháy nút Italic là chữ nghiêng Nháy nút Underline là chữ gạch chân +) Màu chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font Color và chọn màu chữ thích hợp b)Sử dụng hộp thoại FONT: -Menu Format\ chọn Font\ Xuất hiện hộp thoại Font: cho học sinh quan sát -GV:Giới thiệu các nơi định dạng Trong hộp thoại Font gồm 3 thẻ là: Font, Character Spacing, Text Efects.Các em tập trung chú ý vào thẻ Font vì đây là phần quan trọng nhất trong hộp thoại Font, 2 thẻ còn lại cô sẽ giói thiệu sơ qua cho cả lớp biết. Khi hộp thoại FONT xuất hiện ta chọn thẻ FONT.Trong phần FONT các em chú ý kĩ vào phần “font chữ, cỡ chữ, màu chữ”. -Font chữ:trong font có rất nhiều font chữ khác nhau, ta có thể di chuyển con lăn chuột để chọn vào một font chữ thích hợp. -Kiểu chữ(font style):có 4 lựa chọn: +Regular:kiểu chữ thường. +Italic: kiểu chữ in nghiêng. +Bold:kiểu chữ in đậm. +Bold Italic:kiểu chữ vừa đậm vừa nghiêng. -Cỡ chữ(size):chọn cỡ chữ. -Màu chữ(font color):chọn màu cho chữ. -Ngoài ra trong thẻ Font còn có : +Underline Style:Chọn kiểu gạch chân cho chữ. +Underline color: Chọn màu cho kiểu gạch chân. +Effects: hiệu ứng cho từ.Trong này có nhiều hiệu ứng như: .Striketthough: hiệu ứng gạch 1 đường ngang chữ. .Double striketthough:hiệu ứng gạch 2 đường ngang chữ. .Shadow: hiệu ứng làm +Font: Chọn font chữ. +Font Style: Chọn kiểu chữ . +Size: Chọn cỡ chữ . +Font color: Chọn màu chữ kiểu chữ đậm. .Emboss: hiệu ứng làm mờ chữ. …… -Preview:dùng để xen trước các định dạng . -Một phần rất quan trọng là nút Default: sau khi các em định dạng xong, nhấn vào nút Default thì nó sẽ thiết lập mặc định cho các kí tự dược gõ vào sau đó. Sau khi định dạng xong , các em nhấn nút OK. -GV:Chú ý nếu không chọn trước phần văn bản nào thì các thao tác định dạng trên sẽ được áp dụng cho các kí tự sẽ được gõ vào sau đó. -GV:Cho học sinh ghi phần ghi nhớ -Sau đây cô sẽ giới thiệu sơ qua với cả lớp về thẻ Character Spacing và thẻ Effects +Thẻ Character Spacing: thẻ này có tác dụng làm tăng hay giảm khoảng cách giữa cac kí tự. +Thẻ Effects:hiệu ứng cho chữ.Trong thẻ này có rất nhiều chọn lựa.Các em về nhà thực hành để hiểu rõ hơn. -Cả lớp chép đọan thơ Tre xanh vào máy, sau đó tiến -Default: thiết lập mặc định các định dạng cho các kí tự được gõ vào sau đó. Chú ý: Nếu không chọn trước phần văn bản nào thì các thao tác định dạng trên sẽ được áp dụng cho các kí tự sẽ được gõ vào sau đó. II.Hoạt động 2:Bài tập cũng cố Em hãy định dạng văn bản dưới đây 10 phút hành định dạng văn bản bằng hai cách đã học bằng hai cách: Tre xanh Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa …đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu! Có gì đâu , có gì đâu Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù (Theo Nguyễn Duy) 4.Cũng cố : (4phút) - GIÁO VIÊN hệ thống hóa lại các nội dung trong tiết học đã trình bày - Làm các bài tập 3,4,5,6 trong SGK trang 88. -Về nhà học thuộc hai cách định dạng kí tự và đọc trước bài 17 trong SGK để tiết sau học. GVHD: